Luận văn Quản lý nhà nước đối với báo chí

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BÁO CHÍ 4

1.1 Khái quát về báo chí 4

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và lịch sử hình thành báo chí 4

1.1.1.1. Khái niệm báo chí. 4

1.1.1.2. Đặc điểm của báo chí 6

1.1.1.3. Lịch sử hình thành, phát triển của báo chí thế giới và Việt Nam. 10

1.1.2. Các loại hình báo chí trong giai đoạn hiện nay. 15

1.1.2.1. Báo in. 15

1.1.2.2. Báo nói. 16

1.1.2.3. Báo hình. 18

1.1.2.4. Báo điện tử. 19

1.1.3. Giá trị và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội. 21

1.2. Quản lý nhà nước đối với báo chí. 24

1.2.1. Khái niệm và các nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với báo chí. 24

1.2.1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với báo chí 24

1.2.1.2. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với báo chí 26

1.2.2. Cơ sở pháp lý của quản lý Nhà nước đối với báo chí. 29

1.2.3. Cơ quan quản lý Nhà nước đối với báo chí 31

1.2.4. Nội dung quản lý Nhà nước đối với báo chí. 35

1.2.5. Ý nghĩa của việc quản lý Nhà nước đối với báo chí 37

1.2.6. Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở một số quốc gia 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BÁO CHÍ 43

2.1. Khái quát về tình hình báo chí Việt Nam hiện nay 43

2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối báo chí 48

2.2.1. Thực trạng pháp luật về quản lý Nhà nước đối với báo chí 48

2.2.2. Về thực tiễn quản lý. 60

2.2.2.1. Công tác xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và phát triển báo chí 61

2.2.2.2. Công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện, áp dụng các văn bản qui phạm pháp luật về báo chí 62

2.2.2.3. Công tác quản lý, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ đối với cán bộ báo chí và việc thực hiện chức năng của cơ quan chủ quản 64

2.2.2.4. Công tác quản lý hợp tác, việc liên doanh, liên kết và kinh doanh của cơ quan báo chí. 65

2.2.2.5. Vấn đề cung cấp thông tin và trả lời trên báo chí 66

2.2.2.6. Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng trong hoạt động báo chí 69

2.3. Nguyên nhân của thực trạng quản lý Nhà nước đối với báo chí. 71

2.3.1. Nguyên nhân khách quan 71

2.3.2. Nguyên nhân chủ quan. 72

2.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với báo chí 73

2.4.1. Những cơ hội, thách thức đối với báo chí Việt Nam hiện nay và nhu cầu hoàn thiện về quản lý Nhà nước. 73

2.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với báo chí. 74

2.4.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý Nhà nước đối với báo chí. 74

2.4.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực tiễn quản lý Nhà nước đối với báo chí. 79

KẾT LUẬN 83

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7691 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc lấy từ các cơ quan chính quyền địa phương hoặc trung ương. Các cơ quan này có nghĩa vụ phải cho bất kỳ ai muốn có thông tin về việc xử lý một vấn đề nào đó được xem tài liệu của cơ quan đó). Rõ ràng là quyền tiếp cận tài liệu đã tạo cơ hội tốt cho các phương tiện thông tin kiểm tra xem xét các chính sách và nhân viên Nhà nước sử dụng quyền hạn của họ như thế nào. Nguyên tắc cơ bản đằng sau Luật Tự do báo chí Thụy Điển là báo chí phải được hưởng quyền tự do ở mức cao nhất có thể được nhằm thực hiện chức năng kiểm soát của nó trong xã hội. Tại Thụy Điển, các tổ chức báo chí đã thỏa thuận với nhau về các nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhằm đạt một trong những mục đích là giảm đến mức tối thiểu nhu cầu phải viện đến pháp luật. Bản Quy ước đạo đức nhà báo đã được Câu lạc bộ Các nhà báo thông qua lần đầu tiên năm 1923 và bản Quy ước hiện nay được thông qua năm 1997. Bản quy ước nhằm duy trì những tiêu chuẩn đạo đức cao cả nói chung, đặc biệt nhằm bảo về sự toàn vẹn của cá nhân chống lại việc xâm phạm vào đời sống riêng tư, bôi nhọ hoặc tuyên truyền gây tổn thương khác. Một phần đặc biệt dành để chống lại việc quảng cáo trên báo và những tác động thái quá từ bên ngoài nhằm đánh lừa độc giả. Có một ủy ban đặc biệt theo dõi loại hành động phi pháp này. Văn phòng Thanh tra Báo chí Đại chúng (PO) giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức. Những đơn khiếu nại được chuyển đến cho Thanh tra báo chí là người cũng có quyền hành động theo sáng kiến riêng của mình. PO có thể bác bỏ một đơn khiếu nại nếu xét thấy không có căn cứ hoặc nếu tờ báo đồng ý đăng lời hủy bỏ hoặc cải chính mà được người khiếu nại chấp nhận. Khi PO xét thấy lời kêu ca phàn nàn có tính chất nghiêm trọng hơn, thì đơn khiếu nại sẽ được gửi đến Hội đồng Báo chí; hội đồng sau đó sẽ ra tuyên bố miễn khiển trách hoặc khiển trách tờ báo. Tuyên bố khiển trách của hội đồng được đăng trên tờ báo có liên quan và trên các tập san chuyên ngành của báo chí. Ngoài việc đăng ý kiến khiển trách, tờ báo phạm lỗi còn phải trả một khoản phí. Hội đồng gồm 6 thành viên, hai vị đại diện, cho công chúng nói chung, 3 vị do các tổ chức báo chí cử ra, còn vị thứ 6 là chủ tịch hội đồng có lá phiếu quyết định. Đến nay, vị này thường là một thành viên của Tòa án Tối cao. Hội đồng Báo chí, Thanh tra báo chí và Bản Quy ước tạo thành một hệ thống hoàn toàn tự nguyện phi chính phủ và do giới báo chí quy định và đài thọ. Mỹ: Theo Hiến pháp nước Mỹ thì chính phủ không nắm hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng mà giao cho tư nhân để đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Tuy nhiên, các nhà báo hoạt động nghề nghiệp phải tuân theo quy tắc báo chí (do Hội các Chủ bút nước Mỹ quy định) và Quy tắc về Vô tuyến truyền hình (thông qua từ ngày 9-6-1958). Quy tắc Báo chí Mỹ thể hiện “lý thuyết trách nhiệm xã hội của báo chí” gồm 7 yêu cầu hoạt động nghề nghiệp là: 1. Trách nhiệm; 2. Tự do báo chí; 3. Sự độc lập; 4. Lòng thành, sự xác thực, đúng đắn; 5. Sự vô tư; 6. Sự bảo đảm tôn trọng thanh danh; 7. Giữ thuần phong mỹ tục. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ có tiểu ban về thông tin của Hạ viện để phân tích và kiểm tra các thông tin báo chí trong thời gian có các cuộc khủng hoảng. Ủy ban Liên bang về thông tin của Mỹ có chức năng không chỉ thuần túy điều phối về kỹ thuật. Nó được quyền 3 năm một lần cấp giấy phép hoạt động cho các đài phát thanh và truyền hình dựa trên những đánh giá về hoạt động của các đài này. Năm 1917, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật về tội do thám và năm sau là đạo luật về tội bạo động. Theo các luật này, người bị coi là tội phạm nếu có ý thức viết và truyền đi “các phóng sự và ý kiến không đúng”, “cản trở hoạt động của các lực lượng vũ trang hoặc hỗ trợ của đối phương”. Theo Đạo luật về an ninh đối nội được thông qua năm 1959, Thượng viện Mỹ đã thành lập Ủy ban McCarthy - một cơ quan điều tra các hoạt động bị coi là chống Mỹ, trong đó có thông tin trên báo chí. Năm 1953, Bộ luật Hình sự của Mỹ được bổ sung thêm điều cho phép xử việc đăng các tài liệu mà chính phủ cho là bí mật. Song song đó, liên quan đến nhân thân con người, nước Mỹ cũng rất thận trọng cho phép công bố khi liệt “quảng cáo lừa bịp”, “làm giả hàng hóa”, “không có khả năng thanh toán những cam kết tài chính” vào những loại thông tin bị đánh giá là phỉ báng. Tại Mỹ, ngành bưu điện cũng có thẩm quyền nhỏ trong việc quyết định lưu hành báo chí đến công chúng khi năm 1918, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật cấm phổ biến bất kỳ loại ấn phẩm nào phê phán hình thức lãnh đạo của nước Mỹ cho phép bưu điện có thẩm quyền này. Nhật Bản: Chính phủ Nhật không có cơ quan chức năng quản lý báo chí nhưng Hiệp hội Báo chí Nhật Bản về phương diện nghề nghiệp lại phát huy chức năng giám sát. Hội đồng Báo chí quốc gia gồm 6 thành viên là những nhà báo uy tín có vai trò uốn nắn, rút kinh nghiệm nếu có tờ báo hay nhà báo nào vi phạm đạo đức nghề báo. Danh dự nhà báo là do chính nhà báo tự chịu trách nhiệm nếu bị kiện mà nhà báo thấy mình sai thì phải “tự xử”, tức là viết bài xin lỗi trên mặt báo, nghiêm trọng hơn thì từ chức hoặc chuyển nghề. Một trong những yêu cầu hàng đầu của phóng viên báo chí Nhật Bản là phải tôn trọng sự thật khách quan, nếu ai bịa tin giả có thể bị phạt, thậm chí còn bị tòa soạn đuổi việc. Anh: Chính phủ Anh ban hành một đạo luật đóng thành tập dày đến 960 trang, gồm 67 điều và dẫn ra 3.980 trường hợp áp dụng cụ thể hạn chế quyền tự do báo chí trong phạm vi nhất định. Theo đó, những bài báo làm tổn hại thanh danh về nghề nghiệp cá nhân thuộc loại thứ nhất bị hạn chế. Khi làm tổn hại đến các chính sách và các cơ quan Nhà nước, đến luật pháp và tôn giáo, đạo đức bị coi thuộc loại thứ hai bị hạn chế. Báo chí cũng bị cấm bình luận về công việc của tòa án khi chưa kết thúc bản án, cũng như về việc chống án khi chưa có trả lời của toàn án cấp trên. Những tài liệu công bố trước khi khởi tố vụ án mà ảnh hưởng đến tòa án và cản trở công việc của toà án cũng bị trừng phạt. Báo chí phải thông báo nguồn cung cấp thông tin cho tòa biết và bị cấm đăng ảnh hay phát thanh và truyền hình trực tiếp từ phòng xử án. Đặc biệt, báo chí phải chấp hành những đạo luật liên quan đến bí mật quốc gia. Nước Anh đã ban hành các đạo luật về bảo vệ bí mật quốc gia vào các năm 1889, 1911, 1920, 1939. Theo luật năm 1911, bức ảnh hoặc bài viết nào về đề tài quân sự có thể bị đối phương sử dụng đều bị coi là phạm tội. Trên thực tế, đạo luật này còn được áp dụng vào cả các đề tài liên quan đến quan hệ quốc tế, ngân hàng, hoạt động của chính phủ. Cùng với hạn chế quyền công bố thông tin, các đạo luật về bảo vệ an ninh cũng hạn chế quyền nhận thông tin. Các đạo luật này hạn chế cả quyền thu nhận và phổ biến thông tin về những vấn đề không liên quan đến an ninh quân sự. Các đạo luật của Anh về thị trường nông nghiệp (năm 1931), về ngân hàng (năm 1946), về thống kê thương mại (năm 1949) cấm các viên chức thông báo những tin tức nhất định cho báo chí. Theo luật về đặc quyền của Nghị viện ở Anh, báo chí không được thông tin về một số hoạt động của Quốc hội. Việc công bố những quyết định của Chính phủ trước khi thông báo cho Quốc hội bị coi là vi phạm đặc quyền này và việc vi phạm đó do Quốc hội quyết định. Song song đó, Bộ Quốc phòng Anh còn có ủy ban đặc biệt của lực lượng vũ trang về báo chí và phát thanh. Ủy ban này thường gửi đến các tòa soạn “những thông báo trước” yêu cầu không được phép công bố những tài liệu bảo vệ bí mật quốc gia hạn chế. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Bưu điện Anh “có quyền cấm phát hành bất kỳ tài liệu nào và bất kỳ lúc nào cũng có thể thu hồi giấy phép hoạt động của BBC và IBA”. Tiểu kết chương 1 1. Báo chí bao gồm tất cả các hình thức phổ biến thông tin: Xuất bản, radio, vô tuyến, truyền hình, internet… và ở những cấp độ khác nhau từ trung ương đến địa phương, với ý nghĩa là tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Ở Việt Nam có 4 loại hình báo chí chủ yếu: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử... với những giá trị quan trọng trong đời sống xã hội khi góp phần định hướng dư luận, đóng góp cho những phát triển kinh tế và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. 2. Ở nước ta, Nhà nước luôn thể hiện vai trò trong việc quản lý báo chí. Quản lý Nhà nước đối với báo chí cũng như bất kỳ một dạng quản lý xã hội nào khác, là dạng quản lý công vụ quốc gia của bộ máy Nhà nước - là công việc của bộ máy hành pháp. Nó là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hoạt động báo chí do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của công dân. 3. Nhà nước quản lý đối với báo chí thể hiện trên các nội dung: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí; tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo chí; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ báo chí; tổ chức, quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, thẻ nhà báo; quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, quản lý hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam; kiểm tra báo chí lưu chiểu; quản lý kho lưu chiểu báo chí trong hoạt động báo chí; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí. 4. Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước đối với báo chí trên phạm vi cả nước. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước đối với báo chí. Uỷ ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước đối với báo chí trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ. 5. Hiện nay trên thế giới, bằng cách này hay cách khác, các quốc gia đều thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với báo chí. Một mặt đảm bảo cao nhất quyền tự do báo chí, ngôn luận, mặt khác đảm bảo hoạt động của báo chí không phương hại đến lợi ích quốc gia, tổ chức, các thành phần và cá nhân khác nhau trong xã hội. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BÁO CHÍ 2.1. Khái quát về tình hình báo chí Việt Nam hiện nay Từ khi Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 được ban hành đến nay, báo chí Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, loại hình và chất lượng, phần nào đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhân dân trong, ngoài nước. Về báo in, tính đến cuối năm 2009, cả nước có 706 tờ báo in gồm: 178 báo in (trung ương, các ban, bộ, ngành, đoàn thể có 76 báo; các tỉnh thành phố có 102 báo); 528 tạp chí (trung ương, các ban, bộ, ngành, đoàn thể có 414 tạp chí, địa phương 114 tạp chí) và một hãng thông tấn quốc gia, với 813 ấn phẩm. Cơ sở vật chất của các cơ quan báo chí nhìn chung đã có sự cải thiện đáng kể. Một số cơ quan báo chí (như các báo Quân Đội Nhân Dân, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Phụ Nữ, Pháp Luật TP.HCM, Giác Ngộ,…) đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc từ nhiều nguồn kinh phí, trong đó có nguồn tích lũy từ hoạt động báo chí Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (2008), Báo cáo kết quả giám sát về tình hình thi hành Luật Báo chí, tr. 2, 3 . Kỹ thuật làm báo hiện đại hơn trước với quy trình làm báo khép kín, một số báo tổ chức in cùng lúc ở nhiều nơi, giảm phí vận chuyển, nhanh chóng đưa báo đến với bạn đọc. Hình thức in ấn, kỹ thuật trình bày của nhiều báo đã mang tính chuyên nghiệp. Số lượng phát hành báo chí có sự phát triển đáng kể. Một số báo địa phương không chỉ phát hành trong địa bàn mình mà rộng khắp cả nước (Tuổi Trẻ, Công An TP.HCM, Người Lao Động, Sài Gòn Tiếp Thị,…), một số báo đã phát hành cả ở nước ngoài (Vietnam News, Le Courrier du Vietnam, Thanh Niên, Tuổi Trẻ...). Nhiều báo không chỉ phát hành liên tục 7 ngày trong tuần mà còn có thêm ấn phẩm cuối tuần, cuối tháng, đặc san,… Ngoài tờ báo bằng tiếng Việt, một số báo còn in bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa và tiếng Khmer. Về báo nói, báo hình, hiện cả nước có 2 đài phát thanh, truyền hình quốc gia (Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam), 1 đài truyền hình của ngành (Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông), 65 đài phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố, trên 600 đài cấp huyện, hàng ngàn trạm truyền thanh cấp xã. Hệ thống phát thanh - truyền hình phát triển rất nhanh, áp dụng công nghệ tiên tiến từ analog sang digital (kỹ thuật số), truyền dẫn bằng cáp quang và vệ tinh, phủ sóng không chỉ toàn bộ các tỉnh, thành trong cả nước mà còn ở nhiều khu vực trên thế giới. Hiện nay, 97% diện tích lãnh thổ Việt Nam được phủ sóng phát thanh và 85% dân số được xem truyền hình. Số kênh (chương trình) phát thanh, truyền hình do Việt Nam sản xuất ngày càng tăng, điển hình là: Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất 12 kênh, trong đó có 1 kênh đối ngoại và 1 kênh tiếng dân tộc; Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh sản xuất 7 kênh; Đài Tiếng nói Việt Nam sản xuất 6 kênh, trong đó có 2 kênh đối ngoại, 1 kênh tiếng dân tộc,... Hội Nhà báo Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015, tr. 12 . Ngoài ra, các đài truyền hình còn biên tập hàng chục kênh truyền hình nước ngoài để phát sóng, phục vụ nhu cầu thông tin và giải trí của nhân dân. Một số kênh của các đài phát thanh, truyền hình phát liên tục 24 giờ trong ngày. Về báo điện tử: Ngoài báo in, báo nói, báo hình, nhiều cơ quan báo chí còn có thêm báo điện tử hoặc hoặc trang tin điện tử. Năm 1997, mạng thông tin toàn cầu - Internet mới có mặt ở Việt Nam, nhưng đến thời điểm này, số người sử dụng internet của Việt Nam gần bằng 30% số dân, một mức khá cao ở khu vực Đông Nam Á và châu Á. Sự ra đời và phát triển vượt bậc của báo mạng điện tử cùng với khả năng tích hợp nhiều loại hình báo chí trên một thiết bị truyền thông hiện đại tạo ra khả năng to lớn cho việc truyền tải, thu nhận thông tin của các cơ quan báo chí và công chúng báo chí cả nước. Đến nay, cả nước có 37 báo điện tử, 160 trang điện tử của các cơ quan báo chí, hàng ngàn trang thông tin điện tử khác. Hội Nhà báo Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015, tr. 12 Số lượng báo điện tử, trang tin điện tử tăng lên nhanh chóng và dần chiếm ưu thế trong lĩnh vực báo chí. Về đội ngũ những người làm báo: Trong thời gian qua đã có sự phát triển đáng kể về cả số lượng và chất lượng. Chỉ tính riêng những hội viên Hội Nhà báo, từ 8.000 nhà báo năm 1999, đến nay đã lên đến hơn 17.000 người. Hội Nhà báo Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015, tr. 12 Đội ngũ này, đa số được trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ báo chí với bản lĩnh chính trị vững vàng. Song song đó, hàng ngàn cán bộ, kỹ sư, nghệ sĩ, nhân viên làm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục ngàn người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động tham gia các công đoạn: viết bài, sản xuất chương trình, cung cấp, thông tin, in ấn, tiếp thị, quảng cáo, phát hành và các dịch vụ báo chí khác. So với năm 1986 - thời điểm đất nước ta bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, số lượng các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo hiện nay tăng từ 3 đến 4 lần; nếu so với năm 2001, các chỉ số này tăng 1,3 đến 1,5 lần. Hội Nhà báo Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015, tr. 12 Tại khu vực Nam Bộ - khu vực được xem là có hoạt động báo chí sôi nổi của cả nước, có tổng cộng 132 cơ quan báo chí đang hoạt động theo giấy phép do Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông cấp). Trong đó có 71 cơ quan báo và 61 tạp chí. Riêng TP.HCM có 35 cơ quan báo chí (18 báo và 17 tạp chí), đó là không kể 4 cơ quan báo chí không đủ điều kiện hoạt động, đang xin phép tạm thời ngừng xuất bản để củng cố nhân sự và tài chính (Tạp chí Văn; Tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật; Tạp chí Tri Thức và Cuộc Sống; Tạp chí Điện Ảnh TP.HCM). Hầu hết các báo in của TP.Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ ngoài các số báo thường kỳ đều có thêm các ấn phẩm phụ phát hành vào cuối tuần hoặc cuối tháng. Tuy nhiên, số cơ quan báo chí có số lượng phát hành cao chủ yếu tập trung tại TP.HCM (Tuổi Trẻ trên 380.000 bản/kỳ; Sài Gòn Giải Phóng: 120.000 bản/kỳ; Thời báo Kinh Tế Sài Gòn: 60.000 bản/kỳ; Công An TP.Hồ Chí Minh: 400.000 bản/kỳ; Người Lao Động: từ 80-120.000 bản/kỳ…). Bộ Thông tin và Truyền thông (2009), Báo cáo tình hình báo chí 2009, tr. 5, 6 Bên cạnh đó, một số cơ quan báo chí của TP.Hồ Chí Minh còn xuất bản thêm các số báo cuối tuần, cuối tháng, có các chương trình phát thanh, truyền hình, các bản in tiếng Anh, Pháp, Hoa, Khmer, đặt nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện ở một số địa phương khác. Ở các tỉnh, thành phố còn lại của khu vực Nam Bộ, nhìn chung các cơ quan báo chí in có số lượng phát hành từ 5.000 đến 10.000 bản/kỳ. Một số cơ quan báo chí đã có trang thông tin điện tử cập nhật những sự kiện mang tính thời sự, cung cấp cho bạn đọc những thông tin mới nhất về kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và các sự kiện quốc tế quan trọng… Sự phát triển của báo chí thời gian qua thể hiện sự tác động tích cực của Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 trong cuộc sống. Trên phương diện chung, báo chí nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ nhiều mặt: Tăng loại hình và số lượng cơ quan báo chí; tăng số đầu báo, tạp chí, hệ phát thanh, kênh truyền hình, nhà in, ấn phẩm, chương trình; tăng chất lượng nội dung, hình thức và hiện đại hóa công nghệ in ấn, truyền tải thông tin; tăng số lượng, phạm vi phát hành, phạm vi phủ sóng; tăng số lượng nhà báo và đội ngũ những người làm việc trong các cơ quan báo chí; tăng số lượng công chúng báo chí cả ở trong nước và ngoài nước; tăng nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật của hệ thống báo chí. Hàng năm số lượng bản in báo được phát hành ở nước ta khoảng hơn 600 triệu bản. Bình quân có trên 7,5 bản/người/năm. Hầu hết các trung tâm tỉnh lỵ đều được đọc báo phát hành trong ngày. Trong số 706 cơ quan báo chí in đã có 277 cơ quan báo chí tự cân đối thu chi. Bộ Thông tin và Truyền thông (2009), Báo cáo tình hình báo chí 2009, tr. 2 Bằng các hình thức, phương pháp, thể loại phong phú, các cơ quan báo chí đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước, kịp thời phê phán những thông tin, quan điểm sai trái, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng vào việc củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới. Trong việc thực hiện nghị quyết các kỳ đại hội của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều giai đoạn khác nhau, báo chí đã phản ánh kịp thời diễn biến mọi mặt của đời sống xã hội, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân, phát hiện, cổ vũ các nhân tố mới, điển hình tiên tiến và những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới. Đồng thời, hệ thống báo chí cả nước ngày càng khẳng định vai trò là diễn đàn của nhân dân, phương tiện phản biện xã hội tích cực, góp phần to lớn vào việc tổ chức đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập trong các chính sách, quyết định của các cơ quan có trách nhiệm; phản ánh kịp thời các ý kiến, nguyện vọng phong phú của các tầng lớp người dân, trên cơ sở đó tham mưu, đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm khắc phục những khiếm khuyết, hạn chế, không ngừng nâng cao hiệu lực của pháp luật và hiệu quả kinh tế-xã hội của các chính sách Nhà nước. Các cơ quan báo chí đã giới thiệu với đông đảo công chúng nhiều tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật có giá trị về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu thông tin, văn hóa của nhân dân; phục vụ kịp thời các ngày lễ, các sự kiện lớn của đất nước như: Đại hội toàn quốc của Đảng, các kỳ họp Quốc hội, Hội nghị APEC 14, sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tuyên truyền về chủ quyền biển đảo… Nhiều tác phẩm báo chí, nhiều đợt thông tin, tuyên truyền tiếp tục khai thác, phản ánh đề tài chiến tranh cách mạng, thu hút sự quan tâm của cả xã hội như: Mãi mãi tuổi 20, Nhật ký Đặng Thùy Trâm, các cuốn nhật ký chiến trường của Hoàng Thượng Lân, Nguyễn Văn Giá, Hoàng Kim Giao và nhiều anh hùng liệt sĩ khác. Báo chí đã tham gia tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả, thực sự trở thành vũ khí sắc bén của xã hội, công cụ hiệu quả của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, và các tệ nạn xã hội. Nhiều vụ việc tiêu cực đã được các cơ quan báo chí phát hiện, đưa ra ánh sáng, nhờ đó mà ngăn chặn được những hành vi xâm hại tiền bạc, tài sản của công hoặc gây thất thoát, lãng phí nguồn nhân lực đất nước. Nhiều nhà báo và tập thể báo chí đã dũng cảm, kiên quyết đấu tranh, bất chấp những khó khăn, nguy hiểm, theo đuổi tới cùng để xử lý những vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Báo chí cũng đã có những đóng góp tích cực trong việc hướng dẫn nhận thức xã hội, đấu tranh chống lại những âm mưu, thủ đoạn và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Hệ thống báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại. Thông qua các phương tiện phát thanh, truyền hình, báo in và mạng internet, thông tin về những thành tựu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tăng cường một bước, góp phần tích cực thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Các sự kiện, vấn đề cũng như các thành tựu văn hóa, khoa học, kỹ thuật của thế giới đã được báo chí nước ta phản ánh phong phú, kịp thời hơn, góp phần tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Nâng cao nhận thức chính trị, định hướng tư tưởng, văn hóa cho nhân dân. Nhiều cơ quan báo chí đã tham gia tích cực các hoạt động xã hội, từ thiện, vận động đóng góp tiền của, vật chất ủng hộ đồng bào bị thiên tai, tai nạn, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, các địa phương còn khó khăn về kinh tế. Song song đó, hoạt động báo chí trong thời gian qua cũng vấp phải những khuyết điểm và hạn chế nhất định, ảnh hưởng tiêu cực đến các xu hướng phát triển xã hội. Một số cơ quan báo chí và nhà báo thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hóa, chưa thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích. Trong thông tin tuyên truyền, còn để lọt thông tin không trung thực, thiếu chính xác, giật gân, câu khách, lộ bí mật; chưa làm tốt công tác phát hiện, tuyên truyền về các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước. Một số cơ quan báo chí thực hiện nghiêm chỉnh tôn chỉ, mục đích nhưng lại chậm đổi mới nội dung và hình thức, nội dung tuyên truyền chưa hấp dẫn, do đó hiệu quả tuyên truyền không cao. Một số báo, đài có xu hướng mở thêm ấn phẩm phụ, mở thêm chương trình theo hướng xã hội hóa nhưng chưa quản lý chặt chẽ nội dung và chất lượng. Còn có hiện tượng khai thác thông tin, phim, chương trình nước ngoài với tỷ lệ quá cao, thiếu chọn lọc về văn hóa, thậm chí có sai lệch về chính trị. Cá biệt còn có những cán bộ, phóng viên ở một số cơ quan báo chí, văn phòng đại diện cơ quan báo chí tại địa phương thiếu rèn luyện đạo đức, phẩm chất, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm chí vi phạm pháp luật. Không ít phóng viên lợi dụng danh nghĩa nhà báo vào mục đích vụ lợi, đăng tin thiếu khách quan, gây sức ép với doanh nghiệp. Hiện tượng sao chép tin, bài giữa các báo mà không xin phép, không trích nguồn đang diễn ra khá phổ biến, khiến những cơ quan báo chí làm việc nghiêm túc phải chịu thiệt thòi. Bên cạnh đó, sự phát triển quá nhanh số lượng cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo trong khi vẫn duy trì chế độ bao cấp về xuất bản và phát hành đang đặt ra những vấn đề bức xúc cần được điều chỉnh kịp thời. Đại bộ phận báo, đài hiện nay vẫn được Nhà nước bao cấp toàn bộ hoặc một phần về nhân sự, trụ sở, trang thiết bị, chi phí in ấn và được phát hành tới các đơn vị hành chính, các tổ chức chính trị, xã hội cũng bằng ngân sách Nhà nước; số cơ quan báo chí tự cân đối thu chi chỉ vào khoảng trên dưới 10 đơn vị và cũng chỉ đối với khoảng vài chục ấn phẩm báo chí; chỉ một vài đài phát thanh - truyền hình có thính giả, khán giả thường xuyên. Có thể nói đây là hậu quả của chính sách bao cấp tràn lan, thiếu quy hoạch hợp lý trong một thời gian dài, gây lãng phí lớn về thời gian, công sức và tiền của, cần sớm được khắc phục. Những yếu kém, khuyết điểm này, tuy chỉ diễn ra ở một số báo, đài trong những thời điểm nhất định, nhưng tác hại của nó đối với hoạt động kinh tế - xã hội và tâm lý của nhân dân không phải là nhỏ, gây khó khăn cho sự chỉ đạo, điều hành và quản lý của Nhà nước. 2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với báo chí 2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4. Phan mo dau - Phan noi dung - Ket luan.doc
  • doc1. Bia.doc
  • doc2. Danh muc cac chu viet tat.doc
  • doc3. Muc luc.doc
  • doc5. Danh muc tai lieu tham khao.doc
  • doc6. Phu luc 1.doc
  • doc7. Phu luc 2.doc
Tài liệu liên quan