Luận văn Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại trường trung học phổ thông Sáng Sơn - Huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

Lời cảm ơn . i

Danh mục bảng. vi

Danh mục biểu đồ . vii

MỞ ĐẦU . 1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG

DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG

DẠY HỌC TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 7

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 7

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài. 7

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam . 10

1.2. Các khái niệm cơ bản. 15

1.2.1. Khái niệm quản lý . 15

1.2.2. Khái niệm quản lý trường học và quản lý hoạt động dạy học. 19

1.2.3. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

trong dạy học. 21

1.2.4. Khái niệm quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền

thông trong dạy học ở trường trung học phổ thông . 25

1.3. Nội dung quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và

truyền thông trong dạy học ở trƣờng trung học phổ thông. 26

1.3.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông

tin và truyền thông trong dạy học . 26

1.3.2. Tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền

thông trong dạy học . 27

1.3.3. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin

và truyền thông trong dạy học . 28

1.3.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

và truyền thông trong dạy học . 30iii

1.4. Các yếu tố ảnh hƣớng tới quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ

thông tin và truyền thông trong dạy học ở trƣờng trung học phổ thông. 31

1.4.1. Yếu tố thuộc về cán bộ quản lý nhà trường . 31

1.4.2. Yếu tố thuộc về giáo viên và học sinh. 32

1.4.3. Yếu tố vật chất. 34

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC

TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SÁNG SƠN - HUYỆN

SÔNG LÔ - TỈNH VĨNH PHÚC.

2.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1. Vị trí địa lý, dân số, lao động huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.2. Tình hình giáo dục của huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.3. Khái quát về Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn

2.2. Thực trạng hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền

thông trong dạy học tại Trƣờng Trung học phổ thông Sáng Sơn -huyện Sông Lô .

2.2.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về ứng dụng công nghệ

thông tin và truyền thông trong dạy học.

2.2.2. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

trong dạy học của giáo viên Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và

truyền thông trong dạy học ở Trƣờng Trung học phổ thông Sáng Sơn

2.3.1. Vai trò của cán bộ, giáo viên trong quản lý hoạt động ứng

dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ở Trường

Trung học phổ thông Sáng Sơn.

2.3.2. Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền

thông trong dạy học ở Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông

tin và truyền thông trong dạy học ở Trƣờng Trung học phổ thông

Sáng Sơn - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc

2.4.1. Ưu điểm. iv

2.4.2. Hạn chế, thiếu sót.

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế.

CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC

TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SÁNG SƠN - HUYỆN

SÔNG LÔ - TỈNH VĨNH PHÚC.

3.1. Yêu cầu đề xuất các biện pháp.

3.1.1. Các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính toàn diện, đạt hiệuquả thiết thực.

3.1.2. Các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính thực tiễnError! Bookmark not de

3.1.3. Các biện pháp đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và khả thiError! Bookmark n

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và

truyền thông trong dạy học ở Trƣờng Trung học phổ thông Sáng SơnError! Bookmark

3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đẩy mạnh

ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học cho

cán bộ, giáo viên nhà trường .

3.2.2. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nghiêm các bước quản lý

hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy

học cho cán bộ, giáo viên Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn

3.2.3. Chỉ đạo giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo

hướng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học

3.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, làm tốt công tác xã hội

hóa, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng công nghệ

thông tin và truyền thông trong dạy học.

3.2.5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

và truyền thông trong dạy học .

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm .

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm . v

3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm .

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm.

3.3.5. Đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 37

PHỤ LỤC.

pdf49 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tại trường trung học phổ thông Sáng Sơn - Huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức với các báo cáo xoay quanh vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục, theo các chủ đề như: ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục phổ thông - Công nghệ giáo dục” (Hà Nội, 12/2001); “Công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục trong giáo dục và đào tạo (Hà Nội, 03/2004); “Đổi mới phương pháp dạy học với sự tham gia của thiết bị kỹ thuật” (Đại học Huế, 04/2004); “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong nghiên cứu, quản lý, dạy và học của tuổi trẻ các trường đại học sư phạm toàn quốc” (Hà Nội, 04/2005); “Nâng cao chất lượng dạy và học trong trường phổ thông nhờ sự hỗ trợ của thiết bị và phần mềm dạy học” (thành phố Hồ Chí Minh, 11/2005); “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông bậc trung học” (Vũng Tàu, 2/2006); “Các giải pháp công nghệ và quản lý trong ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào đổi mới dạy-học” (Hà Nội, 12/2006); “Công nghệ thông tin với công tác thiết bị dạy học ở trường trung học”, (thành phố Hồ Chí Minh, 06/2007) Nhìn chung, các báo cáo trong các hội thảo này đã phản ánh kịp thời thực tế ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong 12 dạy học ở trường phổ thông và trên cơ sở đó đã chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và đề xuất một số giải pháp khả thi. Các tham luận đã có hướng đi sâu tìm hiểu vấn đề ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học ở trường trung học phổ thông. Từ năm học 2007 - 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chủ trương triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giáo dục, thể hiện trong các công văn số 9584/BGDĐT- CNTT (07/9/2007), số 12966/BGDĐT-CNTT (10/12/2007) về việc thực hiện năm học 2008 - 2009 là “Năm học công nghệ thông tin”, trong đó, có nội dung: Khuyến khích mỗi trường trung học phổ thông, trung học cơ sở tạo mới nhiều thêm bài giảng điện tử của các môn học, đặc biệt cho cả các môn khoa học xã hội như ngữ văn, lịch sử, địa lý, nhạc, họa. Khuyến khích giáo viên tham khảo các tài liệu, bài giảng điện tử của đồng nghiệp trong công tác giảng dạy, song cần phát huy tính tích cực học tập thông qua thảo luận nhóm, tổ chức cho học sinh tập tự giải quyết vấn đề, khuyến khích cách suy nghĩ độc lập và suy xét, phản biện lại vấn đề. Những văn bản chỉ đạo trên đã thể hiện tính đúng đắn, kịp thời trước xu thế chung của thế giới và là điều kiện, động lực thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục ở nước ta ngày càng phát triển và đạt hiệu quả hơn. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học, đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục quan tâm nghiên cứu ở những phạm vi, góc độ khác nhau, như: Đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam” do Đào Thái Lai làm chủ nhiệm, dưới sự chủ trì của Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, được thực hiện trong 2 năm (2003- 2005). Sau thời gian thực hiện đề tài, kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra được những nguyên tắc chung và phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một số môn. 13 Trần Minh Hùng (2012), trong luận án tiến sĩ giáo dục về “Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông”. Qua nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng, nguyên nhân ưu điểm và hạn chế của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tác giả đề xuất các biện pháp cơ bản như: Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông; nâng cao trình độ về ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên; tăng cường quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ giáo viên trong dạy học; tăng cường quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên; đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ giáo viên và tăng cường tạo động lực cho việc ứng dụng công nghệ thông tin. Nguyễn Văn Tuấn (2014), với luận án tiến sĩ giáo dục học về đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông”, tác giả khẳng định: khi dạy học với công nghệ thông tin và truyền thông, giáo viên không phải vất vả trong việc trình bày mà dành nhiều thời gian để tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hành, thảo luận, tăng cường đối thoại và thực hiện các hoạt động trên lớp. Người học được đặt trước những tình huống, những vấn đề cụ thể trước mắt, đòi hỏi phải phân tích, xử lý, giải quyết để tự mình khám phá ra cái chưa biết, tự mình tìm ra kiến thức. Lê Hồng Vân (2015), trong luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục về “Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”. Tác giả cho rằng việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tiểu học là quá trình tác động của hiệu trưởng tiểu học thông qua các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra đến giáo viên tiểu học, dạy học tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, từ đó nâng cao chất lượng 14 dạy và học trong nhà trường tiểu học. Sau khi nghiên cứu lý luận, thực tiễn, tác giả đề xuất các biện pháp đề xuất một số biện pháp để đẩy mạnh quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đó là: Nâng cao năng lực nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ về tin học cho cán bộ, giáo viên; tăng cường chỉ đạo hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và tăng cường thanh tra, kiểm tra ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, tổ chức thi đua khen thưởng. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả khẳng định việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian ghi bảng, các thao tác sử dụng phương tiện trực quan truyền thống, hướng dẫn học sinh thực hiện các loại bài tập, giới thiệu tài liệu tham khảo Giáo viên có điều kiện tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận phát huy tính chủ động, tự giác, tích cực tham gia xây dựng bài, tạo được sự say mê, hứng thú học tập và phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học địa lý đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức khi xây dựng bài giảng điện tử và tổ chức dạy học trên lớp. Giáo viên phải bồi dưỡng khả năng tin học, tra cứu thông tin, xử lý tư liệu để xây dựng bài giảng điện tử và cũng phải có kiến thức cơ bản để sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học trên lớp. Nhận thức được vai trò to lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, bên cạnh các công trình nghiên cứu, luấn án, luận văn còn có các bài báo khoa học nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học như: Quách Tuấn Ngọc (1999), với bài “Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin - xu thế của thời đại”, đăng trên Tạp 15 chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp số 8; Lưu Lâm (2002), với bài viết “Công nghệ thông tin với việc dạy và học trong nhà trường Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Giáo dục số 20; Lê Hồng Sơn (2002), “Công nghệ thông tin và truyền thông với giáo dục và đào tạo ở Việt Nam”, đăng tại Tạp chí Giáo dục số 32; Đỗ Trung Tá (2004), “Ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông để đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Giáo dục số 84; Đào Thái Lai (2006), “Những yêu cầu đối với người giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Giáo dục số 5; Trần Khánh (2007), “Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục”, đăng trên Tạp chí Giáo dục số 161; Qua nghiên cứu các đề tài, luận án, luận văn thạc sĩ của các tác giả trong nước cho thấy việc ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục là một xu thế mới của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai lâu dài. Cùng với ứng dụng thì việc quản lý ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc chưa được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại Trường Trung học phổ thông Sáng Sơn - huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc”, là có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và không trung lặp với các công trình đã nghiên cứu trước đó. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm quản lý Quản lý là một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xã hội loài người. Từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì nhu cầu quản lý cũng hình thành như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung. Bàn về quản lý, cho đến nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau, có thể kể đến: 16 Henrry Fayol (1886-1925), là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kỳ cận - hiện đại tới nay, quan niệm rằng: quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều khiển và kiểm soát các nổ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. Stephan Robbins quan niệm: quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã đặt ra. Theo từ điển tiếng Việt (nghĩa 2) “quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định”. Theo tác giả Hà Sĩ Hồ: “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định”. Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc quan niệm: “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [6, tr. 9]. Từ các quan niệm trên, ta thấy mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau về quản lý, nhưng đều có những dấu hiệu chủ yếu đó là: Quản lý là một hoạt động phổ biến diễn ra trong mọi lĩnh vực, nó là các hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý), trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. Các cán bộ quản lí, các lực lượng sư phạm, bằng hành động của mình biến mục tiêu đó 17 thành hiện thực. Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra. Qua phân tích, lý giải về quản lý của các nhà khoa học, tác giả tiếp cận khái niệm quản lý như sau: Quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý thông qua hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đặt ra. Từ khái niệm về quản lý trình bày ở trên cho thấy, quản lý có bốn chức năng cơ bản: kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra đánh giá. Chức năng kế hoạch hóa: kế hoạch hóa là đưa toàn bộ hoạt động vào kế hoạch, có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp để đạt mục tiêu, mục đích đó. Nhờ có kế hoạch mà một tổ chức có thể nhận ra và tận dụng được cơ hội của môi trường, giúp nhà quản lý ứng phó với sự bất định và thay đổi của môi trường, dự đoán các biến đổi và xu hướng trong tương lai, thiết lập các mục tiêu và lựa chọn các chiến lược để theo đuổi mục tiêu, phát triển tinh thần làm việc tập thể. Kế hoạch còn giúp các nhà quản lý thực hiện việc kiểm tra tình hình thực hiện các mục tiêu thuận lợi và dễ dàng. Nội dung chủ yếu của kế hoạch là xác định mục tiêu của tổ chức; các nguồn lực để đạt được các mục tiêu; quyết định những hoạt động và biện pháp cần thiết để đạt các mục tiêu; chia các giai đoạn và dự kiến thời gian thực hiện kế hoạch cụ thể. Chức năng tổ chức: nhằm thiết lập một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận đó có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu của tổ chức. Chức năng tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt, tổ chức là nhân tố sinh thành ra hệ toàn vẹn, tạo ra “hiệu ứng tổ chức”. Nhờ tổ chức có hiệu quả mà người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực, tạo nên kỷ 18 cương, nền nếp, tác phong làm việc khoa học, sự đoàn kết nhất trí trong tổ chức; năng lực, sở trường của mỗi người và mỗi bộ phận được phát huy. Chức năng chỉ đạo: chủ thể sử dụng quyền lực quản lý của mình để tác động lên hành vi của các phần tử trong tổ chức một cách có chủ đích để tổ chức đi đến mục tiêu. Ở chức năng này, chủ thể chỉ đạo phải thực hiện nhiệm vụ chính là ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đó. Nội dung chủ yếu của chức năng chỉ đạo: người quản lý phải ra quyết định, nếu không ra quyết định tức là tự tước bỏ vai trò lãnh đạo, điều khiển của mình. Để thực hiện tốt chức năng chỉ đạo, người quản lý phải hiểu rõ con người trong tổ chức. Đây là nội dung đầu tiên hết sức quan trọng mà người quản lý phải nắm vững để có thể đưa ra các quyết định và lựa chon đúng các phương pháp quản lý; đưa ra các quyết định lãnh đạo thích hợp; xây dựng nhóm làm việc và làm việc với nhóm; dự kiến các tình huống và tìm cách xử lý tốt các tình huống xảy ra và giao tiếp và đàm phán tốt. Chức năng kiểm tra đánh giá: là việc giúp nhà quản lý phát hiện các sai sót, khiếm khuyết của tổ chức trong hoạt động để có giải pháp xử lý, điều chỉnh, tận dụng các nguồn lực để sớm đưa tổ chức đạt đến mục tiêu. Nội dung kiểm tra là toàn bộ các yếu tố cần thiết và không thể bỏ qua trong hoạt động của tổ chức. Nội dung công tác kiểm tra cần tập trung vào những lĩnh vực, khu vực hoạt động thiết yếu, những điểm kiểm tra chủ yếu và những con người, những mối quan hệ có ảnh hưởng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Các chức năng quản lý tạo thành một chu trình quản lý, mỗi chức năng vừa có tính độc lập tương đối, vừa có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Trong quá trình quản lý, yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn với vai trò vừa là điều kiện, vừa là phương tiện để tạo điều kiện cho chủ thể quản lý thực hiện các chức năng quản lý và đưa ra các quyết định quản lý. Đối với hoạt động giáo dục ở nhà trường thì người quản lý giáo dục ở mỗi trường cần nghiên cứu nắm chắc các chức năng quản lý để duy trì bảo đảm cho hoạt động giáo dục của nhà trường diễn ra một cách nhịp nhàng và 19 đạt kết quả mong đợi. 1.2.2. Khái niệm quản lý trường học và quản lý hoạt động dạy học * Quản lý trường học Trường học nơi tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác giáo dục, tế bào của bất cứ hệ thống giáo dục nào (từ cơ sở đến trung ương). Chất lượng của giáo dục đạt được do thành tích hoạt động đích thực của nhà trường (cùng với hệ thống quản lý giáo dục). Mục tiêu quản lý của nhà trường được cụ thể hoá trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, tập trung vào việc phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Để thực hiện mục tiêu này, người hiệu trưởng phải tiến hành các hoạt động quản lý. Xây dựng môi trường giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường và các điều kiện phục vụ cho việc dạy và học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tạo lập, duy trì tốt mối quan hệ nhà trường- gia đình - xã hội, thực hiện dân chủ hoá trong quản lý nhà trường và các hoạt động khác. Khi nghiên cứu về quản lý nhà trường, có các cách tiếp cận như: Theo tác giả M.I. Kônđacôp, thì “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh chúng ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là một hệ thống xã hội sư phạm đặc biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt kinh tế - xã hội, tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên” [28, tr. 16]. Tác giả Phạm Minh Hạc, khẳng định: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [16, tr.71]. Theo Nguyễn Ngọc Quang: “ Quản lý trường học là tập hợp những tác động tối ưu (công tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, can thiệp) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác” [34]. Từ những định nghĩa trên cho thấy: Quản lý nhà trường là việc người hiệu trưởng xây dựng mục tiêu, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kiểm tra 20 đánh giá kết quả theo yêu cầu chuẩn mực đề ra trong chương trình giáo dục và nhiệm vụ năm học về chất lượng phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. * Quản lý hoạt động dạy học Quản lý hoạt động dạy học là một trong những nội dung quản lý chủ yếu của quản lý nhà trường. Thực chất quản lý hoạt động dạy học, là hệ thống những tác động có ý thức của chủ thể quản lý trong nhà trường đến tất cả các nhân tố cấu thành quá trình dạy học, nhưng quan trọng nhất là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm thực hiện mục đích dạy học. Hoạt động dạy học vận động và phát triển là do các nhân tố cấu thành của nó vận động và tương tác với nhau nhằm thực hiện mục tiêu của quá trình, góp phần thực hiện mục đích giáo dục nói chung. Vì vậy, quản lý hoạt động dạy học vừa phải làm sao cho mỗi nhân tố có được lực tác động đủ mạnh, lại vừa đảm bảo sự vận động nhịp nhàng, hài hoà và thống nhất của toàn bộ quá trình, không được để nhân tố nào vận động yếu làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quá trình. Điều này đòi hỏi người quản lý phải có nghệ thuật, vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý mới đạt được mục tiêu của quản lý đề ra. Mục tiêu quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông trung học hiện nay là phát huy tối đa tiềm năng, trí tuệ, sự năng động, sáng tạo, tính “tích cực hoá” của chủ thể quản lý, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục, làm cho hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh đạt tới kết quả mong muốn. Từ những lý giải ở trên về quản lý, dạy học, có thể hiểu: Quản lý hoạt động dạy học, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường. Chủ thể quản lý: chủ thể quản lý là tập thể, cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc gián tiếp trong lãnh đạo, quản lý trong suốt quá trình dạy học, đó là: các cấp uỷ đảng, cán bộ quản lý các cấp từ bộ môn đến ban giám hiệu; các cơ quan chức năng, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; các tập thể và cá nhân học sinh. Đó chính là các lực lượng sư phạm trong 21 nhà trường, sự thống nhất giữa các lực lượng này, cùng với tinh thần và ý thức trách nhiệm cao trong quản lý quá trình dạy học, cùng với các nhân tố khác sẽ là động lực trực tiếp góp phần nâng ca chất lượng dạy học, giáo dục đào tạo của nhà trường. Khách thể quản lý: là toàn bộ các hoạt động đào tạo và các nguồn lực trong nhà trường. Các tập thể sư phạm và học sinh vừa là khách thể bị quản lý vừa là chủ thể trong quá trình tổ chức tự quản lý hoạt động đào tạo của mình. Nội dung quản lý: bao gồm toàn bộ các nhân tố cấu thành quá trình dạy học, từ mục tiêu đến kết quả. Phương pháp quản lý: là toàn bộ những cách thức, biện pháp tác động, điều khiển của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng hệ thống công cụ, phương tiện nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã xác định. Hệ thống công cụ quản lý bao gồm các chỉ thị, nghị quyết của các tổ chức đảng; pháp luật của Nhà nước; quy chế giáo dục đào tạo của nhà trường và chương trình, kế hoạch dạy học. Sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp quản lý, song cần tập trung vào ba phương pháp chủ yếu, đó là phương pháp hành chính; phương pháp giáo dục-tâm lý và phương pháp kích thích. 1.2.3. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học * Công nghệ thông tin và truyền thông Thông tin Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách quan, có thể được tạo ra, truyền đi, lưu trữ và chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị sai lệch, méo mó do nhiều nguyên nhân khác nhau như bị xuyên tạc, cắt xén và những yếu tố gây sự sai lệch thông tin gọi là các yếu tố nhiễu [31]. Thông tin có thể tồn tại dưới nhiều dạng và xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Người ta có thể định lượng tin tức bằng cách đo độ bất định của hành vi, trạng thái. Chất lượng của thông tin thường được đánh giá dựa trên các 22 phương diện chủ yếu như tính cần thiết, tính chính xác, độ tin cậy và tính thời sự. Khi tiếp nhận được thông tin, con người thường phải xử lý nó để tạo ra những thông tin mới, có ích hơn, từ đó có những phản ứng nhất định. Trong lĩnh vực quản lý, các thông tin mới là các quyết định quản lý. Với quan niệm của công nghệ thông tin, thông tin là những tín hiệu, ký hiệu mang lại hiểu biết, nhận thức của con người. Các tín hiệu thể hiện thông tin vô cùng đa dạng: âm thanh, hình ảnh, cử chỉ hành động, chữ viết, các tín hiệu điện từ, thông tin được ghi lại trên nhiều phương tiện khác nhau như giấy, da, đá, bảng tin, băng hình, băng ghi âm, đĩa từ, đĩa quang. Trong công nghệ thông tin, thông tin thường được ghi lên đĩa từ, đĩa quang, chíp điện tử. Thông tin muốn được xử lý phải được mã hoá theo những cách thức thống nhất để máy tính có thể đọc và xử lý được. Sau khi xử lý, thông tin được giải mã trở thành các tín hiệu mà con người có thể nhận thức được. Truyền thông Truyền thông là một quá trình giao tiếp để chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm, tình cảm. Hiểu một cách đơn giản thì truyền thông là quá trình truyền đạt, chia sẻ thông tin; là một kiểu tương tác xã hội với sự tham gia của ít nhất 02 tác nhân [11]. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng và học được cú pháp của ngôn ngữ. Truyền thông thường gồm ba phần chính là nội dung, hình thức và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính 23 người tổ chức gửi đi thông tin. Một quá trình truyền thông tin đầy đủ gồm các yếu tố: người gửi, người nhận, thông điệp, kênh truyền thông và sự phản hồi. Truyền thông có sự trao đổi hai chiều, có sự chuyển đổi vai trò: người gửi đồng thời cũng là người nhận. Sự phản hồi trong truyền thông giúp thông tin trao đổi được chính xác hơn. Về mục tiêu, người ta chia ra: truyển thông cho cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng. Về mặt hình thức, có hai kiểu truyền thông cơ bản là truyền thông trực tiếp (được thực hiện giữa người với người, mặt đối mặt) và truyền thông gián tiếp (được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông như sách, báo, loa, radio, ti vi). Hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình, internet, các loại băng, đĩa âm thanh, hình ảnh, đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của đại đa số người dân trên toàn cầu. Dạy học cũng là quá trình giao tiếp hai chiều, qua đó người dạy v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf05050002747_0685_2006282.pdf
Tài liệu liên quan