Luận văn Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2006 5

1.1. Sự cần thiết phải nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong nước 5

1.1.1. Vài nét về phế liệu 5

1.1.2. Sự cần thiết phải nhập khẩu phế liệu 6

1.2. Thực trạng sử dụng và nhập khẩu phế liệu 8

1.2.1. Thực trạng sử dụng và nhập khẩu sắt thép phế liệu 9

1.2.2. Thực trạng sử dụng và nhập khẩu nhựa phế liệu 14

1.2.3. Thực trạng sử dụng và nhập khẩu giấy và catông 19

1.3. Đánh giá tác động về mặt kinh tế và môi trường của việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu phục vụ sản xuất giai đoạn 2001 - nay 22

1.3.1. Tác động về mặt kinh tế 22

1.3.2. Tác động về mặt môi trường 26

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2006 39

2.1. Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu 39

2.1.1. Hệ thống các văn bản liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu 39

2.1.2. Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu 44

2.1.3. Các qui định và cam kết quốc tế có liên quan 61

2.2. Hiệu quả của các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu 64

2.2.1. Đối với mục tiêu bảo vệ môi trường 64

2.2.2. Đối với mục tiêu kinh tế 66

2.2.3. Đối với việc đảm bảo tuân thủ các qui định quốc tế mà Việt Nam là thành viên 71

2.2.4. Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu 73

2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu phục vụ sản xuất - Bài học cho Việt Nam 75

2.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 75

2.3.2Kinh nghiệm một số nước EU 79

2.3.3. Bài học rút ra đối với Việt Nam 80

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT TRONG THỜI GIAN TỚI 83

3.1. Quan điểm và định hướng cho việc nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong thời gian tới 83

3.1.1. Quan điểm 83

3.1.2. Những định hướng trong việc nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất 85

3.2. Dự báo nhu cầu nhập khẩu phế liệu trong thời giai tới 87

3.2.1. Những nhân tố tác động tới nhu cầu nhập khẩu phế liệu 87

3.2.2. Dự báo nhu cầu nhập khẩu phế liệu của các ngành trong thời gian tới 91

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong thời gian tới 92

3.3.1. Giải pháp về phía Nhà nước 92

3.3.2. Giải pháp về phía hiệp hội 101

3.3.3. Giải pháp về phía doanh nghiệp 102

3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu 105

KẾT LUẬN 108

Tài liệu tham khảo 110

 

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4350 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng ở dạng tấm, mảnh, thanh, ống đã qua sử dụng Nhôm, hợp kim nhôm ở dạng tấm, mảnh, thanh, ống đã qua sử dụng Kẽm, hợp kim kẽm ở dạng tấm, mảnh, thanh, ống đã qua sử dụng Niken, hợp kim niken ở dạng tấm, mảnh, thanh, ống đã qua sử dụng Dây điện, cáp điện bằng đồng hoặc bằng nhôm đã qua sử dụng, đã loại bỏ vỏ bọc cách điện bằng nhựa, cao su hoặc bằng các loại vật liệu cách điện khác. Giấy các loại, không chứa các nội dung văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động. 3 Quyết định số 65/2001/QĐ-BKHCNMT Danh mục các loại phế liệu đã được xử lý đảm bảo yêu cầu về môi trường được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất Các dạng đầu mẩu, đầu tấm, mảnh vụn bằng kim loại hoặc hợp kim còn lại sau khi gia công, chưa qua sử dụng. Thép đường ray, thép tà vẹt, thép tấm, thép tròn, thép hình, thép ống, dây và lưới thép các loại đã qua sử dụng. Gang, thép thu hồi từ việc cắt phá, tháo dỡ các công trình xây dựng đã qua sử dụng, như: cầu, tháp, nhà, xưởng. Gang, thép thu hồi từ việc cắt phá, tháo dỡ các phương tiện vận tải, máy móc, và các đồ vật bằng gang, thép khác đã qua sử dụng. Đồng, hợp kim đồng ở dạng tấm, mảnh, thanh, ống hoặc các dạng khác thu hồi từ việc cắt phá, tháo dỡ các máy móc, thiết bị, đồ vật đã qua sử dụng. Nhôm, hợp kim nhôm ở dạng tấm, mảnh, thanh, ống hoặc các dạng khác thu hồi từ việc cắt phá, tháo dỡ các máy móc, thiết bị, đồ vật đã qua sử dụng. Kẽm, hợp kim kẽm ở dạng tấm, mảnh, thanh, ống hoặc các dạng khác thu hồi từ việc cắt phá, tháo dỡ các máy móc, thiết bị, đồ vật đã qua sử dụng. Niken, hợp kim niken ở dạng tấm, mảnh, thanh, ống hoặc các dạng khác thu hồi từ việc cắt phá, tháo dỡ các máy móc, thiết bị, đồ vật đã qua sử dụng. Dây điện, cáp điện bằng đồng hoặc bằng nhôm đã qua sử dụng, đã loại bỏ vỏ bọc cách điện bằng nhựa, cao su hoặc bằng các loại vật liệu cách điện khác. Dây điện từ đã qua sử dụng (dây đồng có lớp bọc cách điện bằng sơn men, sợi bông hoặc giấy). Phế liệu giấy, phế liệu cáctông. Các dạng mảnh vụn, đầu mẩu, đầu tấm, sợi rối bằng nhựa còn lại sau quá trình sản xuất, chưa qua sử dụng. 4 Quyết định 03/2004/QĐ-BTNMT Phế liệu được phép nhập khẩu được chia thành 4 nhóm, bao gồm: Nhóm kim loại và hợp kim, gồm: nguyên liệu thứ phẩm; nguyên liệu vụn ở dạng rời hoặc được ép thành khối hay đóng bánh; vật liệu tận dụng, trong đó, vật liệu có thể có nguồn gốc từ: Thép đường ray, thép tà vẹt, thép tấm, thép lá, thép tròn, thép hình, thép ống, thỏi đúc, dây và lưỡi thép các loại; Gang, thép, đồng, hợp kim đồng, nhôm, hợp kim nhôm, kẽm, hợp kim kẽm, ni ken, hợp kim ni ken thu hồi từ việc cắt phá, tháo dỡ các công trình xây dựng, các phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị và các sản phẩm khác; Lõi dây điện, cáp điện bằng đồng hoặc nhôm, đã loại bỏ vỏ bọc cách điện bằng nhựa, cao su hoặc bằng các loại vật liệu cách điện khác; Dây điện từ (đây đồng có lớp bọc cách điện bằng sơn men, sợi bông hoặc giấy). Nhóm giấy và các-tông, gồm: nguyên liệu thứ phẩm; nguyên liệu vụn; vật liệu tận dụng, trong đó, vật liệu tận dụng có thể có nguồn gốc từ: giấy, các-tông thu hồi từ sản phẩm đã qua sử dụng; giấy, các-tông ở dạng thứ phẩm, phế phẩm. Nhóm thuỷ tinh, gồm: nguyên liệu thứ phẩm;nnguyên liệu vụn; vật liệu tận dụng: các loại thuỷ tinh thu hồi từ sản phẩm đã qua sử dụng. Nhóm nhựa, gồm: nguyên liệu thứ phẩm; nguyên liệu vụn; vật liệu tận dụng: các loại bao bì đựng nước khoáng, nước tinh khiết đã qua sử dụng. Sau khi Luật BVMT năm 2005 có hiệu lực 1 Quyết định 12/2006/QĐ-BTNMT Quyết định 12/2006/QĐ-BTNMT đã đưa ra Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Trong đó gồm 20 loại phế liệu khác nhau: Phế liệu, mảnh vụn sắt hoặc thép Đồng phế liệu và mảnh vụn Niken phế liệu và mảnh vụn Nhôm phế liệu và mảnh vụn Kẽm phế liệu và mảnh vụn Chì phế liệu và mảnh vụn Thiếc phế liệu và mảnh vụn Vonfram phế liệu và mảnh vụn Molypden phế liệu và mảnh vụn Magie phế liệu và mảnh vụn Titan phế liệu và mảnh vụn Ziricon phế liệu và mảnh vụn Antimon phế liệu và mảnh vụn Mangan phế liệu và mảnh vụn Crom phế liệu và mảnh vụn Thuỷ tinh vụn, thuỷ tinh phế liệu, mảnh vụn thuỷ tinh Giấy loại hoặc các tông loại (phế liệu và vụn thừa) Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) Thạch cao Xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép Nguồn: Tổng hợp Căn cứ theo danh mục đưa ra trong các văn bản cho thấy: Các loại phế liệu được phép nhập khẩu có xu hướng mở rộng theo nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Cho tới thời điểm hiện tại, theo Quyết địn số 12, số lượng các loại phế liệu được phép nhập khẩu là 20, đây cũng là những loại phế liệu mà các quốc gia trên thế giới có hoạt động xuất nhập khẩu. Các danh mục cũng có hướng mô tả cụ thể nguồn gốc cũng như đặc điểm cơ bản của các loại phế liệu. Có thể khẳng định rằng, tới nay, các loại phế liệu được phép nhập khẩu đã đáp ứng nhu cầu thực tế cũng như phù hợp với những thông lệ quốc tế. Kiểm soát chủ thể tham gia nhập khẩu Việc kiểm soát chủ thể tham gia hoạt động nhập khẩu phế liệu được thực hiện thông qua 2 hình thức: Loại chủ thể được phép tham gia nhập khẩu (Doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại) Yêu cầu về năng lực xử lý các vấn đề môi trường của chủ thể tham gia nhập khẩu phế liệu Loại chủ thể được phép tham gia nhập khẩu phế liệu Bảng 2.2- Tổng hợp các loại chủ thể được phé tham gia nhập khẩu phế liệu STT Văn bản Nội dung Trước khi Luật BVMT năm 2005 có hiệu lực 1 Thông tư liên tịch số 2880/TTLT Chỉ có các cơ sở sản xuất hoặc cơ sở sản xuất được Bộ Thương mại cấp giấy phép trực tiếp sản xuất, có ngành hàng nhập khẩu phù hợp mới được phép nhập khẩu phế liệu Trường hợp các cơ sở sản xuất chưa được cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp thì uỷ thác nhập khẩu cho các đơn vị trên 2 Quyết định số 10/2001/QĐ-BKHCNMT Không đề cập cụ thể đối tượng nào được tham gia nhập khẩu phế liệu 3 Quyết định số 65/2001/QĐ-BKHCNMT Theo Quyết định 65, cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất phải chịu trách nhiệm không để phế liệu gây ra ô nhiễm môi trường, phải xử lý các loại chất thải đạt tiêu chuẩn quy định. Tuy nhiên không đề cập cụ thể đối tượng nào được phép nhập và đối tượng nào không được phép nhập khẩu phế liệu. 4 Quyết định 03/2004/QĐ-BTNMT Không đề cập cụ thể đối tượng nào được tham gia nhập khẩu phế liệu Sau khi Luật BVMT năm 2005 có hiệu lực 1 Luật Bảo vệ môi trường (Điều 43) Không đề cập cụ thể đối tượng nào được tham gia nhập khẩu phế liệu Nguồn: Tổng hợp Về cơ bản, chủ thể tham gia nhập khẩu sẽ bao gồm các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và các doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên, trong một số văn bản, (cụ thể là trường hợp Luật bảo vệ môi trường năm 2005 mới ra đời), chủ thể tham gia nhập khẩu được hiểu là chỉ có doanh nghiệp trực tiếp sản xuất. Có thể lý giải cho việc đưa ra qui định là những này quan ngại về năng lực xử lý các vấn đề môi trường của các doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên, với việc giới hạn đối tượng này đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho các nhà sử dụng phế liệu do phần lớn lượng phế liệu được nhập khẩu về là từ các doanh nghiệp thương mại. Với những lợi thế nhất định, các doanh nghiệp thương mại chiếm phần lớn các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này hiện nay. Kiểm soát năng lực của chủ thể tham gia nhập khẩu Năng lực của chủ thể tham gia nhập khẩu trong việc xử lý các vấn đề môi trường phát sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế các rủi ro môi trường. Chính vì vậy, một trong những biện pháp được các nhà quản lý quan tâm đó là đưa ra các yêu cầu đối với các doanh nghiệp nhập khẩu và sử dụng về năng lực bảo vệ môi trường. Bảng 2.3- Tổng hợp các biện pháp kiểm soát năng lực chủ thể tham gia NK phế liệu STT Văn bản Nội dung Trước khi Luật BVMT năm 2005 có hiệu lực 1 Thông tư liên tịch số 2880/TTLT - Các cơ sở nhập khẩu và sử dụng phế liệu phải tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý môi trường Trung ương và địa phương 2 Quyết định số 10/2001/QĐ-BKHCNMT Tổ chức, cá nhân nhập khẩu các loại phế liệu đã được xử lý thành nguyên liệu phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành. 3 Quyết định số 65/2001/QĐ-BKHCNMT Cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất phải chịu trách nhiệm không để phế liệu gây ra ô nhiễm môi trường, phải xử lý các loại chất thải đạt tiêu chuẩn quy định 4 Quyết định 03/2004/QĐ-BTNMT Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu Chỉ những tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện sau đây mới được phép nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất: Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu nhập khẩu bảo đảm các điều kiện về môi trường trong quá trình lưu giữ phế liệu nhập khẩu; Có đủ năng lực xử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu Chấp hành các quy định của nháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật khác có liên quan; Chỉ nhập khẩu phế liệu phù hợp với chủng loại nguyên liệu sản xuất của cơ sở mình; Trong thời hạn ít nhất là năm (5) ngày làm việc trước khi tiến hành bốc dỡ, vận chuyển phế liệu nhập khẩu từ cửa khẩu về kho, bãi tập kết, phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường ở địa phương có cơ sở sản xuất hoặc kho, bãi chứa phế liệu nhập khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng phế liệu nhập khẩu; địa điểm cửa khẩu nhập phế liệu; tuyến vận chuyển phế liệu; địa điểm kho, bãi tập kết phế liệu; địa điểm đưa phế liệu vào sản xuất; Tổ chức việc xử lý tạp chất sau khi loại ra khỏi phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; không được cho, bán tạp chất đó. Sau khi Luật BVMT năm 2005 có hiệu lực 1 Luật Bảo vệ môi trường (Điều 43) Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tái chế phải có đủ các điều kiện sau đây mới được phép nhập khẩu phế liệu: Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường; Có đủ năng lực xử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu; Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đạt tiêu chuẩn môi trường. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu có trách nhiệm sau: Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Chậm nhất là năm ngày trước khi tiến hành bốc dỡ phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc kho, bãi chứa phế liệu nhập khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng phế liệu, cửa khẩu nhập, tuyến vận chuyển, kho, bãi tập kết phế liệu và nơi đưa phế liệu vào sản xuất; Xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu; không được cho, bán tạp chất đó. Nguồn: Tổng hợp Kiểm soát thủ tục và giấy phép có liên quan Với những quan ngại trong vấn đề môi trường từ hoạt động nhập khẩu phế liệu, một số yêu cầu mang tính chất thủ tục được đưa ra đối với việc nhập khẩu phế liệu ngoài những thủ tục hải quan giống như các sản phẩm thông thường. Tuy nhiên, do tính hiệu quả của các loại giấy phép và thủ tục này không cao, đôi khi lại gây ra những phiền hà không cần thiết cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, các thủ tục này dần được loại bỏ mà thay thế vào đó là những qui định rõ ràng hơn về loại phế liệu, yêu cầu môi trường đối với phế liệu … làm căn cứ cho khâu kiểm tra, giám sát tại hải quan cũng như các cơ quan quản lý có liên quan. Bảng 2.4 - Tổng hợp các biện pháp kiểm soát thủ tục và giấy phép trong NK phế liệu STT Văn bản Nội dung Trước khi Luật BVMT năm 2005 có hiệu lực 1 Thông tư liên tịch số 2880/TTLT Hồ sơ xin được phép nhập khẩu và được sự chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền (Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường) Thủ tục tại Hải quan: Kiểm tra, giám sát về chất lượng và số lượng theo qui định hiện hành của pháp luật 2 Quyết định số 10/2001/QĐ-BKHCNMT Không qui định cụ thể thụ tục và các giấy phép có liên quan 3 Quyết định số 65/2001/QĐ-BKHCNMT Không qui định cụ thể thụ tục và các giấy phép có liên quan 4 Quyết định 03/2004/QĐ-BTNMT Không qui định cụ thể thụ tục và các giấy phép có liên quan Sau khi Luật BVMT năm 2005 có hiệu lực 1 Luật Bảo vệ môi trường (Điều 43) Không qui định cụ thể thụ tục và các giấy phép có liên quan 2 Công văn số 6551/BTM-XNK ngày 20/10/2006 của Bộ Thương mại Theo qui định tại văn bản số 6551/BTM-KHĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Thương mại, các doanh nghiệp (sản xuất và thương mại) cần có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc kho bãi đối với các điều kiện: Có kho bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu nhập khẩu đảm bảo các điều kiện về môi trường trong quá trình lưu giữ phế liệu nhập khẩu. Có đủ năng lực sử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu Biện pháp kỹ thuật Công cụ kỹ thuật là một loại biện pháp quản lý được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Biện pháp này bao gồm các tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm hàng hóa. Ngoài việc đưa ra danh mục các loại phế liệu được phép nhập khẩu, để kiểm soát các loại phế liệu này, các nhà quản lý còn đưa ra những yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo hạn chế được những tác động tiêu cực đối với môi trường trong quá trình nhập khẩu và sử dụng. Bảng 2.5– Tổng hợp các biện pháp kỹ thuật STT Văn bản Nội dung Trước khi Luật BVMT năm 2005 có hiệu lực 1 Thông tư liên tịch số 2880/TTLT Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau: Tỷ lệ tạp chất không quá 3% (Tạp chất là những chất không cùng tính năng của phế liệu mà có lẫn trong phế liệu) Tạp chất không chứa các chất thuộc danh mục phế liệu cấm nhập khẩu, như: hoá chất độc, chất phóng xạ … Trong trường hợp tạp chất là các chất thuộc diện phải xin phép về môi trường thì khi nhập khẩu phải làm các thủ tục xin phép về môi trường 2 Quyết định số 10/2001/QĐ-BKHCNMT Phế liệu quy định trong Danh mục ban hành kèm theo quyết định này chỉ được phép nhập khẩu khi đã làm sạch hoàn toàn hoá chất độc, chất phóng xạ, các chất dễ cháy, dễ nổ, các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc động, thực vật có nguy cơ gây dịch bệnh, chất thải y tế Phế liệu quy định trong Danh mục ban hành kèm theo quyết định này cũng phải được xử lý loại bỏ các tạp chất như: dầu, mỡ, cao su, chất dẻo, nhựa đường và các tạp chất khác. Phế liệu phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. 3 Quyết định số 65/2001/QĐ-BKHCNMT Phế liệu nhập khẩu không chứa hoá chất độc, chất phóng xạ, chất dễ cháy, dễ nổ, hợp chất hữu cơ có nguồn gốc động, thực vật có nguy cơ gây dịch bệnh, chất thải y tế và các loại hàng hoá không được phép nhập khẩu theo quy định của Nhà nước. Phế liệu nhập khẩu đã được loại bỏ tạp chất, tuy nhiên có thể còn bám dính một lượng không đáng kể mà khó có thể loại bỏ được trong quá trình xử lý, phân loại nhưng không gây ô nhiễm môi trường. Phế liệu nhập khẩu chỉ được sử dụng để làm nguyên liệu cho sản xuất. 4 Quyết định 03/2004/QĐ-BTNMT Không lẫn những vật liệu, sản phẩm, hàng hoá không được phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; Không chứa các tạp chất nguy hại; Không lẫn chất thải, trừ tạp chất không nguy hại còn bám dính hoặc bị rời ra trong quá trình bốc xếp, vận chuyển. Sau khi Luật BVMT năm 2005 có hiệu lực 1 Luật Bảo vệ môi trường (Điều 43) Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: Đã được phân loại, làm sạch, không lẫn những vật liệu, vật phẩm, hàng hoá cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Không chứa chất thải, các tạp chất nguy hại, trừ tạp chất không nguy hại bị rời ra trong quá trình bốc xếp, vận chuyển; Nguồn: Tổng hợp Về cơ bản, các văn bản đã cố gắng đưa ra những yêu cầu kỹ thuật đối với các phế liệu được phép nhập khẩu nhằm hạn chế các tác động môi trường có thể có trong quá trình nhập khẩu và sử dụng. Tuy nhiên, có thể thấy các yêu cầu này còn rất chung chung, áp dụng cho tất cả các loại phế liệu. Điều này là chưa phù hợp vì mỗi loại phế liệu sẽ có những đặc thù khác nhau nên cũng sẽ có những yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Với việc qui định như vậy, trên thực tế sẽ gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp cũng như bản thân cơ quan quản lý, đặc biệt là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng phế liệu. Các công cụ kinh tế Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường, được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng tới hành vi của những cá nhân này theo hướng có lợi cho môi trường. Việc áp dụng công cụ ngày càng được ưa chuộng do những ưu điểm của này. Đây là một công cụ tương đối mềm dẻo, tạo cho doanh nghiệp có quyền chủ động lựa chọn các phương án bảo vệ môi trường phù hợp với qui định của Nhà nước. Đứng từ phương diện nhà quản lý, các chi phí quản lý hành chính trong việc áp dụng công cụ này cũng ít tốn kém hơn công cụ mệnh lệnh hành chính. Trong những năm gần đây, việc áp dụng các công cụ kinh tế cho mục tiêu bảo vệ môi trường ngày càng phát triển nhanh chóng. Nếu như trước đây, đa số các biện pháp được áp dụng là biện pháp mệnh lệnh hành chính thì trong giai đoạn hiện nay, công cụ kinh tế đã được sử dụng một cách phổ biến hơn, không chỉ ở các nước phát triển mà tại các nước đang phát triển, công cụ này cũng đang từng bước được áp dụng, triển khai. Đối với Việt Nam, công cụ kinh tế cũng bắt đầu được xây dựng và áp dụng. Các loại công cụ hiện có là: thuế/phí môi trường (phí nước thải, phí rác thải đô thị - bao gồm cả chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt), phí khí thải và tới đây chính Chính phủ chuẩn bị ban hành việc áp dụng phí xử lý chất thải rắn. Ngoài ra, các công cụ Quỹ môi trường, Ký quỹ môi trường cũng đang được áp dụng. Tuy nhiên, các công cụ này chỉ áp dụng đối với các hoạt động gây tác động đến môi trường trong nước. Trong lĩnh vực nhập khẩu, hiện chưa có một công cụ kinh tế nào được áp dụng vì mục tiêu môi trường. Điều này cũng đúng đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu. Còn đối với các doanh nghiệp sử dụng phế liệu nhập khẩu, nếu hoạt động của doanh nghiệp gây ra những tác động đối với các thành phần môi trường thì doanh nghiệp sẽ chịu tác động của các công cụ kinh tế nêu trên. Mặc dù các công cụ kinh tế chỉ áp dụng đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trong quá trình sử dụng phế liệu gây ra những tác động môi trường, tuy nhiên, việc áp dụng này cũng sẽ gián tiếp tác động tới hoạt động nhập khẩu phế liệu và quyết định nguồn cung cấp nguyên liệu của doanh nghiệp. Mặt hàng phế liệu là mặt hàng nhạy cảm do khả năng tác động tới môi trường. Đi kèm với phế liệu thường có các loại tạp chất cần phải xử lý. Trong trường hợp các qui định môi trường và các công cụ kinh tế được áp dụng một cách chặt chẽ, doanh nghiệp cần cân nhắc lại quyết định lựa chọn nguồn nguyên liệu của mình khi so sánh giữa chi phí sử dụng phế liệu với các nguồn nguyên liệu khác. Các công cụ giáo dục và tuyên truyền Công cụ truyền thông là một mô hình tương đối mới trong các công cụ chính sách môi trường. Có thể phân biệt hai loại công cụ truyền thông: công cụ truyền thông một chiều, công cụ truyền thông hai chiều hay đa chiều. Giáo dục, thông tin, tuyên truyền môi trường là các hình thức của công cụ truyền thông một chiều. Thoả hiệp tự nguyện ký kết giữa đối tượng gây ô nhiễm và cơ quan chuyên trách môi trường là một trong những hình thức của công cụ truyền thông hai chiều. Đối với người gây ô nhiễm (mà chủ yếu là các doanh nghiệp), thông tin về công nghệ sạch, các phương pháp ngăn ngừa chất thải, hệ thống quản lý môi trường công nghiệp... nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cũng như những phương thức phù hợp để bảo vệ môi trường. Trong trường hợp áp dụng công cụ truyền thông để bảo vệ môi trường KCN, các nhà quản lý KCN sẽ là đại diện cho các doanh nghiệp trong KCN trong các thoả hiệp tự nguyện. Ngoài ra vấn đề thông tin, tuyên truyền vận động thực hiện sản xuất sạch theo tiêu chuẩn sinh thái hay tổ chức huấn luyện áp dụng công nghệ môi trường, ISO, ... sẽ thực hiện dễ dàng đối với các doanh nghiệp nằm trong địa bàn KCN so với các doanh nghiệp nằm rải rác. Trong lĩnh vực nhập khẩu phế liệu, hoạt động tuyên truyền thường nhằm vào đối tượng là các doanh nghiệp sản xuất, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, trong đó, chủ yếu tập trung vào việc tuyên truyền và giới thiệu các công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý môi trường hiện đại. Những biện pháp này cũng mang lại những lợi ích nhất định trong việc hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, với thực trạng về năng lực xử lý môi trường và thực trạng vấn đề môi trường ở các doanh nghiệp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thì hiệu quả mang lại từ biện pháp này là chưa cao. 2.1.3. Các qui định và cam kết quốc tế có liên quan Trong khuôn khổ Công ước Basel Liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu sắt thép làm nguyên liệu sản xuất chúng ta đã tham gia công ước Basel 1989 về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng. Mục đích ra đời của Công ước Basel là nhằm bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường do những tác động có thể gây ra từ chất thải. Các nước tham gia Công ước đều ý thức được những thiệt hại mà các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác, cũng như việc vận chuyển chúng qua biên giới có thể gây ra đối với sức khoẻ con người và môi trường. Công ước Basel thừa nhận mọi quốc gia có quyền cấm việc đưa vào hoặc tiêu huỷ các phế thải độc hại và các phế thải khác của nước ngoài trên lãnh thổ nước mình. Tại Điều 5 Công ước Basel quy định về nghĩa vụ chung của các nước thành viên đó là: có quyền cấm nhập khẩu các chất thải nguy hiểm hoặc các chất thải khác để tiêu huỷ, cấm hoặc không cho phép xuất khẩu các phế thải vào lãnh thổ của các thành viên khác đã cấm nhập các loại phế thải đó. Có thể nói Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển phế thải qua biên giới là một thoả thuận pháp lý quốc tế quan trọng về vấn đề vận chuyển, nhập khẩu phế thải qua biên giới giữa các quốc gia. Nó ngăn chặn một cách hữu hiệu tình trạng xuống cấp của môi trường do tác động của việc vận chuyển và nhập khẩu phế thải ngây ra, hạn chế việc biến các nước nghèo trở thành bãi rác thải của các nước giàu có. Hiện nay, hiện tượng các doanh nghiệp của các nước phát triển đang cố gắng tìm cách xuất khẩu rác thải là vấn đề cần quan tâm, do chi phí cho việc tái chế, tiêu huỷ cũng như kho bãi chứa rác thải là rất cao. Là thành viên của Công ước này, các qui định hoạt động nhập khẩu phế liệu của Việt Nam cũng cần tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ mà Công ước này đưa ra. Trong khuôn khổ WTO Các nguyên tắc cơ bản của WTO và những ngoại lệ của WTO liên quan đến môi trường Đối với vấn đề nhập khẩu phế liệu, mặc dù không có những qui định cụ thể đối với hoạt động này, tuy nhiên, là một mặt hàng tương đối nhạy cảm đến môi trường, chính vì vậy thương mại các sản phẩm này cần có những quan tâm sau: Những nguyên tắc của WTO Nguyên tắc “Đãi ngộ tối huệ quốc” (MFN): qui định tại Điều I của Hiệp định GATT Theo nguyên tắc này, các thành viên của WTO có nghĩa vụ dành cho sản phẩm của các nước thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sản phẩm tương tự của bất kỳ nước thành viên nào. Nguyên tắc “Đãi ngộ quốc gia” (NT): qui định tại Điều III của Hiệp định GATT Theo nguyên tắc này, khi một hàng hóa đã được xâm nhập vào một thị trường thì hàng hóa đó phải được đãi ngộ một cách không kém thuận lợi hơn các hàng hóa tương tự sản xuất trong nước. Với 2 nguyên tắc trên, các quốc gia thành viên không được phép đưa ra các biện pháp phân biệt đối sử đối với sản phẩm của các nước thành viên khác nhau cũng như giữa sản phẩm nhập khẩu với các sản phẩm được sản xuất trong nước. Đây là những nguyên tắc cơ bản mà các nước thành viên phải tuân thủ trong thương mại quốc tế. Trong trường hợp quản lý nhập khẩu phế liệu mà nghiên cứu đang đề cập, các biện pháp chính phủ đưa ra nhằm kiểm soát hoạt động này cũng cần tôn trọng những nguyên tắc này. Những ngoại lệ của WTO Mặc dù WTO đưa ra những qui định rất chặt chẽ trong thương mại quốc tế, tuy nhiên vẫn cho phép những ngoại lệ (qui định tại Điều XX đoạn b và g) - là những trường hợp mà các bên ký kết GATT có thể được miễn trừ nghĩa vụ tuân thủ các qui định trong GATT. Theo qui định này, các nước thành viên của WTO được phép áp dụng các biện pháp không phù hợp với GATT trong những trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ cuộc sống nói chung cũng như bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên nói riêng. Tuy nhiên, Điều XX cũng nêu rõ: các nước thành viên không được sử dụng những ngoại lệ này để tạo ra sự phân biệt đối xử một cách độc đoán và hạn chế trá hình đối với sản phẩm của các nước thành viên khác. Vận dụng ngoại lệ này trong trường hợp quản lý nhập khẩu phế liệu: Chính phủ hoàn toàn có thể đưa ra những chính sách quản lý phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường của sản phẩm trong hoạt động nhập khẩu – một chính sách vừa có thể bảo vệ môi trường trong nước một cách hợp lý đồng thời không vi phạm những nguyên tắc của WTO. Một số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan