Luận văn Quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa ngôn ngữ và văn hoá nga trường đại học ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ

Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN đã thành lập được hơn 50 năm do vậy nhà trường có truyền thống dạy và học ngoại ngữ từ lâu. Qua các thời kỳ phát triển, nhà trường luôn giữ vững danh hiệu con chim đầu đàn của cả nước về dạy và học ngoại ngữ.

Khoa NN&VH Nga cũng có hơn 45 năm bề dày kinh nghiệm. Khoa tự hào về truyền thống tốt đẹp của mình, về những thành tựu mà các thế hệ thầy trò của Khoa đã đạt được, tiếp tục đào tạo cử nhân tiếng Nga trong những điều kiện mới, tạo bước chuyển biến về chất trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Để thực hiện nhiệm vụ này, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của trường ĐHNN-ĐHGQHN, Khoa NN&VH Nga thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

 

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7463 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa ngôn ngữ và văn hoá nga trường đại học ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SV chính thức chưa trực tiếp tham gia lao động sản xuất, chưa độc lập về kinh tế, lại còn đang là đối tượng của sự giáo dục nên một mặt nào đó họ còn chưa được coi là người lớn hoàn toàn. - Về đặc điểm tâm lý của sinh viên: + Sự phát triển tự ý thức là một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở SV. Tự ý thức và tự đánh giá của con người về hành động và kết quả tác động của mình, đánh giá về tư tưởng, tình cảm, phong cách đạo đức và hứng thú, về tư tưởng và động cơ của hành vi, là sự đánh giá toàn diện về chính bản thân mình và vị trí của mình trong cuộc sống + Sự hình thành và phát triển thế giới quan, niềm tin và nắm vững các chuẩn giá trị, các yêu cầu của nghề nghiệp được thể hiện, bộc lộ rõ nét. + Sự xuất hiện và phát triển tình yêu nam nữ là nét đặc trưng về mặt tình cảm ở lứa tuổi này. - Về đặc điểm nhân cách của SV Đặc điểm nhân cách của SV được thể hiện rõ, gồm + Nhu cầu phát triển của SV phong phú, đa dạng + Hứng thú của SV từ rộng đến chuyên sâu + Quan điểm sống của SV hình thành rõ nét + Đời sống nội tâm của SV phong phú và phức tạp. Dưới góc độ nhà quản lý, cần phải đi sâu, đi sát để có thể nắm bắt được tâm tư tình cảm của SV để có thể có những định hướng cho SV Có thể nói, đây là giai đoạn mà nhân cách của SV đang được định hình. Vì vậy, nhà trường, gia đình và xã hội phải có những biện pháp phù hợp để SV trở thành những nhân cách tốt. Như vậy, một đặc điểm nổi bật của SV đó là đặc điểm về sự hình thành và phát triển nhân cách. Sự phát triển nhân cách SV được thể hiện trong phương thức giáo dục đối với sinh viên biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Vì sinh viên là bộ phận tinh tuý của thanh niên Việt Nam, được xã hội tôn vinh, là “nguyên khí quốc gia”, là những hiền tài, những nhà trí thức trẻ tương lai, có trình độ học vấn cao. Họ chính là nguồn cung cấp chất xám quý báu, bổ sung cho tầng lớp trí thức Việt Nam về số lượng và chất lượng tốt nhất để góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó, trong công tác giảng dạy và giáo dục, chúng ta phải biết khai thác, sử dụng, phát huy những yếu tố tích cực cũng như thế mạnh, hạn chế những điểm yếu của sinh viên để đề ra mục tiêu, chương trình, kế hoạch, cách thức và nội dung hoạt động đào tạo giáo dục SV cho phù hợp. Qua đó giúp cho nhân cách công dân - SV được bộc lộ và đi đúng hướng mà nhà trường và xã hội mong đợi. * Đặc điểm sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN Là một trường đại học đào tạo về ngoại ngữ với khối thi tuyển sinh là khối D nên ngoại ngữ là môn học chính và cũng là niềm say mê, hứng thú của sinh viên. Mỗi ngoại ngữ gắn liền với một đất nước, một nền văn hoá. Với đặc điểm của môn học là phải được thực hành trong môi trường giao tiếp (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) nên nhìn chung sinh viên trường Ngoại ngữ rất bạo dạn xông xáo, cởi mở, thích các hoạt động tập thể và rất nhanh nhạy trong việc tiếp thu và nắm bắt những cái mới. Hơn nữa, do yếu tố giao thoa văn hoá nên sinh viên của trường có một tính cách chung là thẳng thắn, mạnh bạo, dám nghĩ, dám làm và có một lối sống khá tự do, phóng khoáng. Tính năng động cũng là một đặc điểm nổi trội của sinh viên của trường. 2.2. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên khoa NN&VH Nga trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN trước yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ. 2.2.1. Đặc điểm của sinh viên và đặc điểm đào tạo của khoa NN&VH Nga: - Đặc điểm của sinh viên khoa NN&VH Nga: Do những nguyên nhân khách quan, khá nhiều năm gần đây tình hình đào tạo tiếng Nga không được khả quan như trước, điều này ít nhiều làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sinh viên dự thi vào NN&VH Nga. Những sinh viên còn theo đuổi ngành ngôn ngữ và văn hoá Nga cũng có nhiều lý do khác nhau: Một số do bản thân họ có niềm say mê tiếng Nga, muốn tìm hiểu về con người và văn hoá của đất nước này; một số khác thi vào khoa Nga là do lực học hạn chế do vậy họ chọn thi vào khoa Nga cho chắc chắn có một chỗ đứng trong một trường đại học, hoặc thi vào khoa Nga để làm một bước đệm học thêm một ngành khác nữa. Hiện nay số lượng sinh viên học tiếng Nga tại các trường đại học nói chung và học tại khoa NN&VH Nga thuộc trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN nói riêng giảm đi nhiều. Nhiều sinh viên thi đỗ vào khoa NN&VH Nga có tâm lý chán nản, thất vọng vì đang phải học một thứ tiếng mà không biết sau này ra trường sẽ làm việc gì? Chính vì vậy các em chỉ học để đối phó với các kỳ kiểm tra, kỳ thi… thời gian còn lại các em tập trung vào học tiếng Anh hoặc vừa học vừa ôn thi để tiếp tục dự thi tuyển sinh vào các ngành khác, các trường khác. Đây cũng là bài toán nan giải cho các nhà quản lý là phải làm thế nào để SV khoa NN&VH Nga có được hứng thú học tập và đạt được mục tiêu học tập. Bảng 2. 3. Thống kê cơ cấu sinh viên khoa NN&VH Nga năm học 2008-2009 Khoá Tổng số sv Dân tộc Tôn giáo Tình hình cư trú Khu vực Tại gia đình Thuê trọ Tại KTX KV1 KV2 KV3 QH2005 102 6 2 27 50 23 09 58 26 QH2006 98 1 1 29 45 26 16 55 29 QH2007 106 3 1 25 53 22 11 59 30 QH2008 87 1 1 20 52 21 15 58 27 393 11 5 101 200 92 51 230 112 Phân tích bảng 2.3 ta thấy: + Về thành phần xuất thân: SV khoa NN&VH Nga chủ yếu thuộc khu vực 2. Số SV khu vực 3 rất ít. Khu vực 2 là khu vực gồm các tỉnh, thành phố không trực thuộc trung ương và không nằm ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Đây là khu vực mà điều kiện kinh tế trung bình. Vì vậy có thể nói đa phần SV khoa NN&VH Nga xuất thân từ những gia đình bình dân. Có thu nhập không cao thậm chí có những gia đình thu nhập thấp. Do đó, đa số các em có mục tiêu phấn đấu học tập tốt nhằm tạo cho mình cơ hội thoát nghèo. Yếu tố khách quan này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của sinh viên khi các em phải lo lắng nhiều cho cuộc sống cá nhân, đồng thời lại phải tiếp cận với cách học hoàn toàn mới, đòi hỏi tính chủ động cao. Tuy nhiên do thành phần xuất thân thấp nên nhiều SV vừa học vừa đi làm thêm để có thu nhập. Đó cũng là cơ hội để các em củng cố thêm kiến thức đã được học tập ở trường. Hình thức tự học này có tác dụng lớn đối với việc học tập của SV nhưng cần phải có sự quản lý của chặt chẽ kịp thời nếu không một số SV vì quá ham công việc này mà ảnh hưởng đến sức khoẻ và học tập tại trường. + Về nơi cư trú: KTX của trường có 161 phòng, có sức chứa khoảng 1595 người trong khi đó dành phần một phần nhất định cho HS khối phổ thông chuyên và lưu học sinh nước ngoài. Do vậy, số SV được ở KTX không nhiều. Năm học 2008-2009 số SV khoa Nga ở trong KTX là 92 chiếm 23,04%, số còn lại phải ở ngoại trú. Trong khi đó số SV ở tại gia đình là 101 SV chiếm tỷ lệ không cao 25,69% nên có tới 74,3% SV của khoa phải thuê ở trọ hoặc ở nhà người thân. Số lượng lớn SV phải ở trọ này ảnh hưởng rất lớn tới việc tự học của SV vì vậy công tác quản lý của khoa đối với hoạt động tự học càng trở nên nặng nề. + Về tôn giáo, dân tộc: Số SV của khoa theo đạo và là người dân tộc thiểu số tuy không lớn (năm học 2008-2009 số SV theo đạo là 5sv chiếm tỷ lệ 1,27% và SV là người dân tộc thiểu số là 11 sv chiếm 2,79%, tuy nhiên, đây là cũng là một vấn đề vì nhóm SV này khá phức tạp, trong hình hình hiện nay không ít phần tử xấu, lợi dụng chiêu bài tôn giáo, dân tộc, kích động, lôi kéo SV vào các hoạt động xấu làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV vì vậy cần có những biện pháp quản lý hoạt động tự học phù hợp đối với các nhóm sinh viên này. - Đặc điểm đào tạo khoa NN&VH Nga: Thí sinh dự thi vào khoa NN&VH Nga phải trải qua một thi kỳ tuyển sinh đại học hết sức khắt khe. Thi đỗ vào khoa, sinh viên được đào tạo theo ngành đã đăng ký: cử nhân sư phạm và cử nhân phiên dịch. Ngoài ra còn có cử nhân chất lượng cao. Đây là những sinh viên sau khi thi đỗ vào khoa phải tham dự kỳ thi tuyển để được vào học lớp chất lượng cao. Sinh viên hệ cử nhân chất lượng cao được học với một chế độ đặc biệt: được học các thầy cô giáo giỏi, được học trong các phòng học có trang thiết bị đặc biệt, được hỗ trợ về chỗ ở, và có hỗ trợ học bổng. Ngoài các điều kiện trên, thí sinh dự thi vào khoa Nga còn có các đặc thù riêng đó là các em dự thi vào khoa Nga nhưng lại thi bằng các ngoại ngữ khác nhau ví dụ như thi bằng tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp…vì vậy khi bố trí lớp học, khoa phải dựa trên ngoại ngữ mà các em dự thi vào khoa. Các em dự thi bằng tiếng Nga học riêng và các em dự thi bằng các thứ tiếng khác học riêng. Nhưng chỉ sau một năm học tất cả sinh viên đều phải đạt được trình độ theo chuẩn quy định. Do vậy cần sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của các giảng viên, sự lãnh đạo sát sao của các nhà quản lý và sự nỗ lực hết sức của sinh viên thì kết quả học tập của các em mới có thể đạt được như mong đợi. 2.2.2. Đội ngũ cán bộ và giảng viên khoa NN&VH Nga Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN đã thành lập được hơn 50 năm do vậy nhà trường có truyền thống dạy và học ngoại ngữ từ lâu. Qua các thời kỳ phát triển, nhà trường luôn giữ vững danh hiệu con chim đầu đàn của cả nước về dạy và học ngoại ngữ. Khoa NN&VH Nga cũng có hơn 45 năm bề dày kinh nghiệm. Khoa tự hào về truyền thống tốt đẹp của mình, về những thành tựu mà các thế hệ thầy trò của Khoa đã đạt được, tiếp tục đào tạo cử nhân tiếng Nga trong những điều kiện mới, tạo bước chuyển biến về chất trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Để thực hiện nhiệm vụ này, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của trường ĐHNN-ĐHGQHN, Khoa NN&VH Nga thực hiện một số giải pháp cơ bản sau: Một là, đẩy mạnh các hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ giảng dạy bằng nhiều hình thức khác nhau vì mục tiêu chiến lược và hiệu quả cao, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy ngang tầm nhiệm vụ Hai là, hiện đại hoá các chương trình đào tạo và phương pháp dạy-học của các hệ đào tạo, trọng tâm hiện nay là nâng cao trình độ và kỹ năng sử dụng các thiết bị tin học đa phương tiện của cán bộ và sinh viên Ba là, thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo chất lượng cao Bốn là, gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo, mở rộng các hình thức liên kết đào tạo với các đơn vị trong và ngoài trường, từng bước hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh. Với tổng số cán bộ giảng dạy hiện nay là 42, trong đó có 12 tiến sĩ, 18 thạc sĩ, 12 cử nhân. Đội ngũ cán bộ của khoa là những giảng viên có kinh nghiệm lâu năm và một số sinh viên trẻ xuất sắc được giữ lại trường. Bảng 2.4. Thống kê cán bộ, giảng viên công tác tại khoa NN&VH Nga Tổng số Thâm niên công tác Tuổi đời cán bộ, giảng viên dưới 5 năm trên 5 năm 20 đến 30 năm 30 năm trở lên từ 30 tuổi trở xuống từ 31 đến 50 từ 51 tuổi trở lên 42 3 3 16 20 3 9 30 (Theo thống kê ngày 30/6/2009 của Phòng TCCB). Nhận xét: Bảng 2.4 cho thấy có 20 giảng viên của khoa có từ 30 năm công tác trở lên, 16 người có từ 20 đến 30 năm công tác, 03 người có từ 5 năm công tác trở lên và 03 người có dưới 5 năm công tác. Tuổi đời của cán bộ giảng viên trong khoa chủ yếu vào độ tuổi từ 51 tuổi trở lên chiếm 71,4%, chỉ có 28,6% ở độ tuổi từ 50 tuổi trở xuống. Các giảng viên của khoa NN&VH Nga có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng đa số ở độ tuổi trên 50 do vậy mặc dù họ rất mong muốn nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ hiện đại và thực hiện cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa. Với việc chuyển đổi đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi rất cao ở người dạy, người dạy không chỉ là người cung cấp và quyết định phương pháp giảng dạy kiến thức cho người học, người cố vấn cho quá trình học tập, tham gia vào quá trình học tập, mà còn là người học và nhà nghiên cứu chính vì vậy cần những người trẻ tuổi năng động thì ở khoa NN&VH Nga vấn đề này là một trở ngại. 2.2.3. Cơ sở vật chất của khoa Nga: Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đào tạo bao gồm các học liệu, các thiết bị giáo dục, các phòng chức năng, phòng học, các cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất, môi trường sư phạm có ảnh hưởng hết sức quan trọng đến chất lượng đào tạo. Học liệu phục vụ cho công tác đào tạo giáo viên THPT ngành tiếng Nga tập trung chủ yếu tại Thư viện của Trường thuộc Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHQGHN, Phòng đọc của Khoa và Tủ sách của giáo viên. Tại Thư viện của Trường tập hợp các tư liệu giảng dạy, nghiên cứu và học tập (giáo trình, sách tham khảo đáp ứng cả 5 khối kiến thức trong khung chương trình đào tạo. Tại đây có 6631 đầu sách tiếng Nga với 13906 bản . Các giáo trình, sách tham khảo, băng, đĩa mới này được bổ sung vào cơ sở học liệu có tại Phòng đọc của Khoa (hiện ở đó có 1016 đầu sách tiếng Nga, 1697 bản), đồng thời để xây dựng Tủ sách của giáo viên (hiện có 436 đầu sách tiếng Nga, 661 bản; 106 đầu băng cassette, đĩa CD, DVD,VCD). Các học liệu này được giáo viên và sinh viên của Khoa tích cực khai thác. Danh mục sách mới bổ sung vào Phòng đọc sinh viên được thông báo rộng rãi trên trang web của Khoa. Thiết bị giáo dục phục vụ yêu cầu giảng dạy, học tập, NCKH và quản lý điều hành bao gồm nhiều máy tính, máy in, máy photocopy, máy cát-xét, máy chiếu, màn chiếu, projector và một số loại máy khác phục vụ đào tạo, NCKH và hoạt động quản lý. Các loại thiết bị này hiện tại tạm thời đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và NCKH của giáo viên, tuy nhiên với nhu cầu tự học, tự nghiên cứu ngày một lớn của sinh viên khi sắp tới Nhà trường áp dụng đầy đủ các yếu tố của phương thức đào tạo theo tín chỉ, số lượng thiết bị này cần phải bổ sung thêm. Để phục vụ cho công tác quản lý điều hành của Khoa NN&VH Nga, Nhà trường cấp cho Khoa 10 máy tính với 4 máy được nối mạng, 7 máy in, 2 máy photocopy, 2 máy cát-xét. Số lượng máy móc này đủ đáp ứng được công tác quản lý điều hành của Khoa Khoa NN&VH Nga sử dụng các phòng chức năng, phòng học, phòng thí nghiệm thực hành trong khuôn viên của Nhà trường. Hệ thống phòng chức năng, phòng học, phòng thí nghiệm thực hành đáp ứng được nhu cầu sử dụng của giáo viên và sinh viên, Trường không phải thuê địa điểm ở bên ngoài, không phải tổ chức học quá nhiều tiết trong một buổi (chỉ học tối đa 5 tiết trong một buổi và không quá 8 tiết trong 1 ngày). Sinh viên của Khoa được học tại các phòng học, hội trường - giảng đường được thiết kế cụ thể về sức chứa cũng như tính năng đối với công tác phục vụ dạy và học. Các môn thực hành tiếng được giảng dạy ở các phòng có sức chứa khoảng 30 người, các môn chung - ở các hội trường có sức chứa từ 60-120 người, bên cạnh các phòng thực hành, phòng máy tính có diện tích đa dạng.. Tất cả các hội trường, phòng học này đều được bố trí lịch sử dụng (theo nhu cầu giảng dạy) cũng như lịch bố trí đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân viên phụ trách cụ thể. 2.2.4. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên khoa NN&VH Nga: Muốn tự học và tự học có kết quả cao trước hết phải có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tự học vì nhận thức của mỗi con người đóng vai trò định hướng cho mọi hoạt động. Có nhận thức đúng đắn thì con người mới có ý thức tự giác về hoạt động của bản thân mình. Còn trong thực tiễn, sinh viên khoa Nga nhận thức của họ về việc tự học thế nào? Nhận thức có tỷ lệ thuận với hành động không? Chúng tôi đã tiến hành thực hiện một số công việc sau để điều tra thực trạng hoạt động tự học và quản lý tự học theo học chế tín chỉ - Trao đổi và điều tra 35 cán bộ giảng viên của khoa và một số cán bộ quản lý của Trường - Thu thập thông tin phản hồi từ 100 sinh viên của 3 khoá QH2006.F1, QH2007.F1, QH2008.F1 thông qua phiếu hỏi, qua phỏng vấn. Với việc xử lý số liệu thông tin chỉ tập trung để làm rõ về thực trạng hoạt động tự học hiện nay của sinh viên đang gặp những thuận lợi và khó khăn gì? Vai trò của quản lý hoạt động tự học ra sao? Nhà trường cần quản lý hoạt động này thế nào để tăng cường hiệu quả của hoạt động tự học của sinh viên? 2.2.4.1. Nhận thức của sinh viên về tự học: Nhận thức về hoạt động tự học là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Khi nhận thức đúng đắn, sinh viên luôn có ý chí cố gắng vươn lên, tự giác trong học tập, tự tìm và tự tạo cho mình cơ hội để thực hành, luyện tập. Ngược lại, khi không nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học sinh viên sẽ chỉ học với tính chất đối phó nên không thực sự cố gắng vượt qua các trở ngại trong quá trình tự học dẫn đến kết quả học tập không cao hoặc có khi thất bại trong việc học tập. Hiện tại, khoa Nga nói riêng và trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN nói chung bắt đầu áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 2006-2007, nếu như sinh viên không nhận thức đúng về việc tự học thì việc chuyển đổi phương thức đào tạo sang học chế tín chỉ khiến các em rất dễ bị đào thải. Vì đối với đào tạo tín chỉ phần lớn thời gian là dành cho tự học, tự nghiên cứu. Nếu như học chế học phần các em có thể trông chờ vào lúc thi mới học thì ở học chế tín chỉ kiểm tra, đánh giá được thực hiện liên tục trong quá trình học tập, kết quả đánh giá được thể hiện từ thái độ xây dựng bài trên lớp, việc tự học, tự nghiên cứu ở nhà, việc tham gia đóng góp thảo luận nhóm đến làm bài kiểm tra hết môn. Chính vì vậy việc làm thay đổi nhận thức của sinh viên về hoạt động tự học là hết sức cần thiết. Theo thống kê của 100 sinh viên chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 2.5. Đánh giá về vai trò của hoạt động tự học đối với SV TT Vai trò của tự học Mức độ % Đánh giá kết quả % Nhiều Bình thường Ít Tốt TB Chưa tốt 1 Củng cố và nắm vững kiến thức 70 25 5 22 75 03 2 Mở rộng kiến thức 25 50 25 25 61 14 3 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo 45 37 18 28 60 12 4 Phát triển khả năng giải quyết tình huống, vấn đề 25 55 20 19 68 13 5 Nâng cao khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề 36 45 19 17,5 64,5 18 6 Tự tin trong học tập và công tác sau này 38 51 11 16,8 63.5 19,7 7 Hình thành và phát triển nhân cách 30 64 06 23,4 58,5 18,1 Thông qua bảng khảo sát cho thấy: Hầu hết sinh viên có nhận thức đúng đắn về việc tự học. 70% cho rằng tự học là cách tốt nhất để củng cố, nắm vững kiến thức, nhưng chỉ dừng lại ở củng cố kiến thức đã học còn để mở rộng kiến thức thì chỉ có 25% sinh viên cho rằng là do tự học. 45% sinh viên thấy tự học phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo trong học tập, trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của bản thân. Phần đông sinh viên nhận thức được trong quá trình học tập ở đại học, vai trò chủ đạo của người thầy khác xa so với ở phổ thông vì học ở đại học là thầy chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, tạo tình huống, kích thích sinh viên tự tìm tòi và chiếm lĩnh tri thức. Bên cạnh đó vẫn còn một số sinh viên chưa thấy được ý nghĩa của việc tự học đối với sự phát triển tư duy và những hiệu quả lâu dài nên các em đánh giá ở mức trung bình. 2.2.4.2. Hình thức và địa điểm tự học của sinh viên Bảng 2.6. Các hình thức tự học của sinh viên Các hình thức tự học của SV Mức độ thực hiện % Kết quả thực hiện % TX TT IK T TB CT Ôn lại bài trên lớp, học theo bài ghi trên lớp 45 42 13 22,5 47,5 30 Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài đã học 20 50 30 25 40 35 Chỉ làm bài tập được giao 26 44 30 15 53 32 Thảo luận nhóm về nội dung bài học 21 46 34 15 58 27 Tự viết thu hoạch 14 32 54 6 51 43 Qua phân tích bảng 2.6 ta thấy: Sinh viên khoa NN&VH Nga có các hình tự học khác nhau nhưng mức độ thực hiện không thường xuyên và được đánh giá chủ yếu ở mức độ trung bình. Đa số sinh viên tự học theo các bài ghi trên lớp chiếm trên 40%, chỉ có trên 20% sinh viên có các hình thức tự học theo nhóm, đọc tài liệu tham khảo liên quan đến môn học để mở mang kiến thức. Và chỉ có 14% sinh viên tự học bằng cách tự viết lại những gì mình đã được học trên theo cách hiểu của mình. Điều nay chứng tỏ sinh viên rất thụ động trong việc tìm kiếm tri thức, sinh viên luôn coi thầy là nguồn thông tin số 1. Thực trạng này đòi hỏi lãnh đạo khoa cần phải có những biện pháp kịp thời phù hợp, kích thích được hoạt động tự học của sinh viên mới có thể đạt được hiệu quả học tập cao. Học tập tích cực là quá trình tự biến đổi và làm phong phú bản thân bằng cách chọn và xử lý thông tin từ môi trường xung quang. Tính tích cực, tự giác là điều cần phải có để sinh viên đạt được kết quả tốt trong học tập nhưng đây lại chính là nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập của SV khoa NN&VH Nga còn hạn chế vì đa số SV học tập mang tính thụ động, chưa phát huy được tính tích cực, tự giác trong các hoạt động học tập. Phương thức đào tạo theo tín chỉ yêu cầu sinh viên phải tăng cường làm việc theo nhóm, kết hợp chặt chẽ với nhau, chủ động tìm tòi để tăng thêm hiệu quả học tập. Việc học tập theo nhóm sẽ giúp SV có thêm kỹ năng làm việc, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, trao đổi kiến thức với bạn bè. Bảng 2.7. Các địa điểm tự học của sinh viên Địa điểm tự học của SV Mức độ thực hiện % Kết quả thực hiện % TX TT IK T TB CT Học nhóm 30 60 10 30 64 6 Thư viện 25 70 5 20 60 20 Tại gia đình/ tại KTX 62 25 13 33 57 10 Các câu lạc bộ 35 57 8 25 60 15 Bảng 2.7 cho thấy phần đông sinh viên khoa Nga học tại gia đình hoặc ký túc xá vì các em cho rằng học tại chỗ ở không bị ảnh hưởng, có thể tập trung vào việc học tập hơn, không bị chi phối bởi những việc xung quanh. Chỉ có 30% SV tham gia học nhóm vì các em có suy nghĩ là bạn học nhóm cùng mình chưa chắc đã giỏi hơn mình. Các em không nghĩ rằng học nhóm giúp cho các em có kỹ năng làm việc tập thể đó là kỹ năng cần thiết khi các em ra trường. Thư viện là người thầy thứ hai của SV, là nơi cung cấp nhiều tài liệu, sách SV có thể tham khảo, tra cứu phục vụ cho việc học tập của mình, nhưng chỉ có 25% SV khoa Nga thường xuyên lên thư viện để học và các em đánh giá hoạt động học tập ở thư viện là 20% tốt, 60% là trung bình còn lại là chưa tốt. Đối với việc học tập ở các câu lạc bộ cũng chỉ có 35% SV tham gia, 57% thỉnh thoảng tham gia và vẫn còn một số SV luôn đứng ngoài hoạt động tập thể này. Tỷ lệ này cho thấy đa số SV khoa Nga chưa có nhận thức đúng về việc học tập tập thể, làm việc theo nhóm. Thực trạng trên là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. - Thứ nhất, do chuyển đổi từ môi trường học tập phổ thông sang môi trường học tập ở đại học, môi trường đòi hỏi tự học tự nghiên cứu nhiều. - Thứ hai, do Nhà trường mới chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ, nên đại bộ phận SV chưa hiểu rõ được bản chất của đào tạo theo tín chỉ là chủ yếu tự học và tự nghiên cứu, SV nhìn chung còn thiếu tính tự giác, ỷ lại, còn thụ động, phụ thuộc quá nhiều vào bài giảng của giảng viên, không có nhu cầu tìm cái mới. Sinh viên chưa có kỹ năng tự học nên chưa lựa chọn được phương pháp học tập phù hợp do vậy chưa đạt được kết quả cao trong học tập. - Thứ ba, ngoài ra hoạt động tự học của SV còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như phương pháp giảng dạy của giảng viên, sự giúp đỡ của cố vấn học tập, điều kiện cơ sở vật chất và công tác quản lý đào tạo của nhà trường. 2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa NN&VH Nga: 2.3.1. Thực trạng về công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò tự học: Hoạt động học ngày nay có điều rất mới mẻ, đáng chú ý là, muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách học, phải học cách học, nghĩa là trong quá trình học tập, sinh viên không chỉ hướng vào chiếm lĩnh tri thức, mà còn phải chiếm lĩnh ngay chính những tri thức về hoạt động học. Điều then chốt của sự “học” là “thông tin”, xã hội ngày nay, còn gọi là xã hội “Bùng nổ thông tin”. Sức mạnh của con người ngày nay phụ thuộc vào năng lực nắm bắt thông tin, xử lý thông tin, đề ra những quyết định kịp thời và có hiệu quả. Học theo phương thức đào tạo theo tín chỉ chủ yếu là tự học. Muốn cho hoạt động tự học có hiệu quả, thì phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của tự học và từ đó hình thành những quyết tâm, ý chí phấn đấu để thực hiện mục tiêu học tập. Các hình thức, biện pháp giáo dục thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên đó là: giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức và mục tiêu đào tạo, xây dựng môi trường học tập theo nhóm sẽ giúp sinh viên hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn dẫn đến ham muốn và say mê học tập nghiên cứu nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết của mình. Bảng 2.8. Đánh giá của SV về hoạt động giáo dục truyền thống nâng cao nhận thức về mục tiêu đào tạo Giáo dục truyền thống nâng cao nhận thức về mục tiêu ĐT Tần số thực hiện % Mức độ thực hiện % TX KTX CBG T BT CT -Phổ biến mục tiêu, yêu cầu ĐT - Phổ biến quy định, quy chế, nội quy hoạt động tự học 80 20 0 0 75 25 - Nâng cao nhận thức về sứ mệnh của nhà trường, vai trò của ngoại ngữ trong xu thế hội nhập quốc tế 75 20 5 0 85 15 - Tổ chức hội thảo, giao lưu học hỏi kinh nghiệm về tự học với sinh viên các trường bạn 20 15 65 5 75 20 Sau khi khảo sát chúng tôi thu được kết quả sau: - Việc phổ biến quy định, quy chế, nội quy hoạt động tự học 80% - Nâng cao nhận thức về sứ mệnh của nhà trường, vai trò của ngoại ngữ trong xu thế hội nhập quốc tế 75% - Tổ chức hội thảo, giao lưu học hỏi kinh nghiệm về tự học với sinh viên các trường bạn 20%, do vậy còn số lượng lớn 65% sinh viên chưa bao giờ tham gia giao lưu học hỏi các kinh nghiệm về tự học với sinhviên trường bạn Nhận xét:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyen Thi Lan Huong.doc
Tài liệu liên quan