Luận văn Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế tại văn phòng quốc hội

Lời cam đoan . i

Lời cảm ơn .ii

Danh mục các bảng . v

Danh mục các hình vẽ, biểu đồ .vi

DANH MỤC VIẾT TẮT .vii

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn . 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu . 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 4

4. Khung nghiên cứu, quan điểm, phương pháp tiếp cận và phương pháp

nghiên cứu . 5

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 7

6. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 7

7. Kết cấu của luận văn . 10

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC

QUỐC TẾ TẠI VĂN PHÒNG QUỐC HỘI . 11

1.1. Một số khái niệm cơ bản . 11

1.2. Nội dung quản lý hoạt động hợp tác quốc tế tại Văn phòng Quốc hội 19

1.3. Cơ sở pháp lý của quản lý hoạt động hợp tác quốc tế tại Văn phòng

Quốc hội . 29

1.4. Những yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý hoạt động hợp tác quốc tế

tại Văn phòng Quốc hội . 37

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC

TẾ TẠI VĂN PHÒNG QUỐC HỘI . 41

pdf135 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế tại văn phòng quốc hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đề có tính lý luận và thực tiễn liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quốc hội và HĐND, các vấn đề hội nhập và phát triển. Từ đó, các đại biểu có thêm nhiều thông tin để tham khảo và có thể chọn lọc những nội dung phù hợp áp dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Thứ hai: Các hoạt động của dự án đã góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật. Với các hình thức hỗ trợ của dự án về một số đạo luật quan trọng, các đại biểu Quốc hội đã có thêm điều kiện để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và thông tin hữu ích với các chuyên gia hàng đầu của nhiều nước. Chính điều này đã góp phần không nhỏ phục vụ việc thảo luận và biểu quyết thông qua một số luật quan trọng như Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật ban hành quyết định hành chính , Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ luật tố tụng hình sự,...và quyết định một số chính sách quan trọng như hội nhập kinh tế, phòng chống tham nhũng,.... 53 Thứ ba: Các hoạt động của dự án đã góp phần đổi mới phương thức tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội , HĐND và Văn phòng Quốc hội. Rất nhiều vấn đề về mô hình tổ chức của cơ quan dân cử ở trung ương cũng như địa phương, mô hình của bộ máy giúp việc, tổ chức và hoạt động của hệ thống các ủy ban của Quốc hội, các ban của HĐND, hoạt động của đại biểu chuyên trách, đại biểu kiêm nhiệm ... là chủ đề của các hội thảo, các nghiên cứu do dự án tổ chức. Bên cạnh những vấn đề về mô hình tổ chức của cơ quan dân cử thì việc cải tiến quy trình và thủ tục hoạt động của các cơ quan này cũng là một nội dung quan trọng trong các hoạt động của các dự án HTQT. Việc hoàn thiện hơn nữa quy trình và thủ tục hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của Quốc hội và HĐND. Các hội thảo và nghiên cứu chuyên đề về quy trình lập pháp, thủ tục và quy trình giám sát, quy trình và thủ tục của các cơ quan của Quốc hội được thực hiện có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài đã góp phần tích cực vào quá trình hoàn thiện quy trình và thủ tục của Quốc hội và HĐND. Kết quả các nghiên cứu cũng như nhiều ấn phẩm, tài liệu tham khảo giới thiệu các kinh nghiệm của nước ngoài đã cung cấp thêm thông tin cho ĐBQH, đại biểu HĐND và đội ngũ cán bộ giúp việc. Thứ tư: Các hoạt động của dự án đã góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động cho các ĐBQH, đại biểu HĐND và bộ máy giúp việc. Nhiều khóa tập huấn và bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho các ĐBQH và HĐND như kỹ năng giám sát, kỹ năng phân tích chính sách, kỹ năng thẩm tra dự án luật, kỹ năng trình dự án luật, kỹ năng chất vấn, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng tiếp xúc cử tri, kỹ năng tiếp xúc với cơ quan thông tấn, báo chí... đã có tác dụng tích cực đối với các đại biểu trong việc tham gia các hoạt động của Quốc hội. 54 Ngoài ra, các khoá đào tạo và bồi dưỡng nhằm tăng cường năng lực và kỹ năng cho bộ máy giúp việc của Quốc hội và HĐND cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phục vụ Quốc hội và HĐND trong việc thực hiện các chức năng hiến định. Các chương trình đào tạo tin học, tiếng Anh trong nước và ở nước ngoài cho cán bộ VPQH và một số ĐBQH đã có tác dụng thiết thực trong quá trình thực hiện công việc. Thứ năm: Các dự án HTQT đã góp phần tăng cường sự hiểu biết của người dân về Quốc hội. Các hoạt động thông tin công chúng (chương trình thăm quan, giáo dục, tờ gấp, Diễn đàn ”Quốc hội trẻ”, website của Quốc hội,...) đã góp phần tăng cường nhận thức của công chúng về hoạt động của Quốc hội. Thứ sáu: Các dự án hợp tác quốc tế đã góp phần củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin cho Quốc hội và HĐND. Nhiều thiết bị như máy tính, máy in, máy fax đã được các dự án cung cấp cho VPQH, Văn phòng Đoàn ĐBQH; nhiều phần mềm, cơ sở dữ liệu ứng dụng trong VPQH cũng đã đư ợc các dự án tài trợ xây dựng; đồng thời, các khoá bồi dưỡng về cách thức sử dụng CNTT cho người sử dụng trong VPQH và các cơ quan của QH cũng đã đư ợc tổ chức. Quan trọng hơn, văn hoá điện tử bước đầu đã được hình thành trong VPQH và các cơ quan của Quốc hội. 2.2. Những hạn chế trong quản lý hoạt động hợp tác quốc tế của Văn phòng Quốc hội Bên cạnh những mặt thuận lợi, việc triển khai công tác HTQT trong VPQH hiện gặp không ít khó khăn., đặc biệt trong công tác quản lý triển khai và thực hiện các chương trình, dự án HTQT do các tổ chức, đối tác nước ngoài tài trợ. 55 2.2.1. Hạn chế trong phương thức quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế Hạn chế lớn nhất hiện nay của công tác quản lý và triển khai các hoạt động HTQT của VPQH thời gian vừa qua là còn manh mún, tản mạn do nhiều đơn vị thực hiện , chưa được thống nhất trong phạm vi VPQH. Cơ chế phối hợp, phân công trách nhiệm giữa đơn vị chưa thật chặt chẽ và mạch lạc . Việc này đã gây chồng ché o, lãng phí nguồn lực và không phát huy được hết hiệu quả của hoạt động HTQT. Năm 2013, UBTVQH đã ban hành nghị quyết 618/2013/UBTVQH13 trong đó quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của VPQH. Trong đó, chức năng HTQT của VPQH do Phòng Hợp tác quốc tế trực thuộc Vụ Lễ tân thực hiện. Trước khi thành lập Phòng Hợp tác quốc tế, VPQH chưa có một đơn vị chuyên trách thực hiện công tác HTQT giữa VPQH Việt Nam và cơ quan giúp việc của các nghị viện trên thế giới. Hoạt động HTQT của VPQH được nhiều đơn vị tự triển khai thực hiện. Hình thức chủ yếu là các đơn vị của VPQH tự tiếp nhận các dự án, hoạt động đơn lẻ do nghị viện nước ngoài, tổ chức quốc tế tài trợ và triển khai thực hiện. Hoạt động HTQT giữa VPQH nói chung và các cơ quan giúp việc của nghị viện nước ngoài, tổ chức quốc tế chủ yếu được thực hiện thông qua các dự án HTQT do Phòng Quản lý các dự án hợp tác quốc tế, trực thuộc Văn phòng Quốc hội quản lý. Trong khuôn khổ đối ngoại nghị viện đa phương, VPQH đã triển khai HTQT trong phạm vi Hiệp hội các Tổng thư ký (ASGP). Hoạt động này do Vụ Đối ngoại phụ trách. Do có quá nhiều cơ quan thực hiện công tác HTQT chuyên trách trong phạm vi VPQH nên công tác HTQT của VPQH chưa thực sự hiệu quả. Sự ra đời của Phòng hợp tác quốc tế cũng chưa giải quyết được vấn đề này khi công tác HTQT vẫn bị chia nhỏ ở các đơn vị khác nhau thuộc VPQH. Hiện nay, các 56 đơn vị thuộc VPQH vẫn tiếp tục tự tiếp nhận các hoạt động HTQT theo dạng hoạt động nhỏ lẻ hoặc dự án. Ví dụ: Vụ Thông tin đã triển khai hoạt động Nghị viện trẻ phối hợp với Đại sứ quán Anh, Vụ Phục vụ hoạt động giám sát triển khai hoạt động hợp tác với USAID trong khuôn khổ dự án “Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện”... Phòng Hợp tác quốc tế chỉ có vai trò hỗ trợ thủ tục xin ý kiến đồng ý của các cấp lãnh đạo và xin ý kiến các bộ ngành có liên quan. Hoạt động tổ chức các đoàn cán bộ, công chức của VPQH đi đào tạo tại nước ngoài vẫn do Vụ Tổ chức – Cán bộ triển khai thực hiện. Vai trò đầu mối và thống nhất quản lý công tác HTQT của Phòng HTQT chưa được thực hiện. Hơn nữa Phòng Hợp tác quốc tế, Vụ Lễ tân cũng chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm trong việc tham mưu lãnh đạo VPQH trong công tác HTQT. Hiện nay Văn phòng Quốc hội chưa có quan hệ sâu rộng với cơ quan giúp việc của nghị viện nhiều nước trên thế giới mà chỉ tập trung vào một số địa bàn đã có dự án hợp tác trước đó như Thụy Điển, Đan Mạch, Nhật Bản. Nguyên nhân chủ yếu là do Phòng Hợp tác quốc tế chưa có nhiều liên hệ với cơ quan giúp việc của các Nghị viện trên thế giới do quan hệ này chủ yếu vẫn nằm trong khuôn khổ ASGP và do Vụ Đối ngoại phụ trách. Bên cạnh đó, việc xây dựng hoạt động đối ngoại của VPQH trong tổng thể Chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm của Quốc hội hiện nay do Vụ Tổ chức – Cán bộ phụ trách. Đây là một điều rất bất cập vì theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị của VPQH, Vụ Tổ chức – Cán bộ không có chức năng này. Do việc quản lý HTQT bị phân tán ở nhiều đơn vị khác nhau, nguồn lực thực hiện công tác này cũng không được sử dụng hiệu quả. Tại các đơn vị tự triển khai các hoạt động HTQT, các đơn vị này phải cử công chức thực hiện hoạt động thu xếp tổ chức, liên hệ với các đầu mối của nước ngoài trong 57 khi các đơn vị này phần lớn ít kinh nghiệm trong việc triển khai công tác HTQT. Trong khi đó, Phòng Hợp tác quốc tế có nhiều công chức có kinh nghiệm về triển khai công tác HTQT lại không có cơ hội hỗ trợ các đơn vị trong VPQH triển khai các hoạt động hợp tác có yếu tố nước ngoài. Việc thiếu đầu mối quản lý chung cũng khiến cho lãnh đạo VPQH không nắm được tổng thể hoạ t động HTQT trong VPQH. Do đó, lãnh đạo VPQH chưa có định hướng để củng cố cũng như phát triển công tác quan trọng này. 2.2.2. Hạn chế trong phương thức hợp tác và trao đổi hai chiều các hoạt động hợp tác quốc tế Song song với những bất cập trong công tác quản lý, triển khai các hoạt động HTQT tại VPQH, việc hạn chế trong phương thức hợp tác và quá trình trao đổi hai chiều các hoạt động HTQT giữa VPQH Việt Nam với các Văn phòng Nghị viện các nước cũng như các cơ quan nước ngoài cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này. Hiện nay, hoạt động HTQT vẫn chủ yếu theo hình thức nhận hỗ trợ từ cính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ và các tổ chức PCPNN hoặc nghị viện các nước để triển khai các dự án HTQT hoặc hoạt động HTQT đơn lẻ. Việc Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế giới, điều đó cũng có nghĩa các cơ quan tài trợ quốc tế cũng sẽ cắt giảm dần việc hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam nói chung và các cơ quan của Quốc hội và VPQH nói riêng. Thực tế, trong giai đoạn từ năm 2009 – 2019, tổng ngân sách do các cơ quan, tổ chức nước ngoài tài trợ cho các chương trình, dự án HTQT do VPQH làm chủ dự án cũng đang giảm dần, cụ thể: - Năm 2009, tổng ngân sách tài trợ cho các chương trình, dự án HTQT do VPQH triển khai là hơn 1,95 triệu USD, tỷ lệ giải ngân đạt 1,66 triệu USD, chiếm 85%. 58 - Năm 2019, con số ngân sách được tài trợ giảm còn hơn 442 nghìn USD, tỷ lệ giải ngân đạt hơn 377 nghìn USD, chiếm 85%. Từ số liệu trên có thể so sánh con số ngân sách được phân bổ và số liệu giải ngân thực tế của các năm qua quan sát Biểu đồ 2.2: Biểu đồ 2.2. Số liệu giải ngân các dự án do VPQH triển khai giai đoạn 2009-2019 Nhìn chung các dự án để đảm bảo giải ngân được tối đa theo yêu cầu nhưng phần chi cho chuyên gia nước ngoài chiếm khoảng 50 -70% ngân sách (theo thông lệ các dự án Quốc tế), như vậy thực chi cho phía Việt Nam chỉ khoảng 30-50%. Ngân sách hỗ trợ của các đối tác hạn chế và việc xây dựng ngân sách có nhiều ràng buộc nên chưa tạo sự chủ động cần thiết cho cơ quan của Quốc hội và VPQH trong quá trình tham vấn để thực hiện các chức năng của mình, chưa triển khai được các nghiên cứu cơ bản mang tính quy mô với các sản phẩm mang tính bền vững hơn. Xu hướng những năm gần đây có ngày càng ít các dự án nước ngoài hỗ trợ cho hoạt động thẩm tra, giám sát của các cơ quan Quốc hội. 59 Bên cạnh đó việc triển khai các hoạt động HTQT theo hình thức song phương cũng chưa được phát huy tối đa. Từ năm 2009 -2019, số lượng các biên bản thỏa thuận, các điều ước quốc tế được tiến hành ký kết giữa VPQH Việt Nam và Nghị viện các nước cũng chỉ chiếm con số không đáng kể. Theo số liệu trong báo cáo tổng hợp giai đoạn 2009 – 2019, VPQH đã ký kết 06 thỏa thuận quốc tế với một số VPQH các nước và thỏa thuận hợp tác với các cơ quan, nhà tài trợ nước ngoài như: Thỏa thuận hợp tác giữa VPQH Việt Nam và Ban Thư ký QH Đại Hàn Dân Quốc; Thỏa thuận hợp tác giữa VPQH nước CHXHCN Việt Nam và VPQH nước CHDCND Lào; (Xem thêm tại Phụ lục 2. Danh mục điều ước quốc tế, thỏa thu ận quốc tế đã ký kết giai đoạn 2009 - 2019). Việc chỉ triển khai các chương trình, dự án do các cơ quan, tổ chức quốc tế theo hướng một chiều có nghĩa là ta chỉ tiếp nhận mà thiếu đi sự trao đổi hai chiều thông qua việc ký kết các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước cũng làm hạn chế đi tính hiệu quả và mở rộng phạm vi của các hoạt động HTQT. Do đó trong tương lai, hoạt động HTQT của các cơ quan của Quốc hội nói chung và VPQH nói riêng cần theo hướng trao đổi hai chiều, không đơn thuần nhận các dự án để triển khai như hiện nay. 2.2.3. Hạn chế trong việc chia sẻ thông tin và hệ thống cơ sở dữ liệu về các hoạt động hợp tác quốc tế tại Văn phòng Quốc hội Sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan của Quốc hội và VPQH trong quá trình triển khai các hoạt động HTQT có lúc còn chưa kịp thời, chưa tạo điều kiện cho việc nhân rộng kết quả hoạt động của dự án, đôi khi dẫn đến một số hội nghị, hội thảo trong khuôn khổ các dự án HTQT bị tổ chức trùng lặp về nội dung hoạt động cũng như thời gian và địa điểm. Nhiều kết quả nghiên cứu của các đoàn nghiên cứu nước ngoài, các báo cáo nghiên cứu, kết quả hội thảo khoa học chưa có cơ chế để chia sẻ rộng rãi 60 tới nhiều đối tượng khác nhau để tham khảo, nghiên cứu phục vụ công tác chuyên môn. Việc lưu trữ, quản lý thông tin còn thiếu tính tập trung, thống nhất. Hiện nay, hệ thống hóa cơ sở dữ liệu về các chương trình, dự án HTQT vẫn chưa được lưu trữ, số hóa một cách đầu đủ và hệ thống khiến cho việc tìm kiếm, truy xuất những thông tin về hoạt động HTQT từ những giai đoạn trước rất khó khăn, rời rạc. Ngoài ra, quá trình trao đổi thông tin giữa cơ quan của Quốc hội và đại diện các tổ chức quốc tế còn thiếu tính hệ thống và cập nhật thường xuyên; một số cuộc trao đổi, tiếp xúc chuyên gia quốc tế mới dừng lại ở mức chào xã giao mà chưa tổ chức được nhiều dưới hình thức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm công tác, chuyên đề khoa học do hạn hẹp về thời gian. Một số hoạt động HTQT còn mang tính mức đơn lẻ, gắn với các nhiệm vụ, nội dung công việc cụ thể theo chương trình, kế hoạch công tác hàng năm (thường theo từng dự án luật, nghị quyết); vì vậy chưa mang tính tổng thể, hình thức hợp tác cũng chưa đa dạng , chưa có sự tiếp nối, liên tục; hiệu quả chỉ giới hạn ở những đối tượng trực tiếp thụ hưởng, vì vậy chưa thực sự bảo đảm và phát huy tính bền vững. 2.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý hoạt động hợp tác quốc tế tại Văn phòng Quốc hội Những hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả, hiệu quả trong quản lý hoạt động HTQT và không thể không kể đến những nguyên nhân cơ bản vẫn còn tồn tại và chưa được khắc phục. 2.3.1. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, vẫn còn thiếu một cơ chế điều phối chung có hiệu quả đối với tất cả các dự án HTQT của VPQH. Vì vậy, sự phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội, VPQH trong quá trình vận động, đàm phán, xây dựng và triển khai dự án còn hạn chế dẫn đến những trùng lặp nhất định về các nội dung 61 hợp tác, đối tượng thụ hưởng và gây ra những khó khăn trong việc xây dựng, tuân thủ các chuẩn mực, quy định chung. Thứ hai, cơ chế phối hợp, phân công trách nhiệm giữa đơn vị trực tiếp quản lý dự án, triển khai các hoạt động HTQT của VPQH với các đơn vị hữu quan trong quá trình tiến hành các hoạt động chưa thật chặt chẽ và mạch lạc. Điều này đã ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng côn g việc cũng như hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài trợ trong không ít trường hợp. Theo quy định của pháp luật về việc quản lý và triển khai các chương trình, dự án HTQT, mỗi dự án sau khi ký kết đều được Chủ nhiệm VPQH ban hành Quyết định thành lập Ban quản lý dự án, trong đó có các vị trí lãnh đạo Dự án như Giám đốc, Phó Giám đốc, Quản đốc, Kế toán, Trợ lý dự án thường được phân công làm việc kiêm nhiệm. Các thành viên trong BQLDA thường là những công chức thuộc các đơn vị khác nhau trong VPQH. Do đó, các đơn vị, nhân sự phối hợp thực hiện dự án luôn bận rộn với công việc chuyên môn hàng ngày nên không có nhiều thời gian cho việc thực hiện các hoạt động của dự án. Bên cạnh đó, để triển khai các hoạt động của dự án cần có sự phối hợp và hợp tác của các Vụ/đơn vị trong VPQH và các địa phương. Đối với BQLDA, việc triển khai các hoạt động HTQT là nhiệm vụ chính, còn các đơn vị hữu quan coi đây chỉ là những hoạt động bổ sung, hoạt động làm thêm nên việc phối hợp với các dự án có thể ảnh hưởng đến tiến độ công việc chuyên môn. Thứ ba, trong quá trình triển khai các hoạt động HTQT cụ thể, sự chọn lựa, phân loại đối tượng thụ hưởng trong một số trường hợp là chưa thật sự phù hợp với từng nội dung hoạt động nên chưa đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, việc điều phối những nhóm đối tượng thụ hưởng giữa các dự án HTQT chưa đồng đều cũng như chưa có cơ chế thống nhất để xác định và đề xuất để việc lựa chọn các đối tượng thụ hưởng dự án một cách khách quan, công bằng. 62 Số liệu giải ngân kinh phí trong nhiều hoạt động của các dự án liên Bộ, liên ngành và các hoạt động hợp tác đơn lẻ không được các nhà tài trợ cung cấp tới các cơ quan của Quốc hội đồng tham gia thực hiện/thụ hưởng, gây khó khăn trong công tác tổng hợp và báo cáo về nguồn hỗ trợ ODA. 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, cán bộ ít và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý hoạt động HTQT còn nhiều hạn chế. Cũng do nhiều quy định, quy chế chưa rõ ràng nên VPQH gặp nhiều lúng túng trong quản lý hoạt động HTQT. VPQH đôi khi chưa chủ động tự đẩy mạnh hoạt động HTQT. Bên cạnh đó, vấn đề thiếu hụt nhân sự đáp ứng yêu cầu thực hiện hoạt động HTQT với nước ngoài vẫn còn thiếu hụt, đội ngũ cán bộ chuyên trách giúp việc thực hiện các hoạt động HTQT còn mỏng, trong khi khối lượng công việc nhiều nên phần nào ảnh hưởng tới việc triển khai các hoạt động này, đặc biệt trong việc chủ động khai thác các dự án HTQT cho các cơ quan của Quốc hội còn rất hạn chế. Nghiệp vụ, kỹ năng liên quan đến hoạt động HTQT; hướng dẫn về thủ tục hành chính liên quan đến công tác đàm phán, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án với nước ngoài của đội ngũ nhân sự trực tiếp thực hiện các hoạt động HTQT cũng cần được bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên mới có thể đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra. Về vấn đề chuyên môn, do một số hoạt động của các dự án liên quan đến những vấn đề chuyên môn/kỹ thuật đặc thù (ví dụ như vấn đề nâng cao năng lực lập pháp hay năng lực thể chế của cơ quan đại diện...), nên việc tìm kiếm các đơn vị tư vấn có năng lực và kinh nghiệm hay các chuyên gia giỏi là điều không dễ dàng. Thứ hai, việc phối kết hợp giữa các cơ quan Quốc hội với VPQH đôi khi chưa đáp ứng yêu cầu HTQT. 63 Thứ ba, việc lưu trữ, quản lý và chia sẻ thông tin từ các kết quả hoạt động của dự án còn hạn chế. Nhiều kết quả nghiên cứu của các đoàn nghiên cứu nước ngoài, các báo cáo nghiên cứu, kết quả hội thảo khoa học chưa có cơ chế để chia sẻ rộng rãi tới nhiều đối tượng khác nhau để tham khảo, nghiên cứu phục vụ công tác chuyên môn. Thứ tư, việc thực hiện chế độ báo cáo các kết quả hoạt động HTQT đôi khi chưa kịp thời, còn chưa đầy đủ, gây khó khăn nhất định trong công tác quản lý và điều phối thực hiện. Mặc dù đã xây dựng được chế độ báo cáo định kỳ giữa BĐP với các cơ quan quản lý và thực hiện dự án, nhưng vẫn có những trường hợp các chủ dự án sau khi triển khai hoặc hoàn tất thủ tục tiếp nhận các hoạt động HTQT (thường ở quy mô nhỏ, lẻ, không thường xuyên) khi đó mới báo cáo BĐP . Trong hầu hết các dự án HTQT gần đây, các cơ quan của Quốc hội chỉ là một trong những đơn vị tham gia thụ hưởng, do đó, quá trình triển khai thực hi ện các hoạt động phải thông qua nhiều đầu mối trung gian, thủ tục hành chính phức tạp; các cơ quan của Quốc hội lại không có cơ sở và không đủ nhân lực để tổ chức bộ phận cán bộ giúp việc chuyên trách cho công tác này. Trong quá trình triển khai các hoạt động HTQT, thực tế có một thách thức không nhỏ là vấn đề thời gian. Việc triển khai thực hiện một số hoạt động HTQT còn chậm do sự khác nhau về đặc điểm hoạt động của Quốc hội nước ta (hoạt động không thường xuyên) và Quốc hội một số nước bạn (hoạt động thường xuyên), quỹ thời gian thực tế trong năm để thực hiện các hoạt động của các dự án không nhiều. Một năm có 365 ngày thì hai phiên họp toàn thể của Quốc hội, các phiên họp của UBTVQH, họp đại biểu Quốc hội chuyên trách, họp Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội... đã chiếm khá nhiều thời gian; việc triển khai các hoạt động trong thời gian này là rất hạn chế. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tiến độ giải ngân của các dự án 64 thường không đồng đều trong năm, một số hoạt động phải đẩy lùi sang thực hiện vào năm tiếp theo. Hiện nay, mặc dù nguồn thu của ngân sách nhà nước tăng đều qua các năm nhưng việc chi cho tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn các kỹ năng cho đại biểu Quốc hội và cán bộ công chức, xây dựng các báo cáo nghiên cứu, mua sắm các trang thiết bị thường ít thay đổi. Tuy nhiên, nhu cầu tăng cường năng lực thông qua các hoạt động trên là rất lớn. Hàng năm, thông qua các hoạt động HTQT, các cơ quan của Quốc hội nhận được rất nhiều kinh phí để tổ chức các hoạt động mà ngân sách chưa thể đáp ứng. Trong xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động, có dự án (liên Bộ, Ngành) còn chưa linh hoạt trong việc điều chỉnh kế hoạch, nội dung hoạt động theo nhu cầu thực tế phát sinh của cơ quan thụ hưởng. Kế hoạch hoạt động chi tiết của một số dự án được bên tài trợ phê duyệt muộn, phần nào ảnh hưởng đến tiến độ triển khai. 65 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TẠI VĂN PHÒNG QUỐC HỘI Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã trình bày ở chương 1, nguyên nhân của những hạn chế yếu kém đã xác định được ở chương 2 và trước yêu cầu đặt ra từ công tác quản lý các hoạt động HTQT, tác giả để xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu để nâng cao công tác quản lý hoạt động HTQT tại VPQH. Cụ thể là: 3.1. Quan điểm, mục tiêu quả n lý hoạt động hợp tác quốc tế tại Văn phòng Quốc hội Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đồng thời bám sát vào các nội dung làm việc của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, quan điểm và mục tiêu quản lý hoạt động HTQT tại VPQH luôn tập trung theo những định hướng, nguyên tắc sau đây: - Nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia trong hợp tác: Trong quá trình hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế, các cơ quan của Quốc hội và VPQH luôn được triển khai trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. - Phương châm hợp tác: Thông qua hợp tác, góp phần nâng tầm nhận thức, tư duy về hội nhập theo tinh thần chủ động, các cơ quan của Quốc hội và VPQH cần cố gắng phát huy tối đa nội lực, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài trợ trong phục vụ hoạt động của các cơ quan của Quốc hội. - Lựa chọn nội dung, đối tác, hình thức hợp tác: Các đối tác hợp tác với các cơ quan của Quốc hội và VPQH cần được lựa chọn kỹ. Đó là các đối tác có khả năng và thiện chí trợ giúp Việt Nam cùng phát triển tiến bộ, phù hợp với đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước và truyền thống văn hóa Việt Nam. 66 Thực hiện nhất quán việc lựa chọn nội dung, đối tác, hình thức hợp tác trong các chương trình, dự án phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về đối ngoại, cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Các nội dung của hoạt động HTQT cần được xây dựng bám sát việc hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động của các cơ quan của Quốc hội và VPQH, đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, phục vụ thiết thực cho công tác xây dựng pháp luật, cho việc nâng cao năng lực của ĐBQH và công chức của các cơ quan phục vụ Quốc hội. Hoạt động HTQT cần hướng trọng tâm vào nâng cao năng lực xây dựng và hoàn thiện thể chế cùng các khuôn khổ lập pháp và pháp luật; ưu tiên hoạt động HTQT trong các lĩnh vực nâng cao năng lực thẩm tra, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, nhất là năng lực thẩm tra, đánh giá tác động của chính sách, năng lực giám sát của Quốc hội đối với các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. - Quản lý thực hiện các hoạt động HTQT, trong đó có vấn đề quản lý, sử dụng kinh phí của các chương trình, dự án: Quá trình quản lý, sử dụng kinh phí tài trợ cần được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của các nhà tài trợ trên cơ sở sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Xây dựng các chương trình, dự án HTQT với quy mô trung và dài hạn để đẩy mạnh hơn nữa công tác hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan, chuẩn hóa cán bộ làm công tác điều phối hoạt động hợp tác, bảo đảm trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tham mưu, phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại và ngang tầm nhiệm vụ. Tăng cường sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện các hoạt động HTQT giúp cho việc nhân rộng các kết quả tích cực của hoạt động hợp tác quốc tế đến nhiều đối tượng, bảo đảm tính vền vững của hoạt động hợp tác quốc tế. 67 Tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác nước ngoài khi thực hiện hợp tác với các cơ quan của Quốc hội và VPQH; đồng thời giới thiệu các đối tác nước ngoài có nhu cầu hợp tác dài hạn về lĩnh vực pháp luật với các cơ quan của Quốc hội. BĐP các Dự án HTQT cần sớm hoàn thiện và ban hành Hướng dẫn sửa đổi về hoạt động điều phối việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển của nước ngoài dành cho các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của UBTVQH và VPQH thay thế Hướng dẫn về hoạt động điều phối việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển của nước ngoài dành cho các cơ quan của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_hoat_dong_hop_tac_quoc_te_tai_van_phong_quo.pdf
Tài liệu liên quan