LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
DANH MỤC VIẾT TẮT .iii
MỤC LỤC.iv
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC BẰNG PHÁP
LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM. 10
1.1. An toàn thực phẩm. 10
1.1.1. Khái niệm thực phẩm. 10
1.1.2. Khái niệm an toàn thực phẩm . 12
1.2. Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn thực phẩm. 15
1.2.1. Khái niệm. 15
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn thực phẩm . 18
1.2.3. Phương pháp quản lý nhà nước bằng Pháp luật về an toàn thực
phẩm. 23
1.2.4. Công cụ quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn thực phẩm 26
1.2.5. Vai trò Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn thực phẩm. 28
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước bằng pháp luật về an
toàn thực phẩm. 30
1.3.1. Nhận thức, tầm nhìn của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm . 30
1.3.2. Nhóm các yếu tố về tổ chức bộ máy quản lý, trình độ, năng lực,
phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý . 31
1.3.3. Sự gia tăng nhanh chóng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm và các chợ truyền thống . 32
TIỂU KẾT CHưƠNG 1 . 33
104 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn thực phẩm tại địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i với 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường:
Thanh Xuân Trung, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt, Thanh Xuân
Nam, Thanh Xuân Bắc, Khương Mai, Khương Trung, Khương Đình, Hạ
Đình, Nhân Chính.
Quận Thanh Xuân xác định phát triển kinh tế với cơ cấu công nghiệp-
dịch vụ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ. Năm 1997, toàn quận chỉ có
97 doanh nghiệp, đến tháng 12-2016, trên địa bàn quận có gần 11.000 doanh
nghiệp. Kinh tế trên đà tiếp tục tăng trưởng, trong đó giá trị sản xuất ngành
công nghiệp và xây dựng ước đạt 35.299 tỷ đồng (tăng 8,5% so với cùng kỳ
năm 2015); giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt 25.474 tỷ đồng (tăng 10%
so với cùng kỳ năm 2015).
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân được chú
trọng. Công tác phòng chống dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh
an toàn thực phẩm... được thực hiện thường xuyên. Vệ sinh an toàn thực
phẩm được quận Thanh Xuân quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt. Quận đã ban
35
hành Quy chế quản lý cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố; Quy chế tiếp
nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng về ATTP trên địa bàn.
Trên địa bàn Quận có 01 Trung tâm Y tế và 11 trạm trạm y tế phường
với tổng số cán bộ là 191 người. Tất cả các trạm y tế đều có cán bộ phụ trách
công tác ATTP trên địa bàn quản lý. Những vấn đề bất cập, những hạn chế,
yếu kém trong công tác quản lý về ATTP trên địa bàn toàn quận đang được
các cơ quan, tổ chức đặc biệt quan tâm.
Chính vì vậy, luận văn tiến hành nghiên cứu việc thực hiện chính sách
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận để làm cơ sở cho
các nghiên cứu tiếp theo.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về an toàn thực
phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân giai đoạn năm 2014-2017
2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch, triển khai và thực hiện văn bản
pháp luật về an toàn thực phẩm
Hiện nay, việc ban hành các văn bản pháp luật về ATTP ở nước ta đang
được phân thành 2 cấp: việc ban hành văn bản pháp luật về ATTP thuộc thẩm
quyền của cấp Trung ương và việc ban hành văn bản thuộc thẩm quyền của
địa phương.
Thứ nhất, văn bản pháp luật về ATTP do cấp Trung ương ban hành trong
đó quan trọng nhất là văn bản pháp luật do Ban chỉ đạo liên ngành Trung
Ương ban hành, chịu trách nhiệm chính là Bộ Y Tế:
Nhận thức rõ tầm quan trọng của QLNN về ATTP, Bộ Y Tế đã thành lập
Cục quản lý chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm (tiền thân của Cục
ATVSTP ngày nay) năm 1999. Ngay trong năm này, Chính phủ đã ban hành
Chỉ thị số 08 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm chất lượng an toàn vệ
sinh thực phẩm (CLVSATTP); năm 2000 đã phê duyệt chương trình bảo đảm
VSATTP là một trong 10 chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Y tế; năm
36
2003 đã ban hành Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm ; năm 2004 ban hành
Nghị định số 163/2004/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh VSATTP; năm 2006 phê duyệt chương trình hành động bảo đảm
VSATTP giai đoạn 2006-2010 theo hướng trở thành chương trình mục tiêu
quốc gia độc lập; năm 2007, phê duyệt 6 dự án nằm trong chương trình mục
tiêu quốc gia bảo đảm VSATTP giai đoạn đến 2010 với tổng kinh phí khoảng
1300 tỷ đồng. Năm 2008, ban hành Nghị định số 79/2008/NĐ-CP về hệ thống
tổ chức quản lý và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, Pháp
lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành
ngày 26 tháng 7 năm 2003 là văn bản pháp lý cao nhất. Đặc biệt, điều 42
chương IV đã quy định nội dung của quản lý nhà nước về VSATTP gồm có
10 nội dung chính như sau:
Một, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch,
kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Hai, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ
sinh an toàn thực phẩm, các quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Ba, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ
độc thực phẩm và bệnh truyền quathực phẩm;
Bốn, quản lý hệ thống kiểm nghiệm, thử nghiệm về vệ sinh an toàn
thực phẩm;
Năm, quản lý việc công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng
nhận đủ điều kiện vệ sinh antoàn thực phẩm;
Sáu, tổ chức nghiên cứu khoa học vàcông nghệ trong lĩnh vực vệ sinh an
toàn thực phẩm;
Bảy, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Tám, tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và
pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;
37
Chín, hợp tác quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Mười, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi
phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo thống kê đến cuối năm 2013, nếu chỉ tính các văn bản quy phạm
pháp luật do cơ quan Trung ương ban hành, thì cả nước có tới 259 văn bản
điều chỉnh vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm trong đó có 56 văn bản quy
định về phân công trách nhiệm quản lý; 08 văn bản về ngộ độc thực phẩm; 05
văn bản về phụ gia, nguyên liệu thực phẩm; 52 văn bản về thực phẩm có nguy
cơ cao; 46 văn bản về thực phẩm nhập khẩu; 09 văn bản về cấp đăng ký,
chứng nhận sản phẩm; 31 văn bản về truyền thông giáo dục và quảng cáo thực
phẩm; 24 văn bản về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại
tố cáo và 28 văn bản về kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.Theo thẩm
quyền ban hành, thì 19 văn bản do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban
hành; 67 văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và 173 văn
bản do bộ, ngành ban hành. Trong đó, có 19 luật, pháp lệnh; 39 nghị định; 44
thông tư; 137 quyết định và 20 chỉ thị. Luật ATTP đã được quốc hội thông
qua ngày 17/6/2010 và bắt đầu có hiệu lực 1/7/2011.
Thứ hai, văn bản pháp luật về ATTP do cấp địa phương ban hành trong
đó có văn bản do Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội,
bên dưới có Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm các quận, huyện trong đó
có quận Thanh Xuân.
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo về ATTP cấp Trung Ương, Ban chỉ đạo
VSATTP thành phố đưa ra các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa phương hướng
hoạt động cho các quận, huyện trực thuộc. Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của
Thành phố, quận cũng có những văn bản hướng dẫn thực hiện tùy thuộc vào
nhu cầu và tình hình thực tế của quận chẳng hạn như: Kế hoạch thực hiện
công tác an toàn thực phẩm năm; Kế hoạch cao điểm ATTP phục vụ Tết
38
Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân; Kế hoạch triển khai “Tháng
hành động vì ATTP”; Kế hoạch đảm bảo ATTP Tết Trung thu; Kế hoạch về
đảm bảo ATTP đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; Kế
hoạch phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn
quận năm học; Kế hoạch tăng cường công tác quản lý phụ gia thực phẩm; Kế
hoạch xây dựng điểm cung cấp thực phẩm an toàn có kiểm soát; Kế hoạch
kiểm tra công tác ATTP tại các bếp ăn tập thể; Kế hoạch về công tác quản lý
vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản; Kế hoạch kiểm tra cơ sở sản
xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; Kế
hoạch triển khai năm cao điểm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp; Kế
hoạch đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực hiện Chương trình “Hà
Nội sạch” của ngành Công thương giai đoạn 2015 - 2016 trên địa bàn quận
Thanh Xuân; Đặc biệt xây dựng Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua “An
toàn thực phẩm” trên địa bàn quận Thanh Xuân giai đoạn 2016 - 2020; Kế
hoạch chương trình truyền thông “Chung tay vì an toàn thực phẩm” quận
Thanh Xuân giai đoạn 2015 - 2020; Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg
ngày 09/05/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm
quản lý nhà nước về ATTP;
Đã ban hành quyết định thành lập 03 đoàn kiểm tra liên ngành ATTP
quận trong các đợt cao điểm lĩnh vực y tế, lĩnh vực nông nghiệp và công
thương; Quyết định về việc ủy quyền ký Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; Quyết định về việc ủy
quyền ký Giấy xác nhận kiến thức ATTP;
Kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành ATTP cấp quận do đồng chí Chủ tịch
UBND quận làm trưởng ban; Quyết định sửa đổi, bổ sung thành viên Ban chỉ
đạo liên ngành ATTP có sự tham gia của đồng chí Chủ tịch UBMTTQ quận;
Ban hành quy chế làm việc Ban chỉ đạo liên ngành ATTP, phân công trách
nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo quận;
39
Ban hành Kế hoạch liên tịch số 171/KHLT/UBND-UBNMTQ ngày
06/09/2016 của UBND - Ủy ban MTTQ quận Thanh Xuân về việc thực hiện
Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động và giám sát bảo đảm ATTP
giai đoạn 2016 - 2020;
Ban hành Kế hoạch số 212/KH-UBND ngày 15/11/2016 về kiểm tra an
toàn thực phẩm quận Thanh Xuân năm 2017;
Quyết định số 3999/QĐ-UBND ngày 15/11/2016 về việc ban hành
“Quy chế tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng về an toàn thực
phẩm”; Quyết định số 4000/QĐ-UBND ngày 15/11/2016 về việc ban hành
“Quy chế quản lý cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố” trên địa bàn quận
Thanh Xuân;
Chỉ đạo các phường về việc mở điểm cung cấp thực phẩm an toàn có
kiểm soát; quản lý, kiểm tra dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; quản lý chất
lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; chú trọng
quản lý việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; chỉ đạo công tác thông tin,
tuyên truyền về đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và tại các
chợ trên địa bàn.
Kết quả điều tra với câu hỏi : “Đánh giá mức độ đầy đủ của các văn bản
pháp luật về ATTP (1. Rất đầy đủ, 2. Đầy đủ, 3. Không đầy đủ)”. Theo điều
tra tổng số 100 phiếu thì có 40 phiếu điều tra chiếm 40% cho rằng các văn
bản trong QLNN về ATTP là rất đầy đủ, 55 phiếu chiếm 55% cho rằng các
văn bản này đầy đủ và duy nhất 5 phiếu chiếm 5% đánh giá không đầy đủ.
40
Biểu đồ 2.1: Mức độ đầy đủ của các văn bản QLNN bằng pháp luật
về an toàn thực phẩm
Nguồn: kết quả điều tra của tác giả
Quản lý nhà nước được thể hiện thông qua các công cụ pháp luật. Do vậy
mức độ cập nhật của các văn bản pháp luật sẽ thể hiện được tính kịp thời của
quản lý Nhà nước. Các công cụ pháp luật được thể hiện qua các nghị định, nghị
quyết và các văn bản của Chính phủ, các bộ, ban ngành và UBND quận, huyện.
Kết quả đánh giá mức độ rõ ràng của các văn bản pháp luật về QLNN về ATTP
cho thấy 11% cho rằng rất rõ ràng, dễ hiểu, 45% cho biết các văn bản pháp luật
hiện nay là rõ ràng và có tới 44% cho là các văn bản là chưa rõ ràng, dễ hiểu.
Biểu đồ 2.2 : Mức độ rõ ràng của các văn bản pháp luật so với quy định
của Nhà nƣớc
Nguồn: kết quả điều tra của tác giả
41
Như vậy, có thể thấy tính cho tới thời điểm hết năm 2015 những văn bản
pháp quy về ATTP do Trung ương, Thành phố, Quận, Huyện ban hành nhiều.
Tuy nhiên, các văn bản cần hoàn chỉnh hơn nữa để dễ dàng trong thực hiện,
và quản lý có hiệu quả.
2.2.2. Thực trạng tổ chức, thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật
về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân
Là một trong những quận luôn đi đầu trong công tác thực hiện quản lý nhà
nước về ATTP hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quận Thanh Xuân luôn
triển khai kịp thời các văn bản từ Trung Ương, xây dựng các kế hoạch kiểm tra,
kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh tại các cơ sở trên địa bàn đảm bảo ATTP.
Theo kết quả điều tra, đánh giá của người sản xuất, chế biến, kinh doanh
và tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn quận, ta thấy có tới 43% người được điều
tra cho rằng công tác QLNN về ATTP là chưa hiệu quả, 36% trong số đó cho
rằng hiệu quả chỉ ở mức bình thường và 21% còn lại cho rằng công tác quản
lý đạt hiệu quả. Từ kết quả trên cho thấy, trong nhận thức của đa số người
được điều tra thì hiệu quả của công tác QLNN về ATTP là chưa đạt. Một số ít
cho rằng đã đạt hiệu quả, còn gần 40% cho rằng ở mức độ bình thường vì
chính bản thân họ không ảnh hưởng gì đến đời sống của họ, thể hiện qua biểu
đồ 2.3 như sau:
42
Biểu đồ 2.3: Thể hiện sự đánh giá của ngƣời sản xuất, chế biến, kinh
doanh, tiêu dùng thực phẩm về công tác QLNN bằng pháp luật về an
toàn thực phẩm trên địa bàn quận
21%
36%
43% chưa hiệu quả
hiệu quả
bình thường
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Vấn đề ATTP ngày càng được nhiều sự quan tâm của người dân, những
năm gần đây việc tuyên truyền giáo dục về ATTP thấy ở nhiều nơi: Ti vi, báo
chí, mạng internetđiều này cũng cho thấy việc quan tâm của nhà nước đối
với sức khoẻ người dân. Song thực tế cho thấy công tác tuyên truyền không
đạt được nhiều hiệu quả: các cuộc vận động chưa được áp dụng vào trong quá
trình sản xuất, tiêu dùng; dư âm của các chương trình này hầu như không có
tác dụng đến người dân và cơ sở sản xuất, các vụ ngộ độc, vi phạm ATTP
thực phẩm vẫn xảy ra.
43
Bảng 1: Thể hiện các tiêu chí về thông tin ATTP mà ngƣời sản xuất,
tiêu dùng và ngƣời bán hàng nhận đƣợc.
STT
Nội dung
đánh giá
Tiêu thức
đánh giá
Kết quả
Số lƣợng
(phiếu)
Tỷ lệ
(%)
1
Nguồn cung
cấp thông tin
Ti vi, đài báo,
internet
7 56,67
Loa phát thanh 7 23,33
Tờ rơi, áp phích 4 13,30
Không có loại nào 2 6,67
2
Mức độ cung
cấp thông tin
Thường xuyên 5 16,67
Không thường xuyên 9 30,33
Rất ít 16 53,33
3
Tính thiết thực
của thông tin
Thiết thực 6 20,00
Bình thường 11 36,67
Không thiết thực 13 43,33
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Việc biết các kiến thức của người sản xuất và tiêu dùng cũng như những
người bán hàng về ATTP chủ yếu qua đài, báo, ti vi chiếm 56,67%. Có tới
43,33% người tiêu dùng cho rằng thông tin về ATTP là không thiết thực, và mức
độ cung cấp thông tin là không nhiều, không thường xuyên chiếm tới 53,3%.
Hơn nữa, có tới 78% người sản xuất, tiêu dùng và người bán hàng không biết
đến các văn bản liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và trong những người
biết về các văn bản ATTP thì có tới 67% cho rằng hầu hết các văn bản này khó
hiểu và khó tiếp thu. Theo đó có tới 43% người sản xuất, tiêu dùng cho rằng
công tác QLNN về ATTP trên địa bàn quận là chưa đạt hiệu quả.
44
Trong quá trình thực hiện QLNN về ATTP, các phương pháp được áp
dụng như phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tuyên
truyền, giáo dục. Qua điều tra, nhận định của người được phỏng vấn về hiệu
quả sử dụng các phương pháp được thể hiện qua biểu đồ 2.4.
Biểu đồ 2.4: Đánh giá hiệu quả sử dụng các phƣơng pháp QLNN bằng
pháp luật về ATTP
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Nhìn vào biểu đồ 2.4 có thể nhận thấy, trong 3 phương pháp được sử
dụng thì phương pháp kinh tế là hiệu quả hơn cả. Có tới 53% số người được
điều tra cho rằng phương pháp hành chính là hiệu quả nhất, tiếp đó là phương
pháp kinh tế chiếm 34%. Được đánh giá thấp nhất trong 3 phương pháp là
phương pháp tuyên truyền, giáo dục. Trong thực thế, phương pháp này đang
được sử dụng nhiều.
2.2.3. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và việc xử lý vi phạm về an toàn
thực phẩm
Tại quận Thanh Xuân, cơ quan chức năng thường xuyên lập các đoàn
kiểm tra liên ngành để kiểm tra ATTP, kiểm tra các sai phạm trong sản xuất,
kinh doanh thực phẩm. Một năm đều có sự ra quân đồng loạt vào “Tháng
hành động VSATTP” và các dịp tết Nguyên đán, tết Trung thu, kiểm tra đánh
giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nông, lâm, thủy hải sản theo
45
quy định. Theo số liệu thu thập thì mức độ sai phạm ATTP chủ yếu: 1. Chất
lượng về VSATTP không đảm bảo; 2. Thực phẩm không c nguồn gốc xuất
xứ, không nhãn mác không ghi đầy đủ thông tin; 3. Không c giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện về ATTP; 4. Các sai phạm khác. Cụ thể mức độ sai
phạm ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.5: Mức độ sai phạm An toàn thực phẩm năm 2014
Nguồn:Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân
Qua biểu đồ 2.5 ta thấy, mức độ sai phạm nhiều nhất vẫn là về chất
lượng ATTP không đảm bảo, cụ thể chiếm 55%. Tiếp đến là sai phạm trong
quy định về nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác không ghi đầy đủ thông tin
về sản phẩm, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
Qua việc thu thập thông tin từ phòng Y tế, Kinh tế, Trung tâm Y tế quận
xin đưa ra một số bảng số liệu về số lần công tác thanh tra, kiểm tra, mức độ
xử phạt vi phạm; Công tác tuyên truyền giáo dục và các vụ ngộ độc xảy ra
trên địa bàn quận Thanh Xuân trong giai đoạn từ năm 2014- 2017 so sánh để
thấy rõ thực trạng về công tác quản lý nhà nước về ATTP.
46
Bảng 2 : Số lần đi tuyên truyền của cơ quan quản lý nhà nƣớc về ATTP
trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Năm
Công tác tuyên truyền giáo dục
Số lần Hiệu quả Không hiệu quả
2014 5 3 2
2015 7 4 3
2016 11 6 5
2017 11 6 5
Nguồn: Tác giả thu thập
Qua bảng 2 có thể thấy, công tác tuyên truyền về ATTP trên địa bàn
quận Thanh Xuân đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng từ năm 2014 đến
năm 2017. Tuy nhiên, qua bảng trên ta thấy số lần công tác tuyên truyền về
ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân vẫn còn ít, các cuộc tuyên truyền chủ
yếu chỉ diễn ra ở các tháng hành động về ATTP và trong những dịp lễ tết.
Trong số đó, số lần tuyên truyền không hiệu quả vẫn còn tương đối cao.
Bảng 3: Kết quả điều tra và xử lý vi phạm ATTP
trên địa bàn quận Thanh Xuân
Năm
Số lƣợt cơ sở
đƣợc điều tra
Số vụ
vi phạm
Mức độ xử lý
Cảnh cáo
Phạt tiền
(Triệu đồng)
Số vụ
Mức phạt
(Triệu đồng)
2014 2700 47 0 47 241
2015 3000 186 0 186 403
2016 4500 165 0 165 472
2017 4857 187 0 187 408
Nguồn: Phòng Y tế quận Thanh Xuân
47
Qua bảng 3 có thể thấy công tác điều tra về ATTP trên địa bàn quận
Thanh Xuân tăng lên từ 2700 lượt cơ sở được điều tra năm 2014 lên 3000 lượt
cơ sở được điều tra năm 2015, nhưng qua bảng số liệu ta cũng thấy, càng điều
tra thì mức độ vi phạm về ATTP lại càng tăng lên từ 47 vụ vi phạm 2014 lên
186 vụ năm 2015 chủ yếu là mức độ xử phạt vi phạm hành chính.
Bảng 4: Cơ sở đƣợc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP
Loại hình cơ sở TP
Năm
Sản xuất, chế biến thực
phẩm ngành nông
nghiệp, công thƣơng
Dịch vụ ăn
uống
2014 20 150
2015 35 170
2016 55 220
2017 59 249
Nguồn: Phòng Y tế quận Thanh Xuân
Bảng 4 đã thể hiện số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ
sinh ATTP tăng từng năm một, số cơ sở sản xuất chế biến được cấp chứng
nhận an toàn vệ sinh thực phẩm còn ít, trong năm 2015 tăng 15 cơ sở so với
năm 2014, các cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩn tăng
đều hàng năm và nhiều nhất về mức tăng là cơ sở dịch vụ ăn uống.
Như vậy, vấn đề việc quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATTP trên địa
bàn quận Thanh Xuân vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn, các vụ vi phạm về
ATTP vẫn thường xuyên xảy ra, số các cơ sở được cấp chứng nhận đủ điều
kiện ATVSTP có tăng nhưng vẫn còn ít so với tổng các cơ sở trên địa bàn
quận quản lý. Cần có sự phối hợp hơn nữa giữa các ban ngành để thực hiện
tốt công tác quản lý trên địa bàn Quận, nâng cao niềm tin của người tiêu dùng
đối với hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATTP trên địa bàn Quận
nói riêng và cả nước nói chung.
48
Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là việc xử lý vi phạm về ATTP vẫn là
quá nhẹ, mang tính hình thức, chưa có tác động mạnh vào tình hình sản xuất,
kinh doanh tại các cơ sở chế biến thực phẩm.
Trên địa bàn quận Thanh Xuân, công tác thanh tra, kiểm tra ATTP tại
các chợ cũng chưa đạt hiệu quả, do lực lượng mỏng, thiếu những trang thiết bị
hiện đại để phát hiện ra các loại hàng hoá chứa độc tố, các cơ sở chế biến mất
an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thức gian lận trong quá trình sản xuất, chế
biến, kinh doanh thực phẩm. Hơn nữa, hình thức xử lý vi phạm nhẹ, chỉ mang
tính răn đe, mức xử phạt về tài chính còn thấp, khiến cho những người bán
hàng tại các chợ vẫn tái diễn vi phạm ATTP do lợi nhuận thu được từ hành vi
vẫn cao hơn mức xử phạt.
2.2.4. Thực trạng phối hợp liên ngành giữa các bộ phận có liên quan
Về trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP của các cơ quan chức năng
đều đã được quy định rất rõ trong Luật An toàn vệ sinh thực phẩm; Nghị định
38/2012/NĐ – CP; Nghị định 132/2008/NĐ – CP; Nghị định 188/2007/NĐ –
CP và Nghị định 79/2008/NĐ – CP. Các cấp chịu tránh nhiệm quản lý nhà
nước về ATTP bao gồm các bộ, cục, chi cục, sở công thương, phòng y tế,
kinh tế xã, phường. ( Sơ đồ 2.1)
49
Sơ đồ 2.1: Hệ thống QLNN bằng pháp luật về ATTP theo chiều dọc
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Sơ đồ trên cho thấy các cấp quản lý về ATTP theo chiều dọc từ cấp
Trung ương đến cấp Địa phương. Cụ thể như sau:
Cấp Trung ương: có 3 Bộ ngành quản lý nhà nước về ATTP đó là Bộ Y
tế, Bộ Công thương, bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trong đó, Bộ
50
Y tế chịu trách nhiệm chính gồm có Cục An toàn thực phẩm, chi cục
ATVSTP, quận, huyện, xã. Bộ Nông nghiệp gồm có Bộ nông nghiệp, sở nông
nghiệp, chi cục bảo vệ thực vật, chi cục thú y, chi cục quản lý nông lâm thủy
sản. Bộ Công thương gồm có bộ công thương và sở công thương. Chức năng
và nhiệm vụ của từng bộ ngành chuyên trách khác nhau.
Cấp thành phố/tỉnh: Sở Công thương, Sở Y tế, Chi cục Vệ sinh An toàn
thực phẩm, Chi cục Quản lý thị trường, là những cơ quan nắm vai trò quản lý
ở cấp độ này.
Cấp quận/huyện: bộ phận có trách nhiệm quản lý kinh doanh thực phẩm
nói chung ở cấp độ này là các phòng chức năng của Quận/huyện như phòng
Kinh tế, phòng Y tế.
Cấp phường/xã: vai trò quản lý ở cấp độ này được giao cho trạm y tế,
cán bộ phường/xã phụ trách vệ sinh an toàn thực phẩm.
Qua sơ đồ trên, ta có thể thấy rằng việc phân công quản lý nhà nước về
ATTP diễn ra từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Tuy nhiên càng về cuối
thì sự quản lý càng giảm và thiếu sự chặt chẽ, chỉ chịu sự quản lý của một bộ
phận nhỏ các cơ quan chuyên trách.
Tại điều 43 – chương IV – Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm
2003: Quản lý nhà nước về ATTP đã ghi rõ các nội dung và cơ cấu bộ máy
nhà nước về vấn đề này. Tuy đã được ghi rõ nhiệm vụ của các bộ, ngành đối
với công tác quản lý ATTP nhưng việc quản lý, phối hợp giữa các bộ ngành
còn chậm chạp, thiếu hợp lý.
Hiện có tới 3 bộ quản lý lĩnh vực ATTP, nhưng chất lượng VSATTP vẫn
luôn trong tình trạng báo động, mất kiểm soát. Báo cáo của Chính phủ
(10/2012) cho rằng: Việc quản lý ATTP mỗi cơ quan chỉ nhận trách nhiệm về
phạm vi quản lý được giao mà chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý
nhà nước tất cả các khâu từ sản xuất chế biến đến tay người tiêu dùng. Do đó
51
khi xảy ra tình trạng mất ATTP thì không có cơ quan nhà nước nào đứng ra
chịu trách nhiệm đến tận cùng của vấn đề. Đại biểu Dương Kim Anh phân
tích: "Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng ATTP ở trung ương
thì có 3 bộ chịu trách nhiệm chính. Trong đó, Bộ Y Tế chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ATTP. Ban chỉ đạo liên ngành
ATTP được thành lập để chỉ đạo việc phối hợp hoạt động giữa các bộ, ngành.
Còn kiểm tra nhà nước về chất lượng ATTP nhập khẩu thì được giao cho 12
cơ quan nhà nước mà do Bộ Y Tế quy định”.
Tại quận Thanh Xuân các phòng, ban chuyên môn giúp UBND quận
quản lý nhà nước về ATTP gồm có: Phòng Y tế, phòng Kinh tế thuộc Ủy ban
nhân dân. Dưới tuyến phường gồm có ủy ban nhân dân phường, các trạm y tế.
Theo kết quả điều tra khi phỏng vấn cán bộ trong BCĐ về VSATTP khi
được hỏi: “ Anh/ chị đánh giá như thế nào về việc phối hợp giữa các cơ quan
chức năng trong việc thanh tra, kiểm tra công tác ATTP trên địa bàn quận”.
Đại đa số đều có cùng câu trả lời hiện nay đã thành lập được 1 đội kiểm tra
liên ngành gồm có phòng Kinh tế, Y tế, Đội Quản lý thị trường số 12, Trung
tâm Y tế, Công an môi trường. Đây là một đội kiểm tra liên ngành có tổ chức
và tiến hành kiểm tra các cơ sở một cách đồng bộ tránh sự chồng chéo. Tuy
nhiên, khi đi hỏi trực tiếp tại các cơ sở, vẫn có những câu trả lời thi thoảng
vẫn có những đợt kiểm tra riêng biệt của các cơ quan chức năng trên địa bàn
quận trong thời gian qua.
2.2.5. Đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch, triển khai, thực hiện
văn bản, chính sách quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn
quận Thanh Xuân
Qua phân tích thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện văn
bản chính sách QLNN bằng pháp luật về ATTP trên địa bàn quận Thanh
Xuân trong giai đoạn năm 2014-2017 có thể rút ra một số đánh giá như sau:
Một, số lượng văn bản pháp luật quy định về ATTP nhiều, và khá
đầy đủ. Chỉ có một số ít câu trả lời nói rằng không đầy đủ (5%). Tuy
52
nhiên, các văn bản cũng chưa rõ ràng và có sự chồng chéo. Qua kết quả
tổng hợp trên ta có thể nhận thấy rằng người sản xuất, tiêu dùng và người
bán hàng hầu hết đều không biết các văn bản pháp luật liên quan đến
ATTP, việc tiếp nhận các thông tin về ATTP là rất ít và không mấy thiết
thực. Việc xử lý vi phạm ATTP nhẹ, mang tính nhắc nhở và răn đe. Qua
đây ta có thể thấy công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn quận
Thanh Xuân còn nhiều bất cập.
Hai, việc phổ biến các văn bản và các kiến thức về ATTP không mấy
hiệu quả do các văn bản về ATTP nhiều nhưng chồng chéo, nhiều văn bản lạc
hậu không phù hợp với tình hình hiện nay. Các văn bản khó hiểu nên việc phổ
biến các văn bản và kiến thức về ATTP gặp nhiều khó khă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_bang_phap_luat_ve_an_toan_thuc_pha.pdf