Luận văn Quản lý hoạt động đào tạo của trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại thành phố Hồ Chí Minh

Căn cứvào yêu cầu chung của Bộvềnhững mục tiêu cần đạt được của các kỹ

năng Nghe, Nói, Đọc, Viết ởcả3 cấp độA, B & C trường NNVA đã lập kếhoạch tổ

chức giảng dạy theo từng khóa học đểhoàn thành từng cấp độ. Thời gian của mỗi

khóa học là 10 tuần, với 60 tiết thực học trên lớp, mỗi tiết là 45 phút. Để đảm bảo

được chất lượng học tập, đáp ứng được yêu cầu của chương trình, nhà trường đã thiết

kếchương trình giảng dạy ởmỗi trình độlà 08 khóa học, và phân chia nội dung

chương trình giảng dạy là tương ứng với 08 lớp học cho mỗi trình độ. Sau đây là các

tiêu chí được HV & GV ĐG vềviệc QL kếhoạch ĐT của nhà trường.

pdf76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2901 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động đào tạo của trường tư thục ngoại ngữ Việt Anh tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức đầy đủ và đúng đắn về vị trí và vai trò của họ trong qui trình ĐT của nhà trường. 2.2.2. Quản lý nội dung chương trình đào tạo Về nội dung chương trình ĐT, trường NNVA căn cứ theo yêu cầu chung của Bộ quy định trong chương trình học môn tiếng Anh (hệ tại chức), về những mục tiêu cần đạt được của các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết để xây dựng nội dung chương trình theo một quy trình liên tục bao gồm 3 trình độ. Mỗi trình độ là một hệ thống độc lập nhưng gắn bó chặt chẽ với nhau, và phân chia nội dung đó theo từng cấp lớp một cách hợp lý. Sự rèn luyện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ phải có định hướng giao tiếp. Đồng thời phải trang bị cho người học những kiến thức về đất nước, con người, văn hoá, văn minh, phong tục tập quán của nước Anh. Đối với cả ba trình độ A, B, C đều không yêu cầu người học đi vào lý thuyết, mà chỉ dừng lại ở mức độ thực hành. Đạt trình độ A (Elementary level), người học có thể giao tiếp thông thường xung quanh những vấn đề sơ đẳng của cuộc sống hàng ngày.Trình độ B (intermediate level) cho phép người học giao tiếp ít khó khăn lúng túng hơn về những vấn đề đời sống hàng ngày. Ngữ liệu trong hai trình độ này phải đảm bảo thỏa mãn hai nhu cầu trên. Trình độ C (Advanced level) tiếp tục củng cố nhằm hoàn thiện các kỹ năng ngôn ngữ đã hình thành ở hai trình độ A và B, để xây dựng khả năng thực hành ở mức độ cao hơn và ở trình độ trôi chảy hơn. Trình độ C cũng là bước chuẩn bị cuối cùng nếu như người học muốn đi sâu vào tiếng Anh chuyên ngành, hoặc tiếp tục tham dự những lớp chuyên môn hơn nhằm hoàn thiện khả năng giao tiếp. Các giáo trình hiện đang được sử dụng tại trường là: Primary color, Connect, Movers,Streamline English, English Knowhow, New Interchange, Automatic English Speaking Step by Step, A job interview, Adio-Visual và sách tiếng Anh ở trường phổ thông. Để không chủ quan và ĐG được về việc thực hiện nội dung chương trình ĐT của nhà trường, chúng tôi đã xây dựng bảng câu hỏi với 4 tiêu chí và ĐG ở 4 mức độ: tốt, khá, trung bình ,yếu. Kết quả thu được như sau: Bảng 2.3: Đánh giá chung về nội dung chương trình ĐT ở trường NNVA. Điểm trung bình: 2,5 Giáo viên Học viên Nội dung đánh giá Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc F P - Đảm bảo tri thức có hệ thống 3,272 0,631 4 3,392 0,630 3 0,741 0,390 - Việc thực hiện chương trình đào tạo 3,818 0,394 1 3,532 0,586 2 5,020 0,026 - Truyền thụ tri thức gắn liền với tạo kỹ năng 3,363 0,581 3 3,295 0,713 4 0,190 0,664 - Cung cấp đủ tài liệu, giáo trình 3,727 0,455 2 3,577 0,651 1 1,123 0,290 Qua kết quả bảng 2.3 cho thấy: _ GV và HV đều ĐG các nội dung trên là tốt, tuy nhiên chưa có sự thống nhất ở việc xếp các thứ bậc: việc thực hiện chương trình ĐT (GV xếp thứ bậc 1, còn HV thì xếp thứ bậc 2 ), cung cấp đủ tài liệu giáo trình (GV xếp thứ bậc 2, còn HV là ở bậc 1), truyền thụ tri thức gắn liền với tạo kỹ năng (GV xếp thứ bậc 3, còn HV là ở bậc 4), đảm bảo tri thức có hệ thống ( GV xếp ở thứ bậc 4, còn HV thì xếp ở thứ bậc 3). _ So sánh đánh giá giữa GV và HV thì có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thực hiện chương trình ĐT ( F: 5,020 & P: 0,026), và không có sự khác biệt có ý nghĩa ở mặt thống kê về ba nội dung còn lại. Bảng 2.4: Đánh giá chung về nội dung chương trình ĐT ở các trường bạn theo tình hình chung Điểm trung bình: 2,5 Giáo viên Học viên Nội dung đánh giá Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc F P - Đảm bảo tri thức có hệ thống 3,288 0,626 3 3,375 0,653 3 0,732 0,393 - Việc thực hiện chương trình đào tạo 3,617 0,533 1 3,465 0,642 2 2,427 0,120 - Truyền thụ tri thức gắn liền với tạo kỹ năng 3,250 0,635 4 3,329 0,709 4 0,488 0,485 - Cung cấp đủ tài liệu, giáo trình 3,489 0,655 2 3,494 0,711 1 0,002 0,961 Qua kết quả bảng 2.4 cho thấy: _ GV và HV cũng ĐG các nội dung trên là tốt như kết quả ở trường NNVA, tuy nhiên thứ bậc được hoán chuyển như sau: việc thực hiện chương trình đào tạo (GV xếp thứ bậc 1, còn HV thì xếp thứ bậc 2), cung cấp đủ tài liệu giáo trình (GV xếp thứ bậc 2, còn HV là ở bậc 1), đảm bảo tri thức có hệ thống (đồng xếp thứ bậc 3) và truyền thụ tri thức gắn liền với tạo kỹ năng (đồng xếp thứ bậc 4). Điều này không có sự khác biệt có ý nghĩa ở mặt thống kê (căn cứ vào F và có P > 0,05).  Kết quả ở bảng 2.3 và 2.4 đã thể hiện rõ, GV và HV chỉ quan tâm chủ yếu đến việc thực hiện chương trình ĐT và việc cung cấp đủ tài liệu, giáo trình. Đây cũng là điều đặc trưng hiện nay, bởi GV nói hầu hết thời gian trên lớp để thực hiện hoàn tất chương trình, mà chưa thực sự đầu tư vào việc truyền thụ tri thức một cách có hệ thống và gắn liền với tạo kỹ năng thực hành ngôn ngữ giao tiếp. Điều này hết sức cần thiết và phải mang tính thường xuyên. 2.2.3. Quản lý kế hoạch đào tạo Căn cứ vào yêu cầu chung của Bộ về những mục tiêu cần đạt được của các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết ở cả 3 cấp độ A, B & C trường NNVA đã lập kế hoạch tổ chức giảng dạy theo từng khóa học để hoàn thành từng cấp độ. Thời gian của mỗi khóa học là 10 tuần, với 60 tiết thực học trên lớp, mỗi tiết là 45 phút. Để đảm bảo được chất lượng học tập, đáp ứng được yêu cầu của chương trình, nhà trường đã thiết kế chương trình giảng dạy ở mỗi trình độ là 08 khóa học, và phân chia nội dung chương trình giảng dạy là tương ứng với 08 lớp học cho mỗi trình độ. Sau đây là các tiêu chí được HV & GV ĐG về việc QL kế hoạch ĐT của nhà trường. Bảng 2.5: Đánh giá kết quả quản lý kế hoạch ĐT của trường NNVA Điểm trung bình: 2,5 Giáo viên Học viên Nội dung đánh giá Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc F P - Thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy 3,826 0,387 1 3,586 0,593 1 3,624 0,058 - Đảm bảo tính khoa học 3,227 0,685 4 3,223 0,656 4 0,001 0,979 -Đáp ứng được nhu cầu học tập của HV 3,434 0,589 3 3,339 0,659 3 0,454 0,501 - Chú trọng chất lượng dạy và học 3,826 0,387 1 3,571 0,598 2 4,003 0,046 Qua kết quả bảng 2.5 cho thấy: _ GV và HV đánh giá các nội dung trên là tốt và sắp xếp theo các thứ bậc khá thống nhất: thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy và chú trọng chất lượng dạy và học (GV xếp đồng thứ bậc 1, còn HV xếp thứ bậc 1 và 2), đáp ứng được nhu cầu học tập của HV (thứ bậc 3), đảm bảo tính khoa học (thứ bậc 4). Chỉ có một nội dung: chú trọng chất lượng dạy và học, là có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (F: 4,003 & P: 0,046).  Vậy có thể nói GV đã xác định rất rõ việc thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy là có sự chú trọng đến chất lượng dạy và học, và việc phấn đấu để đạt được chất lượng dạy và học là tiêu chí hoạt động của trường NNVA. 2.2.4. Quản lý việc tổ chức giảng dạy: Tổ chức việc giảng dạy là khâu rất quan trọng trong chu trình QL ở nhà trường. Đây là một chuỗi các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu ĐT đề ra, gồm việc QL các mặt hoạt động như : chiêu sinh, tổ chức lớp học; thực hiện chương trình giảng dạy, PP giảng dạy; nề nếp giảng dạy; tổ chức kiểm tra, thi kết thúc cuối khóa; đánh giá kết quả học tập cuối khóa, cuối cấp độ và cấp phát CC; CSVC phục vụ việc dạy - học. 2.2.4.1. Quản lý việc chiêu sinh, tổ chức lớp học: Nhà trường chiêu sinh và thu nhận tất cả các công dân ở mọi lứa tuổi, không phân biệt nghề nghiệp, thành phần kinh tế, xã hội v.v… miễn là họ tự nguyện và tuân thủ theo các qui định của nhà trường. Từ những em học sinh nhỏ tuổi, đến các tầng lớp thanh niên, sinh viên, các cán bộ công nhân viên, người lớn tuổi, đối tượng khác nhau có những yêu cầu cụ thể khác nhau nên việc tổ chức lớp gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí sao cho hợp lý tương đối giống nhau về: mục đích học, trình độ, lứa tuổi, thời gian …. Các lớp học được tổ chức theo khóa học và khai giảng lớp mới liên tục, nối tiếp với thời gian bế giảng khóa học cũ. Các lớp đều bầu lớp trưởng để tự quản và quan hệ với nhà trường. Dưới đây là ĐG kết quả QL việc chiêu sinh và tổ chức lớp của GV và HV trường NNVA. Bảng 2.6: ĐG kết quả QL việc chiêu sinh, tổ chức lớp ở trường NNVA. Điểm trung bình: 2,5 Giáo viên Học viên Các mặt quản lý Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc F P - Kế hoạch chiêu 3,913 0,288 1 3,449 0,609 1 13,037 0,000 sinh - Sắp xếp trình độ học viên 3,136 0,639 3 3,165 0,727 2 0,033 0,856 - Phân chia các lớp 3,500 0,511 2 3,089 0,732 3 6,623 0,011 Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 2.6 cho thấy: _ GV đánh giá kết quả QL việc chiêu sinh, tổ chức lớp của trường NNVA là rất tốt ở 2 mặt: kế hoạch chiêu sinh (thứ bậc 1), phân chia các lớp (thứ bậc 2), và mặt sắp xếp trình độ HV là tốt (thứ bậc 3); Trong khi đó HV chỉ ĐG là tốt cho cả 03 mặt QL nầy và được sắp xếp theo thứ tự như sau: kế hoạch chiêu sinh (thứ bậc 1), sắp xếp trình độ HV (thứ bậc 2), phân chia các lớp (thứ bậc 3). _ So sánh ĐG giữa GV và HV, ta thấy sự khác biệt có ý nghĩa ở 02 mặt: kế hoạch chiêu sinh (F: 13,037 & P: 0,000) và phân chia các lớp (F: 6,623 & P: 0,011); còn việc sắp xếp trình độ HV thì không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (F: 0,033 & P: 0,856). Bảng 2.7 : Đánh giá kết quả QL việc chiêu sinh, tổ chức lớp ở các trường bạn theo tình hình chung. Điểm trung bình: 2,5 GIáo viên Học viên Các mặt quản lý Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc F P - Kế hoạch chiêu sinh 3,560 0,674 1 3,380 0,673 1 3,229 0,073 - Sắp xếp trình độ học viên 3,104 0,592 3 3,192 0,727 2 0,667 0,415 - Phân chia các lớp 3,291 0,581 2 3,097 0,744 3 3,085 0,080 Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 2.7 cho thấy: _ GV và HV ở các trường bạn cũng có sự ĐG tương đồng như kết quả ở trường NNVA, nhưng cả ba nội dung trên đều không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê( căn cứ vào F và có P > 0,05).  Qua kết quả ở bảng 2.6 và 2.7 có thể nói rằng HV không quan tâm đến việc xếp lớp đầu vào bằng một bài trắc nghiệm xếp lớp để sự chênh lệch về trình độ giữa các HV trong cùng một lớp không quá cách biệt, nhưng đối với GV thì đây là vấn đề có ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy cũng như việc duy trì sĩ số HV ở mỗi lớp học, vì khi cùng một trình độ thì GV sẽ dễ dàng kết hợp và thay đổi PP giảng dạy sao cho thích hợp với HV. Do đối tượng HV của nhà trường rất đa dạng, có những yêu cầu rất khác nhau nên việc tổ chức lớp cũng gặp rất nhiều khó khăn. 2.2.4.2. Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy Căn cứ vào mục tiêu, nội dung và kế hoạch ĐT, trường NNVA đã thiết kế chương trình giảng dạy cụ thể ở từng lớp học của từng cấp độ. Quy định rõ về thời lượng, số lượng và khối lượng đơn vị bài học, cũng như yêu cầu cần đạt cho từng kỹ năng ngôn ngữ chủ yếu của từng cấp độ. Hiện nay, trường NNVA đang cung cấp cho HV các chương trình giảng dạy như: Anh ngữ dành cho thiếu nhi, Anh ngữ dành cho học sinh phổ thông từ lớp 6 đến lớp 9, Anh ngữ luyện thi CCQG A, B, C, Anh ngữ giao tiếp trong nhiều lĩnh vực như văn phòng, kinh doanh, tài xế, và các lớp luyện thi các CC của Đại học Cambridge (ESOL) … Điều tra về việc thực hiện chương trình giảng dạy ở trường NNVA, chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện ở 4 tiêu chí sau: Bảng 2.8: Đánh giá kết quả QL việc thực hiện chương trình giảng dạy ở trường NNVA. Điểm trung bình: 2,5 Giáo viên Học viên Nội dung đánh giá Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc F P -Thực hiện đúng chương trình giảng dạy 3,826 0,387 1 3,706 0,540 1 1,083 0,299 -Đảm bảo hoạt động thực hành trên lớp 3,409 0,666 3 3,245 0,787 4 0,897 0,344 - Có phấn đấu để đạt hiệu quả cao 3,590 0,503 2 3,447 0,656 3 1,003 0,317 - Học viên có đầy đủ giáo trình thích hợp 3,391 0,656 4 3,643 0,573 2 4,027 0,046 Qua kết quả bảng 2.8 cho thấy: _ GV và HV cùng ĐG các nội dung trên là tốt, và sắp xếp các thứ bậc như sau: thực hiện đúng chương trình giảng dạy (đồng xếp thứ bậc 1), có phấn đấu để đạt hiệu quả cao ( GV xếp thứ bậc 2, còn HV xếp thứ bậc 3), đảm bảo hoạt động thực hành trên lớp (GV xếp thứ bậc 3, còn HV xếp thứ bậc 4 ), HV có đầy đủ giáo trình thích hợp (GV xếp thứ bậc 4, còn HV xếp thứ bậc 2). _ So sánh ĐG giữa GV và HV thì có sự khác biệt có ý nghĩa ở nội dung: HV có đầy đủ giáo trình thích hợp (F: 4,027 & P: 0,046), và không có sự khác biệt có ý nghĩa ở mặt thống kê về ba nội dung còn lại (căn cứ vào F & có P> 0,05). Điều này cho thấy, nhà trường đã đáp ứng được nhu cầu của HV về giáo trình, vì một trong những yếu tố quan trọng để đạt được kết quả dạy - học là HV phải có đủ giáo trình để tiếp cận với kiến thức. Bảng 2.9: Đánh giá kết quả QL việc thực hiện chương trình giảng dạy ở các trường bạn theo tình hình chung Điểm trung bình: 2,5 Giáo viên Học viên Nội dung đánh giá Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc F P -Thực hiện đúng chương trình giảng dạy 3,604 0,643 1 3,639 0,620 1 0,137 0,711 -Đảm bảo hoạt động thực hành trên lớp 3,170 0,669 4 3,295 0,774 4 1,145 0,285 - Có phấn đấu để đạt hiệu quả cao 3,500 0,547 2 3,438 0,669 3 0,370 0,543 - Học viên có đầy đủ giáo trình thích hợp 3,395 0,609 3 3,595 0,619 2 4,533 0,034 Qua kết quả bảng 2.9 cho thấy: _ GV và HV cũng ĐG các nội dung trên là tốt như kết quả của trường NNVA, tuy nhiên có sự hoán chuyển thứ bậc ở hai nội dung: Có phấn đấu để đạt hiệu quả cao (GV xếp thứ bậc 2, còn HV xếp thứ bậc 3 ), HV có đầy đủ giáo trình thích hợp ( GV xếp thứ bậc 3, còn HV thì xếp thứ bậc 2), và đây là nội dung có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (F: 4,533 & P: 0,034).  Kết quả ở bảng 2.8 và 2.9 đã phản ánh đúng thực tế, GV luôn nghĩ khi thực hiện đúng và đủ chương trình là đã tròn trách nhiệm của mình đối với sự cam kết theo qui định của nhà trường, hơn nữa đó cũng là điều thể hiện sự phấn đấu để đạt hiệu quả, nên toàn bộ thời lượng họ dành cho việc thực hiện đúng chương trình. Điều này cũng có thể hiểu là việc đảm bảo thực hành trên lớp đương nhiên là bị hạn chế; chứ họ không nghĩ rằng trình độ kiến thức của người GV và PP giảng dạy của họ chính là yếu tố quyết định cho việc thực hiện khối lượng và chất lượng trong thời lượng giảng dạy của họ đạt hiệu quả. Tất nhiên đây cũng là điều cần phải suy nghĩ thêm, bởi lẽ việc phải đảm bảo hoạt động thực hành trên lớp tốt hơn nữa là một nhu cầu chính đáng của HV, và là yếu tố bắt buộc trong việc dạy và học ngoại ngữ “ Practice makes perfect”. 2.2.4.3. Quản lý việc thực hiện phương pháp giảng dạy Trường NNVA đã thay đổi từ một giáo trình dạy cho toàn khóa đến việc bổ sung nhiều giáo trình dạy cùng một lúc. GV chỉ sử dụng giáo trình chuyên ngữ Anh, và đề nghị HV không sử dụng giáo trình song ngữ Anh-Việt. Việc sử dụng các giáo trình bổ sung cho nhau, sẽ giúp tăng cường khả năng học tập ở HV và là yếu tố quyết định PP giảng dạy của GV. PP giảng dạy cũng rất đa dạng, nhà trường đã chọn PP dạy học theo hướng giao tiếp CLT (Communicative Language Teaching) là PP chủ đạo của trường. PP này tạo được cho HV kỹ năng thực hành ngôn ngữ, người học là trung tâm hoạt động trên lớp, giúp HV trau dồi đầy đủ các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết ngay tại lớp để đạt được hiệu quả dạy - học. Để ĐG về việc thực hiện PP giảng dạy, chúng tôi đã xây dựng bảng hỏi với bảy tiêu chí sau đây, và vì là PP được chọn áp dụng ở trường NNVA, nên chúng tôi chỉ phân tích kết quả nghiên cứu thu được từ trường NNVA. Bảng 2.10: Đánh giá về phương pháp giảng dạy của GV ở trường NNVA Điểm trung bình: 2,5 Giáo viên Học viên Nội dung đánh giá Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc F P - Thực hiện tốt phương pháp chủ đạo (CLT) 3,608 0,499 3 3,559 0,547 2 0,175 0,676 - Việc vận dụng các PP giảng dạy 3,545 0,595 4 3,389 0,664 4 1,133 0,288 - Giáo viên tích cực cải tiến PP 3,500 0,597 5 3,351 0,652 5 1,070 0,302 -Nghiêm túc trong giảng dạy 3,956 0,208 1 3,679 0,530 1 6,181 0,013 - Phát huy tính tích cực học tập của học viên 3,409 0,590 6 3,163 0,739 7 2,307 0,130 - Tổ chức, tập huấn sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên 3,272 0,455 7 3,295 0,728 6 0,021 0,885 -Hiệu quả giảng dạy 3,869 0,344 2 3,451 0,597 3 10,949 0,001 Qua kết quả bảng 2.10 cho thấy: _ GV & HV đều ĐG các tiêu chí trên là tốt. Sự xếp thứ bậc cũng không có sai lệch nhiều, tuy nhiên có sự khác biệt có ý nghĩa ở mặt thống kê về hai tiêu chí: nghiêm túc trong giảng dạy(đồng xếp thứ bậc 1,F: 6,181 & P: 0,013), và hiệu quả giảng dạy ( GV xếp ở thứ bậc 2, còn HV thì xếp ở thứ bậc 3, F: 10,949 & P: 0,001).  Từ kết quả trên có thể hiểu PP chủ đạo CLT chưa thực sự được vận dụng hết đặc trưng tối ưu của nó, nên tiêu chí “ phát huy tính tích cực học tập của HV” được xếp ở thứ bậc 6 đối với GV & là thứ bậc 7 đối với HV. Có nghĩa là HV mong mõi được GV quan tâm nhiều hơn ở điều này. Đây cũng là điều phù hợp với thực tế, vì cũng còn có ít GV chọn lựa các PP khác, còn truyền thụ một chiều, hoạt động trên lớp học chưa có sự tương tác giữa thầy và trò. GV phải thực sự xem người học là trung tâm hoạt động trên lớp, phải dành sự ưu tiên tối đa cho hoạt động ngôn ngữ của người học. Điều này có lẽ cần tập trung trang bị kiến thức, thông tin mới về PP giảng dạy cho GV nhiều hơn nữa qua việc tổ chức tập huấn & sinh hoạt chuyên môn thường xuyên, để trao đổi kinh nghiệm & cải tiến PP. 2.2.4.4. Quản lý nề nếp giảng dạy: Việc QL nề nếp giảng dạy của GV, học tập của HV là một trong những khâu quan trọng của việc QL, góp phần nâng cao hiệu quả ĐT. Vì thế tại trường NNVA việc QL này được nhân viên bộ phận giáo vụ, và người quản lý thực hiện nghiêm chỉnh việc theo dõi giờ lên lớp, kiểm tra sĩ số HV, hoạt động lớp học trong giờ dạy của GV để kịp thời chấn chỉnh. Thông qua hệ thống sổ theo dõi giảng dạy, lớp trưởng, HV, nhà trường luôn nắm được thông tin về nề nếp giảng dạy & luôn được duy trì tốt. Khi tiến hành nghiên cứu về việc QL nề nếp giảng dạy, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 2.11: Đánh giá về việc quản lý nề nếp giảng dạy ở trường NNVA. Điểm trung bình: 2,5 Giáo viên Học viên Nội dung đánh giá Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc F P - Có tính kỷ luật cao trong giảng dạy 3,869 0,344 1 3,378 0,674 5 11,904 0,001 - Tinh thần trách nhiệm cao 3,695 0,558 3 3,547 0,601 2 1,308 0,254 - Đúng giờ giấc qui định 3,869 0,457 1 3,662 0,574 1 2,859 0,092 - Kiểm tra chặt chẽ chuyên cần của HV 3,521 0,593 5 3,325 0,732 6 1,573 0,211 - Quan hệ tốt với Học viên 3,590 0,590 4 3,457 0,636 3 0,904 0,343 - Mang tính chuyên nghiệp trong giảng dạy 3,454 0,509 6 3,381 0,659 4 0,256 0,613 Qua kết quả của bảng 2.11 cho thấy: _ GV và HV cùng ĐG các nội dung trên là tốt , tuy nhiên sự sắp xếp các thứ bậc thì chỉ có nội dung” đúng giờ giấc qui định” là đồng xếp thứ bậc 1, còn các nội dung khác là không giống nhau. Nhưng chỉ có nội dung: có tính kỷ luật cao trong giảng dạy (GV thì xếp ớ thứ bậc1, trong khi HV thì xếp ở thứ bậc 5) là có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (F: 11,904 & P: 0,001). Vậy cũng thể hiểu GV nghĩ rằng việc thực hiện đúng giờ giấc qui định cũng chính là đã thể hiện tính kỹ luật cao trong giảng dạy; còn HV cho rằng tính kỷ luật cao trong giảng dạy còn thể hiện ở nội dung có kiểm tra chặt chẽ chuyên cần của HV ( xếp thứ bậc 6 ).  Điều này cũng rất phù hợp với thực tế, bởi lẽ việc xây dựng, củng cố nề nếp, ý thức học tập cho toàn thể HV luôn được nhà trường quan tâm đúng mức. Tuy nhiên do đối tượng HV của trường, từ những em học sinh nhỏ tuổi, đến các tầng lớp thanh niên, các cán bộ công nhân viên, người lớn tuổi ở ngành nghề kinh doanh tự do…., nên việc QL này chưa được đảm bảo một cách đầy đủ, việc chuyên cần và ra vào lớp không đúng được giờ giấc học tập đã qui định. Bên cạnh đó vẫn còn những HV ý thức học tập chưa cao, còn hiện tượng bỏ học, bỏ thi cuối khóa không ĐG được kết quả học tập. Đây vẫn là vấn đề cần quan tâm, cải tiến để việc QL này tốt hơn. Bảng 2.12: Đánh giá về QL nề nếp giảng dạy ở các trường bạn theo tình tình chung. Điểm trung bình: 2,5 Giáo viên Học viên Nội dung đánh giá Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc Trung bình Độ lệch TC Thứ bậc F P - Có tính kỷ luật cao trong giảng dạy 3,574 0,580 2 3,362 0,677 5 4,301 0,039 - Tinh thần trách nhiệm cao 3,562 0,615 3 3,535 0,632 2 0,080 0,777 - Đúng giờ giấc qui định 3,604 0,643 1 3,582 0,629 1 0,053 0,819 - Kiểm tra chặt chẽ chuyên cần của HV 3,234 0,698 6 3,317 0,725 6 0,570 0,451 -Quan hệ tốt vớiHV 3,468 0,654 4 3,464 0,652 3 0,711 0,971 - Mang tính chuyên nghiệp trong giảng dạy 3,400 0,539 5 3,382 0,676 4 0,028 0,867 Qua kết quả của bảng 2.12 cho thấy: _ GV và HV cũng ĐG các nội dung trên là tốt, và cùng xếp thứ bậc giống nhau ở hai nội dung: đúng giờ giấc qui định (đồng xếp thứ bậc 1), kiểm tra chặt chẽ chuyên cần của HV (đồng xếp thứ bậc 6); còn khác nhau về thứ bậc ở các nội dung còn lại, tuy nhiên sự khác biệt này chỉ có ý nghĩa về mặt thống kê ở nội dung: có tính kỷ luật cao trong giảng dạy (GV thì xếp ở thứ bậc 2, trong khi HV thì xếp ở thứ bậc 5, F: 4,301 & P: 0,039).  Như vậy, có thể nói việc xây dựng nề nếp giảng dạy luôn được các GV quan tâm tuân thủ theo những qui định về giờ giấc và nội quy của trường một cách chặt chẽ. Từ đó cũng giáo dục ý thức học tập cho HV được tốt hơn nữa. 2.2.4.5. Quản lý việc tổ chức kiểm tra từng giai đoạn và thi kết thúc cuối khoá Trường NNVA đã thực hiện việc QL tổ chức kiểm tra từng giai đoạn và thi kết thúc cuối khoá như sau: Việc kiểm tra đầu vào là một vấn đề cần thiết để xếp lớp đúng trình độ cho HV, nên trước khi đăng ký tham gia vào khóa học, HV sẽ được đề nghị kiểm tra trình độ qua một bài viết để có cơ sở xếp lớp phù hợp. Nhưng thực tế, đa số HV vào học đều yêu cầu được xếp lớp theo nhu cầu riêng của mình. Hơn nữa số lượng HV đăng ký còn rời rạc, không trùng thời điểm nên nhà trường cũng khó tổ chức kiểm tra xếp lớp đầu vào như là một yêu cầu bắt buộc khi tham gia khóa học. Điều này gây khó khăn không ít cho GV trong việc truyền đạt kiến thức vì trình độ HV trong lớp không đồng đều. Vì thế nhà trường đã xây dựng một hệ thống kiểm tra theo một kế hoạch thống nhất chung để ĐG sự tiến bộ trong học tập của HV như sau: _ kiểm tra kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của HV ngay trong từng buổi học với các hình thức khác nhau, HV đôi khi không nhận ra đã kiểm tra vì GV kiểm tra bài cũ song song với dạy bài mới, để có thể điều chỉnh khi HV phát âm sai, hiểu sai, sử dụng sai tình huống, sai mẫu câu, sai từ vựng….Việc này còn cho GV thấy được sự phản hồi của HV, nâng cao tính tích cực sáng tạo của HV chứ không chỉ truyền thụ một chiều. _ Kiểm tra kỹ năng viết theo thông báo định kỳ vào tuần lễ thứ ba và tuần lễ thứ sáu của khóa học, thông qua việc HV phải hoàn tất các bài tập ở nhà (Homework) có phần kiểm tra, sửa bài của GV phụ trách lớp, và bài kiểm tra 1 tiết tại lớp. Tất cả các hoạt động kiểm tra này đều có sự kiểm duyệt và ĐG của bộ phận giáo vụ và chuyên môn nhà trường, để tuyên dương hoặc rút kinh nghiệm cho GV ở từng lớp . _ Vào cuối khóa học ở tuần lễ thứ 10, HV sẽ qua ba bài thi để ĐG ba kỹ năng nghe, viết và nói nhằm ĐG mức tiến bộ của HV bằng điểm số, và xác định được năng lực sử dụng ngôn ngữ của HV sau mỗi khóa học, qua đó phát hiện kịp thời những hạn chế cần bổ khuyết nhằm đạt kết quả tốt trong việc học tập. Với kiểm tra kỹ năng nói, thì yêu cầu HV phải phát âm đúng, phản ứng nhanh, có khả năng giao tiếp tốt, không e ngại và thụ động. Yêu cầu bài kiểm tra nói sẽ buộc GV phải chú trọng rèn luyện kỹ năng này cho HV trong suốt khóa học. Với kiểm tra môn nghe thì yêu cầu người QL là phải chuẩn bị tốt máy cassette và băng đĩa để tránh được những sự cố kỹ thuật. Đề bài kiểm tra thống nhất cho từng khối lớp do hiệu trưởng và 2 GV giỏi có đủ trình độ chuyên môn và dạy xuyên suốt các chương trình của nhà trường ra đề bài, để có thể dễ dàng kiểm tra xem GV có thực hiện đúng và có chất lượng trong giảng dạy không. Nội dung và hình thức đề bài phải đảm bảo được việc ĐG cả hai bình diện: kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Ngoài ra GV cũng có thể tự ra đề kiểm tra theo kế hoạch riêng để tạo sự linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy, nhưng hoạt động này cũng rất rời rạc. Để ĐG thực trạng về hoạt động này, chúng tôi đưa ra bảng hỏi với 7 nội dung ở 4 mức độ: tốt, khá, trung bình, kém. Kết quả nghiên cứu thu được từ trường NNVA như sau: Bảng 2.13: Đánh giá về việc tổ chức kiểm tra, thi kết thúc cuối khoá của trường NNVA. Điểm trung bình: 2,5 Giáo viên Học viên Nội dun

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVQLGD012.pdf
Tài liệu liên quan