Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học Cơ sở ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

Lời cảm ơn . i

Danh mục các ký hiệu viết tắt trong luận văn.ii

Mục lục. iii

Danh mục bảng, biểu đồ, hình .vii

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục đích nghiên cứu.4

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .5

4. Khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát .5

5. Giả thuyết khoa học của đề tài .5

6. Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài.5

7. Phương pháp nghiên cứu.5

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .6

9. Cấu trúc của luận văn.6

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO

DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CỦA CÁC TRƢỜNG TRUNG

HỌC CƠ SỞ .7

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về hoạt động quản lý giáo dục kỹ

năng sống.7

1.2. Một số khái niệm công cụ .12

1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục.12

1.2.2. Quản lý nhà trường. .15

1.2.3. Giá trị sống, kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống .17

1.3. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục học sinh Trung học cơ sở .21

1.3.1. Vai trò của giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh Trung học cơ sở.21

1.3.2. Ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh Trung học cơ sở

hiện nay .22

1.3.3. Mục tiêu, nội dung của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong

giáo dục học sinh THCS .23iv

1.3.4. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống.26

1.3.5. Các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống .27

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống .31

1.4.1. Lập kế hoạch .31

1.4.2. Tổ chức thực hiện.33

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục KNS.34

1.4.4. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS.35

1.4.5. Quản lý cơ sở vật chất.36

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống.36

1.5.1. Ảnh hưởng hoàn cảnh kinh tế xã hội đối với giáo dục kỹ năng sống.36

1.5.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở .37

1.5.3. Ảnh hưởng của gia đình .39

1.5.4. Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên .40

1.5.5. Nhận thức của giáo viên, học sinh và xã hội.40

Kết luận chương 1 .41

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO

DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ

SỞ Ở HUYỆN TAM DƢƠNG TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN

HIỆN NAY.42

pdf107 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 49 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học Cơ sở ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tệ nạn xã hội ở các lứa tuổi khác nhau trong đó thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ khá cao là điều rất đáng lo ngại. Bên cạnh việc học cách để làm nhằm chuẩn bị mưu sinh cho cuộc sống, các em cũng cần biết nên sống (being) ra sao. Nghĩa là làm thế nào để ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh. Đặc biệt trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu không được trang bị sẵn vốn sống, các em khó có thể ứng phó sao cho tích cực nhất khi phải đối mặt trước những tình huống thử thách, hoặc sẽ dễ dàng bị sa ngã, bị ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường sống 1.5.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở Học sinh THCS còn gọi là tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em được vào học ở trường trung học cơ sở từ lớp 6 - 9. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được gọi bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ", “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”.... Gôiôsơ Êlêna, nhà tâm lý học người Hung-Ga-Ri đã ví tuổi thiếu niên như một “xứ sở kì lạ” mà “Ở xứ sở này khí hậu rất thất thường và kì quặc: khi thì nóng nực như ở vùng nhiệt đới, khi thì bỗng nhiên trở lạnh như băng. Xứ sở này có cả mùa xuân hoa nở ngát hương, có cả mùa thu lá vàng rụng tơi tả. Nhưng hai mùa này không phải bao giờ cũng tuần tự nối tiếp nhau. Vả lại, lắm khi mùa đông lại đột nhập vào giữa mùa hạ, còn mùa thu đôi khi lại nhảy vào giữa mùa xuân. Cư dân ở xứ sở này khi thì rất vui vẻ, ồn ào, khi thì bỗng nhiên 38 lại trầm ngâm lặng lẽ; khi có những hành động anh hùng quả cảm, khi thì bỗng trở nên sợ sệt yếu đuối; khi quá tự tin kiêu ngạo, lúc lại khiêm tốn và kín đáo; đôi khi họ lại rất buông tuồng và trâng tráo. Trong xứ sở kì lạ này không có trẻ con mà cũng chẳng có người lớn...”. Trong những giai đoạn phát triển của con người thì lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi thiếu niên là sự hình thành tự ý thức. Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, đặc biệt do sự phát triển của các mối quan hệ xã hội và sự giao tiếp trong tập thể mà ở các em đã biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, so sánh mình với người khác. Các em đã bắt đầu xem xét bản thân, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của chính mình. Tuy nhiên mức độ tự ý thức của các em cũng có sự khác nhau. Về nội dung, không phải tất cả những phẩm chất của nhân cách đều ý thức được hết. Ban đầu các em chỉ nhận thức hành vi của mình, sau đó là nhận thức những phẩm chất đạo đức, tính cách và năng lực của bản thân trong những phạm vi khác nhau, cuối cùng các em mới nhận thức những phẩm chất phức tạp thể hiện nhiều mặt của nhân cách (tình cảm trách nhiệm, lòng tự trọng). Ý nghĩa quyết định nhất để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi này là cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối quan hệ này sẽ hình thành ở các em lòng tự tin vào sự tự đánh giá của mình, là những yêu cầu ngày càng cao đối với hành vi, hoạt động của các em cũng đồng thời giúp cho sự phát triển về mặc tự ý thức của các em. Sự phát triển tự ý thức của thiếu niên có ý nghĩa lớn lao ở chỗ, nó thúc đẩy các em bước vào một giai đoạn mới. Kể từ tuổi thiếu niên trở đi, khả năng tự giáo dục của các em được phát triển, các em không chỉ là khách thể của quá trình giáo dục mà còn đồng thời là chủ thể của quá trình này. 39 Tuổi thiếu niên là lứa tuổi hình thành thế giới quan, lý tưởng, niềm tin đạo đức, những phán đoán giá trị Và do đã tự ý thức và trí tuệ đã phát triển, do đó những hành vi của thiếu niên bắt đầu chịu sự chỉ đạo của những nguyên tắc riêng, những quan điểm riêng của cá nhân mỗi em. Nhân cách của mỗi em được hình thành phụ thuộc vào việc cá nhân em đó có được kinh nghiệm sống như thế nào? Một trong những đặc điểm quan trọng ở lứa tuổi này là sự phát triển tâm lí mang tính quy luật. Lứa tuổi học sinh THCS ngự trị quy luật về tính mất cân đối tạm thời, tính mâu thuẫn và quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách: trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng đó lại là tính độc đáo. Đặc thù mang tính quy luật trong sự phát triển tâm lí của học sinh lứa tuổi trung học gây ra những khó khăn nhất định cho giáo viên trong việc nhận diện, đánh giá, có tác động phù hợp đến học sinh. Điều này đòi hỏi phải có những cách thức phù hợp, khoa học, để có thể tìm hiểu học sinh một cách khách quan, đúng đắn. Ở từng lứa tuổi (Trung học cơ sở hoặc Trung học phổ thông), có một số lĩnh vực thể hiện nét riêng, đặc thù của lứa tuổi, chi phối sự phát triển của các lĩnh vực khác và toàn bộ nhân cách học sinh. Đây là điều mà người làm công tác giáo dục cần nắm được để định hướng cho việc tìm hiểu học sinh một cách phù hợp. Chính vì vậy giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục KNS cho học sinh THCS nói riêng là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có công phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. 1.5.3. Ảnh hưởng của gia đình Gia đình là nơi nuôi dưỡng và dạy dỗ đầu tiên của mỗi con người. Gia đình cũng là điểm tựa tạo nên sức mạnh tinh thần, tình cảm và cả vật chất cho mỗi người con trong gia đình đó. Đứa trẻ từ khi sinh ra, “ cùng với dòng sữa mẹ đã tiếp thu cả một nền văn hóa” (Lê-nin). Gia đình là môi trường mà ở đó quá trình lĩnh hội, trải 40 nghiệm các giá trị diễn ra trong suốt cả cuộc đời. Ảnh hưởng của gia đình đến hình thành KNS của HS là rất lớn, vì nó “ngấm vào” các em từ thơ bé và thường xuyên được lặp lại trong cuộc sống thường ngày. Nếu đó là những truyền thống tốt đẹp của một gia đình hạnh phúc, sống khoan dung, tôn trọng, trách nhiệm...thì những giá trị đó tự nhiên hình thành cho đứa trẻ và được củng cố, phát triển ở nhà trường rất thuận lợi. Nếp sinh hoạt của gia đình, những giá trị đạo đức của xã hội được ông, bà, cha, mẹ, anh chị em chọn lựa là những tác động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến học sinh, được học sinh tiếp nhận, thực hiện đầy đủ nhất. 1.5.4. Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên Giáo dục KNS cho hoc̣ sinh THCS cần thông qua làm gương nên năng lực của người tổ chức là yếu tố quan trọng , quyết định cho thành công của mỗi hành vi đaọ đức . Đối với việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS thì năng lực quản lý, tổ chức của cán bộ, GV là rất quan trọng. Hoạt động giáo dục KNS đa dạng, phong phú với nhiều chủ đề khác nhau và luôn ở trạng thái động từ kiến thức đến hình thức. Điều đó đòi hỏi người tổ chức phải có năng lực đặc trưng, đáp ứng yêu cầu hoạt động đó là năng lực tổ chức, năng lực nhận thức trên nhiều lĩnh vực, năng lực thu thập thông tin, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo, luôn có ý thức tìm tòi cái mới, biết huy động các thành viên tham gia hoạt động, có năng khiếu trên một số lĩnh vực nhất định. Với đặc trưng của hoạt động giáo dục KNS là các hoạt động rất đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung thực hiện, vì vậy năng lực, kinh nghiệm và uy tín của người tổ chức là yếu tố quan trọng để huy động các thành viên tham gia tích cực và đạt hiệu quả. Nếu năng lực và uy tín với tập thể của người tổ chức hạn chế thì khó có thể thu hút được các thành viên tham gia vào hoạt động. 1.5.5. Nhận thức của giáo viên, học sinh và xã hội Hiện nay có một số tổ chức xã hội, cán bộ quản lý ở một số ban ngành 41 đoàn thể, một bộ phận không nhỏ người lớn tuổi, trong đó có cả thầy cô giáo đứng ngoài cuộc trách cứ thế hệ trẻ hư hỏng, phê phán nhà trường để đạo đức HS xuống cấp. Họ chưa tự hỏi: “ Mình đã và sẽ làm gì để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ ?”. Vì lẽ đó, tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm cho mọi người trong việc giáo dục thế hệ trẻ và giáo dục hoàn thiện nhân cách cho học sinh là một giải pháp quan trọng tạo ra hoạt động thống nhất trong công tác giáo dục. Kết luận chƣơng 1 Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục KNS cho học sinh hiện nay là một công tác hết sức quan trọng cần thiết trong nhà trường phổ thông. Đây là một công tác có tính đặc biệt, yêu cầu nhà giáo dục phải xác định được mục tiêu, nội dung giáo dục và có kế hoạch cụ thể, rõ ràng để thực hiện. Việc thực hiện phải trong một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi sự công phu, kiên trì, liên tục; Thực hiện có sự thống nhất, có sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường như đã nêu trên cơ sở nắm vững các đặc điểm tâm lý, cá tính, hoàn cảnh của từng học sinh. Đồng thời, tất yếu phải có sự phối hợp chặt chẽ, sự tác động đồng thời của ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội. Quản lí hoạt động GD kỹ năng sống cho HS ở nhà trường là quản lí hoạt động GD toàn diêṇ cho hoc̣ sinh , bao gồm hoạt động học tập và các hoạt động phong trào, sinh hoạt đoàn thể. Để quản lí giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần thưc̣ hiêṇ tốt các chức năng quản lí trong hoạt động GD và biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Chương 1 của luận văn đa ̃trình bày cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục KNS học sinh trong nhà trường phổ thông nói chung , đối với lứa tuổi HS ở THCS nói riêng . Lí luận ở chương 1 này làm cơ sở cho việc khảo sát , đánh giá thực trạng ở chương 2 và đề xuất các giải pháp phù hợp ở chương 3. 42 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN TAM DƢƠNG TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục của huyện Tam Dƣơng tỉnh Vĩnh Phúc 2.1.1. Vị trí địa lý Tam Dương là huyện nằm ở vùng trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc. Có vị trí quan trọng về địa lý: phía Tây Bắc và phía Tây giáp huyện Lập Thạch, phía Đông Nam giáp thành phố Vĩnh Yên, phía Tây Nam giáp huyện Vĩnh Tường, phía Đông giáp huyện Bình Xuyên, Đông Bắc và phía Bắc giáp huyện Tam Đảo. Tam Dương là một huyện trung du, địa hình đồi núi thấp là chủ yếu. Phần phía Tây huyện có con sông Phó Đáy, một phụ lưu của sông Lô chảy qua. Diện tích tự nhiên của Tam Dương là 107,13km². Tam Dương có lịch sử hình thành rất lâu đời. Thời Hùng Vương, vùng đất Tam Dương thuộc bộ Chu Diên. Sau khi trải qua lịch sử các triều đại thuộc nhiều quận khác nhau, đến đời vua Lê Thánh Tông (1460), niên hiệu Quang Thuận thứ nhất, vua ban địa danh là Tam Dương, đặt vào phủ Đoan Hùng, thị trấn Sơn Tây. Theo nội dung ghi lại ở tấm bia số 6 “Từ đường bi ký phụ gia huấn” gắn ở đầu đốc bên phải nhà tiền tế của đền Phú Đa (Vĩnh Tường), năm 1767, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 28, đời vua Lê Hiển Tông, Tam Dương còn được gọi là Tử Dương, do phủ Đoan Hùng kiêm lý. Năm Canh Dần (1830), niên hiệu Minh Mạng thứ 11, đời Nguyễn Thánh Tổ, huyện Tam Dương thuộc phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây. Năm 1890, thành lập tỉnh Vĩnh Yên, huyện Tam Dương thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1977, huyện Tam Dương sáp nhập với huyện Lập Thạch thành huyện Tam Đảo. Năm 1978, Tam Dương tách khỏi Lập Thạch, sáp nhập với huyện Bình Xuyên. Ngày 9/6/1998, huyện Tam Dương lại được tái lập. 43 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Dân số của huyện Tam Dương, theo thống kê năm 2003 là: 92.624 người. Huyện Tam Dương có 13 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hợp Hoà và 12 xã: Hoàng Hoa, Đồng Tĩnh, Kim Long, Hướng Đạo, Đạo Tú, An Hòa, Thanh Vân, Duy Phiên, Hoàng Đan, Hoàng Lâu, Vân Hội và Hợp Thịnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân nhiều năm đạt trên 10%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. So với năm 2000, hiện nay tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng từ 21,1% tăng lên khoảng gần 30%, ngành nông - lâm nghiệp từ 58,2% giảm còn khoảng 45%. Thương mại - dịch vụ tăng từ 21,7% tăng lên trên 20%. [vinhphuc.gov.vn]. Hiện nay, huyện Tam Dương đã và đang thực hiện tốt công tác quy hoạch, tranh thủ thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện các công trình như: Trụ sở Huyện ủy - HĐND - UBND và các cơ quan thuộc huyện, các cơ sở trường học, trạm y tế, trụ sở các xã, thị trấn, cải tạo và nâng cấp tuyến đường quốc lộ 2c, đầu tư xây dựng các tuyến đường tỉnh lộ 310, 350, cải tạo, duy tu các tuyến đường liên huyện, liên xã. Đến nay cơ bản các tuyến giao thông chính của huyện đã được nhựa hóa, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình giao thông nông thôn được triển khai thực hiện đem lại hiệu quả cao. Các hoạt động thương mại - dịch vụ, tài chính, tín dụng, ngân hàng: Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, hàng hóa phong phú đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Tất cả những điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Tam Dương phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân nâng cao, từ đó ngành giáo dục cũng được quan tâm, phát triển. 44 2.1.3. Khái quát tình hình phát triển giáo dục huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc Hệ thống giáo dục quốc dân huyện Tam Dương được củng cố và phát triển, quy mô phát triển đi vào ổn định, các loại hình trường lớp ngày càng đa dạng hơn. Toàn huyện có 14 trường THCS, 15 trường tiểu học 14 trường mầm non, 2 trường THPT, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập. Số trường đạt chuẩn quốc gia tăng, năm 2005 toàn huyện đã có 8 trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn một, trong đó: có 01 trường mầm non, 7 trường tiểu học. Hiện nay toàn huyện có 58% số phòng học cao tầng, 100% các xã có ít nhất 02 nhà lớp học cao tầng. Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong các nhà trường cơ bản đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị ngày được nâng cao. Tỷ lệ cán bộ, giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn tăng, trong đó: Ngành học mầm non đạt chuẩn là 72,19% (trên chuẩn là 0,3%). Tiểu học đạt chuẩn 97,2% (trên chuẩn là 24,7%). THCS đạt chuẩn 97,3% (trên chuẩn là 31,5%). THPT 100% đạt Chuẩn (trên chuẩn là 6,4%). Các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục tiếp tục được tăng cường, triển khai có hiệu quả các chương trình giáo dục, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học và chương trình thay sách giáo khoa tiểu học và THCS. Đầu tư, nâng cấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sin.pdf
Tài liệu liên quan