Luận văn Quản lý nhà nước bằng pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng – Từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU . . 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ

NưỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ ưU ĐÃI NGưỜI CÓ CÔNG VỚI

CÁCH MẠNG . 11

1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý nhà nước bằng pháp luật về ưu

đãi người có công với cách mạng và các khái niệm có liên quan 11

1.1.1. Khái niệm về quản lý 11

1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật . 13

1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng 14

1.1.4. Khái niệm về người có công với cách mạng . 15

1.1.5. Khái niệm về chính sách ưu đãi đối với người có công với cách

mạng 18

1.1.6. Các nhân tố liên quan việc thực thi chính sách ưu đãi người có

công với cách mạng 20

1.2. Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về ưu đãi người có công

với cách mạng 24

1.2.1. Xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật của nhà nước về ưu đãi

người có công với cách mạng. 25

1.2.2. Tổ chức thực thi pháp luật của nhà nước về ưu đãi người có công

với cách mạng 33

1.2.3. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, tổng kết, đánh giá về quản lý nhà

nước bằng pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng 38

1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước bằng pháp luật về ưu đãi người

có công với cách mạng 40

pdf119 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước bằng pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng – Từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn bản pháp luật của nhà nước đều có những điều khoản quy định quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, để đảm bảo được các quyền và lợi ích của công dân pháp luật còn có những điều khoản quy định mọi hành vi xâm phạm đến các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân đều bị xử lý nghiêm minh. Pháp luật không chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân mà còn quy định cả cơ chế pháp lý, các quy định pháp luật thủ tục để thực hiện các quyền và lợi ích, hợp pháp của công dân, các quyền và lợi ích đó được pháp luật quy định, bảo vệ trong tất cả các lĩnh vực quan hệ xã hội. Các cuộc cải cách, điều chỉnh pháp luật và cải cách bộ máy nhà nước đều hướng tới mục tiêu là bảo vệ một cách tốt nhất các quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Pháp luật là cơ sở để xây dựng, hoàn thiện hệ thống bộ máy nhà nước và nhằm thực thi quyền lực nhà nước đó. Bộ máy nhà nước luôn phải được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật. Bên cạnh những quy định của hiến pháp mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước đều được tổ chức và hoạt động theo 41 những văn bản pháp luật nhất định. Việc tổ chức bộ máy nhà nước theo pháp luật sẽ đảm bảo được tính chính xác, chặt chẽ, tính thống nhất cao trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, đồng thời cũng thể hiện tầm quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước tạo ra sức mạnh tổng hợp, có tổ chức của bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật cũng tránh được hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn hoặc tuỳ tiện, lạm quyền, tạo ra một cơ chế đồng bộ thực hiện có hiệu quả quyền lực nhân dân. Pháp luật là công cụ quản lý xã hội của nhà nước, do nhà nước đặt ra nhưng trong xã hội văn minh nhà nước cũng phải tự hạn chế bởi pháp luật, chịu phục tùng, phải thi hành pháp luật do chính mình đặt ra. Có như vậy mới bảo vệ được quyền của công dân, tránh sự lạm quyền, bảo đảm sự công bằng và sự phát triển bình thường của nhà nước. Pháp luật chỉ có thể hiện được trong đời sống khi có sự đảm bảo của nhà nước. Pháp luật là phương tiện thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng, nhà nước, pháp luật cũng là công cụ để cải tạo xã hội trong mọi lĩnh vực nhằm mục đích cho nhân dân sự tự do, hạnh phúc. Tóm lại, nhà nước và pháp luật luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội, tạo ra một trật tự xã hội phù hợp với ý chí nhà nước, mang lại đời sống hạnh phúc cho nhân dân. Nhà nước ra đời có nhiệm vụ và đòi hỏi sự tôn trọng, thực hiện nghiêm minh của mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội. Pháp luật còn là công cụ bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích xã hội và mỗi người dân. Muốn bảo vệ lợi ích nhà nước, xã hội, nhân dân, Nhà nước phải dựa trên căn cứ pháp lý và theo những trình tự thủ tục luật định. 42 1.3.2. Sự cần thiết xây dựng chính sách quản lý nhà nước bằng pháp luật về ưu đãi người có công Trong xã hội hiện nay, Nhà nước phải thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật bởi pháp luật là phương tiện, công cụ quan trọng để duy trì, bảo vệ trật tự xã hội, tạo điều kiện và định hướng cho sự phát triển xã hội. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy định do nhà nước ban hành, tạo thành một hệ thống thống nhất, bao gồm những văn bản luật và những văn bản quản lý nhà nước (văn bản pháp quy dưới luật). Việc xây dựng chính sách quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với chính sách ưu đãi người có công phải phù hợp và bảo đảm thực hiện đúng đường lối đổi mới của Đảng, pháp luật nhà nước. Sở dĩ phải quản lý nhà nước về ưu đãi người có công bằng pháp luật là bởi vì: Pháp luật là các quy định chuẩn mực về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm, nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Quản lý nhà nước bằng pháp luật về ưu đãi người có công phải thực hiện đồng bộ các nội dung về xây dựng hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và xử lý các vi phạm pháp luật về về ưu đãi người có công, như sau: Thứ nhất, pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Việc ban hành pháp luật của Nhà nước được tiến hành thông qua những trình tự thủ tục chặt chẽ và phức tạp với sự tham gia của rất nhiều các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và các cá nhân nên pháp luật luôn có tính khoa học, chặt chẽ, chính xác trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. 43 - Thứ hai, pháp luật do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của Nhà nước và nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân. Nhân dân thông qua nhà nước để nâng ý chí của mình lên thành ý chí của nhà nước dưới dạng quy tắc xử sự chung do chính quyền nên được Nhà nước và nhân dân tự giác thực hiện. Ngoài ra, pháp luật có những chế tài nghiêm khắc để đảm bảo thực hiện pháp luật nghiêm minh như phạt tiền, phạt tù, tù chung thân, tử hìnhvới sự đảm bảo của Nhà nước pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm minh. - Thứ ba, pháp luật chủ yếu bao gồm các quy tắc xử sự chung, được thể hiện trong những hình thức xác định, có kết cấu logic rất chặt chẽ và được đặt ra không phải xuất phát từ một trường hợp cụ thể mà là sự khái quát hóa từ rất nhiều những trường hợp có tính phổ biến trong xã hội. Do đó, pháp luật có tính khái quát cao, là khuôn mẫu để các tổ chức, cá nhân thực hiện. - Thứ tư, pháp luật mang tính bắt buộc chung, không phải chỉ áp dụng cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho toàn xã hội, tất cả các tổ chức và cá nhân liên quan. - Thứ năm, pháp luật có phạm vi rộng lớn, hầu hết các quan hệ xã hội đều được pháp luật điều chỉnh. - Thứ sáu, pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức, tạo sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về nội dung của pháp luật. Trong đời sống pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, pháp luật là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành của xã hội, pháp luật không chỉ là một công cụ, phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh. 44 Với chính sách đặc biệt, phương pháp quản lý bằng pháp luật người có công cũng được các quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giám sát việc thực hiện và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tốt chính sách, chế độ người có công với cách mạng. Tóm lại, sự cần thiết xây dựng chính sách quản lý nhà nước bằng pháp luật về ưu đãi người có công là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật, bao gồm: Hiến pháp, các đạo luật, bộ luật, Nghị quyết của Quốc hội (hoặc Nghị viện), Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh quyết định của Chủ tịch nước (hoặc Tổng thống); nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, chỉ thị, thông tư của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; quyết định, chỉ thị của ủy ban nhân dân các cấp. 1.3.3. Sự cần thiết triển khai thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục; bảo đảm trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tuân thủ, chấp hành, sử dụng, áp dụng đúng đắn pháp luật; Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực người có công của cơ quan quản lý nhà nước. Trước hết phải thể chế hóa đường lối đổi mới nói chung, đổi mới phương thực triển khai hoạt động quản lý nhà nước nói riêng thành các quy định trong hệ thống pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý bảo đảm cho quản lý nhà nước bằng pháp luật về ưu đãi người có công. Chính vì vậy, việc thể chế quản lý chính sách ưu đãi NCC hiện đang thực hiện phân cấp, phân quyền về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương theo Luật số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của 45 Quốc hội, tại Điều 13. Phân cấp cho chính quyền địa phương: “Căn cứ vào yêu cầu công tác, khả năng thực hiện và điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được quyền phân cấp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện một cách liên tục, thường xuyên một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Do đó, khi triển khai thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về chính sách ưu đãi NCC tại các đơn vị hành chính trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, là tác động có mục đích bằng quyền lực nhà nước thông qua pháp luật, vì hoạt động này đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ các nội dung của quản lý nhà nước bằng pháp luật Thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật về chính sách ưu đãi NCC phải nâng cao năng lực và hiệu quả của hệ thống bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. Bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về ưu đãi người có công đòi hỏi đổi mới cả hệ thống quản lý của nhà nước bao gồm: các chính sách, luật pháp; công cụ đòn bẩy kinh tế, phương pháp quản lý; tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý; cơ chế điều hành, phối kết hợp giữa các bộ phận có liên quan từ trung ương đến địa phương. Quản lý nhà nước về chính sách ưu đãi NCC phải có kế hoạch, bước đi phù hợp điều kiện kinh tế, chính trị của đất nước trong từng thời kỳ; bảo đảm phù hợp với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; phù hợp điều kiện, phong tục tập quán của từng vùng miền; từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế. Để triển khai thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về chính sách ưu đãi NCC phải căn cứ các quy định của pháp luật về NCC, nhất là mục đích, nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, nội dung đã được pháp luật 46 quy định; đồng thời căn cứ vào những yêu cầu của công tác quản lý, các quy định để triển khai, xem xét, xử lý, kiến nghị, kết luận. Hoạt động triển khai thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về chính sách ưu đãi NCC có tính chất đặc thù riêng, tránh nhầm lẫn chính sách ưu đãi NCC với chính sách bảo trợ xã hội, mà phải hiểu nó nằm trong nhóm an sinh xã hội nhưng hoạt động quản lý chính dựa trên thành tích, công sức đóng góp của chính họ, quá trình diễn biến của từng thời kỳ lịch sử, điều kiện kinh tế xã hội của đất nước từng thời điểm để hướng dẫn triển khai diện rộng hay hẹp. Muốn triển khai rộng rãi thực hiện có hiệu quả về công tác NCC thì nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật, làm cho dân biết pháp luật, biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình, nhất là thực hiện đúng việc phân cấp quyền hạn cho các cấp, các ngành, tránh chồng chéo. Do đó, nhà nước phải công bố công khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, tiến hành nhiều biện pháp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện báo, đài, truyền hình; đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xây dựng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, các cơ quan, trường học, để “dân biết” và “dân làm” theo pháp luật. 47 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Tại Chương 1, Luận văn đã tập trung chủ yếu đề cập, phân tích vấn đề có tính chất lý luận về một số nội dung sau: Một là, một số khái niệm về quản lý, quản lý nhà nước bằng pháp luật; khái niệm về NCC và quá trình xây dựng thể chế chính sách NCC qua các thời kỳ. Hai là, phân tích cơ sở lý luận việc thực thi triển khai, quản lý chính sách ưu đãi NCC bằng pháp luật. Những yếu tố tác động đến chất lượng, nội dung của hoạt động quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi NCC với cách mạng để có cách nhìn một cách khái quát nhất trong việc tổ chức triển khai, thực hiện chính sách người có công với sự đồng tình, ủng hộ trong nhân dân và liên quan trực tiếp đến đối tượng NCC. Như vậy, qua hệ thống lý luận ở Chương 1 sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu Chương quản lý nhà nước bằng pháp luật về chính sách ưu đãi đối với NCC với cách mạng và đánh giá việc thực hiện chính sách ưu đãi NCC với cách mạng tại Chương 2 và Chương 3 của Luận văn. 48 Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ CHẾ ĐỘ ƢU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Thực trạng chế độ ƣu đãi với cách mạng trên toàn quốc và quản lý nhà nƣớc về chế độ ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng trên toàn quốc 2.1.1. Thực trạng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trên toàn quốc Quan điểm, chủ trương của Đảng đối với NCC với cách mạng luôn là một chủ trương nhất quán của từ khi Bác Hồ lấy ngày 27/7 là ngày Thương binh - Liệt sĩ. Khi đất nước thống nhất, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (năm 1976) đã khẳng định: “Săn sóc và giúp đỡ chu đáo anh, chị, em thương binh, gia đình liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng là một nhiệm vụ to lớn của Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể, của các ngành, các cấp và của toàn dân,” . Thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, ngày 19/7/2017 Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 14-CT/TW với mục tiêu: “Thực hiện tốt hơn nữa công tác người có công với cách mạng; phấn đấu đến năm 2020, 100% gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú” [1]. Vì vậy, quản lý về pháp luật đối với chính sách ưu đãi NCC, nhà nước đóng vai trò vừa là người lãnh đạo, định hướng cho việc triển khai, thực hiện 49 bằng hệ thống văn bản pháp quy hiện hành như: Pháp lệnh số 04/2012/PLUBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp Lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2012 (Pháp lệnh hiện hành); Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; .Thông số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ; Thông tư số 101/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành LĐTBXH quản lý; Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với NCC với cách mạng, Đến nay cả nước đã xác nhận được trên 9,2 triệu NCC với cách mạng. Tuy nhiên, tính đến nay chỉ còn trên 1,4 triệu đối tượng NCC và thân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng của nhà nước. Cụ thể: Bảng 2.1: Số liệu NCC cả nước đã được xác nhận TT Tên đối tƣợng Số lƣợng 1 Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 9.184 2 Người hoạt hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945 16.500 3 Liệt sĩ 1.202.204 4 Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 650.000 5 Bệnh binh 195.000 50 7 Bà mẹ Việt Nam anh hùng 132.275 8 Anh hùng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến 1.300 9 Người HĐKC bị địch bắt tù, đày 111.303 10 Người HĐKC giải phóng dân tộc 4.208.673 11 Người HĐKC bị nhiễm chất độc hóa học 320.000 12 Người có công giúp đỡ cách mạng 1.898.199 14 Thân nhân người có công (người hưởng tuất hàng tháng) 501.700 Cộng 9.246.338 (Nguồn: Bộ LĐTBXH tháng 9/2019) Cả nước hiện có gần 7.000 các công trình ghi công liệt sĩ, trong đó có 237 đài tưởng niệm liệt sĩ, 3.540 nhà bia ghi tên liệt sĩ và 3.077 nghĩa trang liệt sĩ với tổng số mộ có trong nghĩa trang là trên 780.522 (trong đó mộ có đủ thông tin là 477.294, thiếu thông tin là 303.228); mộ do gia đình quản lý là 156.904; còn 208.824 hài cốt liệt sĩ chưa phát hiện, tìm kiếm quy tập được. Nhiều công trình ghi công liệt sĩ trở thành công trình liệt sử văn hoá, có sức thuyết phục lớn về mỹ thuật, đạo đức, giáo dục (Đền liệt sĩ Bến Dược, Đài tưởng niệm liệt sĩ Thái Nguyên, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn). Các phong trào tình nghĩa, xã hội hoá chăm sóc người có công với cách mạng ngày càng đẩy mạnh và mang lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đã huy động được gần 1.900 tỷ đồng, xây dựng mới 277.861 và sửa chữa 128.092 căn nhà tình nghĩa, 100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống đều được chăm sóc, phụng dưỡng đến cuối đời, 95% xã, phường được công nhận là xã phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và 51 người có công, có 95% người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống người dân nơi cư trú [5]. 2.1.1.1. Chế độ trợ cấp, phụ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần: Tại thời điểm năm 1994, chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi NCC được điều chỉnh gắn liền với chế độ tiền lương. Từ năm 2005, thực hiện đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi NCC, chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công đến nay đã qua 10 lần điều chỉnh, từng bước khắc phục những hạn chế về mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công. Về nguyên tắc mức chuẩn trợ cấp đã được điều chỉnh độc lập với chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, phù hợp với sự đáp ứng của ngân sách nhà nước, góp phần từng bước cải thiện nâng cao đời sống của người có công, cụ thể: Năm 2005, theo Nghị định 147/2005/NĐ-CP mức chuẩn để xác định mức trợ cấp là 355.000 đồng và đến nay thực hiện theo Nghị định 58/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ thì mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công là 1.624.000 đồng (tăng thêm 767 tỷ đồng so với kinh phí cấp 2018). Hiện cả nước có trên 1,47 triệu NCC và thân nhân đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với tổng kinh phí khoảng trên 30.000 tỷ đồng/năm. Trong 10 năm gần đây (từ năm 2009-2019), tổng kinh phí trợ cấp là 133.306 tỷ đồng trong đó, kinh phí trợ cấp hàng tháng khoảng 120.747 tỷ đồng, kinh phí trợ cấp 1 lần khoảng 12.600 tỷ đồng. Tổng kinh phí thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng hàng năm khoảng trên 30.000 tỷ đồng. 2.1.1.2. Chế độ bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khỏe Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 đã quy định: Nhà nước mua Bảo hiểm y tế và khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm y tế đối với người có công với 52 cách mạng và thân nhân của họ (bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ 6 tuổi đến mười tám tuổi hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng trở lên; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người phục vụ thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên), với số kinh phí chi trả cho chế độ này cho trên 800.000 ngàn đối tượng (ngoài thân nhân người có công đã được Nhà nước mua bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm Y tế) với kinh phí khoảng gần 400 tỷ đồng/năm. Đồng thời, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 cũng bổ sung về trách nhiệm của cơ quan y tế trong việc hướng dẫn việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm y tế đối với NCC với cách mạng và thân nhân của họ. Năm 2006, ngân sách Trung ương dành cho chế độ bảo hiểm y tế đối với người có công với cách mạng khoảng 369 tỷ đồng, đến năm 2019, số kinh phí này là 1.327 tỷ đồng, tăng gấp 3,5 lần (tăng 958 tỷ đồng). Chế độ điều dưỡng luân phiên đối với NCC đã được giảm từ 5 năm sang 2 năm một lần đã được thực hiện từ ngày 01/01/2013, kinh phí tăng thêm là 498.000 triệu đồng/năm nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của NCC với cách mạng. Năm 2006, ngân sách Trung ương chi điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho người có công với cách mạng khoảng 126,8 tỷ đồng, đến năm 2019, số kinh phí này là 837,8 tỷ đồng, tăng gấp 6,6 lần (tăng 711 tỷ đồng). 2.1.1.3. Chế độ hỗ trợ nhà ở cho người có công Thực hiện Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 ngày 18/5/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 53 22/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ NCC với cách mạng về nhà ở. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 hướng dẫn thực hiện Quyết định này, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 98/2013/TT- BTC ngày 24/7/2013 hướng dẫn quản lý, cấp phát và thanh, quyết toán vốn hỗ trợ nhà ở. Tính đến nay, cả nước có 116.967 hộ đã hoàn thành hỗ trợ (61.080 hộ xây mới và 55.887 hộ sửa chữa), đang triển khai hỗ trợ cho 6.787 hộ (2.334 hộ xây mới và 4.453 hộ sửa chữa). Kinh phí đã hỗ trợ xây mới và sửa sữa nhà ở cho NCC từ 2012 đến nay khoảng 8.810 tỷ đồng (ngân sách Trung ương khoảng 8.140 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 670 tỷ đồng). 2.1.1.4. Công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin Hiện nay, Bộ LĐTBXH đang tiến hành khảo sát thực trạng các nghĩa trang liệt sĩ ở các tỉnh phía Bắc để hoàn thiện Đề án quy hoạch hệ thống nghĩa trang, công trình ghi công liệt sĩ 07 tỉnh biên giới phía Bắc; đồng thời xây dựng Đề án quy hoạch hệ thống hơn 3.077 nghĩa trang liệt sĩ. Đối với công tác tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ: Từ năm 2005 đến nay đã tìm kiếm, quy tập được trên 70.500 hài cốt liệt sĩ, trong đó ở Lào: 16.613 hài cốt liệt sĩ; Campuchia: 15.148 hài cốt liệt sĩ; trong nước: 38.778 hài cốt liệt sĩ. Công tác giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã cơ bản hoàn thành; được chuẩn hóa và tích hợp trên phần mềm điện tử, tổng số 28.164 đơn vị (cấp đại đội và tương đương) được giải mã với 212.731 dòng thông tin giải mã, 116.150 phiếu cung cấp thông tin giải mã, 185.264 thông tin giải mã và 32.638 thông tin về liệt sĩ. 54 Theo Thông báo số 15/TB-VPCP ngày 13/01/2020 của Văn phòng Chính phủ: trong năm 2019 đã tìm kiếm quy tập được 1.625 hài cốt liệt sĩ (trong nước: 591; Lào: 239; Campuchia: 795); xác định danh tính hài cốt liệt sĩ bằng phương pháp thực chứng 121 liệt sĩ, giám định ADN ty thể 496 trường hợp, trong đó chỉ xác định được danh tính 31 liệt sĩ. Hiện còn hơn 200.000 hài cốt liệt sĩ chưa được quy tập, hơn 300.000 hài cốt liệt sĩ đã được quy tập nhưng chưa xác định được danh tính. Ngày 14/01/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, giao Bộ LĐTBXH là cơ quan thường trực và Quyết định số 1237/QĐ-TTg ngày 27/7/2013 phê duyệt Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo, giao Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực. Nhưng đến ngày 10/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 515/QĐ-TTg về kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ thành một Ban Chỉ đạo mà Trưởng Ban là Phó Thủ tướng Chính phủ. 2.1.2. Thực trạng quản lý chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trên toàn quốc. 2.1.2.1. Quản lý chi trả chế độ ưu đãi người có công (cấp phát tiền trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, trợ cấp mỗi năm 1 lần, cho người có công hoặc thân nhân của họ được điều chỉnh bằng Pháp lệnh, Nghị định hướng dẫn Pháp lệnh và Nghị định quy định trợ cấp Ưu đãi người có công với cách mạng do Chính phủ quy định). Quản lý chi trả chế độ ưu đãi là các hoạt động có tổ chức, theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác chi trả các chế độ ưu đãi. Các hoạt động đó được thực hiện bằng hệ thống pháp luật của nhà nước và bằng các biện 55 pháp hành chính, tổ chức, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu chi đúng đối tượng, chi đủ số lượng và đảm bảo đến tận tay đối tượng thụ hưởng đúng thời gian quy định. Đứng trước yêu cầu về đổi mới công tác chi trả trợ cấp ưu đãi NCC với cách mạng theo phương thức hiện đại, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, tạo sự minh bạch cũng như giảm tải áp lực cho cán bộ xã, phường, Bộ LĐTBXH đã thực hiện thí điểm mô hình chi trả trợ cấp ưu đãi người có công qua hệ thống bưu điện. Từ năm 2016 - 2019, cả nước có 20 tỉnh, thành phố đã triển khai theo mô hình 3 bên thông qua việc ký Hợp đồng trách nhiệm chi trả giữa Phòng LĐTBXH cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã và cán bộ chi trả. Theo đại diện Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, hàng tháng, bưu điện đã tổ chức 3.592 điểm chi trả trên tổng số 2.703 xã, phường, bố trí 3.242 nhân viên để thực hiện chi trả cho gần 360.000 người hưởng với số tiền hơn 620 tỷ đồng. Việc chi trả đáp ứng được các yêu cầu của ngành LĐTBXH là chi trả đúng đối tượng, chi đủ số tiền, đúng thời gian quy định, đảm bảo an toàn về tiền mặt tại tất cả các địa phương thí điểm. Công tác triển khai được ứng dụng công nghệ thông tin, giúp cho việc khai thác và quản lý an toàn, nhanh chóng, m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_bang_phap_luat_ve_uu_dai_nguoi_co.pdf
Tài liệu liên quan