Luận văn Quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi dabaco của công ty cổ phần dabaco Việt Nam

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Mục lục ii

Danh mục bảng iv

Danh mục sơ đồ v

Danh mục các chữ viết tắt vi

I. MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1. Mục tiêu chung 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1. Tổng quan tài liệu 4

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu. 4

2.1.2. Phân loại, đánh giá NVL 5

2.1.3. Quản lý và yêu cầu quản lý NVL 14

2.1.4. Nội dung công tác quản lý NVL 17

2.1.5. Quản lý với hiệu quả sử dụng NVL 24

2.1.6. Phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng NVL 24

2.2. Phương pháp nghiên cứu 27

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 27

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 27

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

3.1. Đặc điểm đơn vị nghiên cứu 29

3.1.1. Đặc điểm của Công ty DABACO 29

3.1.2. Đặc điểm hoạt động của Nhà máy sản xuất TACN DABACO - Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam 39

3.2. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Nhà máy sản xuất TACN DABACO 43

3.3. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến hoạt động của Công ty và Nhà máy sản xuất TACN DABACO 44

3.4. Phân loại và đánh giá NVL tại Nhà máy 46

3.4.1. Phân loại NVL sử dụng tại Nhà máy 46

3.4.2. Đánh giá NVL tại Nhà máy 47

3.5. Thực trạng quản lý, sử dụng NVL tại Nhà máy TACN DABACO 49

3.5.1. Công tác xây dựng định mức tiêu hao NVL: 49

3.5.2. Công tác lập kế hoạch thu mua sử dụng dự trữ NVL 49

3.5.3. Tổ chức thực hiện quá trình thu mua-nhập xuất tồn kho NVL 55

3.5.4. Tổ chức ghi chép quá trình thu mua-nhập xuất tồn kho nguyên vật 69

3.5.5. Đánh giá chung tình hình công tác quản lý NVL tại Nhà máy 74

3.5.6. Phân tích tình hình quản lý, sử dụng NVL tại Nhà máy 76

3.7. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng NVL 87

3.8. Một số ý kiến đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng NVL tại công ty 89

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

4.1. Kết luận 92

4.2. Kiến nghị 93

 

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5510 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi dabaco của công ty cổ phần dabaco Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng năm lượng vốn lưu động được bổ sung đáng kể (khoảng 20 tỷ đồng/năm). Bảng 3.1: Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2006-2008) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh (lần) SL (Trđ) CC (%) SL (Trđ) CC (%) SL (Trđ) CC (%) 07/06 08/07 BQ Tổng nguồn vốn 357903.80 100 619373.99 100 819480.60 100 1.73 1.32 1.51 1. Chia theo nguồn hình thành +Vốn nhà nước 30000 8.38 30000 4.85 36000 4.39 1 1.2 1.10 +Vốn cổ phần 37770 10.55 64550 10.42 83341 10.17 1.71 1.29 1.49 +Vốn tự bổ sung 290133.80 81.07 524823.99 84.73 700139.60 85.44 1.81 1.33 1.55 2.Chia theo tính chất sử dụng +Vốn lưu động 218456.35 60.29 433539.87 70.00 608546.29 74.26 1.98 1.40 1.66 + Vốn cố định 139447.45 39.71 185834.12 30.00 210934.31 25.74 1.33 1.14 1.23 3. Một số chỉ tiêu - Tổng vốn/ lao động 488.94 764.66 905.50 1.56 1.18 1.36 -Vốn cố định/lao động 190.50 229.42 233.08 1.79 1.02 1.35 -Vốn lưu động/lao động 298.44 535.23 672.43 1.20 1.26 1.23 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán 3.1.1.7. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Về doanh thu: Doanh thu thuần của Công ty liên tục tăng mạnh trong 3 năm 2006. 2007 và 2008 với tốc độ trung bình 70%/năm. Cụ thể, doanh thu năm 2008 tăng hơn 722 tỷ đồng tương ứng 75% so với năm 2007 và tăng hơn 1.098 tỷ đồng so với năm 2006 tương đương 188%. Có thể nói, mức tăng trưởng doanh thu của Công ty là thực sự ấn tượng. Để có được kết quả như vậy là do trong những năm qua thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty diễn biến theo chiều hướng thuận lợi (nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thức ăn tăng cao, các loại dịch bệnh ở gia súc, gia cầm được kiểm soát khá chặt chẽ…). Đây chính là điều kiện tốt để các nhà máy, xí nghiệp của Công ty khai thác tốt và tối đa năng lực sản xuất hiện có. Đồng thời. việc hoàn thiện và đưa vào hoạt động chính thức một loạt các nhà máy, xí nghiệp mới được đầu tư xây dựng trong những năm trước, ngay lập tức các đơn vị này đã góp phần gia tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Về chi phí: Mặc dù các loại chi phí tăng với tỷ lệ khá cao trong 3 năm, bình quân chi phí tài chính-chi phí lãi vay tăng 131%/năm (do việc tăng thêm các khoản vay ngân hàng phục vụ việc mở rộng SXKD và do lãi suất ngân hàng có xu hướng tăng cao), cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng doanh thu, tuy nhiên cũng có xu hướng giảm dần và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu (khoảng 1.6%-3.0%). chi phí giá vốn tăng 68%/năm (do doanh thu thuần tăng, giá NVL trong và ngoài nước tăng), chi phí bán hàng tăng 43%/năm (do hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm của Công ty cũng tăng lên) nhưng do Công ty thực hiện việc kiểm soát chi phí khá hiệu quả nên tỷ suất các loại: chi phí giá vốn. chi phí bán hàng/doanh thu đều có xu hướng giảm. Với sự biến động của doanh thu và chi phí như trên, Công ty đã đạt được khoản lợi nhuận trước thế khá cao trong năm với mức tăng trưởng trung bình 146%/năm. Trong đó, năm 2006 không chịu thuế TNDN, năm 2007 và 2008, Công ty được miễn 50% thuế TNDN và lợi nhuận sau thuế đạt 233%/năm. Bảng 3.2 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2006-2008) Chỉ tiêu 2006 (Trđ) 2007 (Trđ) 2008 (Trđ) So sánh (lần) 07/06 08/07 BQ 1. Tổng doanh thu 604057.2 987778.1 1735239.4 1.64 1.76 1.69 Trong đó: DT từ TĂCN DABACO 408023.1 580994.0 877300.94 1.42 1.51 1.47 2.Các khoản giảm trừ 20914.1 28491.0 53058.9 1.36 1.86 1.59 3.Doanh thu thuần (3=1-2) 583143.1 959287.1 1682180.4 1.65 1.75 1.70 4. Giá vốn hàng bán 543364.9 873942.7 1526265.1 1.61 1.75 1.68 5.Lợi nhuận gộp (5=3-4) 39778.2 85344.4 155915.3 2.15 1.83 1.98 6.Doanh thu từ hoạt động tài chính 485.0 1398.6 4604.5 2.88 3.29 3.08 7.Chi phí từ hoạt động tài chính 9729.1 23977.3 51833.4 2.46 2.16 2.31 8. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (8=6-7) -9244.1 -22578.7 -47228.9 2.44 2.09 2.26 9.Chi phí bán hang 14699.9 22228.2 30190.3 1.51 1.36 1.43 10.Chi phí quản lý doanh nghiệp 8066.7 15834.0 20469.7 1.96 1.29 1.59 11.Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD (11=5+8-9-10) 7767.5 24703.5 58026.4 3.18 2.35 2.73 12.Thu nhập khác 3952.9 5114.1 8532.6 1.29 1.67 1.47 13.Chi phí khác 1642.2 2812.1 5640.7 1.71 2.01 1.85 14 Lợi nhuận khác (14=12-13) 2310.7 2302.0 2891.9 1.00 1.26 1.12 15.Tổng lợi nhuận trước thuế (15=11+14) 10078.2 27005.5 60918.2 1.00 6.04 2.46 16.Thuế TNDN 0.0 3443.1 5977.6 - 1.74 - 17.Lợi nhuận sau thuế TNDN 10078.2 23562.4 54940.6 2.34 2.33 2.33 Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán 3.1.2. Đặc điểm hoạt động của Nhà máy sản xuất TACN DABACO - Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam 3.1.2.1. Phạm vi hoạt động của Nhà máy sản xuất TACN DABACO Là tiền thân, là thành viên đầu tiên của công ty cổ phần DABACO Việt Nam, được UBND tỉnh Bắc Ninh quyết định đầu tư năm 1997 và chính thức vào hoạt động năm 1998. Sản phẩm của Nhà máy được sản xuất trên dây chuyền công nghệ thiết bị hiện đại, tự động hoá hoàn toàn, được tổ chức BVQI cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000. Tới nay Nhà máy đã có dây chuyển sản xuất thức ăn hỗn hợp với công suất 5 tấn/giờ và một dây chuyền chế biến TACN đậm đặc với công suất 5tấn/giờ. Sản phẩm TACN DABACO đã có mặt và chiếm lĩnh thị trường ở hầu hết các thị trường của các tỉnh miền Bắc, miền Trung. 3.1.2.2. Một số nét về Nhà máy Nhà máy sản xuất TACN gia súc DABACO được xây dựng tại xã Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Nhà máy nằm tiếp giáp với đường quốc lộ 38 nên thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. * Về lao động của nhà máy: Do Nhà máy liên tục mở rộng quy mô sản xuất từng năm nên số lượng lao động cũng ngày càng tăng (bình quân 22.5%/năm), chủ yếu tăng ở bộ phận lao động trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm và là lao động nam, trình độ trung cấp và LĐPT. Do đặc thù của nhà máy là tiêu thụ sản phẩm qua mạng lưới đại lý, lực lượng lao động phần lớn là chạy máy, sửa chữa máy móc và nhân viên thị trường, đó là những công việc phù hợp hơn với lao động nam, đồng thời phần lớn công việc sản xuất không cần thiết đòi hỏi trình độ văn hoá cao nên việc thuê bộ phận lao động trung cấp và LĐPT sẽ giúp tiết kiệm chi phí nhân công. Lao động nữ của nhà máy chủ yếu làm trong phòng hành chính, phòng bán hàng, các phòng vật tư…tập trung nhiều ở bộ phận có trình độ cao đẳng trở lên. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Tổng lao động 223 100 287 100 335 1.Phân theo giới tính Nam 178 79.82 234 81.53 270 80.59 Nữ 45 20.18 53 18.47 65 19.41 2.Phân theo trình độ Trên đại học 0 0.00 2 0.70 2 0.60 Đại học 45 20.18 60 20.91 71 21.19 Cao đẳng 13 5.83 16 5.57 29 8.66 Trung cấp+LĐPT 165 73.99 209 72.82 233 69.55 3.Phân theo tính chất LĐ trực tiếp 200 89.69 245 85.37 296 88.36 LĐ gián tiếp 23 10.31 32 14.63 39 11.64 Bảng 3.3: Tình hình lao động của Nhà máy trong 3 năm ( 2006-2008) Nguồn: PhòngTC-LĐ-TL * Quy trình công nghệ sử dụng tại nhà máy: Dây chuyền sản xuất của Nhà máy chế biến TACN DABACO có giá trị: 522.000 USD; công suất: 5 tấn/giờ; nhập khẩu từ: Đài Loan ; đưa vào sử dụng năm 1997. Sơ đồ 3.2: Quy trình công nghệ chế biến TACN của Nhà máy * Cơ cấu sản phẩm của Nhà máy: Hiện nay Nhà máy DABACO đã có 51 loại sản phẩm khác nhau mang thương hiệu DABACO để đáp ứng nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Với 27 loại thức ăn cho lợn, 17 loại thức ăn cho gà, 7 loại thức ăn cho ngan, vịt và chim cút. Hệ thống sản phẩm TACN DABACO - TACN cho dòng tăng trưởng: + TACN cho lợn lai, lợn ngoại siêu nạc + TACN gà lông màu, gà siêu thịt + TACN ngan, vịt lai, ngan, vịt siêu nạc - TACN cho dòng sinh sản: + TACN gà, ngan, vịt siêu đẻ, gà, ngan, vịt siêu trứng + TACN cho lợn nái sinh sản, lợn ngoại sinh sản + TACN cho lợn đực giống * Kết quả hoạt động SXKD của Nhà máy sản xuất TACN DABACO Năm 2005 và 2006 là 2 năm sau chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần hóa, thuế TNDN được miễn, tuy nhiên tốc độ tăng một số chi phí trong doanh nghiệp còn cao hơn tốc độ tăng về doanh thu (trong đó có chi phí quản lý doanh nghiệp). Sang đến năm 2007 và 2008, Công ty nói chung và Nhà máy nói riêng đã dần đi vào ổn định và có những bước tăng trưởng đáng kể so với năm 2005 và 2006, tỷ trọng doanh thu mà Nhà máy đóng góp vào Công ty hàng năm là trên 50%, điều này cho thấy hoạt động của Nhà máy là một trong những nguồn thu chính, hướng phát triển chủ đạo và luôn được quan tâm của Công ty. [Bảng 3.4…] Bảng 3.4: Kết quả hoạt động SXKD của Nhà máy qua 3 năm Chỉ tiêu 2006 (Trđ) 2007 (Trđ) 2008 (Trđ) So sánh (lần) 07/06 08/07 BQ 1.Tổng doanh thu 408023.10 580994.00 877300.94 1.42 1.51 1.47 2. Các khoản giảm trừ 14126.88 16757.92 23097.96 1.19 1.38 1.28 3. Doanh thu thuần (3=2-1) 393896.22 564236.08 854202.98 1.43 1.51 1.47 4. Giá vốn hàng bán 370930.09 522789.08 802281.93 1.41 1.53 1.47 5. Lãi gộp (5=3-4) 22966.13 41447.00 51921.05 1.80 1.25 1.50 6. Chi phí bán hàng 9929.36 13074.24 16987.19 1.32 1.30 1.31 7. Chi phí quản lý 5448.82 9313.29 10651.8 1.71 1.14 1.40 8.Lợi nhuận trước thuế (8=5-6-7) 7587.95 19059.47 24282.06 2.51 1.27 1.79 9. Thuế TNDN 0.00 2025.17 2382.07   - 1.18 - 10. Lợi nhuận sau thuế TNDN 7587.95 17034.30 21899.99 2.24 1.29 1.70 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán 3.2. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Nhà máy sản xuất TACN DABACO NVL sử dụng trong sản xuất thức ăn gia súc của công ty chủ yếu là NVL trên thị trường trong nước và là sản phẩm của ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Đã là sản phẩm của ngành nông nghiệp thì thường mang tính chất thời vụ, chịu ảnh hưởng và tác động lớn của thiên nhiên nên việc thu mua và giá cả của các sản phẩm nông nghiệp là không ổn định. Nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn gia súc công nghiệp gồm rất nhiều loại cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và các dược phẩm phòng bệnh cho gia súc. Công ty đã hình thành được một hệ thống kênh cung cấp nguyên liệu với nhiều nguồn cung cấp ổn định. Công ty cũng duy trì mối quan hệ kinh doanh lâu năm với nhiều đối tác lớn cả ở trong nước và nước ngoài, trong đó một số đã trở thành cổ đông của Công ty. Nhờ đó, Công ty có thể chủ động hơn về nguồn cung NVL phục vụ cho sản xuất và xây dựng được các kế hoạch SXKD mang tính dài hạn. Để đảm bảo chất lượng của các sản phẩm TACN, Công ty sử dụng một phần NVL được nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trong năm 2007 và 2008 Công ty dự kiến sẽ đầu tư xây dựng nhà kho và cơ sở sơ chế NVL sản xuất TACN tại tỉnh Hoà Bình. Sau khi được hoàn thành và đưa vào sử dụng, hoạt động của cơ sở này sẽ giúp giảm bớt chi phí nguyên liệu đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường. 3.3. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến hoạt động của Công ty và Nhà máy sản xuất TACN DABACO * Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến Công ty cổ phần DABACO Việt Nam Ngành sản xuất và kinh doanh nông sản là một bộ phận của nền kinh tế nên cũng sẽ chịu sự ảnh hưởng của những biến động của nền kinh tế đất nước. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, lạm phát và thất nghiệp được kiểm soát, thu nhập của người dân tăng lên thì mức tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm cũng gia tăng theo. Ngược lại, nếu nền kinh tế chậm phát triển, thu nhập của người dân sụt giảm dẫn tới khả năng chi tiêu bị hạn chế thì ngành sản xuất các sản phẩm gia súc, gia cầm sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực bởi đây không hoàn toàn là những nhu yếu phẩm thực sự cần thiết đối với người dân và ngoài ra còn có nhiều sản phẩm thay thế khác. Do đó, sự phát triển của ngành này nói chung cũng như của Công ty nói riêng phụ thuộc rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Những năm trở lại đây, Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định. Sự phát triển lạc quan của nền kinh tế đã có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của ngành sản xuất và kinh doanh nông sản, trong đó có lĩnh vực sản xuất các sản phẩm gia súc, gia cầm, chế biến TACN,… Tuy nhiên, dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng ở gia súc lan rộng ở một số nơi trong năm qua cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu thụ gia súc, gia cầm, đồng thời cũng gián tiếp tác động đến hoạt động chế biến TACN của các cơ sở sản xuất. Là một trong những doanh nghiệp có số lượng con giống lớn nhất miền Bắc, Công ty đã thực hiện hàng loạt các biện pháp phòng tránh, ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ những nơi khác vào các cơ sở sản xuất của Công ty, việc này cũng đã làm tăng một khoản chi phí đáng kể của Công ty năm vừa qua, đồng thời việc sản xuất thức ăn gia súc cũng bị ảnh hưởng, lượng thức ăn gia súc tiêu thụ bị giảm đáng kể so với trước khi đợt dịch bùng phát. * Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến tình hình nguyên vật liệu sản xuất TACN DABACO. Hiện tại, ngành sản xuất TACN trong nước đang phụ thuộc nhiều vào các nguyên liệu nhập khẩu. Để dự đoán được những biến động trên thị trường nguyên liệu cần phải nắm được năng suất, diện tích, sản lượng, tình hình bệnh tật, hạn hán, số lượng dự trữ,… của các mặt hàng chủ yếu làm nguyên liệu thức ăn tại những nước xuất khẩu lớn cũng như chính trong nước. Trên thực tế, sự biến động tăng giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới trong thời gian qua đã gây ra những khó khăn trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất TACN trong nước bởi các doanh nghiệp này chưa chủ động được nguồn nguyên liệu cũng như chưa lường hết được những diễn biến thất thường của giá nguyên liệu trên thị trường nên rất khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch SXKD dài hạn. Do NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên biến động giá cả NVL cũng tác động lớn đến lợi nhuận của Công ty. Từ cuối năm 2007, bước sang năm 2008, tình hình kinh tế thế giới có vấn đề bất ổn, lạm phát xảy ra ở hầu hết các nơi trên toàn thế giới, giá cả các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, NVL đầu vào phục vụ cho sản xuất tăng đã ảnh hưởng khá lớn đến chi phí đầu vào của Công ty. Từ đó tất yếu dẫn đến việc Công ty đã phải điều chỉnh cả giá bán sản phẩm đầu ra một cách tương ứng để duy trì mức lợi nhuận theo kế hoạch đã đề ra. Do đặc điểm của ngành sản xuất nông sản, Công ty luôn xây dựng chiến lược dự trữ nguyên liệu nhằm chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất cũng như để ổn định giá thành sản phẩm đầu ra. Vì vậy, lượng hàng tồn kho (chủ yếu là NVL dự trữ cho sản xuất) luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản của Công ty. Nhìn chung, rủi ro biến động giá nguyên liệu đầu vào vẫn được xem là một rủi ro lớn đối với hoạt động SXKD của Công ty nói chung và Nhà máy nói riêng. Với tình hình đó thì việc quản lý chặt chẽ NVL sử dụng là việc làm rất cần thiết và quan trọng đối với Nhà máy để duy trì, ổn định, phát triển sản xuất. 3.4. Phân loại và đánh giá NVL tại Nhà máy 3.4.1 Phân loại NVL sử dụng tại Nhà máy Tại Nhà máy sản xuất TACN DABACO, NVL được phân loại dựa trên cơ sở công dụng của từng loại NVL đối với quá trình sản xuất sản phẩm. Việc phân loại đã giúp kế toán thực hiện kế toán chi tiết từng loại NVL và nắm chắc tình hình biến động của từng loại NVL, kịp thời cung cấp thông tin chính xác cho lãnh đạo, cho công tác lập kế hoạch thu mua dự trữ NVL. Cụ thể, Nhà máy tiến hành phân loại NVL như sau: - NVL chính: Là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm mới. Trong NVL chính lại chia thành 2 loại: NVL đa lượng (DL) và NVL vi lượng (Mix). Đặc điểm chính để phân loại thành NVL đa lượng và vi lượng là hình thái vật chất và tác dụng của nó trong quá trình sản xuất. NVL đa lượng bao gồm những NVL mà khối lượng của nó/1tấn thành phẩm chiếm phần lớn, tuy nhiên nếu xét về giá trị/1tấn thành phẩm thì nhỏ hơn nhiều so với NVL vi lượng. NVL đa lượng có hơn 500 loại bao gồm các loại ngô, đậu tương, sắn, cám… NVL vi lượng có hơn 200 loại bao gồm các loại phụ gia, vitamin, khoáng chất… Tất cả đều được mã hoá để dễ theo dõi và quản lý. - NVL phụ: chủ yếu là bao bì, tem, nhãn…với các kích cỡ khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. - Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết phụ tùng máy móc thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải như: vòng bi, dây cuaroa… Bảng 3.5: Danh mục một số nguyên vật liệu sử dụng tại Nhà máy Loại Nhóm Thứ Tên 1521 DL NVL chính đa lượng 001 Bột đá 002 Đỗ tương, đậu 003 Bột cá nội …. … 503 Dầu gan mực 504 MONOCALCIUM(MCP) MIX NVL chính vi lượng 001 Promix heo con 002 Promix heo nứa thịt … … 027 LUTAVIT B1 028 LUTAVITB12 … … 223 TOXOUT 224 Bio Saf 1522 BB Bao Bì 500 Bao bì loại 5kg 501 Bao bì loại 20kg … … 1524 Phụ tùng thay thế CC-037 Khuông ép viên PP-896 Máy ép đùn 3.4.2. Đánh giá NVL tại Nhà máy Là việc xác định giá trị NVL theo những nguyên tắc nhất định. Tại công ty cổ phần DABACO Việt Nam nói chung, Nhà máy sản xuất TACN DABACO nói riêng, vật liệu dùng cho SXKD được mua ngoài là chủ yếu. Mặt khác, các sản phẩm của công ty đều là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá trị vốn thực tế NVL nhập kho, xuất kho được Nhà máy xác định như sau: * Tính giá NVL nhập kho Trị giá vốn thực tế NVL nhập kho = Giá mua chưa có thuế GTGT + Chi phí thu mua thực tế - Chiết khấu giảm giá Chi phí thu mua thực tế gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, tiền thuê kho bến bãi, thuế nhập khẩu (nếu có), tuy nhiên thông thường hàng mua về được đối tác vận chuyển đến tận kho và bàn giao nên Nhà máy không phải chịu chi phí vận chuyển. Ví dụ: Theo hoá đơn GTGT số 0030975 của công ty TNHH Thảo Anh xuất ngày 06/02/2008 (theo thoả thuận NVL tại kho của Nhà máy nên không phát sinh chi phí vận chuyển), trị giá thực tế NVL nhập kho được tính: STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá (đồng/kg) Thành tiền (đồng) A B C 1 2 3=2*1 1 Cám gạo sấy Kg 168.183 2.992,80828 503.339.476 2 Cám gạo sấy Kg 49.778 2.951,72962 146.931.197 Trị giá thực tế NVL nhập kho 650.270.673 Thuế GTGT: 5% Tiền thuế GTGT 32.573.534 Tổng tiển thanh toán 682.784.207 * Tính giá NVL xuất kho Giá thực tế NVL Xuất kho = Đơn giá thực tế bình quân x Số lượng NVL xuất dùng Trong đó, đơn giá thực tế bình quân NVL xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Đơn giá thực tế bình quân xuất kho = Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ Ví dụ: Cuối tháng 02/2008 tiến hành kiểm kê kho NVL chính, DL-028 Ngô trong kho còn 18.500 kg tương đương 64.750.000 đồng. Trong tháng 3, Công ty nhập mua lần 1: 50.000 kg trị giá 200.000.000 đồng, lần 2 nhập mua 35.000 kg trị giá 134.750.000 đồng và xuất cho sản xuất thức ăn gia súc 87.615 kg, thì: Đơn giá thực tế Ngô xuất kho = 64.750.000 + 200.000.000 + 134.750.000 = 3.860 (đ/kg) 18.500 + 50.000 + 35.000 Trị giá vốn thực tế Ngô xuất kho = 87.615 x 3.860 = 338.193.900 (đồng) Trong thực tế, số lần nhập xuất NVL trong kỳ là rất lớn, tính toán theo phương pháp này đã giúp giảm bớt đáng kể công việc cho kế toán Nhà máy, tuy nhiên trong kỳ lại không theo dõi được về mặt giá trị NVL xuất kho, không đáp ứng được yêu cầu kịp thời của công tác kế toán. 3.5. Thực trạng quản lý, sử dụng NVL tại Nhà máy TACN DABACO 3.5.1. Công tác xây dựng định mức tiêu hao NVL: Một trong những công việc phục vụ cho công tác quản lý NVL là Nhà máy tiến hành xây dựng định mức tiêu hao từng loại nguyên liệu cho 1000kg thức ăn mỗi loại. Công tác xây dựng do bộ phận lập kế hoạch của phòng KH-VT và phòng KCS phối hợp đảm nhiệm, có sự giám sát của kế toán trưởng và ban giám đốc. Định mức này được xây dựng thường xuyên để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cũng như tiết kiệm NVL, dựa trên kinh nghiệm sản xuất nhiều năm và vận dụng phương pháp phân tích-tính toán, thử nghiệm sản xuất. Kết hợp với kế hoạch sản xuất, bảng định mức tiêu hao NVL sẽ là cơ sở để xây dựng kế hoạch về NVL, giúp việc sản xuất được chủ động và không bị gián đoạn.[Bảng 3.6…] 3.5.2. Công tác lập kế hoạch thu mua sử dụng dự trữ NVL Việc lập kế hoạch NVL thực sự quan trọng khi mà đặc thù lĩnh vực sản xuất của Nhà máy phụ thuộc khá nhiều vào tính mùa vụ và điều kiện tự nhiên. Đồng thời, thị trường trong nước cũng chỉ có thể cung ứng một số NVL dùng cho sản xuất của Nhà máy, một số loại NVL thị trường trong nước không có hoặc không đáp ứng được đủ về số lượng hoặc chất lượng theo yêu cầu nên Nhà máy phải đặt mua của nhiều nước trên thế giới. Việc lập kế hoạch sẽ giúp Nhà máy chủ động liên hệ với các đối tác và lường trước được rủi ro để dễ dàng ứng phó với sự thay đổi của thị trường. Thông thường Nhà máy xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch NVL, vốn, giá thành…cho cả năm vào đầu năm tài chính và do phòng kế hoạch vật tư đảm nhiệm, trên cơ sở chiến lược kinh doanh đã được HĐQT xây dựng trước đó. Căn cứ vào đó, hàng tháng, hàng quý phòng kế hoạch-vật tư lập kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ NVL, sau đó trình Ban giám đốc duyệt, phòng vật tư theo đó đi báo giá tại các đại lý và thực hiện thu mua sau khi kế toán trưởng đã ký duyệt. Bảng 3.6: Định mức tiêu hao một số nguyên vật liệu cho 1,000 kg thức ăn Tên ĐVT TAHH cho lợn (D-42) TAHH cho gà (D-57) TAHH cho vit (D21) TAĐĐ Cho lơn TAĐĐ Cho gà TAĐĐ cho vịt Ngô Kg 422,83 420,20 98,83 Khô đỗ I Kg 76,00 50,00 193,00 677,00 622,40 352,80 Bột thịt xương Kg - 22,00 20,00 70,00 64,00 154,00 Bột cá Kg - 45,00 100,00 120,00 230,00 Cám gạo L1 Kg 34,00 56,00 80,00 - - - Cám gạo chiết ly Kg 60,00 80,00 - - - - Ngô chua Kg 60,00 50,00 - - 30,00 - Cám mỳ Kg 266,00 179,00 44,00 - - - Sắn khô Kg - 60,00 60,00 - - 80,00 Tấm Kg - 307,00 - - - Gluten Kg - 20,00 - - 30,00 - Đỗ tương Kg - 20,00 20,00 40,00 - PREMIX 2220 Kg 10,00 - - - - Mix 703 Kg - 5,00 - - - - Mix 502 Kg - 5,00 - - - Mix 503 Kg 10,00 LYZIN Kg 2,00 2,00 - 8,00 - 1,00 METHIONIN Kg - 1,00 2,00 1,00 3,00 3,60 THREONINE Kg 1,00 - - KEMZYME 818 Kg 2,00 - - Rỉ đường Kg 40,00 30,00 30,00 10,00 - - CHOLIN Kg - 0,80 1,00 3,00 3,00 3,00 Mùi vani Kg 0,67 - 1,40 - - Mùi cá Kg 1,40 - - …,, …, …,, …,, …,, …,, …,, …,, Nguồn: Phòng kế hoạch-vật tư Bảng 3.7: Kế hoạch sử dụng một số nguyên vật liệu dùng để sản xuất một số sản phẩm năm 2008 Tên Đơn giá (đ/kg) TAHH cho lợn TAHH cho gà TAHH cho vịt Số lượng (Kg) Thành tiền (VNĐ) Số lượng (Kg) Thành tiền (VNĐ) Số lượng (Kg) Thành tiền (VNĐ) KHSX 84.840.000 74.235.000 53.025.000 Ngô 3.900 35.873.180 139.905.402.000 31.193.547 121.654.833.300 5.240.638 20.438.486.250 Khô đỗ I 6.700 6.447.840 43.200.528.000 3.711.750 24.868.725.000 10.233.825 68.566.627.500 Bột thịt xương 7.500 - - 1.633.170 12.248.775.000 1.060.500 7.953.750.000 Bột cá 13.500 - - - 2.386.125 32.212.687.500 Cám gạo L1 4.000 2.884.560 11.538.240.000 4.157.160 16.628.640.000 4.242.000 16.968.000.000 Cám gạo chiết ly 3.500 5.090.400 17.816.400.000 5.938.800 20.785.800.000 - - Cám mỳ 4.500 22.567.440 101.553.480.000 13.288.065 59.796.292.500 2.333.100 10.498.950.000 Sắn khô 2.500 - - 4.454.100 11.135.250.000 3.181.500 7.953.750.000 Tấm 5.000 - - - 16.278.675 81.393.375.000 Gluten 13.000 - - 1.484.700 19.301.100.000 - - PREMIX 2220 12.500 848.400 10.605.000.000 - - - Mix 703 58.000 - - 371.175 21.528.150.000 - - Mix 502 43.000 - - - 265.125 11.400.375.000 Mix 503 55.000 - - - - - LYZIN 30.000 169.680 5.090.400.000 148.470 4.454.100.000 - - METHIONIN 80.000 - - 74.235 5.938.800.000 106.050 8.484.000.000 … … … … … … … … Tổng 84.840.000 394.495.819.200 74.235.000 377.589.646.350 53.025.000 289.769.075.750 Nguồn: Phòng Kế hoạch - vật tư Trong kế hoạch NVL, kế hoạch về số lượng và kế hoạch về giá cả là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nó chi phối tới nhiều hoạt động khác của Nhà máy: tình hình huy động vốn, hàng tồn kho… Nếu lập kế hoạch số lượng NVL quá nhiều với giá cả quá cao sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng NVL trong kho, chi phí lưu kho tăng, chi phí NVL trong sản xuất tăng, từ đó tăng giá thành, tình hình nguồn vốn có thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do số lãi phải trả hàng kỳ khi vốn chủ yếu được huy động từ bên ngoài… Ngược lại, nếu lập kế hoạch số lượng NVL quá ít so với nhu cầu sản xuất sẽ dẫn đến tình tạng thiếu NVL, sản xuất có thể bị gián đoạn…Vì vậy, lập một kế hoạch sát thực về số lượng, giá cả từng loại NVL cho từng sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng. [Bảng 8…]. Chỉ tiêu đơn giá trong kế hoạch sử dụng NVL được Nhà máy xây dựng dựa trên mức giá mua vào bình quân của năm trước và kinh nghiệm dự báo thị trường của nhân viên phòng kế hoạch. Hay nói cách khác, đơn giá kế hoạch năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc53. Dung 25.5.2009.doc
Tài liệu liên quan