Luận văn Quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh ở Thái Bình - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

Chương 1

NGÂN SÁCH XÃ VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ 4

 

1.1. Sự ra đời, tồn tại và quá trình hình phát triển Ngân sách xã 4

1.1.1. Quá trình hình thành Ngân sách xã 4

1.1.2. Khái niệm - Đặc điểm Ngân sách xã 5

1.1.3. Nội dung nguồn thu và nhiệm vụ chi của Ngân sách xã 7

1.1.3.1. Nguồn thu của Ngân sách xã 8

1.1.3.2. Nhiệm vụ chi của Ngân sách xã 10

1.1.4. Vị trí, vai trò của Ngân sách xã trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội

ở nông thôn hiện nay 12

1.2. Quy trình quản lý Ngân sách xã 16

1.2.1. Quản lý khâu lập dự toán Ngân sách xã 16

1.2.2. Quản lý khâu chấp hành dự toán Ngân sách xã 17

1.2.3. Quản lý khâu quyết toán Ngân sách xã 20

 

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ Ở THÁI BÌNH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ 21

 

2.1. Vài nét về đặc điểm, tình hình kinh tế-xã hội ở Thái Bình 21

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên 21

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế 21

2.1.3. Đặc điểm về văn hoá-xã hội 24

2.1.4. Khái quát cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý Ngân sách xã ở Thái Bình 24

2.2. Tình hình quản lý thu- chi Ngân sách xã qua các năm 1999-2001 25

2.2.1 Về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách 26

2.2.2. Quản lý thu Ngân sách xã: 27

2.2.3 Quản lý chi Ngân sách xã 34

2.2.4. Về cân đối thu- chi Ngân sách xã 40

2.3. Thực trạng công tác quản lý tài chính Ngân sách xã ở Thái Bình trong những năm qua 41

2.3.1. Về kiện toàn bộ máy quản lý tài chính Ngân sách xã 41

2.3.2. Công tác lập dự toán, chấp hành, quyết toán 42

2.3.3. Công tác kiểm tra chấp hành chế độ quản lý tài chính Ngân sách xã 44

2.3.4. Việc thực hiện dân chủ, công khai tài chính- Ngân sách xã 44

2.3.5. Nguyên nhân dẫn đến những kết quả trên 45

2.4. Sự cần thiết khách quan phải tăng cường, củng cố công tác quản lý Ngân sách xã 47

 

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG - MỤC TIÊU - GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ Ở THÁI BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 50

 

3.1. Phương hướng - mục tiêu 50

3.1.1. Về khai thác khoản thu cho Ngân sách xã 51

3.1.2. Về nhiệm vụ chi Ngân sách xã 52

3.1.3. Về công tác quản lý 53

3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã 53

3.2.1. Làm tốt công tác quản lý và điều hành thu, chi ngân sách xã và các hoạt động tài chính tại xã 54

3.2.1.1. Về điều hành thu 54

3.2.1.2. Về điều hành chi 57

3.2.2. Thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán tăng cường công tác quản lý công sản 58

3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra , kiểm tra hoạt động tài chính Ngân sách xã 59

3.2.4. Tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý tài chính Ngân sách xã từ tỉnh đến cơ sở 60

3.2.5. Thực hiện tốt quy chế dân chủ công khai tài chính xã 61

3.2.6. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục thực hiện pháp luật 61

3.3. Giải pháp điều kiện 62

Kết luận 64

Danh mục tài liệu tham khảo 66

Phụ lục.

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý ngân sách trên địa bàn tỉnh ở Thái Bình - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
334 ngàn đồng đạt 98,8% so với dự toán. Năm 2000 các khoản thu này đạt 13.738.166 ngàn đồng bằng 91% so với năm 1999 và bằng 93,49% so với dự toán được duyệt; năm 2001 các khoản thu này chỉ đạt 7.755.855 ngàn đồng bằng 56,9% so với dự toán năm và chỉ bằng 56,4% so với năm 2000. Nguyên nhân dẫn đến giảm nguồn thu điều tiết là do năm 2001 thực hiện Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 của Chính phủ giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp cho tất cả các hộ trồng lúa và miễn toàn bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp cho những hộ nông dân nghèo đã làm cho khoản thu điều tiết thuế sử dụng đất nông nghiệp chỉ đạt 43,7% so với dự toán năm và bằng 43,4%so với năm 2000. Bên cạnh đó giá thóc tính thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất giảm qua các năm, năm 2000 giảm 140 đồng/kg, năm 2001 giảm 150 đồng/kg so với giá thóc tính dự toán. Đây là khoản thu có tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các khoản thu điều tiết, năm 2000 chiếm 76%, năm 2001 chiếm 58,5%. Thuế chuyển quyền sử dụng đất có xu hướng tăng lên rất cao năm 2000 đạt 272% so với dự toán và năm 2001 đạt 351,7% so với dự toán, nhưng khoản thu này chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng số các khoản thu điều tiết. Như vậy khoản thu điều tiết ngân sách xã đang có xu hướng giảm, do tiếp tục thực hiện Nghị quyết 05 của Chính phủ và xu hướng giá nông sản giảm dần trên thị trường, đó cũng là thách thức lớn trong cân đối ngân sách xã hiện nay. + Về khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên Từ khi luật ngân sách Nhà nước được triển khai thực hiện, số thu bổ xung từ ngân sách cấp trên của ngân sách xã ngày càng tăng lên và luôn giữ vai trò quan trọng trong cân đối ngân sách xã. Đến nay cả tỉnh chỉ có thị trấn Hưng Hà là tự cân đối được thu-chi ngân sách, các xã còn lại nguồn thu tại xã chỉ đáp ứng được một phần nhiệm vụ chi thường xuyên. Năm 1999 tổng thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 29.732.469 ngàn đồng bằng 118,9% so với dự toán, năm 2000 tổng số bổ sung từ ngân sách cấp trên là 41.003.487 ngàn đồng bằng 151,7% so với dự toán và tăng 37,9% so với năm 1999. Năm 2001 tổng số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 56.746.203 ngàn đồng đạt 113,5% so với dự toán và tăng 38,4% so với năm 2000. Nhìn chung khoản thu này hàng năm đều tăng với tốc độ ổn định và tương đối cao. Số thu bổ sung cân đối chi thường xuyên tăng lên trong những năm qua là dấu hiệu cho thấy mâu thuẫn giữa việc tăng cường chủ động của ngân sách xã với khả năng tích luỹ của nội tại nền kinh tế hiện nay ở các xã. Trong khi đó ngân sách cấp trên chưa phải là lớn mạnh, vì vậy, cần phải có cơ chế, tạo điều kiện mọi mặt để xã vươn lên chủ động cân đối ngân sách bảo đảm các hoạt động thường xuyên và phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. + Một số khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu ngân sách xã: - Tình hình thu phí, lệ phí qua ba năm 1999-2001 ( Phụ Biểu số 02) Qua phụ biểu số 02 về tình hình thu phí và lệ phí của ngân sách xã, ta thấy tổng thu phí, lệ phí năm 1999 là 4.927.739 ngàn đồng, bằng 126,6% so với dự toán. Năm 2000 thu 5.993.147 ngàn đồng, bằng 150,6% so với dự toán và tăng 21,6% so với năm 1999, tương ứng với mức vượt là 1.065.408 ngàn đồng. Năm 2001 thu 6.319.321 ngàn đồng vượt dự toán đề ra 39% và tăng so với năm trước là 5,4%. Thu phí, lệ phí ngày càng có chiều hướng tăng nhanh, nhiều xã đã quản lý và khai thác tốt các khoản thu từ lệ phí chợ, lệ phí đò, phà, bến bãi,... Hầu hết các xã trong tỉnh đã khai thác các điều kiện thuận lợi, tổ chức các chợ để lưu thông hàng hoá, quy mô chợ ngày càng lớn nên đã thu được phí chợ ở mức cao. Các xã có đò phà, bến bãi đều tổ chức quản lý và khai thác tốt các khoản lệ phí phát sinh, tăng thu cho ngân sách. Tuy nhiên vẫn còn một số địa phương buông lỏng công tác quản lý, thiếu sự đôn đốc kiểm tra, định mức khoán chưa phù hợp, chưa sát với thực tế, người lái đò, người quản lý chợ tự đặt ra mức thu nên đã có hiện tượng là người dân đóng cao mà ngân sách lại được hưởng ít. Việc quy định mức thu phí ở các nơi không được thống nhất, chưa phù hợp. Nhiều nơi có tiềm năng thu nhưng xã lại không tổ chức quản lý chặt chẽ được, làm thất thu cho ngân sách. - Thu quỹ đất công ích (5% ) và hoa lợi công sản ( Phụ biểu số 03 ) Qua phụ biểu số 03 ta thấy tổng số thu từ quỹ đất công ích 5% và hoa lợi công sản năm 1999 là 22.772.352 ngàn đồng, bằng 130,8% so với dự toán. Năm 2000 thu 22.200.178 ngàn đồng, bằng 127,8% so với dự toán và bằng 97,5% so với năm 1999. Năm 2001, tổng thu là 21.774.812 ngàn đồng, bằng 128,6% so với dự toán và bằng 98% so với năm 2000. Kết quả trên cho thấy số thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản giảm dần, năm 2000 giảm 2,5% so với năm 1999, năm 2001 giảm 2% so với năm 2000. Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách xã ( Chiếm 10,8% trong tổng số thu ngân sách xã năm 2001). Nhưng khoản thu này đang có xu hướng giảm do tác động của yếu tố giá cả nông sản và bản thân quỹ đất này cũng đang giảm dần theo chiều hướng phát triển của kinh tế, xã hội. Theo kết quả thu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản năm 2001 ( Phụ biểu số 04 ) cho thấy việc quản lý nguồn thu này chưa có sự thống nhất, nhiều xã không trực tiếp quản lý quỹ đất 5% mà giao cho hợp tác xã nông nghiệp quản lý, một số xã tổ chức đấu thầu nhiều năm thu tiền một lần làm giảm thu những năm sau. Tuy nhiên một số địa phương đã khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, mặt nước ao hồ nên vẫn giữ vững mức thu cao như huyện Quỳnh Phụ thu 4.256.640 ngàn đồng, bình quân 112.016,8 ngàn đồng/xã; huyện Hưng Hà thu 3.478.669 ngàn đồng bình quân 102.313,8 ngàn đồng/xã; huyện Tiền Hải thu 3.288.429 ngàn đồng, bình quân 93.955 ngàn đồng/xã..., bên cạnh đó huyện Thái Thụy thu bình quân 49.666 ngàn đồng/xã, Vũ Thư thu bình quân 60.787 ngàn đồng/xã, Kiến Xương thu bình quân 69.948 ngàn đồng/xã. Mặc dù quỹ đất 5% và đất hoa lợi công sản ở các huyện chênh lệch không nhiều. Kết quả thu ngân sách từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản ngoài yếu tố ưu đãi về tự nhiên, đất đai rộng, còn phải kể đến công tác quản lý, đã tác động rất lớn đến việc ổn định khoản thu này của ngân sách xã qua các năm. Đây là một khoản thu lớn, có tính ổn định lâu dài, vì vậy chính quyền cấp xã cần quan tâm hơn nữa để khai thác hiệu quả nguồn thu này. - Thu đóng góp của nhân dân Phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong thời gian qua, đã trở thành chủ trương hết sức đúng đắn và có ý nghĩa thiết thực giúp Thái Bình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, ngân sách xã tại Thái Bình đã tích cực khai thác sự ủng hộ, đóng góp của nhân dân. Cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền xây dựng phương án và biện pháp tổ chức thực hiện tốt nguồn thu này. Nhờ có chủ trương đúng nên khoản thu đóng góp của nhân dân hàng năm trở thành nguồn lực lớn để tỉnh cơ bản hoàn thành mục tiêu Điện- Đường- Trường- Trạm. Theo phụ biểu số 05 ta thấy tình hình thu đóng góp của nhân dân liên tục tăng nhanh cả về số lượng lẫn tỷ trọng: Năm 1999 huy động được 6.135.000 ngàn đồng chiếm 5% tổng thu ngân sách xã; Năm 2000 huy động 13.440.435 ngàn đồng tăng 119% so với năm 1999 và chiếm 10,1% tổng thu ngân sách xã; Năm 2001 huy động được 24.870.644 ngàn đồng, tăng 85% so với năm 2000 và chiếm 12,3% tổng thu ngân sách xã. Trong điều kiện hiện nay việc huy động sức dân sẽ tạo ra nguồn lực lớn để đảm bảo duy trì, bảo dưỡng và xây dựng mới cơ sở hạ tầng ở xã. Để làm tốt công tác huy động sức dân xây dựng các công trình phúc lợi cho xã, đòi hỏi phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đồng thời với việc quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả thiết thực. Phải đảm bảo đúng quy trình quản lý xây dựng dự toán và quyết toán đầy đủ chi tiết cho từng khoản thu, từng công trình, thực hiện nghiêm túc quy chế công khai, dân chủ, theo nguyên tắc: "Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" để mọi người dân đều được tham gia quản lý, thấy được ý nghĩa của những khoản đóng góp. Tuy nhiên trong huy động sự đóng góp của nhân dân ở nhiều nơi vẫn còn hạn chế. Nhiều xã khi huy động nhân dân đóng góp không làm đúng quy trình công khai, dân chủ, quản lý nguồn thu chưa chặt chẽ, sử dụng không đúng mục đích huy động, gây nhiều lãng phí, hiệu quả không cao. Mặc dù còn nhiều hạn chế, song thực tế những năm qua đã khảng định chính sách " Nhà nước và nhân dân cùng làm " là một chủ trương đúng, có hiệu quả cao đối với công tác thu ngân sách xã và công cuộc xây dựng nông thôn mới, không chỉ trong trước mắt và cả lâu dài. Cho nên vấn đề đặt ra là phải xây dựng được cơ chế về tổ chức huy động, quản lý và sử dụng nguồn thu này một cách chặt chẽ, phù hợp nguyện vọng của nhân dân, qua đó phát huy được hiệu quả các nguồn lực trong nhân dân. Ngoài những khoản thu lớn nêu trên các khoản thu khác của ngân sách xã cũng đang được khai thác tích cực, ngày càng tăng nhanh. Năm 2001 thu khác của ngân sách xã 19.217.757 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 24,9% trong tổng số khoản thu 100% tại xã. Đây là các nguồn thu phát sinh nhỏ lẻ, tản mạn không thường xuyên, nhưng nếu quản lý tốt lại có tác dụng rất lớn trong việc khích thích sự tăng trưởng phát triển, bảo đảm sự công bằng trong xã hội, có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng cường và củng cố nề nếp công tác quản lý. Do vậy, đòi hỏi phải có một cơ chế để quản lý có hiệu quả các khoản thu này. 2.2.3. Quản lý chi ngân sách xã Qua số liệu ở phụ biểu số 06 ta thấy, chi ngân sách xã tỉnh Thái Bình trong những năm qua có chiều hướng tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế-xã hội trong tỉnh cũng như cả nước. Chi ngân sách xã năm 1999 là 100.211.796 ngàn đồng bằng 124,8% so với dự toán. Chi ngân sách xã năm 2000 là 120.668.204 ngàn đồng bằng 141,4% so với dự toán, tăng 20,7% so với năm 1999. Năm 2001 tổng chi ngân sách xã là 133.319.416 ngàn đồng tăng 49,8% so với dự toán chi và bằng 110,2% so với năm 2000. Sở dĩ tốc độ chi ngân sách xã ngày càng tăng, một mặt là do việc bổ sung chế độ chính sách của Trung ương cũng như địa phương, giao cho xã thực hiện, mặt khác do nhu cầu phát triển của kinh tế, xã hội trong tình hình hiện nay. + Chi thường xuyên của ngân sách xã bảo đảm duy trì được các hoạt động của bộ máy chính quyền xã, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trong năm. Chi thường xuyên năm 1999 là 77.790.670 ngàn đồng bằng 121,8% dự toán năm, chiếm 77,6% trong tổng chi ngân sách xã. Năm 2000 là 95.479.933 ngàn đồng bằng 137,7% dự toán năm và bằng 123,2% so với năm 1999, chiếm 79,2% trong tổng chi ngân sách xã. Năm 2001 chi thường xuyên ngân sách xã là 107.865.665 ngàn đồng bằng 147,8% dự toán năm và bằng 112,6% so với năm 2000, chiếm 80,9% trong tổng chi ngân sách xã. Từ số liệu trên ta thấy chi thường xuyên của ngân sách xã tăng nhanh cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng đã chứng tỏ rằng tốc độ chi tiêu dùng tăng nhanh hơn tốc độ chi đầu tư phát triển, đây là dấu hiệu không thuận cho cân đối ngân sách xã lâu dài. Công tác quản lý ngân sách xã có nhiều tiến bộ, các khoản chi ngân sách phát sinh được kiểm soát qua Kho bạc nhà nước và được phản ảnh, ghi chép đầy đủ trong hệ thống sổ sách kế toán. Tuy nhiên công tác xây dựng dự toán chi còn nhiều hạn chế chưa sát thực tế, chưa bao quát hết nhiệm vụ chi, khi thực hiện chi phải thường xuyên điều chỉnh lại dự toán, do vậy các khoản chi đều vượt dự toán đầu năm. Đặc biệt các khoản chi khác vượt dự toán rất cao. Cơ cấu các khoản chi vẫn chưa thật hợp lý như chi cho quản lý Nhà nước-Đảng -Đoàn thể còn ở mức rất cao. Năm 1999 chiếm 49,6%; năm 2000 chiếm 53,3%; năm 2001 chiếm 53% trong tổng chi thường xuyên ngân sách xã. Việc phân định cơ cấu phân chia các khoản chi cho các lĩnh vực khác nhau cũng là vấn đề mà công tác quản lý tài chính cần quan tâm, xác định đúng lĩnh vực ưu tiên phù hợp với tình hình của địa phương, phù hợp với khả năng ngân sách sẽ có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm vốn ngân sách. Đặc biệt trong tình hình ngân sách hạn hẹp xác định đúng nhiệm vụ cần ưu tiên đầu tư sẽ có ý nghĩa rất lớn để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Một số khoản chi lớn được thực hiện như sau: - Đối với chi sự nghiệp giáo dục (Phụ biểu số 07 ) Qua Phụ biểu số 07 ta thấy tình hình chi cho sự nghiệp giáo dục các năm qua có giảm. Năm 1999 là 9.732.685 ngàn đồng chiếm 8,4% trong tổng chi ngân sách xã; năm 2000 tổng chi ngân sách xã cho sự nghiệp giáo dục là 9.325.592 ngàn đồng đạt 95,8% so với năm 1999. Chi sự nghiệp giáo dục năm 2001 là 8.503.727 ngàn đồng, bằng 98,1% dự toán năm và bằng 91,2% so với năm 2000, chiếm 7,2% tổng chi ngân sách xã năm 2001. Chi ngân sách xã cho sự nghiệp giáo dục trong các năm qua giảm dần, là do tỉnh có sự thay đổi về chính sách, năm 2000 Tỉnh quyết định chi ngân sách tỉnh hỗ trợ cho giáo viên mầm non tại xã mỗi người, mỗi tháng là 40 ngàn đồng, năm 2001 nâng mức hỗ trợ lên 70 ngàn đồng khoản chi này được phản ánh vào chi ngân sách Tỉnh. Như vậy thực chất đầu tư cho sự nghiệp giáo dục ở xã vẫn được tăng cường. Trong nhiều năm qua việc xây dựng cơ sở vật chất cho sự nghiệp giáo dục được quan tâm, đầu tư thích đáng. Đến nay gần 100% số xã đã được trang bị cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Do vậy chất lượng công tác giáo dục ở các xã không ngừng nâng lên, hàng năm gần 100% các cháu trong độ tuổi đi học đều được đến trường, số học sinh tốt nghiệp các cấp đạt 99% và số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung học dạy nghề ngày càng cao. Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp, phương châm đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển đã được quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành, nên công tác giáo dục, đào tạo nói chung và công tác giáo dục ở xã nói riêng đã khai thác được tiềm năng phong trào xã hội hoá giáo dục, khơi dậy phong trào hiếu học đã có truyền thống từ lâu đời của Thái Bình. - Đối với chi cho sự nghiệp kinh tế ( Phụ biểu số 08 ) Chi sự nghiệp kinh tế là chi cho sự phát triển của địa phương, giúp địa phương từng bước đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Qua phụ biểu số 08, ta thấy chi cho sự nghiệp kinh tế ở Thái Bình ngày càng tăng với tốc độ cao. Năm 2000 là 2.969.331 ngàn đồng tăng 40,9% so với năm 1999. Năm 2001 là 4.743.637 ngàn đồng, bằng 189,7% so với dự toán năm và tăng 59,7% so với năm 2000. Với đặc điểm là một tỉnh nông nghiệp cho nên đầu tư cho sự nghiệp kinh tế chủ yếu là chi cho việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, giống mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao thu nhập và hiệu quả đầu tư, hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề, tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, chi cho sự nghiệp kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cần quan tâm đầu tư hơn nữa, đồng thời với tăng cường công tác quản lý, để chi sự nghiệp kinh tế thực sự có hiệu quả tác động thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. - Đối với chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể ( Phụ biểu số 09 ) Qua số liệu ở phụ biểu số 09, ta thấy tình hình chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể tăng lên qua các năm. Năm 2000 tổng chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể là 50.941.642 ngàn đồng bằng 132,1% so với năm 1999; năm 2001 tổng chi đạt 57.484.712 ngàn đồng, bằng 112,1% so với năm trước. Đây là khoảng chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách xã hàng năm. Khoản chi này tăng lên và chiếm tỷ trọng cao như vậy chủ yếu là do chi quản lý Nhà nuớc tăng lên bao gồm chi phụ cấp, sinh hoạt phí cho cán bộ xã, hội nghị, tiếp khách, công tác phí và chi khác. Nhiều xã thực hiện chi đúng, chi đủ và có hiệu quả, hạn chế được tình trạng đọng nợ sinh hoạt phí và phụ cấp cán bộ xã. Tuy nhiên vẫn còn một số xã chi không đúng mục đích, hiệu quả không cao, chi hội nghị, tiếp khách, công tác phí tăng nhanh, vẫn còn tình trạng phô trương hình thức, lãng phí thời gian và kinh phí trong các ngày kỷ niệm, liên hoan tổng kết... Đối với các đoàn thể quần chúng được đảm bảo kinh phí hoạt động do vậy được củng cố, hoàn thiện một cách có hệ thống từ thôn xóm đến xã đối với tất cả các tổ chức đoàn thể như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh. Đến nay hầu hết ở các xóm đều có các chi hội của các đoàn thể hoạt động rất có hiệu quả. Nhiều phong trào hoạt động rất sôi nổi và đem lại hiệu quả thiết thực như: Phong trào thanh niên tình nguyện, phong trào dân số kế hoạch hoá gia đình, phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa...Đặc biệt các đoàn thể đã phát huy tác dụng rất lớn và có vai trò rất quan trọng trong việc nhanh chóng ổn định tình hình ở nông thôn trong tình những năm qua. Bên cạnh đó ở một số xã chưa khai thác được tiềm năng của hội, lệ thuộc nhiều vào kinh phí do ngân sách xã cấp, nên chưa tổ chức các hoạt động đáp ứng yêu cầu, thậm chí có xã hoạt động chỉ là hình thức. + Đối với chi đầu tư phát triển Chi đầu tư phát triển là các khoản chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do xã quản lý như: Trường học, đường giao thông, trạm y tế, nhà văn hoá, trụ sở uỷ ban, điện thắp sáng... đây là khoản chi giữ vai trò quan trọng và chiếm phần tương đối lớn trong tổng chi ngân sách xã. Nhằm trang bị cơ sở vật chất cho chính quyền cấp cơ sở được vững mạnh, đảm bảo sự phát triển chung của xã cũng như đất nước; thời gian qua hầu hết các xã đều đã chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, trang thiết bị phương tiện làm việc cho xã, bước đầu làm thay đổi bộ mặt nông thôn khang trang sạch đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Tình hình chi đầu tư phát triển ở Thái Bình (Phụ biểu số 10) Nhìn vào phụ biểu số 10 ta thấy tình hình chi ngân sách xã cho đầu tư phát triển tăng lên rất nhanh qua các năm. Năm 2000 chi đầu tư phát triển là 25.188.271 ngàn đồng tăng 12,3% so với năm 1999; năm 2001 chi đầu tư phát triển là 25.453.749 ngàn đồng đạt 159,1% so với dự toán, chiếm tỷ trọng 19,1% tổng chi ngân sách xã. Như vậy chi cho đầu tư phát triển ngày càng tăng, đây là khoản chi rất có ý nghĩa đối với các cấp chính quyền, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và sớm hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", trong năm qua, ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách xã, tỉnh đã chỉ đạo nhiều chương trình nhằm đổi mới nông thôn. Nguồn vốn dùng để chi cho đầu tư phát triển chủ yếu được huy động từ: Ngân sách cấp trên cấp theo chương trình mục tiêu, huy động sức đóng góp của nhân dân,... với nguồn vốn huy động đó được sử dụng đầu tư chủ yếu là để xây dựng mới và nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng như " Điện, đường, trường, trạm, nước sách và thông tin liên lạc" Mạng lưới điện thắp sáng ngày được nâng cấp theo hướng điện khí hoá nông thôn. Năm 2001 thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ Thái Bình đã cơ bản hoàn thành việc bàn giao lưới điện trung áp nông thôn cho ngành điện quản lý. Đến nay trong toàn tỉnh 100% số xã có hệ thống lưới điện tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống trường học được xây dựng, nâng cấp cải tạo và trang bị thêm thiết bị, phương tiện mới phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, đã có trên 95% số xã có trường cao tầng, không còn tình trạng phải học ba ca. Đặc biệt hệ thống giao thông nông thôn đã thay đổi hoàn toàn, 100% đường liên xã được rải nhựa và hầu hết hệ thống đường liên thôn, liên xóm được xây gạch hoặc bê tông hoá; các công trình phúc lợi được nâng cấp, sửa chữa, nạo vét kênh mương thuỷ lợi, đầu tư và nâng cấp Bưu điện văn hoá xã, nhà văn hoá thôn, sân vận động... Các xã vùng biển còn chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giúp cho việc nuôi trồng thuỷ, hải sản đang phát huy hiệu quả tương đối cao. Năm 2001 một số xã có vốn đầu tư phát triển lớn như: Nam Phú- Tiền Hải 3.928.254 ngàn đồng, Thuỵ Dũng- Thái Thuỵ 1.051.659 ngàn đồng, Tự Tân-Vũ Thư 890.433 ngàn đồng, thị trấn Đông Hưng 829.888 ngàn đồng, Minh Khai-Vũ Thư 855.723 ngàn đồng... Với đặc điểm là một tỉnh thuần nông, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, chủ yếu dựa vào nông nghiệp, việc dành vốn cho đầu tư phát triển là cố gắng lớn của ngân sách xã trong thời gian qua. Tuy nhiên việc quản lý chi đầu tư phát triển còn nhiều hạn chế, nhiều lãng phí, chưa hiệu quả. Do đặc điểm khoản chi này chủ yếu là chi xây dựng cơ bản, trong khi đó đa phần các cán bộ xã chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, công tác kiểm tra, kiểm soát hạn chế, gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy các xã cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý chi đầu tư phát triển, tuân thủ các quy trình của công tác quản lý vốn đầu tư và thủ thục đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện công khai, dân chủ, tăng cường sự kiểm tra giám sát của quần chúng nhân dân. Cần phải có những biện pháp kịp thời, phù hợp trong chính sách đầu tư, trong công tác quản lý đảm bảo cho chi đầu tư phát triển đạt hiệu quả, tiết kiệm, có như vậy phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" mới phát huy hiệu quả cao. 2.2.4. Về cân đối thu- chi ngân sách xã Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, nguồn thu của ngân sách xã chủ yếu từ nông nghiệp lại bị ảnh hưởng của sự biến động giá nông sản thực phẩm nên số thu không ổn định trong khi nhiệm vụ chi của ngân sách xã ngày càng tăng. Nhìn chung tốc độ tăng thu ngân sách không bảo đảm được nhu cầu tăng chi ngân sách đã làm cho tình hình cân đối ngân sách xã của Thái Bình vốn đã mất cân đối nay càng khó khăn hơn. Nguồn thu tại xã chỉ đáp ứng được một phần nhiệm vụ chi thường xuyên. Cả tỉnh chỉ có thị trấn Hưng Hà là tự cân đối được thu chi ngân sách; có 20 xã chiếm 7% số xã có số thu thường xuyên đảm bảo chi thường xuyên; còn 264 xã chiếm 92,6% tổng số xã là thu thường xuyên không đảm bảo cân đối chi thường xuyên tại xã. Cân đối ngân sách xã phụ thuộc nhiều vào bổ sung của ngân sách cấp trên. Công tác huy động nguồn lực, nhất là huy động sự đóng góp của nhân dân để đầu tư, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội hiện nay còn nhiều bất cập so với yêu cầu. Tình trạng vay nợ để chi tiêu còn tái diễn, nợ sinh hoạt phí, nợ khối lượng xây dựng cơ bản chưa được xử lý kịp thời. Do nguồn thu hạn hẹp nên trong những năm vừa qua chi tiêu thường xuyên chỉ đạt ở mức tối thiểu, nhiều lĩnh vực mới đảm bảo kinh phí cho bộ máy ( Sinh hoạt phí, bảo hiểm ), còn kinh phí cho hoạt động giao cho đơn vị tự cân đối. Thực tế trên đã dẫn đến tình trạng thu được nhiều thì chi nhiều, thu ít thì chi ít, không thu được thì nợ nhiệm vụ chi hoặc vay mượn, xâm tiêu từ các nguồn khác. Công tác quản lý ngân sách cũng gặp nhiều khó khăn, không quản lý hết được các khoản thu, không kiểm soát hết được các khoản chi. Vì vậy cần phải có cơ chế, tạo điều kiện mọi mặt để xã vươn lên chủ động cân đối ngân sách bảo đảm các hoạt động thường xuyên và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Trên cơ sở đó tạo điều kiện tăng cường công tác quản lý toàn diện cho chính quyền xã. 2.3. Thực trạng công tác quản lý tài chính ngân sách xã ở Thái Bình trong những năm qua 2.3.1. Về kiện toàn bộ máy quản lý tài chính Ngân sách xã Bộ máy quản lý tài chính ngân sách xã đã được củng cố và kiện toàn đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở: Cấp tỉnh: Đã thành lập phòng quản lý ngân sách xã có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Sở trong công tác quản lý tài chính- ngân sách xã, trực tiếp triển khai kiểm tra công tác quản lý tài chính- ngân sách xã theo luật ngân sách nhà nước trên địa bàn. Phòng quản lý ngân sách xã đi vào hoạt động theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Cấp huyện, Thị xã: Các phòng Tài chính- Kế hoạch đã thành lập tổ quản lý ngân sách xã có nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý tài chính- ngân sách xã trên địa bàn theo Luật Ngân sách nhà nước. Cấp xã: Tất cả các xã đều có Ban tài chính xã đảm bảo đủ các chức danh và phân định cụ thể các chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh, tạo điều kiện cho Ban tài chính xã từng bước củng cố và tăng cường công tác quản lý tài chính- ngân sách xã ở địa phương; 100% cán bộ trong Ban tài chính xã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tài chính- ngân sách xã và các kiến thức quản lý Nhà nước; đội ngũ kế toán ngân sách xã cơ bản được ổn định, chất lượng ngày một nâng cao; đến nay có 257 kế toán ngân sách xã có trình độ đại học và trung cấp kế toán; 28 kế toán ngân sách xã đang theo học các lớp đại học tại chức. Mặc dù bộ máy quản lý tài chính ngân sách xã ở tỉnh, huyện đã được củng cố kiện toàn nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Cá biệt vẫn còn cán bộ quản lý chưa tận tuỵ với công việc, thời gian giành cho cơ sở còn hạn chế nên chưa phát hiện, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc, ngăn chặn các vi phạm ở cơ sở. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo cho lãnh đạo còn hạn chế. Chất lượng Ban tài chính xã chưa đồng đều, một số nơi còn yếu kém, chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, chưa tích luỹ được kinh nghiệm nên vai trò tham mưu kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn hạn chế. 2.3.2. Công tác lập dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách + Công tác lập dự toán ngân sách Do nhận thức được vị trí, vai trò của công tác lập dự toán, chính quyền cơ sở đã chủ động chỉ đạo công tác xây dựng dự toán ngân sách hàng năm. Công tác lập dự toán đã dựa vào tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và các căn cứ luật pháp cho phép, đảm bảo dân chủ, công bằng, đúng trình tự, chất lượng dự toán t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100347.doc
Tài liệu liên quan