Hiện nay, biết được ý nghĩa quan trọng của việc lấy thông tin phản hồi từSV trong
triển khai giảng dạy "lấy người học làmtrung tâm", CBQL trường đã tiến hành thường xuyên:
thu thập ý kiến qua hòm thưgóp ý, tiếp SV hàng tháng, tổchức gặp mặt tập thểlấy ý kiến SV
từng học kỳ. Riêng việc thường xuyên thu thập và xửlý dưluận trong SV vềgiảng dạy của
GV, lấy phiếu đánh giá GV vềgiảng dạy từhướng SV có nơi chưa triển khai, có nơi mới bắt
đầu. Vì thế, CBQL tựnhận điểm kém.
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4745 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc tập của SV. 3,580 0,958 1
7 GV điều chỉnh nội dung và phương pháp sau khi nhận ý kiến
phản hồi từ SV.
2,983 1,069 6
8 GV chuẩn bị các thiết bị và vật tư thực tập trước khi giờ giảng
bắt đầu.
3,375 1,107 3
Kết quả bảng 2.8 cho thấy, nhận định của GV và SV có một số khác biệt:
- Đánh giá về việc “Bài giảng của GV đòi hỏi sự nỗ lực học tập của SV” được SV
xếp thứ bậc 1. Như vậy, theo SV, bài giảng của GV có mức độ khó cao so với trình độ của
SV nên SV phải cố gắng mới tiếp thu được; nhưng GV lại xếp ở thứ bậc 5 - theo GV thì: đôi
khi nội dung bài giảng mới ở mức yêu cầu cao đối với SV. Điều này cho thấy GV chưa nắm
thật tốt trình độ chung của SV.
- Việc GV không nắm rõ trình độ chung của SV trong lớp còn thể hiện họ tự nhận
làm việc này ở mức độ 7/8 (câu 5).
- Và việc: GV điều chỉnh nội dung và phương pháp sau khi nhận ý kiến phản hồi từ
SV (Thứ bậc 6/8), GV ), GV sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài làm tài liệu tham khảo
(Thứ bậc 8/8). Những điều này khẳng định GV làm chưa tốt, cần cải tiến.
Tóm lại, kết quả đánh giá ở các bảng nêu trên cho thấy cả SV và GV đều thống nhất
đánh giá GV đã hoàn thành tốt việc chuẩn bị lên lớp, trừ 3 việc:
- GV nắm trình độ chung của SV trong lớp chưa tốt;
- Sử dụng thông tin phản hồi từ SV để điều chỉnh nội dung & phương pháp chưa
thường xuyên;
- Trình độ ngoại ngữ của GV chưa cao.
CBQL phải có biện pháp khuyến khích GV cải thiện tình trạng yếu kém này.
* Đánh giá mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy của GV:
Bảng 2.9. GV tự đánh giá mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy:
STT Nội dung TB ĐH ĐLTC Thứ bậc
11 GV triển khai giảng dạy theo đúng lịch trình. 4,218 0,775 3
12 GV điều chỉnh tiến độ giảng dạy các lớp tại trường do dạy
các lớp hợp đồng tại địa phương.
2,719 1,283 31
13 GV sử dụng thành thạo các thiết bị, phương tiện giảng dạy
trên lớp (overhead, projector…).
4,027 0,977 9
14 GV sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. 3,605 1,019 25
15 GV sử dụng giáo trình điện tử trong giảng dạy. 3,084 1,091 30
16 GV yêu cầu SV sử dụng Internet trong học tập. 3,398 1,077 29
STT Nội dung TB ĐH ĐLTC Thứ bậc
17 Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của GV trình bày trên lớp (nói,
diễn đạt, …) rõ ràng ( có âm điệu, đủ lớn để học sinh nghe,
tốc độ vừa phải )
4,150 0,674 5
18 Trình tự sắp xếp nội dung bài giảng của GV theo đúng giáo
trình.
4,178 0,749 4
19 GV giảng bài phù hợp với trình độ chung của SV trong lớp. 4,027 0,653 10
20 GV áp dụng nhiều biện pháp để các nhóm đối tượng SV có
trình độ khác nhau trong lớp đều hiểu bài.
3,708 0,790 24
21 GV đưa kiến thức thực tế vào bài giảng. 4,051 0,825 8
22 Nội dung bài giảng của GV giúp SV giải quyết tốt những vấn
đề tiếp theo trong thực hành và thực tế công tác sau này.
3,944 0,702 16
23 Bài giảng của GV trang bị cho SV tri thức, kỹ năng và thái
độ.
3,944 0,690 17
24 Thầy cô có khả năng bao quát và kiểm soát lớp tốt. 4,007 0,746 11
25 GV có nhiều biện pháp nhằm duy trì sự chú ý của SV trong
suốt giờ lên lớp.
3,939 0,753 18
26 GV tìm hiểu những khó khăn trong học tập của SV. 3,545 0,775 27
27 GV lôi cuốn SV tham gia vào quá trình học tập trên lớp. 3,924 0,637 19
28 GV khuyến khích SV đặt câu hỏi trên lớp. 4,087 0,729 7
29 GV khuyến khích SV trình bày ý kiến và nhận xét ý kiến của
bạn trong giờ học.
3,988 0,800 13
30 GV tạo niềm tin cho SV về khả năng học tập của mình. 3,964 0,711 15
31 GV chú trọng nuôi dưỡng lòng yêu nghề cho SV. 3,853 0,807 20
32 GV tạo cơ hội để SV có điều kiện phát huy tính sáng tạo. 3,992 0,781 12
33 GV tạo cơ hội để SV chủ động tham gia giải quyết những
tình huống có vấn đề trong bài học.
3,968 0,791 14
34 GV đọc bài giảng cho SV chép. 1,924 1,014 32
35 GV hướng dẫn kỹ năng trình bày trước lớp cho SV. 3,440 0,901 28
36 GV hướng dẫn kỹ năng làm việc theo nhóm cho SV. 3,567 0,957 26
37 GV hướng dẫn SV biết cách khai thác các nguồn tài liệu
khác nhau trong học tập.
3,824 0,711 21
STT Nội dung TB ĐH ĐLTC Thứ bậc
38 GV sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy trong các tình
huống khác nhau.
3,771 0,693 23
39 GV tận tình giải đáp các câu hỏi của SV trên lớp. 4,304 0,676 1
40 GV rút ra nội dung trọng tâm khi kết thúc một bài, một
chương, môn học.
4,107 0,713 6
41 GV giao nhiệm vụ cho SV chuẩn bị bài học lần sau. 3,787 0,817 22
42 GV giao tiếp với SV với thái độ cởi mở, thân thiện. 4,263 0,741 2
Kết quả bảng 2.9 cho thấy, GV tự đánh giá về thực hiện hoạt động giảng dạy được
phân theo thứ bậc như sau:
Các nội dung được đánh giá đạt thứ bậc từ 1 đến 10 trong 31 câu được hỏi, ở bảng 2.9
với nội dung về thực hiện hoạt động giảng dạy trên lớp của GV cho thấy: GV rất tận tâm, thực
hiện rất tốt những quy định, quy chế về giờ giấc, đảm bảo nội dung giảng dạy và GV cũng
đáp ứng những đòi hỏi về kỹ năng sư phạm cần có của một GV ĐH như: dạy đúng lịch trình,
giáo trình, chú ý đưa kiến thức thực tế vào bài giảng, có rút ra nội dung trọng tâm khi kết thúc
bài giảng; tận tình trả lời SV; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tốt; sử dụng thành thạo phương tiện,
trang thiết bị giảng dạy.
Nhưng, kết quả khảo sát ở các câu 35,36,37 với những nội dung thể hiện sự triển khai
giảng dạy theo phương pháp mới, lấy người học làm trung tâm, thì được xếp ở thứ hạng
cuối (28; 26; 21).
Hơn nữa, việc “GV áp dụng nhiều biện pháp để các nhóm đối tượng SV có trình độ
khác nhau trong lớp đều hiểu bài”; việc “GV tìm hiểu những khó khăn trong học tập của
SV”; và việc “GV sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy trong các tình huống khác nhau”
được xếp thứ bậc 24, 27, 23.
Như vậy, một lần nữa GV cũng nhận thấy vấn đề đổi mới phương pháp, giảng dạy
lấy người học làm trung tâm cần được GV chú ý quan tâm hơn.
Kết quả đánh giá việc GV sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng giáo trình điện tử
trong giảng dạy (câu 14, 15) được xếp thứ bậc 25, 30 và việc GV yêu cầu SV sử dụng
Internet trong học tập (câu 16) được xếp thứ bậc 29, thể hiện công nghệ thông tin trong
Trường chưa được GV sử dụng nhiều trong dạy và học.
Bảng 2.10. SV đánh giá về mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy của GV
STT Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc
9 GV triển khai giảng dạy theo thời khóa biểu. 3,741 0,947 2
10 GV nghỉ dạy tại trường do phải đi dạy các lớp hợp đồng tại địa
phương.
2,753 1,111 35
11 GV sử dụng thành thạo các thiết bị, phương tiện giảng dạy
trên lớp (overhead, projector…).
3,713 0,946 3
12 GV sử dụng các thiết bị, phương tiện giảng dạy trên lớp
(overhead, projector…).
3,099 1,002 27
13 GV sử dụng giáo trình điện tử trong giảng dạy. 2,770 1,049 34
14 GV yêu cầu SV sử dụng Internet trong học tập. 2,913 1,135 31
15 GV sử dụng ngôn ngữ trong bài giảng (nói, diễn đạt, …) rõ
ràng
3,688 0,912 5
16 Bài giảng đáp ứng được nhu cầu nhận thức của SV. 3,248 0,948 18
17 Trình tự sắp xếp nội dung bài giảng của GV phù hợp với lôgic. 3,489 0,908 7
18 Bài giảng của GV giúp SV hiểu bài. 2,881 0,944 33
19 Bài giảng của GV phù hợp với trình độ chung của SV trong
lớp.
3,246 0,940 19
20 GV áp dụng những biện pháp để các nhóm đối tượng SV có
trình độ khác nhau trong lớp đều hiểu bài.
2,904 1,055 32
21 GV đưa những kiến thức thực tế vào bài giảng. 3,456 0,964 9
22 Nội dung bài giảng giúp SV giải quyết tốt những vấn đề tiếp
theo trong học thực hành và thực tế công tác sau này.
3,164 0,997 22
23 Bài giảng đảm bảo trang bị cho SV những tri thức, kỹ năng
tương ứng của môn học.
3,366 0,926 12
24 GV có khả năng bao quát và kiểm soát lớp tốt. 3,219 0,951 20
25 GV có nhiều biện pháp nhằm duy trì sự chú ý của SV trong
suốt giờ lên lớp.
3,122 ,926 25
26 GV tìm hiểu những khó khăn trong học tập của SV. 2,480 1,069 36
STT Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc
27 GV chủ động lôi cuốn SV tham gia vào quá trình học tập trên
lớp.
3,151 1,013 23
28 GV khuyến khích SV đặt câu hỏi trên lớp. 3,708 0,895 4
29 GV khuyến khích SV trình bày ý kiến và nhận xét ý kiến của
bạn trong giờ học.
3,464 1,002 8
30 GV tạo niềm tin cho SV về khả năng học tập của mình. 3,128 0,976 24
31 GV chú trọng nuôi dưỡng lòng yêu nghề cho SV. 3,293 1,021 15
32 GV tạo cơ hội để SV có điều kiện phát huy tính sáng tạo. 3,334 0,9700 13
33 GV tạo cơ hội để SV chủ động tham gia giải quyết những tình
huống có vấn đề trong bài học.
3,380 0,9123 11
34 Đa số các GV dạy theo cách đọc- chép. 3,116 1,142 26
35 GV hướng dẫn SV kỹ năng trình bày trước lớp. 3,050 1,036 29
36 GV hướng dẫn SV kỹ năng làm việc theo nhóm. 3,264 0,995 16
37 GV hướng dẫn SV kỹ năng đọc và tóm tắt tài liệu. 3,011 1,051 30
38 GV hướng dẫn SV biết cách khai thác các nguồn tài liệu khác
nhau trong học tập.
3,179 1,030 21
39 GV sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy trong các tình
huống khác nhau.
3,058 1,003 28
40 GV chú ý lắng nghe những câu hỏi, thắc mắc của SV. 3,759 0,848 1
41 GV giải đáp các câu hỏi của SV trên lớp. 3,648 0,865 6
42 GV rút ra nội dung trọng tâm khi kết thúc một bài, một chương,
môn học.
3,295 0,961 14
43 GV giao nhiệm vụ cho SV chuẩn bị bài học lần sau. 3,262 0,972 17
44 GV giao tiếp với SV với thái độ cởi mở, thân thiện. 3,441 1,004 10
Kết quả bảng 2.10 cho thấy, SV đánh giá về hoạt động giảng dạy của GV như sau:
- Thứ bậc từ 1 đến 10 có nội dung phù hợp với nội dung mà GV tự nhận là làm tốt.
- Thứ bậc từ 26 đến 36 tương tự như những điều mà GV cho rằng mình cần cải tiến.
- Riêng câu 10, và câu 34 tuy xếp thứ bậc 35, 26 nhưng lại khẳng định GV làm tốt vì
họ không nghỉ dạy nhiều và không dạy theo lối đọc chép.
Tóm lại: Cả GV và SV đều đồng ý rằng GV hoàn thành chức năng giảng dạy trên lớp
với nhiệt tình và trách nhiệm cao. Nhưng GV thực hiện chưa tốt những việc như: dạy học
theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, dạy học lấy người học làm trung tâm, dạy cho
SV cách học để sáng tạo và dạy cho SV cách khai thác được lượng thông tin lớn, hữu ích
vào nâng cao chất lượng học tập.
* Đánh giá mức độ thực hiện của GV trong hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của SV
Bảng 2.11. GV tự đánh giá mức độ thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của SV:
STT Nội dung TB ĐLTC Thứ
bậc
43 GV hướng dẫn SV nắm vững yêu cầu, hình thức, phương pháp đánh
giá ngay khi môn học bắt đầu.
4,107 0,822 4
44 GV thực hiện việc kiểm tra đánh giá đúng như đã công bố. 4,240 0,677 1
45 Các câu hỏi dạng thuộc bài chiếm tỷ lệ cao trong đề thi, kiểm tra của GV. 2,741 1,034 11
46 GV sử dụng đề thi có nhiều câu hỏi thể hiện mức độ khó khác nhau. 3,903 0,811 6
47 Đề thi, kiểm tra của GV bám sát nội dung môn học. 4,212 0,732 2
48 GV trả bài kiểm tra kèm theo lời nhận xét cho SV. 3,339 1,025 10
49 GV sử dụng nhiều hình thức trong kiểm tra giữa kỳ. 3,560 1,014 9
50 Điểm thi do GV chấm phản ánh được trình độ học tập của SV. 3,987 0,820 5
51 GV công bố đáp án kèm thang điểm sau khi thi. 3,708 0,984 8
52 GV thực hiện đúng các quy định về yêu cầu đánh giá SV. 4,162 0,710 3
53 GV sử dụng kết quả thi, kiểm tra để điều chỉnh phương pháp giảng dạy. 3,866 0,798 7
Kết quả bảng 2.11 cho thấy: GV thực hiện việc kiểm tra đánh giá đúng như đã công
bố đạt thứ bậc 1; Đề thi, kiểm tra của GV bám sát nội dung môn học - thứ bậc 2; GV thực
hiện đúng các quy định về yêu cầu đánh giá SV - thứ bậc 3.
Như vậy, GV đã đảm bảo đúng quy định về thi và kiểm tra, đảm bảo kỳ thi nghiêm
túc. SV biết được kế hoạch thi nên có thể chuẩn bị tốt cho kỳ thi sau mỗi bài học.
Về những mặt hạn chế, GV tự nhận:
- GV sử dụng kết quả thi, kiểm tra để điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy
đạt thứ bậc 7;
- GV công bố đáp án kèm thang điểm sau khi thi đạt thứ bậc 8;
- GV sử dụng nhiều hình thức trong kiểm tra giữa kỳ- thứ bậc 9;
- GV trả bài kiểm tra kèm theo lời nhận xét cho SV - thứ bậc 10;
- Các câu hỏi dạng thuộc bài chiếm tỷ lệ cao trong đề thi, kiểm tra của GV - thứ bậc
11.
Kết quả này cho thấy, GV trong khi kiểm tra đã chú ý dùng kiểm tra để điều khiển
cách học của SV để SV không “học vẹt”, nhưng GV chưa quan tâm đúng mức đến khai thác
thông tin “phản hồi” từ kết quả thi và kiểm tra của SV.
Bảng 2.12. SV đánh giá về mức độ GV thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của SV:
STT Nôi dung TB ĐLTC Thứ bậc
45 GV hướng dẫn SV nắm vững yêu cầu, hình thức, phương
pháp đánh giá ngay khi môn học bắt đầu.
3,391 1,008 4
46 GV thực hiện việc kiểm tra đánh giá đúng như đã công bố. 3,563 0,877 3
47 Các câu hỏi dạng thuộc bài chiếm tỷ lệ cao trong đề thi, kiểm
tra.
3,275 1,039 6
48 GV sử dụng đề thi có nhiều câu hỏi thể hiện mức độ khó khác
nhau.
3,611 0,869 2
49 Đề thi, kiểm tra bám sát nội dung môn học. 3,676 0,832 1
50 GV trả bài kiểm tra kèm theo lời nhận xét cho SV. 2,658 1,137 9
51 GV sử dụng nhiều hình thức thi, kiểm tra. 3,337 1,011 5
52 Điểm số phản ánh chính xác trình độ học tập của SV. 2,735 1,067 7
53 Tất cả các môn thi đều có công bố đáp án kèm thang điểm
sau khi thi.
2,697 1,209 8
Kết quả đánh giá bảng 2.12 cho thấy, SV đồng ý là: GV thực hiện rất tốt quy chế thi
và kiểm tra, đảm bảo thi nghiêm túc, công bằng.
Và SV cũng khẳng định: GV chưa quan tâm đúng mức tới: công bố thang điểm, đáp
án, trả bài có kèm lời phê để "thực hiện nguyên tắc của mối liên hệ ngược" trong thi và kiểm
tra. Nghĩa là: lấy kết quả phản hồi cho SV điều chỉnh việc học và GV tự điều chỉnh việc
dạy.
Tóm lại, đánh giá chung về thực trạng quản lý việc thực hiện công tác giảng
dạy:
Những việc CBQL đã làm tốt:
- Xây dựng và phổ biến kịp thời cho GV những quy trình, quy định liên quan đến
quản lý giảng dạy.
- Công tác xây dựng, phát triển chương trình ĐT; công tác giáo trình.
- Công tác xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch giảng dạy.
- Công tác phân công giảng dạy.
- Công tác chỉ đạo, điều khiển thực hiện việc chuẩn bị lên lớp, lên lớp, kiểm tra đánh
giá.
Vì thế, kết quả là GV đã thực hiện tốt mọi quy chế quy định của các cấp quản lý
trong giảng dạy; hoàn thành tốt chức năng của người GV: tận tâm, dạy đúng, đủ chương
trình, nội dung; thực hiện tốt các hoạt động cơ bản trong thực hiện quá trình giảng dạy.
Những việc CBQL chưa làm tốt:
- CBQL chưa có giải pháp tổ chức tốt để GV thực hiện việc tìm hiểu thông tin về SV
khi soạn bài và sử dụng kết quả "phản hồi" từ kiểm tra vào điều chỉnh phương pháp giảng
dạy.
- Khối lượng phân công giờ giảng cho GV vượt quá định mức.
- Việc tổ chức bồi dưỡng những nội dung mới trong chuyên môn, bồi dưỡng về
phương pháp giảng dạy mới, sử dụng công nghệ dạy học và ngoại ngữ chưa thường xuyên.
- Chưa chỉ đạo tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy về cả hai mặt nội dung và
phạm vi áp dụng: Về nội dung, chưa đi sâu vào hai hướng: Áp dụng phương pháp dạy học
“đặt và giải quyết vấn đề”; Áp dụng công nghệ dạy học vào việc đổi mới phương pháp dạy
học ĐH, chưa khai thác tốt sự hỗ trợ của công nghệ thông tin vào giảng dạy. Về phạm vi,
vẫn còn một số khoa, một số GV chưa thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp giảng
dạy.
- Công tác quản lý dự giờ chưa làm tốt.
- Chưa tổ chức tốt để thông qua dự giờ thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Chưa có giải pháp để nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ nhằm mục đích nâng
cao chất lượng giảng dạy.
2.2 Thực trạng quản lý hoạt động NCKH của GV
2.2.1. Thực trạng CBQL thực hiện công tác quản lý hoạt động NCKH của giảng viên:
Từ kết quả xử lý phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL tự đánh giá về công tác quản lý
hoạt động NCKH của GV và ý kiến đánh giá của GV về vấn đề này, có thể rút ra những
phần phân tích dưới đây:
* Đánh giá việc CBQL tổ chức quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ NCKH đối với GV
Bảng 2.13. Đánh giá việc CBQL tổ chức quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ NCKH đối với GV
Giảng viên Cán bộ QL STT Nội dung
TB ĐLTC TB ĐLTC Thứ
hạng
Xếp
loại
F/P
49 CBQL hoàn thiện, phổ biến và
hướng dẫn thực hiện các văn bản,
các quy trình ISO liên quan đến
hoạt động NCKH cho GV.
3,936 0,849 3,870 0,774 1 K 0,375
50 CBQL quán triệt cho GV thấy rõ
trách nhiệm NCKH và bồi dưỡng
niềm say mê NCKH cho GV.
3,720 0,963 3,750 0,798 2 K 0,066
Bảng 2.13. cho thấy:
CBQL thường xuyên hoàn thiện, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản, các
quy trình ISO liên quan đến hoạt động NCKH cho GV;
Quán triệt cho GV thấy rõ trách nhiệm NCKH và bồi dưỡng cho họ niềm say mê
NCKH (CBQL tự đánh giá ở mức khá tốt).
GV cũng đồng ý với kết quả đánh giá của CBQL. Điều này đã được thực tế khẳng
định: Năm 2006, trường đã xây dựng quy trình quản lý các đề tài NCKH theo tiêu chuẩn
ISO và phổ biến đến GV, kết quả việc tổ chức NCKH đi vào nề nếp; CBQL cũng có nhiều
biện pháp quán triệt, thậm chí bắt buộc GV tham gia NCKH (xem phụ lục 1, mục 6.4.2).
Như vậy, việc tổ chức quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ NCKH đối với GV được CBQL
triển khai khá tốt.
* Đánh giá việc CBQL tổ chức xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình nghiên cứu
khoa học
Bảng 2.14. Đánh giá việc CBQL tổ chức xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình nghiên
cứu khoa học
Giảng viên Cán bộ QL STT Nội dung
TB ĐLTC TB ĐLTC Thứ
hạng
Xếp
loại
F/P
51 CBQL xây dựng kế hoạch NCKH
của đơn vị căn cứ kế hoạch phát
triển của đơn vị và định hướng đề
tài của cấp trên.
3,738 0,859 3,614 0,792 2 TB 1,295
52 CBQL xây dựng kế hoạch NCKH
của đơn vị chỉ dựa vào việc tự
nguyện đăng ký tham gia NCKH
của GV.
3,666 0,987 3,422 0,905 3 Y 3,870 *
53 CBQL hướng dẫn GV tham gia
xây dựng định hướng NCKH dài
hạn và trung hạn của đơn vị.
3,396 1,020 3,183 0,934 4 Y 2,761
54 CBQL hướng dẫn GV tham gia
xây dựng nội dung NCKH chú
trọng đến tính kế thừa và phát
triển các ý tưởng của những đề
tài đã nghiên cứu trước.
3,476 1,056 3,064 0,935 6 Y 9,877 *
55 CBQL xây dựng nội dung chương
trình NCKH của đơn vị phù hợp
với chuyên môn ngành ĐT và
năng lực nghiên cứu của GV.
3,846 0,865 3,700 0,723 1 TB 1,953
Giảng viên Cán bộ QL STT Nội dung
TB ĐLTC TB ĐLTC Thứ
hạng
Xếp
loại
F/P
56 CBQL tổ chức các nhóm NCKH
và khuyến khích GV tham gia
nhóm để GV có điều kiện phối
hợp với đồng nghiệp trong nghiên
cứu.
3,498 1,024 3,136 1,027 5 Y 7,330 *
Bảng 2.14. cho thấy: Kết quả khảo sát câu 51, 52 khẳng định căn cứ để CBQL xây
dựng kế hoạch NCKH của đơn vị là định hướng đề tài của cấp trên (CBQL tự nhận đạt mức
trung bình) và không phải là: chỉ dựa theo sự tự nguyện đăng ký tham gia NCKH của GV
(CBQL tự nhận đạt mức yếu). Điều này cho thấy CBQL làm rất đúng (Điều 7 của Quy định
về hoạt động KH&CN trong các trường ĐH, CĐ trực thuộc Bộ GD&ĐT, Ban hành kèm
quyết định số 19/2005/QĐ- Bộ GD&ĐT ngày 15/6/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).
Tuy nhiên, nguyện vọng của các cá nhân cũng cần được CBQL xem xét khi xây dựng
kế hoạch vì nếu xuất phát từ nhu cầu, điều kiện cụ thể của người nghiên cứu sẽ tạo động lực
lớn để GV vượt qua những khó khăn, thử thách trong quá trình nghiên cứu.
Việc “CBQL xây dựng nội dung chương trình NCKH của đơn vị phù hợp với chuyên
môn ngành ĐT và năng lực nghiên cứu của GV”, CBQL tự nhận đã thực hiện ở mức trung
bình.
Việc “CBQL hướng dẫn GV tham gia xây dựng định hướng NCKH dài hạn và trung
hạn của đơn vị, xây dựng nhóm nghiên cứu, chú trọng đến tính kế thừa và phát triển các ý
tưởng của những đề tài đã nghiên cứu trước”, CBQL đều tự nhận đã thực hiện ở mức yếu.
Trong thực tế, mới có một "Nhóm nghiên cứu cơ khí" được thành lập năm 2006 gồm các
GV khoa Cơ khí Chế tạo máy, Cơ khí Ô tô. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, trong nhiều năm
qua khối SV đã hình thành nhóm liên kết nghiên cứu của các ngành Cơ khí - Điện; Điện tử -
Tin học…đã mang lại thành công liên tục trong 3 lần tham gia cuộc thi sáng tạo robot. Điều
này chứng tỏ CBQL cần có biện pháp đẩy mạnh việc lập nhóm nghiên cứu sẽ tạo các đề tài
tầm cỡ và thêm hướng nghiên cứu mới, phong phú.
Quy định NCKH đã trích ở phần trên [4, điều 7] có khẳng định: trường ĐH phải xây
dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về NCKH; nhưng Trường nên có định hướng dài hạn
hơn 5 năm để có những đề tài lớn có giá trị (việc này CBQL làm chưa tốt – xem kết quả câu
53), và để có thể là nối tiếp ý tưởng của những đề tài đã nghiên cứu hoặc xây dựng nhiều đề
tài cùng một hướng nghiên cứu với nhiều nhánh, nhiều giai đoạn kế tiếp vì ngay cả đề tài
cấp Bộ cũng chỉ giới hạn tối đa là 3 năm[5, Điều 2]. Việc chú ý đến tính kế thừa ý tưởng
những đề tài đi trước (việc này CBQL cũng làm chưa tốt – xem kết quả câu 54) còn là mở
hướng cho nhiều đề tài mới khả thi vì tính sáng tạo đâu chỉ hạn chế trong cái "mới tinh" mà
có thể nhìn cái cũ ở khía cạnh mới, góc nhìn mới, cách sử dụng mới…
GV đồng ý với việc CBQL tự đánh giá ở hầu hết các câu trong bảng 2.14, trừ câu hỏi
52,54,56 là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhưng cả GV và CBQL đều đánh giá “việc
CBQL hướng dẫn GV tham gia xây dựng nội dung NCKH chú trọng đến tính kế thừa và
phát triển các ý tưởng của những đề tài đã nghiên cứu trước” và “việc tổ chức nhóm NCKH
và khuyến khích GV tham gia nhóm” được CBQL thực hiện ở mức yếu.
Tóm lại: CBQL đã xây dựng nội dung chương trình NCKH của đơn vị phù hợp với
chuyên môn ngành ĐT và năng lực nghiên cứu của GV. Tuy nhiên công tác hướng dẫn, tổ
chức, chỉ đạo của CBQL đối với việc lập nhóm nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nghiên cứu
dài hạn, kế thừa ý tưởng đã nghiên cứu, CBQL làm chưa tốt.
* Đánh giá việc CBQL tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ
năng nghiên cứu khoa học cho GV
Bảng 2.15. Đánh giá việc CBQL tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ và
kỹ năng nghiên cứu khoa học cho GV
Giảng viên Cán bộ QL TT Nội dung
TB ĐLTC TB ĐLTC Thứ
hạng
Xếp
loại
F/P
57 CBQL tổ chức bồi dưỡng phương
pháp NCKH cho GV.
3,368 0,979 2,880 0,988 2 KE 14,285*
58 CBQL chú trọng bồi dưỡng kỹ năng
thực hiện các bước NCKH cho GV:
xây dựng đề tài, soạn phiếu hỏi, xử
lý số liệu, phỏng vấn, viết báo cáo…
3,424 1,026 2,881 0,992 1 KE 16,839*
Bảng 2.15. cho thấy CBQL tổ chức công tác bồi dưỡng ở mức độ kém. Điều này
hoàn toàn phù hợp với đánh giá trong thực tế: suốt giai đoạn (2001-2006) Phòng Quản lý
khoa học của Trường chỉ tổ chức một lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu với thành phần
tham dự chủ yếu là SV.
Lý do có thể CBQL cho là GV đã được học tập về cách tổ chức NCKH ở chương
trình học ĐH, có thể là GV đủ trình độ để tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng về
NCKH. Thực tế cho thấy lý do trên là sai, vì có đến trên 40% GV không có đề tài NCKH
(xem phụ lục 1, bảng 1.8) vì vậy vấn đề bồi dưỡng cho GV về phương pháp, kỹ năng
NCKH là rất cần thiết, phải triển khai.
GV đánh giá về việc CBQL tổ chức vấn đề này ở mức độ cao hơn CBQL tự đánh giá,
nhưng vẫn ở mức độ yếu. Nghĩa là công tác này cần được cải tiến để có kết quả tốt hơn.
Tóm lại: CBQL làm chưa tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ và kỹ năng
nghiên cứu khoa học cho GV.
* Đánh giá việc CBQL quản lý việc thực hiện kế hoạch NCKH của giảng viên
Bảng 2.16. Đánh giá việc CBQL quản lý việc thực hiện kế hoạch NCKH của giảng viên
Giảng viên Cán bộ QL TT Nội dung
TB ĐLTC TB ĐLTC Thứ
hạng
Xếp
loại
F/P
59 CBQL cung cấp thông tin cho GV về
những đề tài đã và đang được nghiên
cứu.
3,488 1,020 3,081 1,014 12 Y 9,314*
60 CBQL tổ chức tìm hiểu nhu cầu xã hội
(doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản
xuất…) để chọn và xây dựng đề tài
NCKH cho GV.
3,216 1,154 2,954 0,932 13 KE 3,585*
61 CBQL giao chỉ tiêu cho GV tìm hướng
và xây dựng đề tài NCKH.
3,411 1,012 3,287 0,809 10 Y 1,045
62 CBQL tổ chức đăng ký và xét duyệt đề
tài NCKH cho GV theo quy trình.
3,933 0,749 3,909 0,772 1 K 0,061
63 CBQL tạo điều kiện về kinh phí, thời
gian và thiết bị hiện đại cho GV triển
khai các đề tài NCKH.
3,701 0,979 3,718 0,879 4 TB 0,018
64 CBQL quản lý, theo dõi quá trình thực
hiện đề tài NCKH của GV để có biện
pháp kịp thời giúp GV thực hiện đề tài
đúng tiến độ.
3,560 0,910 3,545 0,785 7 TB 0,017
Giảng viên Cán bộ QL TT Nội dung
TB ĐLTC TB ĐLTC Thứ
hạng
Xếp
loại
F/P
65 CBQL lựa chọn người phản biện phù
hợp với nội dung đề tài NCKH.
3,806 0,803 3,779 0,749 3 K 0,068
66 CBQL tổ chức bảo vệ, nghiệm thu các
đề tài NCKH theo quy trình.
3,821 0,859 3,900 0,753 2 K 0,549
67 CBQL giao chỉ tiêu cho GV viết và đăng
bài báo khoa học trên các tạp chí
chuyên ngành.
3,419 0,971 3,236 0,811 11 Y 2,408
68 CBQL tạo điều kiện để GV tổ chức
hoặc tham gia có hiệu quả các buổi hội
thảo khoa học trong và ngoài nước.
3,699 0,931 3,672 0,791 5 TB 0,054
69 CBQL tổ chức, hướng dẫn cho GV biên
soạn giáo trình mới, tài liệu học tập.
3,669 0,977 3,609 0,825 6 TB 0,256
70 CBQL tổ chức để GV hướng dẫn SV
tham gia NCKH và các cuộc thi mang
tính sáng tạo.
3,741 0,873 3,536 0,874 8 TB 3,227
71 CBQL tạo điều kiện để các đề tài
NCKH của GV được ứng dụng vào
thực tiễn giảng dạy và sản xuất.
3,352 1,025 3,440 0,975 9 Y 0,452
Bảng 2.16 cho thấy: Các công đoạn để thực hiện một đề tài NCKH: tổ chức đăng ký
và xét duyệt đề tài; tạo điều kiện về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVQLGD014.pdf