Luận văn Quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH Trần Trung

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I :LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP 2

I.Nguồn nhân lực doanh nghiệp 2

1.Khái niệm: 2

2.Yêu cầu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp 3

3. Một vài học thuyết về quản lý nguồn nhân lực 4

3.1.Thuyết con người kinh tế (Taylor, Gant, Ghinbert, Fayol ). 4

3.2.Thuyết con người xã hội (Gregor, Maslow, Likest). 5

3.3.Thuyết quản lý kiểu Nhật 5

4.Tiêu chí đánh giá quản lý nguồn nhân lực 5

II.Quản lý nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 6

1.Khái niệm về quản lý nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 6

2.Bộ máy quản lý nguồn nhân lực 6

3.Nội dung quản lý nguồn nhân lực 7

3.1. Phân tích công việc 7

3.1.1. Khái niệm và mục đích của việc phân tích công việc 7

3.2. Tuyển dụng nguồn nhân lực 10

3.2.1.Nguồn tuyển dụng 10

3.2.2. Nội dung của tuyển dụng nguồn nhân lực 12

3.3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực 14

3.3.1.Đào tạo nguồn nhân lực 14

3.3.1.1.Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật: 14

3.3.1.2Đào tạo nâng cao năng lực quản lý 15

3.3.2.Phát triển nguồn nhân lực 16

3.4. Sắp xếp và sử dụng lao động 16

3.5.Quản lý một số hoạt động 17

3.6.Đánh giá,đãi ngộ nhân viên 17

3.6.1.Đánh giá nhân viên 17

3.6.2.Đãi ngộ nhân viên 18

3.6.2.1.Đãi ngộ vật chất 18

3.6.2.2.Đãi ngộ tinh thần 18

CHƯƠNG II :THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH TRẦN TRUNG 20

I.Nguồn nhân lực của công ty 20

1.Lịch sử hình thành 20

2.Chức năng nhiệm vụ công ty Trần Trung 20

2.1. Hình thức doanh nghiệp và tư cách pháp nhân 20

2.2.Đặc điểm ngành kinh doanh 21

3.Sơ đồ cơ cấu tổ chức 22

4.Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 24

II.Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH Trần Trung 24

1.Tình hình quản lý nhân lực tại công ty 24

2.Thực trạng tuyển dụng tại công ty 27

3. Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 29

3.1.Đào tạo nguồn nhân lực 29

3.2.Phát triển nguồn nhân lực 32

4.Thực trạng quản lý một số hoạt động 32

5. Thực trạng đãi ngộ nguồn nhân lực trong Công ty 32

5.1.Đãi ngộ vật chất 32

5.2.Đãi ngộ tinh thần 34

III.Tổng hợp đánh giá công tác quản lý nguồn nhân lực 35

1. Phân tích công việc 37

2. Tuyển dụng nhân lực 37

3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 38

3.1. Đào tạo 38

3.2. Phát triển nguồn nhân lực 39

4. Đánh giá và đãi ngộ nguồn nhân lực 39

4.1. Đánh giá nhân lực 39

4.2. Đãi ngộ nhân lực 39

CHƯƠNG III :GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ 41

NNL TẠI CÔNG TY TNHH TRẦN TRUNG 41

I.Phương hướng quản lý nguồn nhân lực trong thời gian tới 41

II.Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực 42

1. Thực hiện tốt kế hoạch hoá nguồn nhân lực 42

2. Hoàn thiện chất lượng phân tích công việc 44

3. Hoàn thiện công tác tuyển dụng 44

4.Chất lượng hóa công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 46

5. Hoàn thiện hơn nữa bộ máy của công ty 48

6. Trả lương, thưởng phạt, trợ cấp cán bộ công nhân viên hợp lý. 50

7. Tiếp tục đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. 52

III.Điều kiện thực hiện giải pháp 53

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2691 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH Trần Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty TNHH Thương mại & Tin học Trần Trung khai trương và chính thức đi vào hoạt động. Công ty Trần Trung được thành lập nhằm mục đích tham gia vào phân phối các sản phẩm Công nghệ thông tin, thiết bị truyền thông, các dịch vụ và giải pháp mạng máy tính cho khách hàng tại Việt Nam, kinh doanh dự án và bán lẻ các sản phẩm Tin học, Viễn thông. Số vốn pháp định là 550.000.000 VND. Trần Trung đã áp dụng hình thức kinh doanh thiết bị Tin học, Viễn thông tiên tiến nhất trên thế giới và là một trong những công nghệ mới nhất , những sản phẩm có chất lượng cao nhất tại Việt Nam. Đến nay công ty Trần Trung đã tạo dựng thành một trong những công ty tin học hàng đầu với vốn pháp định 10.000.000.000 VND và rất có uy tín trên thị trường tin học cả nước 2.Chức năng nhiệm vụ công ty Trần Trung 2.1. Hình thức doanh nghiệp và tư cách pháp nhân 1. Tên công ty                       : CÔNG TY TNHH TRẦN TRUNG 2. Tên giao dịch                     : TRANTRUNG COMPANY LIMITED 3. Tên viết tắt                         : Trantrung Co., Ltd 4. Ngày thành lập                   : ngày 07 tháng 08 năm 2000 5. Trụ sở chính                       : Số 14B, Phố Lý Nam Đế, Phường Hàng Mã, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. 6. Địa chỉ giao dịch               : 12 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội 7. Đăng ký kinh doanh           : Số 0102000937 8. Mã số thuế                         : 0101044405 9. Tài khoản                            : 220.10.00.0012442 tại Phòng giao dịch số 1 – Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long 10. Giám đốc                         : Lê Quang Đức 11. Vốn điều lệ                      : 10.000.000.000 VNĐ (Mười tỷ đồng chẵn 2.2.Đặc điểm ngành kinh doanh -  Phân phối, cung cấp các sản phẩm, vật tư, thiết bị tin học cho các bạn hàng trên cả nước. -  Thiết kế, xây dựng đề án, cung cấp cho khách hàng giải pháp tổng thể về mạng cục bộ, mạng diện rộng, thiết lập các trang tin điện tử trên nền công nghệ Internet. -  Chuyển giao các phần mềm ứng dụng trên nền hệ điều hành Microsoft, Linux, Unix... -  Cung cấp thiết bị mạng máy tính LAN/WAN theo nhu cầu của khách hàng -  Cung cấp máy chủ , hệ điều hành mạng, trạm làm việc cho khách hàng -  Cung cấp các dịch vụ bảo trì, bảo hành cho mạng cục bộ, mạng diện rộng, các máy chủ và trạm làm việc. -  Đào tạo chuyên sâu về mạng diện rộng -  Hợp tác liên kết , liên doanh với các công ty trong và ngoài nước trong các đề án lớn tầm cỡ quốc gia. 3.Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cty đã xác định rõ chỉ có đội ngũ chuyên gia trẻ, năng động, sáng tạo, tâm huyết với nghề nghiệp mới có thể giúp Công ty không ngừng lớn mạnh, thỏa mãn được yêu cầu công nghệ ngày càng cao, phức tạp của khách hàng. Chính vì lẽ đó chúng tôi tập hợp tại Công ty những nhân viên là những sinh viên đứng đầu các chuyên ngành trong đại học, làm việc dưới sự lãnh đạo của các trưởng nhóm đã từng có thời gian thử thách và tích lũy kinh nghiệm hàng chục năm trời trong lĩnh vực tin học và chuyển giao công nghệ. Với tổng số cán bộ, nhân viên: 97 người (năm 2009) Bao gồm: Ban lãnh đạo công ty : 11 người là lãnh đạo, giám đốc, trưởng phòng của các phòng, trung tâm, chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng thành viên. Có nhiệm vụ xây dựng và hoạch định chiến lược kinh doanh, dịch vụ cho công ty. Phòng Nhân sự: 3 người chịu trách nhiệm trực tiếp trước phó giám đốc công ty. Có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý hồ sơ, cán bộ, nhân viên, theo dõi chấm công, chế độ bảo hiểm, nghỉ phép, ốm đau, sinh sản v.v… tư vấn phó giám đốc về phát triển nhân sự.  Phòng Tổng hợp: 15 người - 04 Nhân viên bảo vệ: Bảo vệ, coi giữ tài sản công ty và khách hàng đến liên hệ công tác. - 09 Nhân viên giao nhận hàng và thu ngân - 02 Nhân viên lái xe: Phục vụ lãnh đạo và vận chuyển. Phòng Kinh doanh: 06 Nhân viên kinh doanh phục vụ cho việc phân phối sản phẩm đến các đại lý. Phòng Xuất nhập khẩu : 04 Nhân viên chuyên làm xuất nhập khẩu với đối tác nước ngoài. Phòng tài chính : 05 Nhân viên theo dõi công nợ, làm thuế, tài chính, ngân hàng  Trung tâm bán lẻ: 04 Nhân viên bán lẻ phục vụ khách hàng đến mua hàng tại gian hàng trưng bày của công ty. Trung tâm dự án : 06 Nhân viên tư vấn dự án chuyên đi làm các dự án phục vụ cơ quan và doanh nghiệp. Trung tâm dịch vụ và kỹ thuật : 26 Nhân viên - 06 Nhân viên kỹ thuật phần mềm phát triển các chương trình ứng dụng. - 06 Nhân viên triển khai, lắp đặt dự án và khách lẻ - 06 Nhân viên giải pháp mạng làm nhiệm vụ tích hợp và hỗ trợ hệ thống - 02 Nhân viên kỹ thuật phần cứng máy tính - 06 Nhân viên làm dịch vụ bảo trì máy tính, máy in và các thiết bị khác. 4.Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2005_2008 Bảng 1:.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2005_2008 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) 06/2005 07/2006 08/2007 Giá trị TSL Tỉ đồng 119.5 138.7 162,26 176,89 116,067 117 109 DT có thuế Tỉ đồng 129,583 150,108 184,46 185,21 108,9 122,8 100,40 LN thực hiện Tỉ đồng 2,530 3.836 3,415 0,214 120 112.4 6,26 Các khoản nộp Ngân sách Tỉ đồng 8,465 8,665 9,077 5,102 100,2 104,7 56,207 Thu nhập BQ CBCNV/tháng 100đ 100 1150 1200 1000 115 104,3 83,33 (Nguồn :Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2005_2008_Phòng tài chính) II.Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH Trần Trung 1.Tình hình quản lý nhân lực tại công ty Biểu 2:.Cơ cấu nguồn nhân lực Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 * Số lượng lao động - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp * Trình độ - Trên đại học - Đại học - Trung cấp - Sơ cấp/ CNKT - Chưa đào tạo * Giới tính - Nam - Nữ 86 75 11 2 16 46 20 4 52 34 91 77 14 3 18 48 17 5 59 32 97 80 17 3 21 53 14 6 66 31 (Nguồn :Trích báo cáo sử dụng lao động của cty năm 2009_Phòng nhân sự) Qua số liệu ta thấy số lượng lao động cty có sự thay đổi tăng dần qua các năm,lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn :87.2% năm 2007;84.6% năm 2008;82,5% năm 2009,bên cạnh đó lao động gián tiếp lại có xu hướng tăng dần -Xét theo trình độ nhân lực Cán bộ công nhân viên có trình độ trên đại học và đại học chiếm 20.9% năm 2007;23% năm 2008;24.7% năm 2009 thường giữ các chức vụ quan trọng trong cty. -Xét theo giới tính Nói chung lao động nam giới chiếm tỷ trọng lớn trong công ty :60% năm 2007;65% năm 2008;68% năm 2009. -Xét theo cơ cấu tuổi Khoảng tuổi Tổng số Phần trăm ( %) 20 – 30 31 – 40 41 – 50 51 – 60 22 40 26 7 23.1 42.1 27.4 7.4 Tổng 95 100,0 (Nguồn :Phòng nhân sự_Công ty TNHH Trần Trung) Đội ngũ lao động của công ty có tuổi đời khá trẻ. Khoảng tuổi 20 – 40 của công ty chiếm 65.2% Do đặc điểm của công ty là vừa sản xuất vừa kinh doanh nên đến sau năm 2011 độ tuổi người lao động trong khoảng 20 – 40 chiếm đa số là phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Đội ngũ lao động này tuy năng động, sáng tạo, nhạy bén trong công việc nhưng kinh nghiệm của họ còn bị hạn chế điều mà rất cần thiết cho cạnh tranh trên thị trường. Nhóm tuổi 51 – 60 cũng chiếm tỉ lệ khá cao 7.4% những người do đủ năm về hưu nhưng chưa đủ tuổi về hưu và chưa muốn về nên họ vẫn tiếp tục làm việc. Vì vậy cơ cấu tuổi như trên có ảnh hưởng khá lớn tới công tác quản lý nguồn nhân lực của công ty. 2.Thực trạng tuyển dụng tại công ty Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng số lao động Tổng lao động tuyển dụng -Đại học -Trung cấp -CNKT 86 8 2 3 3 91 5 1 3 1 97 6 1 2 3 (Nguồn :Trích báo cáo sử dụng lao động của cty năm 2007_2009) Qua bảng biểu ta thấy :trong 3 năm số lượng lao động công ty có sự thay đổi,nhưng sự thay đổi đó là khá nhỏ,nhu cầu tuyển dụng không lớn do công ty đã dần đi vào ổn định. Công tác tuyển dụng được công ty đặc biệt quan tâm với mục tiêu của công ty đặt ra là tăng chất lượng tuyển dụng chứ không đơn thuần là tăng số lượng lao động. Tăng chất lượng lao động đồng nghĩa với việc tuyển người đúng chỗ, đúng công việc, để nhân viên có thể phát huy mọi khả năng của mình, hoàn thành tốt mọi công việc được giao, giúp công ty đạt được các mục tiêu đó đề ra. Điều này được thể hiện qua biểu trên, ta thấy rằng số lượng nhân lực được tuyển qua các năm tăng về chất lượng, cụ thể là số lượng lao động có trình độ đại học và trung cấp năm sau tăng cao hơn năm trước. Hình thức tuyển dụng của tổng công ty: Thi tuyển trực tiếp Các bước tiến hành như sau: Bước 1: Xác định công việc và nhu cầu tuyển dụng Đây là công việc của phòng tổ chức cán bộ, phòng tổ chức cán bộ quản lý tình hình nhân lực nói chung của công ty _ nhiệm vụ cố vấn cho ban lãnh đạo trong công tác tuyển chọn nhân lực, tuyển chọn cán bộ kịp thời vào những khâu thiếu hụt để ổn định tổ chức. Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, công ty sẽ đề ra các tiêu chuẩn cần thiết cho công tác tuyển dụng là: chuyên môn, nghiệp vụ; ngoại ngữ; tin học; sức khoẻ … Bước 2: Thông báo nhu cầu tuyển dụng nhân lực Thông báo tuyển dụng nhân lực được dán ở bảng thông báo của trụ sở đơn vị tuyển dụng. Đối với những vị trí quan trọng, thông báo được đăng tải trên báo. Bước 3: Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ Phòng tổ chức cán bộ sẽ tổ chức thu nhận hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ của các ứng viên để loại bỏ những ứng viên không đạt yêu cầu đó đề ra, nhằm giúp cho công ty giảm chi phí cho các quá trình tuyển dụng nhân lực ở các bước tiếp theo. Bước 4: Tổ chức phỏng vấn và thi tuyển Công ty chỉ tiến hành phỏng vấn các ứng viên đạt yêu cầu về hồ sơ. Tham gia việc phỏng vấn là một hội đồng xét tuyển gồm trưởng phòng tổ chức cán bộ, trưởng phòng hoặc trưởng đơn vị nơi cần tuyển nhân viên và một số đại diện của các phòng ban liên quan. Các ứng viên sau khi phỏng vấn sẽ được tổ chức thi tuyển gồm 3 môn: chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học Bước 5: Tổ chức khám sức khoẻ Các ứng viên sau khi vượt qua việc phỏng vấn và thi tuyển phải kiểm tra sức khoẻ. Nếu ai không đủ sức khoẻ sẽ bị loại Bước 6: Thử việc Các ứng viên đạt tiêu chuẩn sẽ được thử việc 2 tháng. Nếu trong quá trình thử việc được đánh giá tốt thì được kí hợp đồng lao động xác định thời hạn 2 năm. Sau 2 năm, ứng viên sẽ được đánh giá lại một lần nữa. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cắt hợp đồng, còn nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ thì sẽ được kí hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Bước 7: Ra quyết định Giám đốc công ty là người ra quyết định tuyển dụng lao động. Hợp đồng lao động chính thức sẽ được kí kết giữa giám đốc công ty và người lao động 3. Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Để sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất và để thích ứng với sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh cũng như để nắm bắt được sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì mỗi công ty phải thường xuyên chăm lo tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Nhận thức đúng đắn được vấn đề này, Công ty có những quan tâm nhất định như sau: 3.1.Đào tạo nguồn nhân lực Những lao động có trình độ chuyên môn cao là một nhân tố quý của quá trình sản xuất xã hội nói chung, nó quyết định việc thực hiện mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy phải thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực. Mục đích của việc đào tạo nhân lực trong Công ty là nhằm khắc phục các tồn tại, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng chuyên môn cao, sử dụng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực. Trong quá trình đào tạo mỗi cá nhân sẽ được bù đắp những thiếu sót trong kiến thức chuyên môn và được truyền đạt thêm các kiến thức, kinh nghiệm mới, được mở rộng tầm hiểu biết để không những hoàn thành tốt công việc được giao mà còn có thể đương đầu với những thay đổi của môi trường xung quanh ảnh hưởng tới công việc. Đánh giá chung Những mặt làm được: - Đào tạo lý luận chính trị được coi trọng. Nhiều cán bộ quản lý các cấp, cán bộ quy hoạch được đào tạo trinh độ cao cấp, đại học về chính trị. - Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên viên nghiệp vụ các đơn vị cơ sở ( Do các phòng ban công ty tổ chức và quản lý nội dung) được tăng cường và có hiệu quả bởi nội dung sát thực, thời gian hợp lý và tiết kiệm chi phớ - Nội dung, chương trình đào tạo tin học được thống nhất và triển khai đồng bộ ở tất cả các đơn vị cơ sở của Công ty Những mặt chưa làm được: - Do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan, ngoài đào tạo chính trị, đội ngũ quản lý cấp cao ít có điều kiện tham gia các chương trình đào tạo với nội dung nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý doanh nghiệp. - Chưa đồng bộ trong tuyển dụng, đào tạo và sử dụng sau đào tạo - Chưa mạnh dạn chủ động đào tạo ở nước ngoài theo những chương trình có chất lượng ở các lĩnh vực mà năng lực đào tạo ở trong nước chưa đáp ứng được, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ cấp cao, các chuyên gia đầu ngành … - Mảng đào tạo ngoại ngữ còn yếu - Chưa xác định được các lĩnh vực và nội dung đào tạo chuyên gia đầu ngành - Quy chế đào tạo của công ty ( ban hành trước thời điểm thành lập phòng đào tạo) và nhiều điểm chưa phù hợp và nhất quán, cần được bổ sung sửa đổi. Nhìn chung ở cả khu vực văn phòng Công ty, công tác đào tạo mặc dù đó làm được trên một diện rộng, đó đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng, nhiều nội dung nghiệp vụ chuyên môn ở một mức độ nhất định, song thường bị động, chắp vá. *)Nguyên nhân chính của những mặt chưa làm được - Chưa xây dựng hoàn chỉnh chiến lược phát triển của công ty, chưa xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chức danh viên chức và tiêu chuẩn nghề công nhân; do đó thiếu những căn cứ rất trọng yếu và cụ thể để xác định nhu cầu và nội dung đào tạo - Kết cấu đào tạo của công ty chưa được xác định rõ ràng, chưa phân định trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị ( ai, làm gì, trách nhiệm đến đâu) trong hệ thống. - Mục tiêu đào tạo chưa được xác định cụ thể, rõ ràng, do đó không xác định được cái đích phải đạt tới của đào tạo ở từng giai đoạn là gì? - Công tác đào tạo chưa thực sự quan tâm đúng mức, không đồng bộ giữa nhận thức và hành động Những nguyên nhân này dẫn đến tình trạng không xác định được mục tiêu; nội dung chương trình đào tạo đối với từng loại đối tượng đào tạo; trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trong hệ thống đào tạo của công ty, bởi vậy việc triển khai là bị động, lúng túng . *) Một số hình thức đào tạo Hình thức đào tạo sẽ được lựa chọn tương ứng phù hợp với từng mục tiêu, đối tượng và yêu cầu của các nội dung chương trình đào tạo của công ty. - Đào tạo tại chỗ: là hình thức đào tạo theo việc, gồm: + Đào tạo tại các phòng nghiệp vụ, các đơn vị cơ sở + Tham gia các hoạt động thực tế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài ngành + Điều động, luân chuyển cán bộ Phù hợp với đối tượng chính là cán bộ, chuyên viên phòng nghiệp vụ - Đào tạo nội bộ: là hình thức đào tạo do công ty tổ chức hoặc phối hợp với các cơ sở đào tạo bên ngoài tổ chức theo yêu cầu nội dung chương trình của công ty. Phù hợp với đối tượng chính là cán bộ quản lý cấp cao, các chuyên viên nghiệp vụ - Đào tạo bên ngoài: là hình thức đào tạo do công ty cử cán bộ công nhân viên tham dự các khoá đào tạo do cơ sở đào tạo bên ngoài ( trong và ngoài nước) tổ chức. 3.2.Phát triển nguồn nhân lực Trong 3 năm gần đây, nói chung việc quy hoạch nhân sự và cán bộ trong công ty có sự thay đổi nhỏ. 4.Thực trạng quản lý một số hoạt động -Ban lãnh đạo công ty chủ trương quản lý công nhân viên theo cơ chế mở,không bắt ép quá vào các điều lệ,cho nhân viên được tự do sáng tạo có cơ chế xử phạt khen thưởng phân minh,tạo tâm lý thoai mái để các nhân viên hoàn thành tốt công việc. -Ai có năng lực sẽ được cân nhắc lên vị trí cao hơn. 5. Thực trạng đãi ngộ nguồn nhân lực trong Công ty 5.1.Đãi ngộ vật chất Thông qua các khoản tiền lương,thưởng,trợ cấp… -Tiền lương :hưởng theo chức danh,vị trí công tác -Tiền thưởng : Căn cứ vào đánh giá của hội đồng thi đua khen thưởng và dựa vào các tiêu chuẩn danh hiệu thi đua từng cấp của công ty hàng năm để đánh giá thành tích công tác cho từng cán bộ và tập thể cán bộ của các đơn vị thành viên. Hội đồng thi đua khen thưởng thực hiện tổng kết công tác thi đua khen thưởng hàng năm, bình chọn những cá nhân, tập thể tiêu biểu để đề nghị cấp trên khen thưởng. Nói chung, thưởng về vật chất cho các cán bộ và các tập thể là không nhiều mà chủ yếu là thưởng về mặt tinh thần, thông qua các danh hiệu thi đua của công ty như: trao giấy khen, bằng khen… -Các phúc lợi : Các cán bộ công nhân viên trong công ty được hưởng các khoản phúc lợi theo quy định của pháp luật như BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn Bên cạnh đó, ban lãnh đạo và ban chấp hành công đoàn công ty cũng rất quan tâm đến đời sống tinh thần của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, điều này được thể hiện qua nhiều hành động cụ thể: Hàng năm, Công ty đó tổ chức cho các cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát , tham quan với nhiều hình thức khác nhau cả trong và ngoài nước. Thực hiên chế độ nghỉ dưỡng sức tại chỗ với nguồn kinh phí BHXH theo quy định mới. Bên cạnh đó công ty luôn chú trọng đến công tác xã hội từ thiện và coi đây vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của người lao động. Với các hình thức: -ủng hộ đồng bào bão lụt, thiên tai -ủng hộ quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam -Phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng Bảng 3 :Tình hình thu nhập của công nhân viên Đơn vị :1000 đồng Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) 07/06 08/07 Lương bình quân 2136 2365 2790 10.7 17.97 Thưởng bình quân 210 290 310 38 6.9 Thu nhập khác BQ 190 286 328 50.5 14.9 Tổng thu nhập 2536 2941 3428 15.97 16.56 (Nguồn :Báo cáo tổng kết cuối năm 2006_2008_Phòng tài chính) Qua bảng ta thấy :trong 3 năm các khoản thu nhập của công nhân viên tăng nhanh,nguyên nhân la do công ty làm ăn có lãi,mở rộng thị trường tiêu thụ và đang đi vào đúng quỹ đạo phát triển. 5.2.Đãi ngộ tinh thần -Công ty tạo điệu kiện tốt về môi trường làm việc cho c-án bộ công nhân viên :không gian rộng thoải mái,môi trường làm việc năng động,có nhiều cơ hội thăng tiến… -Tổ chức khám sức khỏe hàng năm cho cán bộ công nhân viên -Có quà cho các dịp lễ,tết,kỷ niệm hàng năm -Hàng năm công ty tổ chức các cuộc nghỉ mát,sinh hoạt văn nghệ cho công nhân viên,giúp họ thoải mái hơn sau những ngày làm việc căng thẳng,tiếp tục hoàn thành tốt công việc trong thời gian tới. -Công ty có quỹ trợ cấp,tổ chức thăm hỏi cán bộ công nhân viên những lúc ốm đau,bệnh tật… -Khen thưởng khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia công tác đoàn,đảng III.Tổng hợp đánh giá công tác quản lý nguồn nhân lực Ưu điểm: Ban lãnh đạo: - Ban lãnh đạo có trình độ năng lực cao, đã nhận định đúng đắn vai trò chủ đạo của công ty, nên đó có những chính sách hợp lý để lãnh đạo, điều hành đảm bảo sự phát triển chung của công ty - Có sự phân công công việc cụ thể , do đó ban lãnh đạo luôn nắm vững tiến độ sản xuất kinh doanh cũng như những tình huống bất ngờ xảy ra để kịp thời chỉ đạo xử lý. - Có chủ trương, chính sách phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn, quan tâm đến việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nên hàng năm năng suất lao động đều được cải thiện đáng kể, tạo tiền đề cho sự phát triển trong công ty Đội ngũ cán bộ công nhân viên - Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có năng lực, trình độ chuyên môn cao, trực tiếp theo dõi và kiểm ta chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, do đó các sản phẩm của công ty đều có chất lượng tốt, tạo được uy tín với khách hàng - Nhân viên trong các phòng ban được trang bị các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, xây dựng các kế hoạch tác nghiệp sát với thực tế, thực sự là cánh tay đắc lực của ban lãnh đạo - Đội ngũ công nhân trong công ty có tay nghề cao, hàng năm lại được đào tạo nên có chất lượng, sức khoẻ đảm bảo, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cả về phát triển tay nghề lẫn những lúc khó khăn, hoạn nạn Công tác tổ chức lao động Công tác tổ chức lao động được tổ chức linh hoạt và hợp lý, đảm bảo số lượng lao động phục vụ kịp thời kế hoạch sản xuất kinh doanh. Do đó hỗ trợ đắc lực vào giải quyết vấn đề lao động dôi dư,nâng cao chất lượng lao động. Bộ phận lao động gián tiếp được bố trí phù hợp với công việc, hạn chế được tình trạng dư thừa lao động ở các phòng ban, do đó hiệu quả lao động tăng lên rõ rệt Công tác đời sống - Điều kiện làm việc cho người lao động được cải thiện, thu nhập bình quân ổn định, tạo sự an tâm, làm cho người lao động tận tâm và có trách nhiệm với công việc - Quan tâm đầy đủ tới công tác động viên tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty bằng nhiều hình thức khác nhau: Thăm hỏi động viên cán bộ công nhân viên nhân các dịp lễ, tết, ốm đau. Hàng năm đó tổ chức nghỉ mát, tham quan các danh lam thắng cảnh trong và ngoài nước cho cán bộ công nhân viên, tạo cho người lao động sự thoải mái để tiếp tục công việc có hiệu quả. - Phát động nhiều phong trào thi đua trong công ty như: chiến sỹ thi đua, người tốt việc tốt, lao động giỏi… Hàng năm đều có tổng kết khen thưởng. Nhược điểm - Khả năng phối hợp hợp nội bộ giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty, vẫn còn hạn chế, do đó chưa tạo ra được sự thống nhất chung, sức mạnh chung để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Công tác quản lý đội ngũ cán bộ kỹ thuật, người lao động có tay nghề cao còn lỏng lẻo, chưa khai thác hết khả năng của họ, dẫn đến trong sản xuất kinh doanh còn trì trệ, năng suất lao động chưa cao. - Một số cán bộ công nhân viên trong công ty có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn nộm kộm, chất lượng làm việc chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại, ý thức trách nhiệm trong công việc chưa cao. - Công tác khuyến khích vật chất như tiền lương, tiền thưởng chưa phát huy được vai trò,tiền thưởng còn quá ít, chưa có tác dụng kích thích mạnh mẽ tinh thần của người lao động. - Chiến lược phát triển con người chưa được quan tâm đúng mức, chính sách tuyển dụng đào tạo mới chỉ đáp ứng nhu cầu bức thiết trước mắt, chưa được quy hoạch và đầu tư tương xứng với yêu cầu phát triển lâu dài Đi sâu vào phân tích công tác quản lý nguồn nhân lực, ta thấy: 1. Phân tích công việc - Công ty chưa coi trọng việc phân tích công việc: Phân tích công việc chưa được thực hiện chuyên sâu, chưa có cán bộ chuyên trách đảm nhận và chưa được tiến hành một cách khoa học. Đây là một nội dung quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực cho nên công tác này chưa được thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng đến các công tác khác - Việc nghiên cứu phân tích công việc chỉ dừng lại ở sự nhận thức khách quan bên ngoài và ý kiến chủ quan của người phân tích vì vậy nó ảnh hưởng tới việc đánh giá chất lượng công việc. 2. Tuyển dụng nhân lực - Nguồn tuyển dụng chủ yếu là từ bên ngoài đối với công nhân lao động, còn đối các vị trí quan trọng thường là lưu chuyển cán bộ trong công ty. Các công ty chủ yếu là tuyển lao động trực tiếp làm việc tại các điểm bán lẻ. - Chưa chú trọng việc sắp xếp điều chuyển lao động nội bộ khi xuất hiện nhu cầu tại các đơn vị mà thiên về tuyển dụng lao động mới khi có chỗ làm việc mới. - Ban lãnh đạo công ty xác định nhân tố quý giá nhất của tổng công ty là con người, mỗi một cá nhân trong hệ thống mà tốt thì sẽ làm cho hệ thống tốt hơn. Từ nhận định đó nên mấy năm gần đây, công ty đã chú trọng đến công tác đào tạo do đó chất lượng của công tác tuyển dụng và đào tạo tương đối cao - Do làm tốt công tác tuyển dụng nên chất lượng tuyển dụng đầu vào cao và tiết kiệm được chi phí hàng năm của công ty cho công tác này. - Công ty có các quy định chặt chẽ đối với các lao động thử việc, hình thành nên cơ chế đào thải, nên phần lớn các lao động được tuyển thường làm việc hết mình với tinh thần trách nhiệm cao 3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 3.1. Đào tạo - Ban lãnh đạo đó xác định được tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân sự nên đó thường xuyên tiến hành công tác đào tạo và đào tạo lại nhân sự. Công ty đó dành một khoản chi phí cần thiết và thích đáng cho công tác đào tạo. Do đó, trong 10 năm qua đội ngũ lao động của công ty đó có những bước phát triển đổi mới cơ bản theo hướng thich nghi với cơ chế thị trường. - Đào tạo lý luận chính trị được coi trọng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên viên nghiệp vụ các đơn vị cơ sở được tăng cường và có hiệu quả bởi nội dung sát thực, thời gian hợp lý và tiết kiệm được chi phí - Phương pháp đào tạo đa dạng, chương trình đào tạo phong phú, nội dung hợp lý, phát huy được khả năng sáng tạo của người lao động Bên cạnh những mặt ưu điểm của công tác đào tạo thì nó cũng có những mặt hạn chế như: - Chưa đồng bộ trong tuyển dụng đào tạo và sử dụng sau đào tạo. Xuất hiện tình trạng đào tạo bằng 2 mà không rõ mục tiêu, không xuất phát từ nhu cầu công việc - Quy chế đào tạo của công ty vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp và nhất quán, cần phải được bổ sung hoàn chỉnh. Nhìn chung, công tác đào tạo tại Công ty mặc dù đó làm được trên một diện rộng, đó đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng, nhiều nội dung nghiệp vụ chuyên môn ở mức độ nhất định, song vẫn còn bị động, chắp vá 3.2. Phát triển nguồn nhân lực Nói chung, công tác phát triển nguồn nhân lực được làm tốt tại công ty. Các cán bộ có năng lực trình độ, có ý chí vươ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26792.doc
Tài liệu liên quan