Luận văn Quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở trường THCS Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

MỤC LỤC

Lời cảm ơn .iii

Danh mục chữ viết tắt .iv

Danh mục các bảng .ix

Danh mục biểu đồ, sơ đồ.xi

MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ HỌC

SINH BÁN TRÚ Ở TRưỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÓ HỌC SINH

BÁN TRÚ DÂN NUÔI. 7

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề. 7

1.1.1. Trên thế giới. 7

1.1.2. Trong nước. 8

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài . 10

1.2.1. Quản lý. 10

1.2.2. Quản lý giáo dục . 12

1.2.3. Quản lý nhà trường . 13

1.2.4. So sánh khái niệm về quản lý trường DTNT, DTBT để làm rõ

khái niệm HSBTDN, quản lý HSBTDN ở trường THCS. . 15

1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục dân tộc. 19

1.4. Những đặc điểm của học sinh THCS bán trú dân nuôi . 21

1.4.1. Đặc điểm về đời sống xã hội. 21

1.4.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS. 21

1.4.3. Đặc điểm của học sinh dân tộc thiểu số. 22

1.5. Vị trí, ý nghĩa của trường THCS có HS BTDN. 24

1.5.1. Về mặt kinh tế - xã hội. 25

1.5.2. Đảm bảo an sinh xã hội. 25

1.5.3. Góp phần thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. 25

1.5.4. Ý nghĩa thực tiễn đối với học sinh dân tộc ở vùng có điều

kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn . 26

1.6. Các nội dung chủ yếu trong quản lý HSBTDN . 27vi

1.6.1. Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động. 27

1.6.2. Tổ chức các nội dung quản lý HSBTDN. 27

1.6.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý HSBTDN. 28

1.6.4. Kiểm tra đánh giá công tác hoạt động của BTDN. 28

1.6.5. Quản lý đội ngũ làm công tác quản lý HSBTDN . 28

1.6.6. Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện thiết yếu phục vụ cho HSBTDN . 29

1.6.7. Quản lý quá trình thực hiện phối hợp của các tổ chức trong,

ngoài nhà trường và phụ huynh HSBTDN . 29

1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HSBTDN. 30

1.7.1. Nhận thức của các lực lượng giáo dục. 30

1.7.2. Năng lực của người tổ chức và quản lý HSBTDN . 30

1.7.3. Các điều kiện để tổ chức quản lý HSBTDN hiệu quả . 31

Tiểu kết chương 1. 32

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỌC SINH BÁN TRÚ DÂN

NUÔI Ở TRưỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỒNG SƠN, HUYỆN TÂN

SƠN, TỈNH PHÚ THỌ. 33

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu . 33

2.1.1. Khái quát về huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 33

2.1.2. Khái quát về xã Đồng Sơn . 35

2.1.3. Trường THCS Đồng Sơn huyện Tân sơn, tỉnh Phú Thọ . 36

2.2. Tổ chức đánh giá thực trạng. 41

2.2.1. Mục tiêu khảo sát . 41

2.2.2. Đối tượng khảo sát . 42

2.2.3. Nội dung khảo sát . 42

2.2.4. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu . 43

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức và thực trạng quản lý

HSBTDN ở trường THCS Đồng Sơn và các trường THCS, TH&THCS

có HSBTDN tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 43

2.3.1. Khảo sát thực trạng nhận thức và thực trạng tổ chức bán trú

dân nuôi của các trường ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 43

2.3.2. Đánh giá thực trạng quản lý HSBTDN tại trường THCS Đồng

Sơn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 49vii

2.4. Đánh giá chung về thực trạng nhận thức, thực trạng quản lý HSBTDN ở

trường THCS Đồng Sơn . 58

2.4.1. Điểm mạnh. 58

2.4.2. Điểm yếu và nguyên nhân. 59

Tiểu kết chương 2. 61

CHưƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC SINH BÁN TRÚ DÂN

NUÔI Ở TRưỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỒNG SƠN, HUYỆN TÂN

SƠN, TỈNH PHÚ THỌ. 63

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý. 63

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của quản lý HSBTDN. 63

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa . 63

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn . 63

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi . 63

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm học

sinh dân tộc nội trú. 64

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất và tính đồng bộ . 64

3.2. Các biện pháp thực hiện quản lý học sinh bán trú dân nuôi. 64

3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế

hoạt động của trường THCS có HSBTDN tại các xã có điều kiện

kinh tế - xã hội. 64

3.2.2. Biện pháp 2: Thực hiện thường xuyên công tác tham mưu với

cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, hội

cha mẹ học sinh và các lực lượng khác để phối kết hợp trong công

tác quản lý, giáo dục toàn diện học sinh . 65

3.2.3. Biện pháp 3: Thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý HSBTDN. 69

3.2.4. Biện pháp 4: Thực hiện đầy đủ các loại chế độ chính sách đối

với học sinh dân tộc, HSBTDN và CB, GV,NV đang trực tiếp quản

lý, phụ trách công tác tại trường THCS có HSBTDN . 72

3.2.5. Biện pháp 5: Đầu tư xây dựng CSVC đáp ứng nhu cầu về nơi

ăn chốn ở, vui chơi và sinh hoạt cho học sinh BTDN góp phần xây

dựng trường học tập thân thiện, học sinh tích cực cho trường THCS

có học sinh BTDN. 74viii

3.2.6. Biện pháp 6. Tổ chức hiệu quả hoạt động tăng gia sản xuất cải

thiện đời sống và môi trường sống cho HSBTDN. 80

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

quản lý HSBTD . 81

3.3.1. Tính cấp thiết . 82

3.3.2. Tính khả thi . 84

3.3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi. 86

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp. 88

Tiểu kết chương 3. 89

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 94

PHỤ LỤC. 97

pdf46 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở trường THCS Đồng Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân nuôi trong Trường THCS ở miền núi vùng cao chưa được nghiên cứu và tiếp cận trên góc độ khoa học quản lý giáo dục. Mặc dù chưa có các văn bản pháp lý nhưng thực tế trường THCS có HSBTDN vẫn tồn tại dưới hình thức: mỗi tuần các em học sinh về nhà một lần lần củi, gạo, nhu yếu phẩm đến và ở lại trong trường (nếu trường có chỗ ở), hoặc một số gia đình đã tự dựng lều lán tạm cho học sinh ở xung quanh trường hoặc điểm trường. Đây là biện pháp mà bà con các dân tộc miền núi đã thực hiện trong thập niên đầu của thế kỷ này để giúp học sinh có thể đến trường theo học. Như thế, trong lịch sử phát triển, hệ thống trường/ lớp có HSBTDN phát triển tự phát như là một tất yếu của lịch sử GD miền núi. Bởi vì, cùng với sự đổi mới và phát triển của GD thì số lượng học sinh có nhu cầu ở bán trú ngày càng đông nên nhu cầu phát triển trường lớp BT ngày càng cấp thiết. Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam, ngày 17/7/2009, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì Hội nghị về trường PTDTBT tại Thành phố Điện Biên. Phó Thủ tướng đánh giá cao về biện pháp bán trú dân nuôi, đồng thời chỉ đạo bắt đầu từ năm học 2009- 2010, phải tập trung thực hiện ngay phương châm: “ba đủ” (đủ ăn, đủ quần áo, đủ sách vở) cho học sinh miền núi đến trường. 9 Hội nghị đã mở ra một cơ hội “3 đủ” để học tập cho con em các dân tộc ít người thuộc vùng núi được thụ hưởng chính sách ưu việt và yên tâm đến trường. Đó là: Thông tư số 24/2010-TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế và tổ chức hoạt động, Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành về một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT Sau 3 năm triển khai Quyết định 85 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 13/5/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị về trường Phổ thông dân tộc bán trú tại Hà Nội cho các đơn vị có loại hình trường này. Tính đến tháng 4 năm 2014 cả nước có 25 tỉnh đã thành lập trường phổ thông DTBT gồm 797 trường với 128.645 học sinh bán trú. Trong đó, cấp Tiểu học 228 trường với 29.849 học sinh bán trú; Cấp Phổ thông cơ sở (gồm Tiểu học và THCS) có 110 trường với 25.250 học sinh bán trú; cấp THCS gồm 459 trường với 73.546 học sinh bán trú. Ngoài ra, cả nước hiện có 131.899 học sinh được hưởng chế độ bán trú tại 907 trường tiểu học, 195 trường phổ thông cơ sở và 708 trường THCS thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của 27 tỉnh. Việc thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú là một trong những quyết sách rất có ý nghĩa để nuôi dưỡng ước mơ tri thức cho con em đồng bào dân tộc ít người đang sống tại các huyện miền núi và vùng sâu vùng xa. Đồng thời sẽ giúp cho các địa phương khắc phục tình trạng nghỉ học để giữ vững tỷ lệ phổ cập GD và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong thời kỳ đổi mới. Mô hình trường THCS, TH&THCS có HSBTDN bán trú dân nuôi đã hình thành tự phát vào cuối những năm 1950 và nhân rộng trong những năm đầu thập kỷ 90 tại các tỉnh miền núi phía Bắc nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao dân trí của con em các dân tộc thiểu số. Vấn đề huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi THCS đến trường và đảm bảo duy trì sĩ số, cải thiện chất lượng giáo dục và đảm bảo duy trì tốt các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục THCS tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã được Đảng, Nhà nước các cấp quản lý giáo dục địa phương, các nhà 10 trường, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đặc biệt quan tâm. Những trường THCS, Tiểu học và THCS có học sinh Bán trú dân nuôi theo quy định đã và đang được hình thành ở địa bàn của các xã ĐBKK trên phạm vi cả nước, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực và được nhiều địa phương áp dụng. Cách làm này được coi như là giải pháp tối ưu để việc cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc vùng đồng bào thiểu số miền núi tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lý Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, con người muốn tồn tại và phát triển cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong một nhóm, một tổ chức. Để tổ chức, điều khiển tạo nên sự phối hợp của nhóm người trong hoạt động theo yêu cầu nhất định, một loại hình lao động mới xuất hiện. Loại hình lao động đó là hoạt động QL. Vậy QL là gì? Các nhà lý luận QL trên thế giới như: Frederick Winslow Taylor, [Mỹ, (1856- 1915)]; Max Werber, [Đức, (1864-1920)]; đều đã khẳng định: Quản lý là khoa học đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội. Nói đến hoạt động QL người ta thường nhắc đến ý tưởng rất sâu sắc của K-Marx: “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”. Henri Fayol (1841 – 1925), cha đẻ của thuyết hành chính thì coi quản lý là một loại công việc đặc thù, khác các loại công việc khác của xí nghiệp và trở thành một hệ thống độc lập, phát huy tác dụng riêng của nó mà các hệ thống khác của xí nghiệp không thể nào thay thế được. Ông nói về nội hàm của khái niệm quả lý như sau: “ Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”. Đây là khái niệm mang tính khái quát về chức năng quản lý [33, tr.87]. Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan. Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra” [36, tr.26]. 11 Đặng Quốc Bảo (1999): “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế, bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giải pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng [2, tr.16]. Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối đa các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”; “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục đích đề ra” [13, tr.18]. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động, nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến [28]. Phạm Thanh Nghị (2000): “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một nhóm tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [5, tr.46]. Người ta có thể tiếp cận khái niệm quản lý nhiều cách khác nhau. Đó là: Cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra theo góc độ tổ chức. Theo góc độ điều khiển từ “Quản Lý” là lái, điều khiển, điều chỉnh. Từ những khái niệm và quan điểm trên, có thể khái quát như sau: Quản lý là những hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu, hay: Quản lý là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể đến đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực để cùng thực hiện thành công nhiệm vụ, mục tiêu, dự kiến đề ra. Hoạt động quản lý là quá trình để nhằm đạt mục tiêu của tổ chức bằng việc thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý. Những chức năng này hoạt động 12 tương đối độc lập và được phân chia từ hoạt động quản lý. Sự phân chia này có nhiều cách, nhưng các nhà quản lý đều thống nhất, trong quản lý gồm 4 chức năng cơ bản là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Trong quá trình quản lý thì đối tượng quản lý đóng trung tâm để vận hành các chức năng quản lý. 1.2.2. Quản lý giáo dục Khái niệm QL giáo dục có thể được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau tùy theo sự xác định đối tượng QL. Quản lý GD là QL mọi hoạt động GD trong xã hội. Như vậy khái niệm QL giáo dục sẽ được hiểu theo nghĩa rộng nhất. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều khái niệm và định nghĩa về QLGD khác nhau. M.I.Kon - Đa- Kôp khẳng định: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ chức cán bộ, giáo dục, kế hoạch hóa, tài chính, cung tiêu nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” [5, tr. 17]. Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và các cộng sự: “Trong thực tế, Quản lý giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của cơ quan quản lý giáo dục các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học - giáo dục nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là: điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người. Cho nên, QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân” [4, tr.31]. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà Trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy – học thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”. 13 Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định. Theo nghĩa hẹp: Quản lý giáo dục, quản lí trường học cụ thể là một chuỗi hoạt động hợp lí (có mục đích, tự giác, có kế hoạch, có hệ thống) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể QL đến tập thể GV và HS, đến những lực lượng GD trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào hoạt động của nhà trường, nhằm làm cho quy trình này vận hành tới việc hình thành mục đích dự kiến. Theo nghĩa rộng: Quản lý GD theo nghĩa tổng quát là là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo cho thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội hiện nay. Trên cơ sở những quan niệm và khái niệm trên, có thể khái quát như sau: Quản lý GD là hệ thống những tác động có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp độ khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ưu, đảm bảo sự phát triển mở rộng cả mặt số lượng cũng như chất lượng để đạt mục tiêu GD. Như vậy, bản chất của QLGD là quá trình tác động có ý thức của chủ thể QL tới khách thể QL và các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động GD nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Bàn về GD, Năm 1973 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói bản chất của QLGD là “Quản lý thế nào để thầy dạy tốt, trò học tốt, tất cả để phục vụ cho hai tốt đó”. 1.2.3. Quản lý nhà trường Quản lý nhà trường là một bộ phận trong quản lý giáo dục. Để đi đến khái niệm quản lý nhà trường, phải xuất phát từ khái niệm quản lý giáo dục. Nhiều tài liệu khoa học cho rằng, QLGD được xem xét dưới hai góc độ sau: * Quản lý giáo dục ở cấp độ vi mô Ở cấp độ này, QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (Có ý 14 thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của công tác quản lý một cơ sở giáo dục đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể người học và các lực lượng tham gia giáo dục khác trong và ngoài cơ sở giáo dục đó, nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu đào tạo. Với hai cấp độ về QLGD nêu trên, thì quản lý nhà trường được nhìn nhận từ hai góc độ: - Thứ nhất: Quản lý nhà trường được hiểu theo nghĩa hoạt động của các cơ quan, các tổ chức có trách nhiệm QLGD như Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sở Giáo dục & Đào tạo, Phòng Giáo dục & Đào tạo và các cấp chính quyền tương ứng đối với một cơ sở giáo dục (nhà trường) cụ thể nào đó. - Thứ hai: Quản lý nhà trường được hiểu theo nghĩa hoạt động của công tác quản lý một cơ sở giáo dục (hiệu trưởng hay một người có chức vụ tương đương như hiệu trưởng) đối với các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục mà họ được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý. Khái niệm quản lý nhà trường được hiểu theo góc độ thứ hai, cụ thể: “Quản lý nhà trường là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp qui luật) của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (giảng viên, nhân viên, người học,) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục”. Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Quản lý nhà trường ở Việt Nam là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với thế hệ trẻ và với từng học sinh [13]. Như vậy, quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy, hoạt động học tập của học sinh diễn ra trong quá trình dạy học - giáo dục. Có thể nói rằng, quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình dạy học - giáo dục. Quản lý nhà trường là sự tác động có định hướng có kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực, nhằm đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường tiến tới mục tiêu giáo dục, trọng tâm là đưa hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục tiến lên trạng thái mới nhưng tốt hơn. 15 1.2.4. So sánh khái niệm về quản lý trường DTNT, DTBT để làm rõ khái niệm HSBTDN, quản lý HSBTDN ở trường THCS. 1.2.4.1. Quản lý hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú Thực hiện theo nội dung quyết định số 49/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/8/2008. Về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT của BGD&ĐT [8] đã ban hành Hệ thống trường PTDTNT bao gồm: + Trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cấp THCS được thành lập tại các huyện miền núi, hải đảo, vùng dân tộc; + Trường PTDTNT cấp tỉnh đào tạo cấp THPT được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Để đào tạo nguồn cán bộ là con em dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, Ủy ban nhân dân Tỉnh có thể giao cho trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cả cấp THPT; Bộ chủ quản có thể giao cho trường PTDTNT thuộc bộ đào tạo dự bị đại học và cấp THCS. 1.2.4.2. Quản lý trường DTNT - Hệ thống trường DTNT thuộc hệ thống trường phổ thông công lập, vì thế cho nên việc quản lý nhà trường DTNT được thực hiện theo sự phân cấp quản lý như sau: + Trường DTNT cấp huyện do phòng GD&ĐT quản lý. + Trường DTNT cấp tỉnh và trường DTNT cấp huyện có mở cấp THPT do Sở GD&ĐT quản lý. + Trường DTNT trực thuộc Bộ do Bộ chủ quản quản lý. - Quản lý các trường DTNT nhằm tổ chức và điều khiển các hoạt động của nhà trường theo đúng kế hoạch và đạt được kết quả tốt nhất, cụ thể: - Mục tiêu: Nhằm tổ chức và điều khiển các hoạt động của nhà trường theo đúng kế hoạch và đạt được kết quả cao nhất, đặc biệt là các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Nội dung: + Thực hiện chương trình của trường phổ thông; + Tổ chức hoạt động nội trú: Hoạt động lao động, văn hóa, thể thao. Cụ thể: 16 Lao động công ích, sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, tham quan du lịch, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa và các hoạt động xã hội khác nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh; + Nuôi dưỡng học sinh nội trú: bao gồm tổ chức bếp ăn tập thể đảm bảo dinh dưỡng theo đúng chế độ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe học sinh. Hoạt động nuôi dưỡng thực hiện công khai dân chủ, tôn trọng phong tục tập quán tiến bộ của các dân tộc. 1.2.4.3. Quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biệt, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này bao gồm trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 25% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú. Hoạt động dạy và học Trường PTDTBT tổ chức hoạt động dạy và học theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Hoạt động dạy và học phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý học sinh dân tộc. Hoạt động giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng 1. Giáo dục tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, kỹ năng sống, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường cho học sinh. 2. Giáo dục lao động của trường PTDTBT bao gồm: lao động công ích và lao động sản xuất để cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh. 3. Hoạt động văn hóa, thể thao bao gồm: sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể 17 thao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa khác nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, xoá bỏ các tập tục lạc hậu. 4. Tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh bán trú. 1.2.4.4. Trường THCS có học sinh bán trú dân nuôi Là trường phổ thông công lập trong hệ thống GD quốc dân. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ chung của một Trường THCS theo quy định của Điều lệ trường THCS, thì Trường THCS có HSBTDN còn phải đảm nhận nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng một lượng không nhỏ học sinh dân tộc thiểu số, con hộ nghèo sống ở các khu vực xa trường, giao thông đi lại khó khăn và nguy hiểm ở BTDN tại trường trong tuần và được sự hỗ trợ một phần tài chính của nhà nước hàng tháng theo năm học để phục vụ chi phí ăn, ở tại trường hoặc ở trọ nhà dân. 1.2.4.5. Học sinh bán trú dân nuôi Học sinh bán trú dân nuôi là khái niệm chỉ đối tượng học sinh đang học tại các trường Trường THCS, TH và THCS có HSBTDN ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt cho phép ở lại trường để học tập trong tuần do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày. Học sinh BTDN được hưởng 40% mức lương cơ bản để chi phí cho tiền ăn cho một tháng và 10% mức lương tối thiểu/ tháng/ 1 HS để hộ trợ tiền ở đối với HSBTDN phải thuê trọ bên ngoài nhà trường khi ở BTDN (Vận dụng một phần của QĐ 85/QĐ – Thủ tướng Chính phủ năm 2010) 1.2.4.6. Quản lý HSBTDN ở trường THCS Trường THCS có HSBTDN vốn là hình thức tổ chức có tính tự phát cho phù hợp với đặc điểm địa phương, khu vực ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong các huyện nghèo miền núi theo quy định của nhà nước, nơi mà học sinh không thể đi học và trở về ngay trong ngày thuận lợi được do đường giao thông xa, qua sông, suối và dốc đồi trở ngại. Mô hình Trường THCS, Tiểu học và THCS có học sinh bán trú dân nuôi đã hình thành tự phát 18 vào cuối những năm 1950 của thế kỷ trước và nhân rộng trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX tại các tỉnh miền núi của nước ta, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao dân trí cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Mặc dù chưa có các văn bản pháp lý của Nhà nước, ngành quy định về loại hình bán trú dân nuôi, nhưng trong thực tế thì nhà Trường THCS có HSBTDN này vẫn tồn tại trong các trường THCS, TH&THCS ở miền núi như một nhu cầu tất yếu đối với thực tiễn GD vùng dân tộc của nước ta. Chính vì vậy, bên cạnh việc quản lý hoạt động dạy học và các hoạt động GD khác, các nhà trường có loại hình HSBTDN còn phải thực hiện công tác quản lý HSBT thông qua các nội nội dung như học tập tự quản, chăm sóc, nôi dưỡng và tổ chức các hoạt động GD khác (GDGT,KNS,) cho số lượng lớn học sinh như một trường PT dân tộc nội trú THCS của huyện ngay trong nhà trường hoặc trong các khu vực dân cư mà có HSBTDN ở trọ. Gọi là HSBTDN là để phân biệt với học sinh ở trường DTNT, học sinh DTBT vì đối với đối tượng HS này đã được Nhà nước quy định rõ và có chế độ nuôi dưỡng và hỗ trợ cao hơn. Còn HSBTDN là đối tượng HS do cha mẹ các em phối hợp với nhà trường cùng tổ chức vào đầu mỗi năm học nhằm giải pháp duy trì sỹ số, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học. Kể từ năm học 2011 – 2012 trở lại đây, Nhà nước đã ban hành chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho HSBTDN (bằng 40% mức lương cơ bản). Còn đối với CBQL, GV, NV ở trường có loại hình BTDN tham gia quản lý, tổ chức các hoạt động cho các em là công việc kiêm nhiệm chưa có sự hỗ trợ, phụ cấp. Cho nên nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong bố trí đội ngũ làm kiêm nhiệm để quản lý, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng cho HSBTDN hàng ngày. Sự phát triển trường/ lớp theo loại hình BTDN tự phát như là một tất yếu của lịch sử GD miền núi. Bởi, cùng với sự đổi mới và phát triển của GD thì số lượng học sinh có nhu cầu ở BTDN ngày tăng thêm, nên nhu cầu phát triển trường lớp BTDN cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn đối với các nhà trường ở miền núi thuộc diện đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội. 19 1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về giáo dục dân tộc Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về giáo dục dân tộc và vùng đặc biệt khó khăn.Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là vùng được quy định tại Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II); Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II; Quyết định số 1105/2009/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách các xã hoàn thành mục tiêu, ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 62 huyện nghèo và các Quyết định khác của Thủ tướng bổ sung. Đảng ta có quan điểm chỉ đạo: “Làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp các dân tộc đa số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng to lớn của mình, trong cán bộ cũng như nhân dân cần khắc phục tư tưởng dân tộc lớn và tư tưởng dân tộc hẹp hòi, đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên xã hội chủ nghĩa”. Qua các kỳ đại hội, đặc biệt là văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đại hội lần thứ X của Đảng đều xác định nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc là “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”. Bởi vì, chỉ có bình đẳng thì mới thực hiện được đoàn kết dân tộc; có đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển thì mới 20 thực hiện được bình đẳng dân tộc. Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh công tác xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở các xã vùng đặc biệt khó khăn. Về Giáo dục và Đào tạo, tại Điều 10 trong Luật giáo dục năm 2005 có nêu về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân: Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf05050002892_8985_2002923.pdf
Tài liệu liên quan