Luận văn Quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại sở giao dịch III – ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN ODA VÀ QUẢN LÝ CHO VAY LẠI NGUỒN VỐN ODA THÔNG QUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. 9

1.1. Tổng quan về vốn ODA 9

1.1.1. Khái niệm vốn ODA 9

1.1.2. Phân loại vốn ODA 10

1.1.3. Vai trò của vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế 11

1.1.4. Ưu điểm và hạn chế của vốn ODA 13

1.2. Quản lý cho vay lại nguồn vốn ODA tại Ngân hàng thương mại 15

1.2.1. Một số khái niệm 15

1.2.2. Điều kiện cho vay lại nguồn vốn ODA 17

1.2.2.1. Đồng tiền cho vay lại và đồng tiền thu hồi nợ 17

1.2.2.2. Lãi suất cho vay lại 18

1.2.2.3. Một số điều kiện khác 19

1.2.3. Cơ chế quản lý, thu hồi nguồn vốn ODA cho vay lại 19

1.2.4. Lợi thế của việc quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại thông qua ngân hàng thương mại. 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHO VAY LẠI NGUỒN VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. 23

2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của sở giao dịch III 23

2.1.1. Sự hình thành của sở giao dịch III 23

2.1.2. Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của sở giao dịch III 24

2.1.3. Khái quát tình hình kinh doanh của sở giao dịch III 25

2.1.4. Đánh giá tình hình kế hoạch kinh doanh năm 2009 27

2.2. Thực trạng quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại SGD III 29

2.2.1. Dự án tài chính nông thôn I 31

2.2.2. Dự án tài chính nông thôn II 38

2.2.3. Dự án tài chính nông thôn III 51

2.3. Đánh giá tình hình quản lý cho vay lại nguồn vốn ODA tại sở giao dịch III. 55

2.3.1. Kết quả đạt được 55

2.3.2. Những hạn chế 58

2.3.2.1. Hạn chế trong thu hút vốn ODA 59

2.3.2.2. Hạn chế trong công tác thẩm định, kiểm tra giám sát 59

2.3.2.3. Hạn chế trong công tác trích lập dự phòng rủi ro 59

2.3.2.4. Một số hạn chế khác 60

2.3.3. Nguyên nhân 60

2.3.3.1. Nguồn nhân lực hạn chế về chất lượng và số lượng 60

2.3.3.2. Thẩm định quyền cho vay của PFIs còn nhiều hạn chế 61

2.3.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động 62

2.3.3.4. Một số nguyên nhân khác 62

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA CHO VAY LẠI TẠI SỞ GIAO DỊCH III - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. 64

3.1. Định hướng phát triển của sở giao dịch III trong thời gian tới 64

3.1.1. Quan điểm của Đảng và Chính phủ Việt Nam 64

3.1.2. Định hướng phát triển của sở giao dịch III trong thời gian tới 65

3.2. Một số giải pháp quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA cho vay lại tại sở giao dịch III. 67

3.2.1. Đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa các bên tham gia dự án 67

3.2.2. Sử dụng lãi suất thị trường không bao cấp 67

3.2.3. Cung cấp vốn phải đi liền với hỗ trợ năng lực thể chế 68

3.2.4. Xây dựng hệ thống chính sách và thủ tục rõ ràng, minh bạch và bình đẳng 69

3.2.5. Tăng cường công tác thẩm định và kiểm tra giám sát 69

3.2.6. Phát huy vai trò chủ động của ngân hàng bán buôn (BIDV) 70

3.3. Một số kiến nghị 73

3.3.1. Đối với các chính sách của chính phủ 73

3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước 74

3.3.3. Đối với tổ chức tài trợ vốn ODA 75

3.3.4. Đối với sở giao dịch III 76

KẾT LUẬN 77

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại sở giao dịch III – ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.475 (Theo tỷ giá USD/ VNĐ = 14000) Tỷ lệ cho vay theo các quỹ như sau: - Dư nợ quỹ RDF đạt 1.286 trong đó có 74% là cho vay trung và dài hạn. Lũy kế giải ngân cho vốn RDF đạt 3.324 tỷ VNĐ và tài trợ trên 595.000 khoản vay ở khu vực nông thôn. Trung bình quỹ RDF sẽ tài trợ 52,3%, các PFI tài trợ bổ sung 11,2% và người vay cuối cùng đóng góp 36,5% tổng chi phí tiểu dự án, các món vay chủ yếu là nhỏ, bình quân khoảng 6,8 triệu VNĐ. - Dư nợ quỹ FRP đạt 151 tỷ và số món vay khoảng 41.000. Trung bình quỹ FRP tài trợ 66,5%, các PFI tài trợ 12,1% và người đi vay cuối cùng đóng góp 21,4% chi phí tiểu dự án. Bình quân các món vay khoảng 4,4 triệu VNĐ. Đối với cấu phần tín dụng RDF và FRP thì toàn bộ số vốn của dự án đã sử dụng để tài trợ cho 63.000 dự án bao gồm các phương án kinh doanh của các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp nông thôn ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Dự án đã giúp cho khoảng 375.000 hộ được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức, trong đó có khoảng 6.000 hộ được vay trực tiếp từ FRP và khoảng 325.000 hộ được hưởng các dịch vụ từ 159 xe ngân hàng lưu động. Điều này đã tạo ra được khối lượng đầu tư lớn hơn gấp nhiều lần so với dự kiến. Ước tính cứ 1 USD thì tạo ra khoảng 4 USD tính đến 31/12/2001. Đối với cấu phần tăng cường năng lực thể chế thì dự án I mới chỉ sử dụng được 1/3 số tiền của phần nâng cao này cho nên chưa đáp ứng được yêu cầu. * Kết quả dự án TCNT I tính đến thời điểm 31/12/2009 Dự án TCNT I được đánh giá là dự án khá thành công khi lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Dự án TCNT I đã kết thúc giai đoạn rút vốn giải ngân và hoàn thành vào ngày 31/12/2001. Toàn bộ nguồn vốn của khoản Tín dụng đã được giải ngân theo các Cấu phần của Dự án cho các Ngân hàng được lựa chọn tham gia. Dự án TCNT I đã kết thúc giai đoạn thực hiện, song từ nguồn trả nợ gốc của các Ngân hàng tham gia, Dự án đã tạo ra một Quĩ Quay vòng (số vốn gốc do các Ngân hàng hoàn trả) có thời gian tồn tại 20 năm (đến 2022). Bảng 2.4: Dư nợ dự án TCNT I giai đoạn 2006 - 2009 (Đơn vị: Tỷ VNĐ) Năm Dư nợ quỹ RDF Dư nợ Quỹ FRP Tổng cộng 2006 1.087,02 34 1.121,02 2007 1.075,02 34 1.109,02 2008 1.006,25 22 1.028,25 2009 1.035,22 24 1.059,22 (Nguồn: Sở giao dịch III - BIDV) Trong giai đoạn 2006 - 2009 dư nợ 2 quỹ luôn đạt trên 1.000 tỷ VNĐ tương đương khoảng 90% tổng nguồn vốn. Lũy kế cho vay nguồn vốn dự án đạt 2.103 tỷ và đã có khoảng 390.000 tiểu dự án được tài trợ tính đến 31/12/2009 và dư nợ nguồn vốn đạt 1059 tỷ trong đó quỹ RDF đạt 1.035 tỷ, quỹ FRP là 24 tỷ. Có thể nhận thấy trong bảng thống kê trên, trong năm 2006 tổng dư nợ là cao hơn các năm triển khai dự án tiếp theo, đạt 1.121,02 tỷ VNĐ. Bước vào năm 2007 do ảnh hưởng của lạm phát và khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng chưa sâu rộng nên mức dư nợ giảm nhẹ là 12 tỷ. Trong năm 2008, mức dư nợ đã giảm khá nhiều 92,77 tỷ VNĐ do nền kinh tế suy thoái dẫn đến việc cho vay của các ngân hàng hẹp và tổng mức dư nợ giảm. Năm 2009 tổng dư nợ tăng so với năm 2008 là 31 tỷ VNĐ, một dấu hiệu khá rõ khi nền kinh tế Việt Nam phục hồi. Bảng 2.5: Dư nợ cho các PFIs vay, thời điểm 31/12/2009 (Đơn vị: tỷ VNĐ) PFIs Dư nợ (Tỷ VNĐ) Tổng số Ngắn hạn Tr - Dài hạn Quỹ RDF I 63,17 972,05 1.035,22 1, NH Nông nghiệp 0 919 919 2, NH Á Châu 21 17,93 38,93 3, NH Đông Á 16,65 31,71 48,36 4, NH Đại Tín 0 2,5 2,5 5, NH Bắc Á 15 0,91 15,91 6, NH Phương Nam 10,52 0 10,52 Quỹ FRP 24 0 24 1, NH Nông nghiệp 24 0 24 Tổng dự án 87,17 972,05 1.059,22 (Nguồn: Sở giao dịch III – BIDV) Nhìn vào bảng ta thấy, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn được đánh giá là ngân hàng có uy tín cao nhất. Do vậy có mức vay lớn nhất với tổng số tiền cho cả hai quỹ đạt 943 tỷ đồng, chủ yếu là cho vay trung và dài hạn chiếm 97,6% trong cho vay phát triển nông thôn và 23,4% cho vay ngắn hạn trong quỹ người nghèo và là ngân hàng duy nhất cho vay người nghèo. Ngân hàng Á Châu thì chủ yếu cho vay trung dài hạn chiếm tới 75%, chứng tỏ ngân hàng này có tiềm lực khá lớn, đủ để trang trải cho những rủi ro tín dụng. Trong khi đó, ngân hàng Phương Nam việc sử dụng vốn vay của họ lại tập trung toàn bộ vào ngắn hạn để giảm rủi ro tối đa. Ngoài ra, các ngân hàng còn tùy vào điều kiện mà cho vay ngắn, trung - dài hạn tùy theo chiến lược kinh doanh của mình. * Những tác động đến nền kinh tế xã hội: - Hỗ trợ tích cực cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam: Nguồn vốn đã tạo ra tổng mức đầu tư ở khu vực nông thôn tương đương 647 triệu USD. - Tỷ lệ hoàn trả từ người đi vay cuối cùng đến các PFIs theo báo cáo luôn ở mức cao trên 98%, cho thấy nguồn vốn được sử dụng hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao cho người vay. - Phụ nữ nông thôn được hưởng lợi bình đẳng từ dự án. Người đi vay là phụ nữ chiếm 45% trong tổng người đi vay. Nguồn vốn đã tạo thêm việc làm cho khoảng 400,000 lao động ở khu vực nông thôn. - Dự án đã kích thích cạnh tranh lành mạnh, cung cấp dịch vụ ngân hàng ở khu vực nông thôn, năng lực quản lý và cho vay cũng được cải thiện thông qua sự trợ giúp kỹ thuật và đào tạo. 2.2.2. Dự án tài chính nông thôn II Dự án Tài chính Nông thôn II (TCNT II) được xây dựng trên cơ sở kết quả và kinh nghiệm thành công của Dự án TCNT I. Tại Quyết định số 285/QĐ - TTg, ngày 18/4/2002; hiệp định Tín dụng vay vốn cho Dự án (Khoản Tín dụng số 3648 - VN) được ký kết ngày 9/9/2002 và có hiệu lực từ ngày 14/4/2003. Giai đoạn thực hiện Dự án dự kiến kết thúc vào tháng 3/2008. Tuy nhiên, quĩ quay vòng của Dự án sẽ tiếp tục tồn tại đến năm 2027. Phạm vi cho vay của Dự án được thực hiện trên toàn quốc, trừ khu vực nội thành của 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp, Hồ Chí Minh. * Mục tiêu của dự án: - Khuyến khích phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn, đặc biệt là các hộ gia đình nông nghiệp và các doanh nghiệp tư nhân nông thôn. - Tăng cường năng lực của hệ thống ngân hàng để phục vụ tốt hơn cho kinh tế nông thôn. - Tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo nông thôn tới các dịch vụ tài chính. * Yêu cầu đối với PFIs: Nguồn vốn sẽ được cho vay theo từng hạn mức tín dụng theo sự đánh giá dựa trên các tiêu chí của WB như tính hợp pháp, khả năng thanh toán, khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời và tính hiệu quả, chất lượng của đội ngũ quản lý và nhân viên. Các Tổ chức Tín dụng muốn tham gia Dự án TCNT III và sử dụng vốn của Dự án để cho vay theo các mục tiêu của Dự án cần gửi cho Sở Giao dịch III - NHĐT một bộ hồ sơ theo qui định để làm căn cứ đánh giá lựa chọn. Sau khi nhận đầy đủ các tài liệu trên, NHĐT sẽ tiến hành tính toán các chỉ số tài chính theo qui định của WB, cụ thể các Chỉ số theo qui định của WB: Bảng 2.6: Các chỉ số tài chính theo qui định của WB Tiêu chí tài chính Yêu cầu của Quỹ RDF Yêu cầu của Quỹ MLF A Khả năng thanh toán                                                                    Nợ qúa hạn – Dự phòng - Tỷ lệ nợ quá hạn ròng    =  ------------------------------                                               Tổng dư nợ - Dựphòng                                                                  Nợ quá hạn – Dự phòng - Tỷ lệ NQH so với VTC =  ------------------------------                                                        Vốn tự có                                          VTC-(Góp vốn, mua cổ phần) - Tỷ lệ an toàn vốn      =  --------------------------------                                           TSC rủi ro nội, ngoại bảng  10%  25% 8%  10%  20% 8% B                                               Tài sản có động Khả năng thanh khoản  =  ---------------------------                                                Tài sản nợ ngắn hạn 30% 30% C Khả năng sinh lời và tính hiệu quả - Lợi nhuận thực = LN sau thuế - (VTCđầu năm – TSCĐ  còn lại đầu năm)x Tỷ lệ lạm phát năm                                                     Lợi nhuận sau thuế - Tỷ suất LN/TSC sinh lời bq = ------------------------                                                     (TSCSLđk+TSCSLck)/2 0% 1% 0%  1% (Nguồn: Sở giao dịch III – BIDV) * Cấu phần của dự án: Theo Hiệp định, WB tài trợ cho Dự án nguồn vốn tương đương 200 triệu USD và được phân bổ thành 2 Cấu phần: -  Cấu phần Tín dụng với số vốn tương đương 189,7 triệu USD được chia thành 2 tiểu cấu phần: (i) Quĩ Phát triển Nông thôn II (RDF II) có số vốn 165,7 triệu USD. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cho vay lại trên cơ sở các khoản vay ngắn, trung - dài hạn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư tư nhân của cá hộ nông nghiệp và doanh nhân nông thôn với các dự án đầu tư vền vững về mặt kinh tế và khả thi về mặt kỹ thuật. Điều này đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động, thực hiện kế hoạch mở rộng và triển khai các dự án mới từ đó làm tăng năng lực sản xuất, cung cấp việc làm, nâng cao mức sống và góp phần phát triển kinh tế. Về nguyên tắc, tổng giá trị các khoản vay của Quỹ RDF II cho một Người vay cuối cùng không được phép vượt quá 5% vốn tự có của NHĐT. (ii) Quĩ Cho vay Tài chính Vi mô (MLF), 24 triệu USD. Quỹ MLF sẽ được sử dụng để cung cấp chủ yếu những khoản vay ngắn hạn, nếu cấp cho những khoản vay trung hạn thì thời hạn không quá 3 năm. Với định mức cho vay là 24 triệu USD, quỹ đã cung cấp nguồn vốn cho vay bổ sung và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ người nghèo, cải thiện khả năng phục vụ của các định chế tài chính về nhu cầu tiết kiệm của người nghèo và trực tiếp hỗ trợ tín dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế bền vững. Giá trị một khoản vay MLF cho một tiểu dự án không được vượt quá số tiền tương đương 400 USD đối với người vay là cá nhân/hộ gia đình; không vượt quá số tiền tương đương 1.000 USD đối với bên vay là doanh nghiệp hộ gia đình có thuê ít nhất 3 nhân công không phải là thành viên trực tiếp của gia đình. -  Cấu phần Tăng cường Năng lực Thể chế cho các ngân hàng tham gia Dự án có  số vốn tương đương 10,3 triệu USD: (i) Tăng cường năng lực cho Ngân hàng đầu tư và phát triển: Với định mức vay là 2,2 triệu USD, ngân hàng đầu tư và phát triển xây dựng một khung pháp lý tập trung vào việc tăng cường hoạt động tài chính của ngân hàng, bao gồm: nâng cao chất lượng danh mục các khoản vay, đa dạng hóa các nguồn thu nhập và mở rộng chênh lệch lãi suất; tăng cường tính hiệu quả của hoạt động để tăng khả năng sinh lời, huy động nguồn vốn trung dài hạn bằng VNĐ, đào tạo nhân viên, cải thiện hệ thống thông tin quản lý và kiểm soát nội bộ. (ii) Tăng cường năng lực của các định chế tài chính (PFIs và MFIs): hoạt động được vay với định mức 8,1 triệu USD bao gồm việc tăng cường vốn tự có, cải thiện khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, huy động và đào tạo, Trong đó hoạt động ngân hàng lưu động cũng được tài trợ. * Các định chế tài chính được lựa chọn: Sở giao dịch III đã hoàn thành tốt công tác lựa chọn các định chế nhằm đưa dự án phát triển một cách bền vững, Theo đó, 25 định chế được lựa chọn bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long; Ngân hàng TMCP Á Châu; Ngân hàng TMCP Đông Á; Ngân hàng TMCP Phương Nam; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương; Ngân hàng TMCP Quốc Tế; Ngân hàng TMCP Phương Đông; Ngân hàng TMCP Kỹ Thương; Ngân hàng TMCP Nam Á; Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội; Ngân hàng TMCP Quân đội; Ngân hàng TMCPNT Đại Á; Ngân hàng TMCP Sài gòn - Hà Nội; Ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên (NH phát triển Mê Kong); Ngân hàng TMCPNT Kiên Long Ngân hàng TMCPNT Rạch Kiến (NH Đại Tín); Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương Ngân hàng TMCP An Bình; Ngân hàng TMCP Bắc Á; Ngân hàng TMCP các DN ngoài Quốc doanh; Ngân hàng TMCPNT Miền Tây. * Lãi suất cho vay lại: Lãi suất Bán buôn: - Cho vay bằng VNĐ: Lãi suất cho vay lại từ NHĐT tới các Tổ chức Tín dụng được tính bằng Lãi suất Cơ bản hiện hành trừ đi một 'biên độ'. 'Biên độ' này sẽ được cố định trong 3 tháng và sẽ được xác định bằng cách lấy Lãi suất Cơ bản hiện hành trừ đi Lãi suất Trung bình Trọng số của các khoản tiền gửi 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng trong Hệ thống Ngân hàng Việt Nam được điều chỉnh theo các yêu cầu về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước quy định” (không thấp hơn 5%/năm).  - Cho vay bằng USD: Trong từng trường hợp cụ thể, NHĐT có thể cho các Tổ chức Tín dụng vay lại bằng USD với lãi suất bằng Lãi suất LIBOR cộng một khoản chênh lệch, song không thấp hơn 2,75%/năm. Lãi suất Bán lẻ: Các Tổ chức Tín dụng được tự do xác định lãi suất cho vay đến người vay cuối cùng, phù hợp với chính sách lãi suất của từng Tổ chức Tín dụng. * Kết quả giải ngân tín dụng (31/3/2009) Bảng 2.7: Kết quả giải ngân dự án TCNT II (234,8 triệu USD) Khoản mục Triệu USD Tỷ VNĐ (a) Cấu phần tín dụng Quỹ phát triển nông thôn (RDF) Quỹ cho vay người nghèo (FRP) 221,02 195,68 25,34 3.180,3 2.935,2 380,1 (b) Cấu phần nâng cao năng lực thể chế 12,58 188,7 Tổng 233,6 3504 (Theo tỷ giá USD/ VNĐ = 15000) Theo báo cáo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (đơn vị quản lý Dự án), số vốn của Dự án Tài chính nông thôn II đã tăng từ mức 200 triệu USD lên khoảng 234,8 triệu USD. Tính đến ngày 31/3/2009, số vốn đã giải ngân đạt 233,6 triệu USD, bằng 99,5% tổng vốn, giải ngân trên 60 tỉnh thành trong cả nước. Dự án tài chính nông thôn II được đánh giá là dự án tiến độ giải ngân nhanh nhất hiện nay. * Kết quả dự án TCNT II tính đến thời điểm 31/12/2009 Đánh giá kết quả của dự án tài chính nông thôn II, ta đánh giá trên 2 góc độ: Theo cấu phần tín dụng và theo tổng dư nợ. Theo cấu phần tín dụng: - Quỹ phát triển nông thôn RDF II Sau khi nhanh chóng thực hiện việc giải ngân thì đã có hàng trăm nghìn hộ gia đình, doanh nghiệp nông thôn được tiếp cận với nguồn vốn này để thực hiện và mở rộng việc kinh doanh của mình. Lũy kế tổng số tiền tiểu dự án được tài trợ từ dự án lên tới 154.107 tiểu dự án với chi phí đầu tư là 8.562 tỷ VNĐ (khoảng 535 triệu USD). Trong đó, vốn từ quỹ RDF II khoảng 4.631 tỷ chiếm 51,1%. Phần đóng góp của người vay cuối cùng đạt 2.891 tỷ chiếm 31,8%, đối với PFI đạt 1.041 tỷ và chiếm 12,1% tổng chi phí tiểu dự án. Cơ cấu cho vay của dự án đang được thay đổi dần dần. Vào năm 2003 cơ cấu và tỷ lệ cho vay trung - dài hạn còn ở mức thấp, chiếm 54% nhưng WB đã khuyến nghị tỷ lệ này cần phải cao hơn 60%. Với nỗ lực của sở giao dịch III thì tỷ trọng cho vay trung - dài hạn trong khuân khổ RDF II đã có những thay đổi rõ rệt: 91% năm 2007; 83% năm 2008; 99% năm 2009, cao hơn rất nhiều so với cho vay trung - dài hạn của các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ vào khoảng 40% - 55%. Nguồn vốn dự án cũng được xem xét theo tỷ trọng các ngành nghề: 20,7% trong hoạt động chăn nuôi, 28,7% trong hoạt động thương mại dịch vụ, 17,2% tài trợ cho ngành trồng trọt, 7,5% cho hoạt động chế biến, thủy hải sản 7,6%, sản xuất công nghiệp là 3,4% và khoảng 14,9% cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác hợp lệ. Dự án TCNT II đã góp phần làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn theo hướng hiện đại hóa, áp dụng các tiến bộ khoa học. Thu nhập người dân ở vùng nông thôn ngày càng cao do có vốn để đầu tư. Ngoài ra, dự án cũng góp phần tạo ra sự bình đẳng cho người phụ nữ Việt Nam, có quyền chủ động hơn trong kinh tế và khẳng định được vị thế xã hội. Tỷ lệ phụ nữ tham gia dự án TCNT II đã tăng từ 45% lên 58%. Biểu 2.3: Cơ cấu cho vay quỹ RDF II theo ngành nghề (Nguồn: Sở giao dịch III - BIDV) - Quỹ cho vay tài chính vi mô (MLF) Giá trị một khoản vay MLF cho một tiểu dự án không được vượt quá số tiền tương đương 400 USD đối với người vay là cá nhân/ hộ gia đình; không vượt quá số tiền tương đương 1.000 USD đối với bên vay là doanh nghiệp, hộ gia đình có thuê ít nhất 3 nhân công không phải là thành viên trực tiếp của hộ gia đình. Đến 31/12/2009 đã có tổng cộng 10 định chế tài chính tham gia quỹ này. Lũy kế giải ngân từ tài khoản đặc biệt đạt 476,5 tỷ đồng. Nguồn vốn quỹ đã tài trợ cho 197.227 dự án với tổng chi phí dự án lên đến 1.911 tỷ đồng. Trong đó, phần vốn từ quỹ chiếm 57,8% tổng chi phí tiểu dự án, phần đóng góp của người đi vay cuối cùng khoảng 22,4% và các MFI khoảng 19,8%. Biểu 2.4: Cơ cấu chi phí tiểu dự án (Nguồn: Sở giao dịch III - BIDV) - Tăng cường năng lực thể chế cho các PFI Dự án không chỉ dành vốn cho phát triển nông thôn mà đã trích ra một khoản không nhỏ để hỗ trợ cho sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng. Nguồn vốn được phân bổ làm 3 phần chính cho: mua sắm hàng hóa, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo. Kế hoạch mua sắm hàng hóa và đào tạo được WB và ngân hàng nhà nước thông qua làm cơ sở để thực hiện. Việc WB chấp nhận danh sách các đơn vị đủ tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ đào tạo cho dự án TCNT II, tạo điều kiện thuận lợi cho sở giao dịch III và các định chế tài chính đẩy mạnh nhanh quá trình chuẩn bị và triển khai các hoạt động đào tạo. Ngân hàng đầu tư và ngân hàng nông nghiệp mua được 248 xe ngân hàng lưu động. Trong đó BIDV có 76 xe, Agribank có 172 xe. Triển khai việc đào tạo cũng đã tổ chức được khoảng 40 khóa đào tạo với chi phí lên tới 176.000 USD. Tuy nhiên, có sự chậm trễ trong thực hiện các khóa đào tạo về bảo vệ môi trường, quản lý tài chính và hoạt động ngân hàng. Theo Tổng dư nợ: Bảng 2.8: Dư nợ dự án TCNT II giai đoạn 2007 - 2009 (Đơn vị: Tỷ VNĐ) Năm Dư nợ quỹ RDF Dư nợ Quỹ FRP Tổng cộng 2007 2.500,00 384,57 2.884,57 2002008 2.179,01 297,62 2.483,63 2002009 2.555,65 268,05 2.823,70 (Nguồn: Sở giao dịch III - BIDV) Trong giai đoạn 2007 - 2009 dư nợ 2 quỹ luôn đạt trên 2.000 tỷ VNĐ tương đương hơn 90% tổng nguồn vốn. Có thể nhận thấy trong bảng thống kê trên, trong năm 2007 tổng dư nợ là cao hơn các năm triển khai dự án tiếp theo, đạt 2.884,57 tỷ VNĐ. Bước vào năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nền kinh tế Việt Nam suy thoái nên mức dư nợ giảm là 400,94 tỷ. Trong năm 2009, mức dư nợ tăng lên là 340,07 tỷ đồng do nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi dẫn đến việc cho vay của các ngân hàng mở rộng và tổng mức dư nợ tăng lên. Bảng 2.9: Dư nợ cho các PFIs vay, thời điểm 31/12/2009 (Đơn vị: tỷ VNĐ) PFIs Dư nợ cho vay (Tỷ VNĐ) Tổng số Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Quỹ RDF III 19,44 2.506,95 29,26 2.555,65 1. NH Đông Á 5,03 120,25 2,32 127,6 2. NH SG T.Tín 11,8 255,75 0 267,55 3. NH Kỹ Thương 0 94,52 0 94,52 4. NH Phương Đông 2,61 43,88 0 46,49 5. NH Nông Nghiệp 0 763 0 763 6. NH Á Châu 0 33,22 8,52 41,74 7. NH Đại Tín 0 26,25 0 26,25 8. NH Bắc Á 0 16,05 0 16,05 9. NH Phương Nam 0 3,15 0 3,15 10. NH Nam Á 0 9,85 0 9,85 11. NH Quốc Tế 0 25,01 0,31 25,32 12. NH Nhà ĐBSCL 0 447,6 0 447,6 13. NH SG C.Thg 0 88,65 5,01 93,66 14. NH Nhà Hà Nội 0 43,01 4,78 47,79 15. NH Kiên Long 0 17,21 0 17,21 16. NH SGon HNoi 0 31,01 0 31,01 17. NH Đại Á 0 73,02 0 73,02 18. NH Mỹ Xuyên 0 43,65 0 43,65 19. NH Quân Đội 0 46,04 0 46,04 20. Quỹ TDNDTW 0 94 7,53 101,53 21. NH Miền Tây 0 27,22 0 27,22 22. NH An Bình 0 14,56 0 14,56 23. NH VP Bank 0 159,39 0,79 160,18 24. NH Sài Gòn 0 10,81 0 10,81 25. NH Việt Á 0 19,85 0 19,85 Quỹ MLF III 268,05 0 0 268,05 1. NH Nông nghiệp 229,02 0 0 229,02 2. NH Đại Tín 14,15 0 0 14,15 3. NH Kiên Long 23,03 0 0 23,03 4. NH Sgon - Hnoi 0 0 0 0 5. NH Đại Á 0 0 0 0 6. NH Mỹ Xuyên 1,85 0 0 1,85 Tổng dự án 287,49 2.506,95 29,26 2.823,7 (Nguồn: Sở giao dịch III – BIDV) Nhìn vào bảng ta thấy, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn được đánh giá là ngân hàng có uy tín cao nhất. Do vậy có mức vay lớn nhất với tổng số tiền cho cả hai quỹ đạt 992,02 tỷ đồng, chủ yếu là cho vay trung hạn chiếm 77% trong cho vay phát triển nông thôn và 23% cho vay ngắn hạn trong quỹ tài chính vi mô. Hầu hết các ngân hàng vay trung dài hạn là chủ yếu, chứng tỏ các ngân hàng này có tiềm lực khá lớn, đủ để trang trải cho những rủi ro tín dụng. Các ngân hàng còn tùy vào điều kiện của mình mà cho vay ngắn, trung - dài hạn tùy theo chiến lược kinh doanh của mình. Dự án TCNT II có tỷ lệ thu hồi vốn rất cao. Không có nợ quá hạn từ các tổ chức tín dụng đối với sở giao dịch III. Nợ quá hạn cho người vay vốn đến các tổ chức tín dụng ở mức nhở hơn 0,5% (thấp hơn tỷ lệ chung so với các ngân hàng). Điều này cho thấy mức độ an toàn và hiệu quả cao trong cho vay và sử dụng nguồn vốn của dự án. Phía WB và ngân hàng nhà nước cho rằng dự án TCNT nói chung và dự án TCNT II nói riêng là một trong những dự án được thực hiện tốt nhất. Dự án không chỉ bổ sung nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế nông thôn mà còn hỗ trợ cho các tổ chức tài chính tham gia về mặt vật chất và kỹ thuật để củng cố năng lực thể chế thông qua xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển thể chế này. Việc trang thiết bị xe ô tô, hệ thống thông tin quản lý, phương pháp quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế… và cuối cùng tính đến thời điểm này thì Ngân hàng đầu tư và phát triển đã trả lãi cho bộ tài chính là 402 tỷ đồng. Với những kết quả đạt được ở trên, dự án tài chính nông thôn II được đánh giá là dự án có tiến độ giải ngân nhanh nhất và hiệu quả nhất trong các dự án mà WB đã tài trợ cho Việt Nam. Đồng thời dự án cũng đáp ứng tất cả các tiêu chí về quản lý và thực hiện các dự án. Điều này đã tạo tiền đề thuận lợi để chính phủ và các bộ ngành ủng hộ cho các dự án tiếp theo sẽ được triển khai tới đây. * Những tác động đến nền kinh tế xã hội: Dự án Tài chính nông thôn II đã tạo ra một danh mục đầu tư ở khu vực nông thôn lên đến 12.290 tỷ đồng (tương đương khoảng 740 triệu USD) và tài trợ cho hơn 409.000 tiểu dự án tại 60 tỉnh, thành trong cả nước. Về hoạt động tài chính của các ngân hàng tham gia Dự án, tính đến cuối tháng 3/2009 đã có 25 định chế tài chính được lựa chọn và tham gia giải ngân nguồn vốn Dự án; không có định chế tài chính nào có nợ xấu trên 5% tổng dư nợ. Các hoạt động kiểm tra giám sát được thực hiện chặt chẽ để đảm bảo nguồn vốn Dự án được quản lý và cho vay đúng đối tượng và hiệu quả… Đoàn giám sát Dự án của WB đánh giá, Dự án Tài chính nông thôn II đã đóng góp khoảng 20 - 30% vào việc xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam và mang lại những cải thiện nhất định cho các tỉnh ở khu vực này. Dự án cũng đã đưa ra các hạng mục đầu tư quản lý môi trường, Đoàn giám sát đề nghị, thời gian tới, các đơn vị chức năng cần nghiên cứu tiến hành mở rộng ngành nghề đầu tư, nâng cao ý thức về cải thiện môi trường và nâng cao mức sống cho người dân. 2.2.3. Dự án tài chính nông thôn III  Dự án Tài chính Nông thôn III (TCNT III) được xây dựng trên cơ sở kết quả và kinh nghiệm thành công của Dự án TCNTII, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư Dự án TCNT III (Hiệp định tín dụng số 4447 - VN ký ngày 14/11/2008). Thời gian Thực hiện Dự án là 5 năm, Dự án sẽ kết thúc vào năm 2013, Tuy nhiên, tương tự như Dự án TCNT II, nguồn vốn Quĩ Quay vòng của Dự án TCNT III (được thành lập từ nguồn trả nợ vốn gốc từ các Ngân hàng tham gia Dự án) sẽ tồn tại đến năm 2032 và được tiếp tục cho vay qua các Tổ chức Tín dụng để thực hiện các mục tiêu của Dự án. * Mục tiêu của dự án: - Tăng cường việc vay vốn của các hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân nông thôn để phát triển kinh tế, đầu tư hiệu quả thông qua việc nâng cao khả năng quản lý và lập kế hoạch kinh doanh, tăng cường năng lực của các định chế tài chính - Xây dựng năng lực phát triển sản phẩm mới: + Đào tạo kỹ năng quản trị và hoạt động ngân hàng hiện đại, + Triển khai các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các chiến lược kinh doanh và năng lực cho vay ở các khu vực nông thôn, + Mua sắm các trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động quản lý dự án, * Các Cấu phần của Dự án: Theo Hiệp định, WB tài trợ cho Dự án nguồn vốn tương đương 200 triệu USD và được phân bổ thành 3 Cấu phần: - Cấu phần Tín dụng với số vốn tương đương 185 triệu USD được chia thành 2 tiểu cấu phần: (A) Quĩ Phát triển Nông thôn III (RDF III) có số vốn 175 triệu USD, và (B) Quĩ Cho vay Tài chính Vi mô (MLFIII), 10 triệu USD. - (C) Cấu phần Tăng cường Năng lực Thể chế cho các ngân hàng tham gia Dự án, các hiệp hội doanh nghiệp, quỹ TDND có số vốn tương đương 15 triệu USD (trong đó có 5 triệu USD quản lý theo cơ chế cấp phát ngân sách). * Yêu cầu đối với PFIs: Các Tổ chức Tín dụng muốn tham gia Dự án TCNT III và sử dụng vốn của Dự án để cho vay theo các mục tiêu của Dự án cần gửi cho Sở Giao dịch III - NHĐT một bộ hồ sơ theo qui định để làm căn cứ đánh giá lựa chọn. Sau khi nhận đầy đủ các tài liệu trên, NHĐT&PTVN sẽ tiến hành tính toán các chỉ số tài chính và đánh giá các tiêu chí khác theo qui định của WB, cụ thể: Bảng 2.10: Các chỉ số tài chính theo qui định của WB đối với dự án III STT Tiêu chí lựa chọn Yêu cầu Dự án Sự phù hợp về mặt chiến lược 1 PFI phải có kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục tiêu của Dự án Phù hợp Chất lượng quản lý 2 PFI được cấp phép hoạt động >= 3 năm 3 Mức độ tuân thủ luật và các quy định về ngân hàng Không bị kiểm soát đặc biệt 4 Tuân thủ các quy định về quản trị doanh nghiệp Tuân thủ đầy đủ 5 Báo cáo kiểm toán >= 2 năm Chất lượng tài sản 6 Nợ xấu,Tổng dư nợ <= 6% An toàn vốn 7 Vốn tự có /Tổng tài sản có rủi ro >= 8% Khả năng thanh khoản 8 Tài sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31765.doc
Tài liệu liên quan