Luận văn Quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ 8

1.1. Khái niệm, đặc điểm, quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở 8

1.2. Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở 25

1.3. Những yếu tố bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở 35

Chương 2: THỰC TRẠNG TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ TỈNH THANH HÓA 41

2.1. Thực trạng trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 41

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở (xã, thị trấn) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 45

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ (XÃ, THỊ TRẤN) Ở TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY 79

3.1. Các quan điểm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở tỉnh Thanh Hóa hiện nay 79

3.2. Các giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở (xã, thị trấn) ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay 90

KẾT LUẬN 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

PHỤ LỤC 128

 

 

doc129 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hắng. Nhân dân và cán bộ xã Thiệu Đô được Bộ Công an tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (năm 2007). - Về thực trạng tình hình TTATGTĐB trên địa bàn xã. Cũng như các xã, thị trấn khác trong huyện, tỉnh, do tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường, tình hình TTATGTĐB trên địa bàn xã có lúc hết sức phức tạp. Một bộ phận nhỏ nhân dân, cán bộ thiếu hiểu biết pháp luật, tình trạng cạnh tranh trong dịch vụ thương mại, dịch vụ vận tải, nhất là dịch vụ vận tải hành khách diễn ra ngay trên địa bàn xã khá quyết liệt, cá biệt có trường hợp kinh doanh, cạnh tranh thiếu lành mạnh; buôn bán còn lấn chiếm lòng lề đường; xe ô tô vận tải hành khách tranh giành khách, trong khi đó đường giao thông còn chật hẹp, tính tự giác chấp hành Luật GTĐB khi tham gia giao thông của người dân còn hạn chế. Tình trạng học sinh của hai trường phổ thông trung học bán công Dương Đình Nghệ và trường phổ thông cơ sở Thiệu Đô - hai trường này cạnh nhau, gây ùn tắc giao thông trên quốc lộ 45 khi tan học diễn ra khá phổ biến. Trong khi đó, một số cán bộ và lực lượng Công an xã chưa nhận thức đầy đủ vai trò quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB, áp lực của mối quan hệ tình cảm họ hàng, láng giềng cũng khiến cho việc xử lý chưa nghiêm, dẫn đến có nơi, có lúc tình hình vi phạm TTATGTĐB trở thành nỗi lo lắng, bức xúc trong nhân dân. Trong bối cảnh trên, được sự chỉ đạo của Huyện ủy Thiệu Hóa, UBND và Công an tỉnh, Đảng ủy xã Thiệu Đô đã đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng ủy đối với công tác đảm bảo ATGT, hàng tháng, hàng năm đều có nghị quyết chuyên đề về giải pháp đảm bảo TTATGTĐB, trong đó xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho từng ban, ngành, đoàn thể, thôn, trường học, đặc biệt là cho UBND xã, Công an xã thực hiện. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy xã, UBND xã Thiệu Đô đã tập trung làm tốt chức năng quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB trên địa bàn xã, đã triển khai trên các mặt công tác sau: Thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ đạo ATGT xã, với 13 thành viên; thành lập 7 tổ liên thôn tự quản về ATGT trên dọc tuyến đường quốc lộ 45, đồng thời xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể từng ban, ngành, thôn xóm có đặt biển báo TNGT và vi phạm ATGT ở những nơi được xác định là "điểm đen", có nguy cơ vi phạm cao (thôn Ba Chè). Thực hiện tốt công tác tuyên truyền Luật GTĐB, các nghị quyết của Đảng, nghị định của Chính phủ về đảm bảo TTATGTĐB trên hệ thống đài truyền thanh xã và các hội nghị nhân dân. - Song song với việc thực hiện các biện pháp trên, UBND xã Thiệu Đô thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB, trực tiếp là thực hiện Nghị quyết 13/CP của Chính phủ, Chỉ thị số 12 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường các biện pháp cấp bách đảm bảo ATGT, Hướng dẫn số 144/HD-PV11(PX28) ngày 9/11/2006 của Giám đốc công an tỉnh Thanh Hóa và Kế hoạch số 03 của Công an huyện Thiệu Hóa về việc xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực TTATGTĐB, chủ yếu thông qua lực lượng Công an xã. Trên cơ sở các văn bản trên, dưới sự chỉ đạo của UBND, Ban Công an xã đã lập 11 sổ nhật trình xuất bến cho xe ô tô vận tải hành khách tại gia đình, theo đó trước khi xe xuất bến chủ xe phải có xác nhận của Trưởng, Phó Công an xã và công an phụ trách bến, từ đó đã ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xếp khách quá tải và tranh giành khách. Để tránh tình trạng ùn tắc giao thông trên quốc lộ 45, lực lượng Công an xã đã phối hợp với Ban Giám hiệu trường phổ thông trung học bán công Dương Đình Nghệ, sự giúp đỡ của Công an huyện, hàng năm đều tổ chức chương trình ngoại khóa về ATGT và lập Đội thanh niên xung kích về ATGT cho các học sinh của trường. Những cố gắng của lực lượng Công an xã Thiệu Đô được thể hiện qua các con số sau: năm 2006 Công an xã đã tiếp nhận, thụ lý, giải quyết, xử lý 32 vụ việc vi phạm ATGTĐB. Năm 2007 thực hiện Hướng dẫn 144 của Giám đốc công an tỉnh, Công an xã đã tuần tra, kiểm tra, xử lý 138 trường hợp vi phạm TTATGTĐB, phạt tiền là 7.900.000 đồng; Trong sáu tháng đầu năm 2008 đã xử lý 114 trường hợp, với số tiền phạt là 6.220.000 đồng [8]. Trong xử lý các hành vi vi phạm TTATGT trên, Ban Công an xã đều lập hồ sơ đúng quy định, giải quyết, xử lý khách quan, đúng hành vi, đúng người vi phạm, được nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần đảm bảo TTATGTĐB trên địa bàn xã. Với những cố gắng trong quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền xã Thiệu Đô như phân tích ở trên, tình hình TTATGTĐB trên địa bàn xã đã từng bước đi vào ổn định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Mặc dù vậy, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật của chính quyền xã trên lĩnh vực này vẫn còn nhiều yếu kém, mà nguyên nhân là do năng lực quản lý của cán bộ còn hạn chế, do khó khăn về kinh phí hoạt động, về trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB vẫn mang nặng tính "phong trào", chỉ thực sự khi có chỉ thị phát động, chỉ đạo riết ráo của chính quyền cấp trên. Trong điều kiện của kinh tế thị trường, chính quyền xã lại đang trong quá trình cải cách hành chính thì vấn đề TTATGTĐB dường như chưa phải là vấn đề nổi cộm trong đời sống làng xã. 2.2.2.2. Quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa Khác với Thiệu Đô, Vạn Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, hành chính của huyện Thiệu Hóa; có trụ sở Huyện ủy, HĐND, UBND đóng; có đường Quốc lộ 45 đi qua; nhiều doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, cơ quan, đoàn thể (28 đơn vị); dân cư có 2.036 hộ, 8.060 nhân khẩu, trong đó chỉ có 30% sinh sống bằng nông nghiệp (320 ha canh tác); 20% làm thương nghiệp; 50% số dân vừa sản xuất nông nghiệp, vừa buôn bán, vừa làm dịch vụ. Về tổ chức hành chính, địa bàn thị trấn Vạn Hà được chia thành ba khu vực, với 12 tiểu khu liền kề nhau; có Chợ Vạn Hà là trung tâm thương mại lớn của huyện; có cầu Thiệu Hóa trên tuyến đường quốc lộ 45. Từ những đặc điểm trên cho thấy vấn đề TTATGTĐB trên địa bàn thị trấn hết sức phức tạp, liên quan không chỉ đến quản lý của chính quyền cơ sở, mà cả của chính quyền cấp trên do có tuyến Quốc lộ 45 đi qua. Trong những năm đổi mới đời sống nhân dân trong thị trấn được nâng lên, giao thông phát triển, số phương tiện giao thông của nhân dân cũng tăng đáng kể; đến nay số ô tô, xe công nông đã lên tới 32 chiếc, xe mô tô là 1.050 xe. Cũng do tính chất phức tạp như vậy, chính quyền, trực tiếp là UBND thị trấn Vạn Hà đã tập trung quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB trên các mặt công tác sau: Một là, trên lĩnh vực ban hành văn bản liên quan đến quản lý về TTATGTĐB. Hàng năm, dựa vào nghị quyết của Đảng ủy thị trấn, HĐND thị trấn, các đề án và hướng dẫn của tỉnh, đặc biệt là Hướng dẫn 144 của Giám đốc Công an tỉnh, UBND thị trấn đã ban hành các kế hoạch cụ thể về bảo đảm TTATGTĐB; tổ chức ký cam kết về thành lập, hoạt động và phối hợp hoạt động của các Tổ liên gia tự quản, Tổ xung kích giữ gìn TTATGT với các ban, ngành đoàn thể trong huyện, thị trấn, như với Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Công an huyện, Mặt trận, nhà trường, đồng thời tạo điều kiện vật chất, kinh phí, kiểm tra việc thực hiện các cam kết đó. Hai là, trên lĩnh vực tổ chức thực hiện pháp luật về TTATGTĐB, chủ yếu là thực hiện Luật GTĐB, các chỉ thị của UBND tỉnh, huyện về bảo đảm TTATGTĐB. Trên lĩnh vực này, UBND thị trấn tập trung chỉ đạo điều hành các công tác chủ yếu sau: - Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGTĐB và đào tạo kiến thức nghiệp vụ cho Công an thị trấn, chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các thành viên lãnh đạo các Tổ liên gia tự quản, Đội xung kích giữ gìn TTATGT, học sinh, những người có phương tiện ô tô kinh doanh, chủ xe công nông... bằng nhiều hình thức, biện pháp thích hợp, như thường xuyên sử dụng hệ thống truyền thanh thị trấn, kẻ vẽ khẩu hiệu, panô, áp phích, mở các hội thi, các lớp bồi dưỡng, thậm chí tuyên truyền miệng đến từng đối tượng cũng như thông qua công tác hòa giải cơ sở, qua xét xử lưu động của Tòa án huyện trên địa bàn thị trấn... - Thành lập, củng cố, duy trì thường xuyên hoạt động của các Tổ liên gia tự quản, Đội xung kích giữ gìn TTATGT, đến nay đã có 09 Tổ liên gia tự quản về ATGT, 01 Đội xung kích, với 16 thành viên. - Thành lập và bảo đảm hiệu quả hoạt động của Ban ATGT thị trấn, phát huy vai trò tham mưu của Ban đối với UBND và vai trò chỉ đạo, phối hợp, kết hợp hoạt động của các Ban, ngành trong hệ thống chính trị cơ sở; chỉ đạo các Tổ, Đội xung kích, vận động nhân dân ký cam kết bảo đảm TTATGTĐB. Đến nay đã có 1.890 hộ trên tổng số 2.036 hộ, 7.850 học sinh ký cam kết không vi phạm TTATGTĐB. - Tăng cường công tác phối hợp với chính quyền huyện, Công an huyện, các ban, ngành đoàn thể ở huyện cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý TTATGTĐB trên địa bàn thị trấn, nhất là phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGTĐB, về tuần tra, kiểm soát, thực hiện cưỡng chế các hành vi vi phạm lề đường, hành lang ATGT. - Trong thực hiện pháp luật về TTATGTĐB, chính quyền thị trấn đã đặc biệt chú ý phát huy vai trò nòng cốt, xung kích của lực lượng Công an thị trấn, nhất là sau khi có Hướng dẫn 144 của Giám đốc Công an tỉnh, thể hiện cụ thể ở các nội dung sau: + Phát huy vai trò tham mưu cho chính quyền trong việc xây dựng kế hoạch bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn, trong việc thành lập và duy trì hoạt động của tổ tự quản về TTATGTĐB, thành lập và bảo đảm về mặt nghiệp vụ cho hoạt động của Tổ cứu hộ, cứu nạn trong tham gia bảo vệ hiện trường, cấp cứu người bị nạn do TNGT. + Chủ động phối hợp với Cảnh sát giao thông, Công an huyện trong bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn, trong đó có phối hợp mở nhiều đợt cao điểm về đảm bảo TTATGTĐB. + Thực hiện việc thường xuyên tuần tra, kiểm soát, thành lập 01 Tổ tuần ta, kiểm soát, tuyên truyền, nhắc nhở, ngăn chặn và xử lý vi phạm TTATGTĐB trên địa bàn. - Trong xử lý vi phạm TTATGTĐB. Thẩm quyền xử lý vi phạm TTATGTĐB trên địa bàn thị trấn chủ yếu do ba cơ quan là Công an huyện (Đội CSGT), Chủ tịch UBND thị trấn, Trưởng, Phó công an thị trấn. Thực tế, công việc xử lý vi phạm TTATGTĐB chủ yếu do lực lượng Công an thị trấn tiến hành, thông qua Tổ kiểm tra, kiểm soát của Công an thị trấn và cá nhân Trưởng, Phó Công an thị trấn. Những năm qua, nhất là sau khi có Hướng dẫn 144 của Giám đốc Công an tỉnh, công tác xử lý vi phạm TTATGTĐB đã được tiến hành nghiêm minh, thu được nhiều kết quả, trong đó có việc góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TTATGTĐB của cán bộ, nhân dân. Cụ thể kết quả mặt công tác này như sau: + Phối hợp với Đội CSGT Công an huyện Thiệu Hóa và các ban, ngành đoàn thể của thị trấn, như với Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh mở nhiều đợt cao điểm xuống đường làm công tác bảo đảm TTATGTĐB; đã dỡ bỏ 18 lều quán, mái che, thu 16 biển quảng cáo lấn chiếm hành lang giao thông, xử lý 12 trường hợp vi phạm bầy bán hàng lấn chiếm lề đường. + Tham mưu cho Ban ATGT thị trấn và cùng phối hợp với các ban, ngành vận động 8 trường hợp hộ dân giải tỏa hành lang giao thông quốc lộ 45, đến nay đã cơ bản đảm bảo đường thông, hè thoáng. + Trong việc thực hiện Hướng dẫn 144 của Giám đốc Công an tỉnh, Ban Công an thị trấn đã tổ chức triển khai đến từng Công an viên, đồng thời xây dựng phương án, kế hoạch tổ chức lực lượng tuần tra xử lý các hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện mô tô, xe máy tại các tuyến trường liên thôn, liên xã trên địa bàn thị trấn, đảm bảo xử lý đúng quy trình hướng dẫn của Công an cấp trên. Trong năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 đã kiểm tra xử lý 327 trường hợp vi phạm phạt tiền 34.964.000.000 đồng. + Tổ chức khảo sát lập danh sách quản lý các phương tiện ô tô, mô tô hiện có trên địa bàn. Thực hiện quản lý giám sát các bến xe khách gia đình, thực hiện ký sổ đăng ký số khách trước khi xe xuất bến. Tổ chức lập hồ sơ quản lý số người hành nghề xe ôm, thực hiện ký cam kết chấp hành nghiêm chỉnh Luật GTĐB, cương quyết xử lý những trường hợp chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe mô tô chưa có bằng lái xe A1. Từ những kết quả đạt được như trên trong những năm gần đây tình hình TTATGTĐB trên địa bàn thị trấn đã được cải thiện đáng kể; nhận thức của người dân về TTATGTĐB đã được nâng cao, số vụ TNGTĐB số người chết giảm dần qua từng năm. Thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền thị trấn Vạn Hà cho thấy, bên cạnh những ưu điểm cũng không ít những hạn chế, mà nguyên nhân là do thị trấn Vạn Hà là trung tâm huyện lỵ Thiệu Hóa, có nhiều cơ quan trường học đóng trên địa bàn, có chợ Vạn Hà, cầu Thiệu Hóa có lưu lượng người qua lại đông, đường sá chật hẹp, trong khi nhận thức của một số người dân về pháp luật TTATGTĐB rất kém, nhất là bà con kinh doanh còn bày bán hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; nhiều học sinh khi tan trường còn đi xe dàn hàng ngang. Bên cạnh đó, lực lượng Công an thị trấn là lực lượng xung kích, nòng cốt trong giữ gìn TTATGT trình độ lại chưa đồng đều, chưa được chuyên môn hóa về công tác đảm bảo TTATGTĐB, trang thiết bị phương tiện phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm còn thiếu, đặc biệt là kỹ năng, nghiệp vụ khi tham gia đảm bảo TTATGTĐB còn rất hạn chế. 2.2.2.3. Quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông của chính quyền xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc Hưng Lộc là một xã ven biển, nằm ở phía đông kênh De của huyện Hậu Lộc với diện tích tự nhiên 533,02 ha, dân số 12.540 khẩu với 2.545 hộ, phân bố ở 12 khu vực dân cư. Là một xã có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, với nghề chính là đánh bắt hải sản, bên cạnh đó, xã cũng đã và đang phát triển một số ngành nghề khác như: nghề mộc, nghề sản xuất vật liệu xây dựng.... Trong những năm gần đây, đời sống của nhân dân trong xã từng bước đã được nâng lên, nhu cầu đi lại, giao lưu, buôn bán vì thế cũng tăng cao. Toàn xã hiện có 03 xe ô tô chở khách, 07 xe ô tô tải và hơn 1.000 xe máy các loại. Tuy nhiên, các phương tiện trên chủ yếu là xe cũ, chất lượng thấp, trong khi hệ thống giao thông còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Mặc dù hiện nay đường sá đã được bê tông hóa và rải nhựa (trên cả 2km đường tỉnh lộ; 1,5km đường liên xã và trên 10km đường liên thôn), nhưng phần lớn vẫn là các đường nhỏ hẹp, nhiều đoạn quanh co, tầm nhìn bị che khuất, không có hệ thống cọc tiêu, biển báo hiệu... dễ xảy ra va chạm cho người và phương tiện tham gia giao thông, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đảm bảo TTATGT ở địa phương. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật ATGT của người tham gia giao thông trên địa bàn xã còn thấp, phần lớn còn tùy tiện trong khi tham gia giao thông. Hàng năm, trên địa bàn xã thường xảy ra hàng chục vụ va chạm, TNGT, làm thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân trị giá hàng trăm triệu đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu là: người điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe, phóng nhanh vượt ẩu, uống rượu bia say, chở quá số người quy định, chở hàng cồng kềnh, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông... Trước tình hình trên, đòi hỏi cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về đảm bảo TTATGT tại địa bàn cơ sở, góp phần phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của xã. Xuất phát từ tình hình TTATGT của xã, hàng năm, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đều có nghị quyết về sự lãnh đạo công tác đảm bảo ATGT (như: năm 2006 có Nghị quyết số 02 ra ngày 20/01/2006; năm 2007 có Nghị quyết số 04 ngày 01/01/2007 về lãnh đạo công tác đảm bảo ATGT trên địa bàn toàn xã, Nghị quyết được triển khai đến các Chi bộ, thôn, các ngành, tổ chức đoàn thể cùng tham gia thực hiện), giao cho Chủ tịch UBND xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai rộng khắp đến các ngành đoàn thể, các chi bộ, các thôn thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Đảng ủy. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền, Ban Công an xã đã chủ động tham mưu cho Ban ATGT xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về lĩnh vực ATGT bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực, có hiệu quả như: Tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, vận động người thân, gia đình và quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào đảm bảo TTATGT. Thông qua công tác đảm bảo TTATGT, tập trung, củng cố, kiện toàn, xây dựng các tổ liên gia tự quản và các đội xung kích về ATGT ở các thôn xóm đi vào hoạt động có hiệu quả. Đã tổ chức được 28 hội nghị nhân dân và các ngành đoàn thể với hơn 3.000 lượt người tham gia. Trong đó, nổi bật và đem lại hiệu quả cao là sự phối hợp lồng ghép tuyên truyền vào các hội nghị chuyên đề của các ngành đoàn thể, các hội nghị sơ kết, tổng kết, các buổi tọa đàm, ngày lễ, ngày kỷ niệm, thu hút lực lượng đông đảo hội viên, đoàn viên tham gia. Ban văn hóa xã đã kẻ vẽ được 65 câu khẩu hiệu và treo 13 băng zôn tuyên truyền trên 12 thôn và các trục đường liên xã chính. Đài truyền thanh xã đã tăng cường thời lượng phát sóng từ 01 lần/ngày lên 02 lần/ngày, mỗi chương trình 15 phút vào 05h30’ sáng và 17h30’ chiều, thường xuyên chuyển tải các nội dung về tình hình TTATGT, biểu dương gương người tốt trong công tác đảm bảo TTATGT và phê phán những biểu hiện vi phạm pháp luật ATGT. Qua đó, nhận thức của cán bộ và nhân dân trong xã về pháp luật ATGT đã được nâng lên một bước rõ rệt, nhất là những người tham gia giao thông đã nhiều lần vi phạm. Bên cạnh đó đã hạn chế được số lượng những người chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe tham gia giao thông, ngăn chặn được tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định. Lực lượng Công an xã đã tham mưu cho Chủ tịch UBND, Ban ATGT xã xây dựng kế hoạch TTKS, XLVP gồm 20 đợt, trong đó có 03 đợt phối kết hợp với công an huyện, mỗi đợt từ 2-3 ngày với 10 người tham gia, được chia làm 2 tổ, tiến hành tuần tra kiểm soát, XLVP trên các tuyến đường giáp danh với các xã khác, những đoạn đường thường hay xảy ra vi phạm, TNGT, các ngã ba, ngã tư... Kết quả: Đã phát hiện xử lý 500 trường hợp vi phạm ATGT, trong đó: - Nhắc nhở: 290 trường hợp. - Cảnh cáo: 120 trường hợp. - Phạt tiền: 80 trường hợp, nộp Kho bạc Nhà nước 8.950.000đ. - Tạm giữ: 10 phương tiện. Từ những kết quả nêu trên, nghị quyết của Đảng ủy đã được các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ cao, nhiều gia đình đã có ý thức giáo dục con em mình việc chấp hành pháp luật ATGT, như: nghiêm cấm con cháu chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe tham gia giao thông... Do đó, các vi phạm TTATGT đã giảm cơ bản, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, số vụ va chạm giao thông đã giảm từ 10 vụ xuống còn 03 vụ (chủ yếu là va quệt nhẹ). Mặt khác, thực hiện tốt Nghị quyết số 32/CP của Chính phủ, Ban Công an xã đã phối hợp với các đoàn thể như cựu chiến binh, đoàn thanh niên tham gia tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự công cộng như: lấn chiếm lòng lề đường, tháo dỡ lều quán, mái che, chặt cây cối che khuất tầm nhìn đảm bảo thông thoáng vỉa hè, hành lang ATGT, tạo nên chuyển biến rõ nét trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giữ gìn TTATGT tại các thôn xóm trong xã. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình tổ chức thực hiện còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định. Cụ thể: - Công tác chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền còn chậm, chưa thường xuyên, nội dung chỉ đạo chưa sâu, chưa quyết liệt, do đó chưa huy động được đông đảo lực lượng cùng tham gia, giao cho lực lượng Công an xã là chủ yếu. - Việc lồng ghép nội dung tuyên truyền và các quy định của pháp luật ATGT với các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương còn thiếu đồng bộ và chặt chẽ. Do đó, hiệu quả tuyên truyền không cao. - Công tác tuần tra kiểm soát, XLVP là mặt công tác còn nhiều mới mẻ đối với lực lượng Công an xã, vì vậy, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ. Trong khi đó, trình độ nghiệp vụ, cũng như trình độ văn hóa của lực lượng này tại địa phương không đồng đều, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ còn thiếu. Mặt khác, do tuần tra kiểm soát, XLVP trên địa bàn hẹp (xã, thôn) nên đối tượng vi phạm chủ yếu là người dân trên địa bàn xã (trong đó có anh em, họ hàng, dòng tộc), vì vậy, việc xử lý có nơi, có lúc chưa nghiêm, còn nể nang, chủ yếu là nhắc nhở hoặc cảnh cáo nên hiệu quả chưa cao. - Nhận thức của người dân về pháp luật ATGT còn chưa cao, nhất là sự thiếu hiểu biết về thẩm quyền của lực lượng công an xã trong công tác đảm bảo TTATGT, dẫn đến xảy ra tình trạng ý thức chấp hành kém hoặc cố ý không chấp hành các quy định cũng như các yêu cầu của lực lượng Công an xã. Một số kinh nghiệm rút ra: Một là, công tác đảm bảo TTATGT là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và phải luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền. Thực tế cho thấy, công việc nào có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền, thì công việc đó được duy trì, phát huy và đạt hiệu quả cao. Hai là, đảm bảo TTATGT phải ưu tiên hàng đầu cho công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về ATGT, phải tiến hành thường xuyên, liên tục, ngày càng đa dạng hóa về hình thức, nội dung phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, góp phần làm chuyển biến về nhận thức của nhân dân nói chung và người tham gia giao thông nói riêng về pháp luật ATGT. Ba là, Công tác tuần tra kiểm soát, XLVP về ATGT tại địa bàn cơ sở phải được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, công khai, dân chủ và khách quan, xử lý đúng người, đúng lỗi vi phạm, không có sự phân biệt anh em, họ hàng, làng xóm, người trong xã và người ngoài xã. 2.2.2.4. Quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông của chính quyền xã Tam Văn, huyện Lang Chánh Khác với các xã Thiệu Đô, thị trấn Vạn Hà huyện Thiệu Hóa, xã Hưng Lộc huyện Hậu Lộc, Tam Văn là một xã miền núi, nằm dọc theo sông Âm của huyện Lang Chánh, với diện tích tự nhiên 3.343 ha, có 654 hộ với 3.455 nhân khẩu, phân bố ở 6 thôn, 8 bản. Là một xã có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, khai thác rừng, ngoài ra không có ngành nghề phụ nào. Trong những năm gần đây, đời sống của nhân dân trong xã đã từng bước được nâng lên, nhưng so với mức sống chung của huyện vẫn còn thấp, có nhiều hộ nghèo phải cứu trợ... Toàn xã hiện có 02 xe ô tô tải và hơn 200 xe máy các loại. Tuy nhiên, các phương tiện trên chủ yếu là xe cũ, xe Trung Quốc, chất lượng thấp, trong khi hệ thống giao thông còn nhiều bất cập cả xã chỉ có một tuyến đường liên xã dài 12 km chạy dọc theo sông Âm, nối từ thị trấn vào, đường đồi núi nhỏ hẹp, nhiều đoạn quanh co, tầm nhìn bị che khuất, không có hệ thống cọc tiêu, biển báo hiệu; mặt đường rải đá cấp phối đã xuống cấp nhiều do xe tải chở luồng thường xuyên đi qua... dễ xảy ra va chạm, TNGT gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đảm bảo TTATGT ở địa phương. Toàn xã còn 2 thôn chưa có đường ô tô đến bản (Bản Phá, Bản Lót), thôn xa nhất cách trung tâm xã 6km (Bản Phá); trình độ dân trí thấp dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật ATGT của người tham gia giao thông trên địa bàn xã còn nhiều hạn chế, tùy tiện trong khi tham gia giao thông. Hàng năm, trên địa bàn xã thường xảy ra hàng chục vụ va chạm, TNGT, làm thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân. Các lỗi vi phạm chủ yếu là: người điều khiển xe mô tô không có GPLX, phóng nhanh vượt ẩu, uống rượu bia say, chở quá số người quy định, chở hàng cồng kềnh, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông... Trước tình hình trên, đòi hỏi cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về đảm bảo TTATGT tại địa bàn cơ sở, góp phần phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của xã. Xuất phát từ tình hình TTATGT của xã và nhất là sau khi có Hướng dẫn 144 của Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã ra Nghị quyết về lãnh đạo công tác đảm bảo ATGT trên địa bàn toàn xã, giao cho các chi bộ tổ chức triển khai rộng khắp đến các ngành đoàn thể, các thôn thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Đảng ủy. Chủ tịch UBND xã đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo các thôn, bản, các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện nghị quyết của cấp ủy thông qua việc lồng ghép các hội nghị tạo sự đồng tình ủng hộ cao trong nhân dân. Kế hoạch đã phân công trách nhiệm cụ thể cho các ngành, đoàn thể, mặt trận, trong đó Ban Công an xã đóng vai trò nòng cốt trong công tác đảm bảo TTATGT. Ban Công an xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về lĩnh vực ATGT bằng các hình thức thiết thực, có hiệu quả như: Tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, vận động người thân, gia đình và quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào đảm bảo TTATGT. Ngày ra quân Công an xã phối hợp với Công an huyện, đài truyền hình tổ chức cổ động, tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân trong xã. Lực lượng Công an xã đã tham mưu cho Chủ tịch UBND xã xây dựng kế hoạch tuẩn tra kiểm soát, XLVP mỗi tháng tổ chức từ 3 đến 4 buổi tuẩn tra kiểm soát, XLVP trên những đoạn đường thường hay xảy ra vi phạm, TNGT, các ngã ba, ngã tư... Kết quả: đã phát hiện xử lý 138 trường hợp vi phạm ATGT, trong đó: - Cảnh cáo: 79 trường hợp. - Phạt tiền: 59 trường hợp, nộp Kho bạc Nhà nước 8.840.000đ. - Tạm giữ: 20 mô tô. Do có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Cấp ủy, chính quyền địa phương, sự tham gia tích cực của đội ngũ công an xã nên từ khi triển khai thực hiện Công văn 1207 của Bộ Công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - chinh thuc.doc
  • docBia - ThS.doc
  • docCam doan.doc
  • docMuc luc.Doc
  • docPhu luc.doc
  • docViet tat.doc
Tài liệu liên quan