MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1
1.1. Những vấn đề QLMT của khai thác than trên thế giới 1
1.2. Những vấn đề QLMT của khai thác than Việt Nam 4
1.3. Giới thiệu chung về mỏ than Mạo Khê 17
1.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực 17
1.3.2. Tổ chức quản lý mỏ than Mạo Khê 20
1.3.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng và hoạt động sản xuất kinh doanh 20
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Phương pháp kiểm kê môi trường 23
2.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống 24
2.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh 24
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực mỏ Mạo Khê 28
3.2. Hiện trạng QLMT mỏ than Mạo Khê 32
3.2.1. Cơ cấu tổ chức QLMT 32
3.2.2. Thực tiễn công tác QLMT 34
3.2.2.1. Công tác hoàn thổ, phục hồi môi trường 34
3.2.2.2. Công tác quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm và ứng phó sự cố môi trường 35
3.2.2.3. Các hoạt động nâng cao năng lực BVMT 40
3.2.3. Đánh giá các nguồn lực QLMT mỏ than Mạo Khê 41
3.2.4. Đánh giá kết quả QLMT 43
121 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý môi trường mỏ than Mạo khê, Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị một số kiến thức cơ bản về cấp cứu mỏ. Khi có sự cố xảy ra, kịp thời giải quyết hoặc ngăn ngừa lây lan trong quá trình chờ đội cấp cứu mỏ của vùng đến và sơ cấp cứu người bị nạn. Bên cạnh đó, mỏ thường xuyên liên hệ với Trung tâm cấp cứu mỏ của Tập đoàn để kịp thời thông báo những thông tin về cấp cứu mỏ cho Trung tâm. Từ những nỗ lực vượt bậc cùng các giải pháp đồng bộ, mỏ than Mạo Khê đã giảm bớt tai nạn lao động xuống mức thấp nhất.
Với mục đích giảm thiểu tác động do trôi lấp bãi thải và bồi lấp các dòng chảy bề mặt, mỏ áp dụng các phương pháp như: xây tường kè chân bãi thải bằng đá hộc, tạo đê chắn đất đá trôi tại mép mỗi tầng thải, nạo vét các dòng chảy theo định kỳ, trồng cây xanh trên bãi thải và các khu vực xung quanh.
3.2.2.3. Các hoạt động nâng cao năng lực BVMT
Công tác Kỹ thuật - Công nghệ: Mỏ áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường vào sản xuất như: đưa cột chống thuỷ lực đơn, giá khung ZH- 1600/16/24Z, giá thuỷ lực di động XDY 1T2/LY, công nghệ dàn chống 2ANSH vào khấu than lò chợ; đưa vì chống thép, vì neo vào trong quá trình đào chống lò chuẩn bị làm giảm chi phí gỗ chống lò, giảm nhu cầu về gỗ trong quá trình sản xuất; sử dụng máy cắt liên hợp vào khấu than, tận thu tài nguyên, giảm chi phí vật tư, điện năng.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực: Để nâng cao năng lực làm việc cho bộ máy QLMT, mỏ cử các cán bộ phòng môi trường và làm công tác kỹ thuật tham gia các chương trình huấn luyện, đào tạo ngắn hạn về bảo vệ và QLMT do TKV tổ chức. Điển hình năm 2008, mỏ cử người tham gia 2 lớp tập huấn pháp luật về BVMT, 2 lớp tập huấn về kỹ thuật BVMT hợp tác với CHLB Đức và tham gia khảo sát tại CHLB Đức.
Kinh phí cho hoạt động BVMT: Hàng năm mỏ than Mạo Khê trích 1% chi phí sản xuất để chi cho công tác BVMT thường xuyên như: tưới đường, trồng cây, tạo hố lắng, xây dựng và nâng cấp hệ thống thoát nước Bên cạnh đó, mỏ trích 1% giá trị của giá thành sản xuất than để góp với Tập đoàn cho việc BVMT. Khi được cấp vốn đầu tư, mỏ sử dụng quỹ này vào việc xây dựng các công trình BVMT và các hoạt động môi trường khác (bảng 10, phụ lục 1).
Công tác tuyên truyền giáo dục: Hàng năm, mỏ tổ chức hưởng ứng tuần lễ Quốc gia về nước sạch và ngày môi trường thế giới bằng hình thức tuyên truyền tới từng cán bộ công nhân trong các đơn vị để hướng dẫn việc thực hiện công tác BVMT, tuyên truyền trên đài truyền thanh Công ty vào thứ 5 hàng tuần, tổ chức trồng cây đầu xuân để hưởng ứng công tác BVMT và bằng các băng rôn, khẩu hiệu
Công tác xã hội hóa BVMT: Hiện nay mỏ than Mạo Khê thuộc sự quản lý của TKV nhưng lại nằm trên địa bàn đất đai thuộc sự quản lý của tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, mỏ đã xây dựng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức chính quyền địa phương để hỗ trợ lẫn nhau trong việc quản lý và BVMT mỏ cũng như môi trường khu vực. Trong năm 2009, mỏ đã phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để thi công tuyến băng tải ống từ nhà sàng đi cảng Bến Cân, hợp tác với chính quyền địa phương trong việc giải quyết khiếu nại liên quan đến các vấn đề môi trường trong khai thác mỏ. Bên cạnh đó, mỏ hợp tác cùng các đoàn thanh tra, đoàn công tác của HĐND tỉnh Quảng Ninh trong việc khảo sát và kiểm tra kết quả việc xử lý các vấn đề môi trường từ đó đề ra các phương án cải thiện chất lượng môi trường trong khu vực.
Nhằm tổ chức tuyên truyền sâu rộng về nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên và môi trường trong quần chúng nhân dân, mỏ đã phối hợp với huyện Đông Triều và các ngành, các cấp tổ chức các chương trình văn hóa văn nghệ và khẩu hiệu, băng rôn vào những ngày lễ môi trường.
Hợp tác quốc tế: Cùng với TKV, mỏ than Mạo Khê đã tranh thủ sự giúp đỡ và ủng hộ của tổ chức NEDO – Nhật Bản thông qua dự án “Nâng cao năng lực sản xuất và an toàn các mỏ than hầm lò Việt Nam”. Qua đó các tu nghiệp sinh được đào tạo về các lĩnh vực như: quản lý thông gió mỏ, các công nghệ đào lò - an toàn trong sản xuất, cơ giới hóa đòa lò, cứu hộ cứu nạn Đồng thời, thông qua chương trình hợp tác TKV - RAME (dự án của Đức) về môi trường, mỏ có cơ hội cử người tham gia các khóa đào tạo về nâng cao năng lực BVMT. Đây là những điều kiện để mỏ than Mạo Khê nâng cao năng lực sản xuất, an toàn trong lao động và BVMT.
3.2.3. Đánh giá các nguồn lực QLMT mỏ than Mạo Khê
3.2.3.1. Nguồn nhân lực
Các cán bộ QLMT mỏ than Mạo Khê đa phần là kiêm nhiệm thuộc Phòng Kỹ thuật chuyển sang nên khả năng làm việc trong lĩnh vực môi trường còn nhiều hạn chế. Những năm gần đây mỏ thường xuyên cử người tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn do TKV tổ chức và các chương trình hợp tác với nước ngoài (hợp tác với chính phủ Nhật, dự án Rame hợp tác với Đức) nên nguồn nhân lực làm công tác QLMT ngày càng được nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực làm việc trong lĩnh vực môi trường. Đồng thời có sự xác định rõ trách nhiệm, phân công hợp lý nhiệm vụ đến từng thành viên trong phòng môi trường và các phòng ban khác để phối hợp quản lý, phòng chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường trong khai thác khoáng sản.
3.2.3.2. Kinh phí
Tình hình sản xuất kinh doanh của mỏ khá tốt, vì vậy chi phí cho công tác quản lý và BVMT được đảm bảo. Bên cạnh đó được sự hỗ trợ từ nguồn quỹ môi trường của Tập đoàn đối với những công trình, phần việc có tính cấp thiết và quan trọng trong công tác BVMT nên chất lượng môi trường khu vực có thể được cải thiện nếu có kế hoạch và chương trình hành động BVMT cụ thể trình Tập đoàn kịp thời để xin nguồn vốn.
Một số công trình cấp thiết như: công trình xử lý nước thải, công trình xử lý bụi và các công trình khắc phục ảnh hưởng của bãi thải do chưa lập dự án trình Tập đoàn kịp thời nên chưa xin được nguồn vốn đầu tư. Đây cũng là một nhược điểm liên quan đến năng lực làm việc trong lĩnh vực quản lý và BVMT mỏ, đòi hỏi cán bộ Phòng Môi trường phải chủ động xác định diễn biến môi trường, lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trình Tập đoàn kịp thời.
3.2.3.3. Trang thiết bị
Từ năm 2005 đến nay các công trình và trang thiết bị xử lý ô nhiễm tại mỏ than Mạo Khê đã được đầu tư và nâng cấp rất nhiều (bảng 10, phụ lục 1). Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống xử lý nước thải chưa đạt Quy chuẩn môi trường về các chỉ tiêu Fe, Mn, TSS. Hệ thống xử lý bụi khu vực nhà sàng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Hàm lượng bụi tại khu vực này vẫn tương đối cao vượt tiêu chuẩn cho phép 1,08 lần. Trên các tuyến đường vận chuyển, ngoài biện pháp phun nước tưới đường, tại một số điểm có hàm lượng bụi vượt Quy chuẩn môi trường hiện nay chưa áp dụng một biện pháp giảm thiểu bụi nào khác.
Hầu hết các thiết bị phục vụ sản xuất hiện có chủ yếu nhập khẩu từ Liên Xô cũ, nhiều yếu tố đã lạc hậu, năng suất thấp, mức tiêu hao vật tư cao, tổn thất tài nguyên lớn và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các loại thiết bị này đã được tận dụng phù hợp và được tăng cường đầu tư duy tu, bảo dưỡng. Bên cạnh đó, mỏ đầu tư thích đáng cho việc mua sắm một số thiết bị chủ đạo để nâng công suất khai thác và đảm bảo ít gây ô nhiễm môi trường như máy xúc thủy lực gầu ngược, áp dụng công nghệ khai thác thân thiện với môi trường với việc sử dụng các trang thiết bị chống lò bằng cột thủy lực đơn, công nghệ chèn lò (Kakuchi – Nhật Bản), hệ thống máy khấu để thay thế gỗ do đó sẽ tiết kiệm được tài nguyên, giảm tiêu hao lượng gỗ chống lò, nâng cao hệ số an toàn và năng suất lao động. Trong khai thác lộ thiên, với việc đầu tư thiết bị máy xới để làm tơi đất đá đã giảm thiểu công tác nổ mìn, giảm tác động về tiếng nổ.
3.2.3.4. Thông tin
Hệ thống thông tin phục vụ công tác QLMT tại mỏ khá đầy đủ và hoạt động có hiệu quả. Các thông tin về diễn biến chất lượng môi trường được cập nhật thường xuyên thông qua việc xây dựng các chương trình quan trắc định kỳ và được báo cáo bằng văn bản trình Tập đoàn và Sở Tài nguyên và môi trường để có giải pháp khắc phục nếu có những thay đổi bất thường về chất lượng môi trường. Những thông tin mới về hệ thống pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quyết định về môi trường liên tục được cập nhật thông qua hệ thống internet, trang web của Tập đoàn, sau đó được tiến hành xử lý để tiến tới hành động cụ thể. Không những vậy, mỏ còn sử dụng có hiệu quả hệ thống đài truyền thanh, trang web nội bộ và các băng zôn, khẩu hiệu phục vụ công tác tuyên truyền.
3.2.4. Đánh giá kết quả QLMT
3.2.4.1. Nguyên nhân thành công trong công tác QLMT tại mỏ than Mạo Khê
Có hệ thống QLMT đồng bộ từ Tập đoàn và đã có phòng chức năng đảm nhiệm công tác quản lý BVMT.
Hàng năm đều có sự xem xét của lãnh đạo mỏ về vấn đề BVMT, có sự tăng cường đầu tư cho công tác BVMT về con người, kinh phí, trang thiết bị, thông tin.
Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng từ phòng ban đến cấp phân xưởng trong “Quy chế bảo vệ môi trường”.
Việc tiếp cận với các yêu cầu về pháp luật BVMT và các yêu cầu khác rất nhanh chóng thông qua hệ thống thông tin.
Đội ngũ cán bộ QLMT và cán bộ kỹ thuật thường xuyên được đào tạo về công tác QLMT thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn.
Nguồn kinh phí dành cho công tác quản lý BVMT khá đảm bảo.
3.2.4.2.Nguyên nhân chưa thành công trong công tác QLMT
Sự nhận thức về vấn đề môi trường của công nhân viên chưa cao. Đa số cán bộ và công nhân mỏ chưa nhận thấy được trách nhiệm của mình phải tuân theo luật BVMT, phải bảo quản và sử dụng trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, vi phạm quy định an toàn lao động [18].
Nguồn nhân lực phục vụ công tác QLMT chưa được trang bị đầy đủ về chuyên môn. Hiện nay Phòng Môi trường có 3 người trong đó chỉ có 1 người được đào tạo về chuyên ngành môi trường, 2 người còn lại là kỹ sư trắc địa mỏ và kỹ sư khai thác mỏ được cử sang phụ trách công tác môi trường do đó còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ và kỹ thuật môi trường, chuyên môn QLMT.
Hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường chưa đạt yêu cầu.
Thiếu cơ chế quản lý thích hợp trong lĩnh vực QLMT như: trong việc phối hợp triển khai thực hiện công tác BVMT với các đơn vị cùng khai thác trong từng khu vực ảnh hưởng, trong công tác thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về BVMT, trong việc chủ động đầu tư thực hiện và cung cấp dịch vụ BVMT v.v...
Chưa có sự quy hoạch quản lý đồng bộ trong hoạt động BVMT. Cụ thể:
Quy hoạch đổ thải ngay cạnh các hồ thủy lợi vùng Đông Triều: đất đá thải vỉa 1A được đổ vào phía trên hồ Khe Ươn II đã gây bồi lắng lòng hồ, bãi thải vỉa 8 cánh Nam nằm sát cạnh hồ Cầu Cuốn v.v...
Khai thác các vỉa than thuộc vùng cấm theo văn bản số 491/CP – CN của Chính phủ: một phần diện tích thuộc vỉa 8 cánh Nam đang khai thác nằm trong vùng cấm thuộc khu vực hồ chứa nước phía Đông huyện Đông Triều đã bị UBND yêu cầu dừng hoạt động trong năm 2008.
Khai thác lộ thiên đối với những khu vực thuộc khoanh định của UBND tỉnh Quảng Ninh đối với những vùng bị hạn chế khai thác (không khai thác lộ thiên, hạn chế công suất khai thác, quy mô và phải có biện pháp bảo vệ môi trường nghiêm ngặt) cạnh các hồ chứa nước phía Đông huyện Đông Triều. Hiện tại lộ vỉa 9, 9A, 9B đang tạm dừng khai thác để giải quyết vấn đề này.
3.3. Các giải pháp tăng cường năng lực QLMT cho mỏ than Mạo Khê
3.3.1. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ
3.3.1.1. Giải pháp công nghệ đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Mạo Khê là mỏ khai thác than hầm lò lớn thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Theo kết quả quan trắc những năm vừa qua, nước thải mỏ than Mạo Khê có một số chỉ tiêu không đảm bảo Quy chuẩn môi trường: độ pH thay đổi từ 3 – 5,5 (quy chuẩn 5,5 - 9,0), hàm lượng Fe thay đổi từ 5mg/l - 15mg/l (quy chuẩn 5mg/l), hàm lượng Mn thay đổi từ 1mg/l - 3,5mg/l (quy chuẩn 1mg/l), hàm lượng TSS thay đổi từ 84mg/l - 620mg/l (quy chuẩn 100mg/l). Các chỉ tiêu khác đạt Quy chuẩn môi trường. Qua nghiên cứu cho thấy hệ thống xử lý nước thải hiện tại của mỏ than Mạo Khê chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy giải pháp kỹ thuật công nghệ đề xuất dưới đây sẽ góp phần khắc phục những thiếu sót nhằm xử lý triệt để nước thải mỏ, đảm bảo đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, góp phần hạn chế những ảnh hưởng của nước thải tới môi trường khu vực và tiến tới sử dụng một phần nước thải sau khi được xử lý để cung cấp cho các hoạt động công nghiệp nhằm hạn chế sử dụng nguồn nước sạch dùng cho sinh hoạt. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải được đề xuất trong hình 3.1.
Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mỏ
Suối Non Đông
Bãi thải
Bể
lọc bùn
Bơm bùn
Bể lắng tấm nghiêng
Bể
khử Mn
Bể
nước sạch
Bể
chứa bùn
Nước thải mỏ
Bể
trung hoà
Ca(OH)2
sục khí
Bể
điều lượng
Bể keo tụ
PAM, PAC
Bể
lắng sơ bộ
* Quy trình công nghệ xử lý nước thải
1. Nước thải được đưa vào bể điều lượng và bơm lên bể trung hòa. Tại bể trung hòa dung dịch sữa vôi Ca(OH)2 nồng độ 5% - 10% được bơm định lượng từ thùng pha chế vào và hoà trộn với nước thải để trung hoà axít H2SO4 có trong nước thải. Tín hiệu phản hồi từ đầu đo pH tại cửa ra bể trung hoà sẽ điều chỉnh bơm định lượng cấp lượng dung dịch sữa vôi vừa đủ đảm bảo độ pH của nước sau trung hoà nằm trong giới hạn cho phép (pH = 5,5 - 9 tùy theo ngưỡng đặt; thông thường đặt pH = 7), đồng thời không khí từ máy nén khí được sục vào bể trung hòa tạo điều kiện oxy hoá phần lớn Fe, một phần Mn và trợ giúp quá trình hòa trộn sữa vôi.
2. Từ bể trung hoà nước thải chảy trực tiếp sang bể lắng sơ bộ. Tại đây cặn thô lắng đọng, nước tự chảy sang bể keo tụ. Tại đáy bể lắng sơ bộ lắp đặt các ống hút bùn. Bùn được dẫn qua hệ thống rãnh thoát sang bể phơi bùn.
3. Tại bể keo tụ, dung dịch keo tụ PAC, PAM nồng độ 0,1% được bơm định lượng từ thùng pha chế vào và hoà trộn với nước thải bằng máy khuấy. PAC (Poly Aluminium Chloride) là loại phèn nhôm thế hệ mới tồn tại ở dạng cao phân tử (polyme). Hiện nay, PAC được sản xuất lượng lớn và sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến để thay thế cho phèn nhôm sunfat trong xử lý nước sinh hoạt và nước thải. Trước hết cho PAC vào để giảm độ nhớt, tăng khả năng hút giữa các hạt có kích thước nhỏ tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn, sau đó cho tiếp PAM để tăng khả năng hội tụ của các hạt khi tiếp xúc với nhau tạo thành thể keo tụ lớn, tăng tốc độ lắng đọng. Dung dịch keo tụ được khuấy trộn đều với nước thải bằng máy khuấy lắp đặt tại bể keo tụ có tác dụng phân lưu, phân lưu ngược dòng, trộn xoáy tăng tốc độ kết bông và lắng đọng. Sau đó nước tự chảy vào Bể lắng tấm nghiêng.
4. Tại bể lắng tấm nghiêng, cặn lơ lửng kết thành bông có kích thước lớn, trong quá trình di chuyển từ dưới lên va chạm vào các tấm nghiêng và lắng đọng xuống đáy bể. Tại đáy bể lắng tấm nghiêng lắp đặt các ống hút bùn. Bùn được dẫn vào bể chứa bùn và được bơm hút bùn định kỳ đẩy sang bể lọc bùn. Nước từ bể lắng tấm nghiêng chảy sang bể khử mangan.
5. Tại bể khử mangan, nước được lọc qua lớp cát sỏi hoạt tính có phủ mangan oxit làm tác nhân để ôxy hóa và lọc giữ lại mangan cũng như lượng cặn còn lại. Định kỳ bơm rửa ngược để làm sạch lớp lọc, nước từ quá trình rửa ngược được dẫn ngược trở về bể keo tụ. Nước sạch được dẫn sang bể nước sạch và chảy ra suối Non Đông.
6. Tại bể lọc bùn, nước được tách khỏi bùn qua lớp lọc cát sỏi.
- Bùn bơm từ bể lắng tấm nghiêng còn chứa 95% - 97% nước. Để có thể vận chuyển đi đổ thải, cần phải tiến hành tách nước khỏi bùn đảm bảo lượng nước còn lại trong bùn dưới 75%.
- Để tách nước khỏi bùn có thể dùng phương pháp tự nhiên (phơi, lọc qua cát sỏi...) hoặc phương pháp cơ giới (máy ép bùn).
- Bên trong bể lọc bùn được xếp cát sỏi làm vật liệu lọc, gồm 02 bể hoạt động luân phiên. Bùn được định kỳ bơm lên trên lớp cát sỏi, nước đi qua lớp lọc tách ra khỏi bùn và được bơm ngược trở về bể keo tụ. Cặn nằm lại trên lớp lọc, khi đạt chiều dày ≥20cm được phơi trong khoảng thời gian nhất định, sau đó được nạo vét bằng thủ công và chất tải lên ôtô vận chuyển ra đổ tại bãi thải mỏ (thành phần bùn chủ yếu là các chất vô cơ không độc hại, các kim loại nặng đã được oxy hóa thành các oxit kim loại).
* Nhận xét
- Ưu điểm: là hệ thống mang tính tự động cao, kiểm soát được hoàn toàn các yếu tố như độ pH, chất rắn lơ lửng, Fe, Mn. Hệ thống tương đối hoàn chỉnh từ khâu trung hoà axít đến thu gom bùn cặn.
- Nhược điểm: yêu cầu phải có diện tích rộng để xây dựng, vốn đầu tư cho công trình lớn, chi phí vận hành cao.
Thông số và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của trạm xử lý nước thải như đề xuất sẽ được xác định trên cơ sở lưu lượng, chất lượng nước thải cần xử lý. Chất lượng nước sau khi xử lý phải đạt loại B theo QCVN 24(B): 2009/BTNMT (bảng 3.3), đảm bảo tiêu chuẩn xả ra môi trường.
Bảng 3.3: Chất lượng nước trước và sau xử lý
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Nước thải trước xử lý
Nước sạch sau xử lý
1
pH
3,0 - 5,5
5,5 - 9,0
2
TSS
mg/l
100 – 1000
£100
3
Fe
mg/l
5 – 15
£5
4
Mn
mg/l
1 – 3,5
£1
5
Các chỉ tiêu khác
Đạt quy chuẩn
Đạt quy chuẩn
Với hệ thống xử lý nước thải đề xuất như trên, mỏ than Mạo Khê có thể lập dự án trình Tập đoàn phê duyệt để xin nguồn vốn xây dựng 2 trạm xử lý nước thải thay thế hệ thống xử lý nước thải cũ tại 2 vị trí: khu vực bể lắng nhà sàng (bao gồm lượng nước bơm thoát khỏi cửa lò -25, +30 khoảng 600 m3/h và nước thải khu nhà sàng) và khu vực cửa giếng phụ mức -80 (lượng nước bơm thoát khỏi cửa lò khoảng 1200 m3/h).
Để công tác kiểm tra chất lượng nước được hiệu quả mỏ cần tiến hành:
- Lắp đặt đầu đo độ pH kết nối với bơm định lượng sữa vôi trên đường ống dẫn nước đầu vào.
- Lắp thiết bị đo mực nước để kiểm tra mực nước trong bể bùn, liên kết khởi động và tạm dừng với bơm bùn.
- Trang bị thiết bị đo và phân tích nhanh chỉ tiêu pH, Fe, Mn để nhân viên vận hành định kỳ kiểm tra các chỉ tiêu trên.
- Để kiểm tra hàm lượng cặn lơ lửng mỏ cần định kỳ lấy mẫu gửi đơn vị có năng lực phân tích.
3.3.1.2. Các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
* Giảm thiểu ô nhiễm bụi trên tuyến đường vận chuyển bằng phương pháp phun sương mù cao áp
Sơ đồ hệ thống giảm thiểu bụi bằng thiết bị bơm nước với áp suất cao tạo sương mù được thể hiện trong hình 3.2. Tùy thuộc vào việc lựa chọn khoảng cách giữa các cột, các thông số kỹ thuật của vòi phun sương (diện tích phun, áp lực đầu vòi, đường kính vào, đường kính ra, lưu lượng nước ra khỏi đầu vòi) từ đó sẽ tính được đường kính hạt sương khi phun, đường ống cấp nước, lưu lượng của bơm, chiều cao đẩy của bơm, số lượng vòi phun và chiều cao các cột thiết kế cho từng hệ thống. Với vòi phun lớn thì chiều cao sẽ lớn theo đó khoảng cách giữa các cột cũng sẽ lớn do hiệu quả diện tích phun lớn.
Trên hình 3.3 giới thiệu hình ảnh một đoạn của hệ thống. Mỗi hệ thống có 32 vòi phun. Các vòi phun được đặt trên cột cao 4,5 m.
1. Bể nước 3. Bơm nước
2. ống hút 4. Động cơ
5. ống đẩy chính
6,7. Các ống nhánh; 8. Các ống nhánh và vòi phun
Hình 3.2: Bố trí thiết bị bơm nước với áp suất cao tạo sương mù
Hình 3.3: Hình ảnh một đoạn hệ thống phun sương giảm thiểu bụi
tại Công ty tuyển than Cửa Ông
Như vậy mỏ than Mạo Khê có thể áp dụng hệ thống phun sương mù cao áp tại những điểm cố định phát sinh bụi lớn như đường vận chuyển qua khu vực 56 và một số vị trí khác như: trước cổng ra vào Công ty, cạnh nhà làm việc, Các cột nên sắp xếp cách nhau 20m để đạt được hiệu quả giảm thiểu bụi tốt nhất. Kết quả giảm thiểu bụi bằng phương pháp phun sương mù cao áp đã được tổng kết qua thực tiễn sử dụng tại Công ty tuyển than Cửa Ông thể hiện trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Kết quả của phương pháp giảm thiểu bụi bằng phun nước cao áp
TT
Vị trí đo
Nồng độ khi ô tô chạy qua, mg/m3
Khi chưa giảm thiểu bụi
Khi hệ thống giảm thiểu bụi làm việc
Hiệu quả
(%)
1
Trong khu vực nhà máy gần đường ô tô
25,2-145
5,2
79-96
2
Trước cổng ra vào Công ty
90-127
7,3
92-94
3
Trên đường ô tô
100-127
11,2
88,8-91
4
Cạnh nhà làm việc
88,2-112,2
5,7
94-95
5
Cạnh hố nhận than
75,1-87
11,07
85-87
Nguồn: Báo cáo định kỳ công tác BVMT - Công ty tuyển than Cửa Ông, 2009
Ngoài ra, để đảm bảo công tác BVMT trên tuyến đường vận chuyển được thực hiện một cách hiệu quả mỏ cần thực hiện một số giải pháp sau:
Các đống than lộ thiên nên dùng các bao gai che phủ, đồng thời lắp đặt đường ống dẫn nước xung quanh đống than. Trên ống nước, cứ 30m có một vòi lấy nước tưới ướt bao gai vài lần trong một ca (tuỳ theo độ ẩm không khí).
Dùng bạt đó tẩm nước phủ kín thùng xe ô tô chở than khi vận tải đất đá ra bãi thải cũng như khi vận tải than về kho chứa hay ra cảng tiêu thụ. Hai bên đường, mỏ cần tăng thêm diện tích trồng cây, đặc biệt là các loại cây có lá to, tán rộng nhằm ngăn cản sự phát tán bụi và tiếng ồn ra môi trường xung quanh.
Phun nước thường xuyên các tuyến đường vận tải, nhất là đường ra bãi thải. Bằng cách này có thể giảm lượng bụi đạt hiệu quả 70 ¸ 80%. Có ba phương pháp phun nước: phun nước thông thường (phương pháp phổ biến và chi phí thấp), phun sương và phun nước có chứa NaCl hoặc CaCl2).
Xây dựng trạm rửa xe ở các điểm mà đường mỏ thông ra đường giao thông quốc gia để rửa sạch xe mỏ trước khi hoà mạng giao thông quốc gia.
Lắp các bộ lọc vào động cơ ôtô để khử các khí độc như CO2, NOx,...
* Giảm thiểu ô nhiễm bụi trong gia công chế biến khoáng sản
Do đặc thù công nghệ và qua khảo sát thực tế thấy các vị trí phát sinh bụi chủ yếu của khu sàng I bao gồm: bunke nhận than, các vị trí chuyển tải băng và đầu băng tải khu sàng than. Than qua bunke được rót tải trực tiếp lên hệ thống băng tải cấp liệu sàng để đưa qua sàng sơ cấp, tại đây than dưới sàng được rót lên băng tải than cám sơ cấp, tuỳ theo yêu cầu sử dụng than cám được rót thẳng xuống bãi chứa hoặc đưa lọc trung gian bằng hệ thống tay gạt, gạt than cỡ hạt lớn xuống sàng thứ cấp. Hiện tại mỏ than Mạo Khê mới bố trí 2 vòi phun ở bunke nhận than. Như vậy, để giảm thiểu tối đa hàm lượng bụi phát sinh tại khu vực sàng tuyển mỏ than Mạo Khê có thể bố trí vòi phun sương tại các vị trí trong hệ thống sàng như hình 3.4.
Hố nhận than từ ô tô
Hệ thống vòi phun (2 vòi)
Nhà điều hành hệ thống chống bụi
Cám thứ cấp
Cám sơ cấp
Cụm sàng thứ cấp
Bunke thứ cấp
Bể nước và trạm bơm
Bunke sơ cấp
Hệ thống vòi phun (2 vòi)
Hệ thống vòi phun (2 vòi)
Hệ thống vòi phun (2 vòi)
Hệ thống vòi phun (2 vòi)
Hệ thống vòi phun (2 vòi)
Hình 3.4: Bố trí vòi phun sương chống bụi tại khu sàng
Trên các hình 3.5 và 3.6 giới thiệu toàn cảnh cụm sàng I Công ty than Mạo Khê và hoạt động của các vòi phun sương tại bunke nhận than từ ô tô.
Hình 3.5: Toàn cảnh cụm sàng
mỏ than Mạo Khê
Hình 3.6: Vòi phun hoạt động ở
bunke nhận than
3.3.2. Các giải pháp quản lý
Trong những năm qua, mỏ than Mạo Khê đã có nhiều nỗ lực giải quyết các vấn đề bức xúc về TN&MT do hoạt động khai thác than gây ra như đã nêu trên. Tuy nhiên, để khắc phục những hậu quả tiêu cực về môi trường đã tích tụ từ lâu, hạn chế những tổn thất về TN&MT, những sự cố môi trường có thể xảy ra trên những khu vực có hoạt động khai thác than, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế gắn với BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa mỏ cần tăng cường các giải pháp quản lý BVMT. Các giải pháp QLMT phải đáp ứng được các nguyên tắc chung là:
- Gắn kết hài hoà giữa yêu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội với BVMT.
- Công tác BVMT trong khai thác than phải được tiến hành thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính; tích cực đầu tư khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường do nhiều năm để lại.
- Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc, chú trọng BVMT đô thị, khu dân cư lân cận các khu vực khai thác; tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng BVMT và kết cấu hạ tầng chuyên dùng phục vụ khai thác than.
Trên cơ sở các nguyên tắc chung như đã nêu trên, luận văn đề xuất các giải pháp quản lý áp dụng nhằm tăng cường năng lực QLMT vùng mỏ trong thời gian tới như sau:
3.3.2.1 Giải pháp quy hoạch quản lý vùng về môi trường
Mỏ than Mạo Khê là đơn vị khai thác than hầm lò lớn. Sản lượng khai thác hàng năm không ngừng tăng vọt. Nếu năm 2000, toàn mỏ mới chỉ đạt 776.000 tấn thì năm 2003, tổng sản lượng đã vượt trội gấp 2 lần với số tuyệt đối: 1.5 triệu tấn, năm 2005 sản lượng khai thác đạt gần 2 triệu tấn. Điều này dẫn đến sự mất cân đối trong quá trình điều hoà chế độ công tác mỏ trên các khai trường, làm gia tăng các tác động tiêu cực tới môi trường, để lại hậu quả lâu dài về sau. Do đó, để quản lý tốt, mỏ than Mạo Khê cần thực hiện lập quy hoạch và thực hiện đúng theo quy hoạch được duyệt. Để làm cơ sở đề xuất cơ chế quản lý và điều chỉnh quy hoạch phát triển phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, quy hoạch mỏ than Mạo Khê trong đó cần thực hiện các yêu cầu sau:
Kiểm kê các thành phần tài nguyên môi trường trong từng phân vùng môi trường (phân vùng môi trường được xác định phạm vi không gian trên các chỉ tiêu sau: theo địa giới hành chính, theo lưu vực nước, theo địa hình, theo hệ sinh thái, theo mức độ ô nhiễm và mức độ cần bảo vệ) như: hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng, nước, đất, khu vực cần bảo vệ như đầu nguồn các lưu vực nước,...
Xác lập ngưỡng chịu tác động môi trường của các hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong khu vực có hoạt động khai thác than và năng lực giải quyết các vấn đề môi trường của bộ máy QLMT trong mỏ làm cơ sở xác lập quy mô, công suất (kể cả theo độ sâu khai thác) và nhu cầu sử dụng tài nguyên (đất đai, rừng, nước ...) đối vớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_dinhdangword_487_0083_1869585.doc