Luận văn Quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .i

DANH MỤC BẢNG BIỂU .ii

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI CỤM CÔNG NGHIỆP Ở

THÁI BÌNH .4

1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .4

1.2. Quản lý Nhà nước đối với cụm công nghiệp.6

1.2.1 Sự cần thiết và yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về các

cụm công nghiệp .6

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp .16

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu, cụm công hiện nay.17

1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với CCN.22

1.3 Quản lý CCN ở Thái Bình một số năm gần đây.23

1.4 Kinh nghiệm QLNN đối với các CCN và bài học cho tỉnh Thái Bình.25

1.4.1. Kinh nghiệm ở một số tỉnh.25

1.4.2. Bài học cho Thái Bình .26

Chương 2: PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .

2.1 Nguồn tài liệu và dữ liệu.

2.2. Các phương pháp phân tích .

2.2.1. Phân tích tổng quan tài liệu.

2.2.2. Phân tích - tổng hợp .

2.2.3 Phân tích thống kê mô tả .

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu bàn giấy.

2.2.5. Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian: .

pdf38 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉnh Thái Nguyên” của tác giả Dƣơng Thu Phƣơng, trƣờng Đại học kinh tế và QTKD Thái Nguyên năm 2009. Luận văn này đƣợc nghiên cứu tông quát về các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên đồng thời cũng chỉ rõ đƣợc các nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp về vốn và đất đai. Luận văn thạc sĩ: “ Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp tại Bắc Giang’’ của tác giả Nguyễn Văn Trọng, trƣờng Đại học nông nghiệp 1 năm 2011. Luận văn này cũng đã nghiên cứu kỹ hơn về cơ cấu, CCN tại Bắc Ninh và cũng đã đƣa ra một số giải pháp phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tóm lại, có rất nhiều nghiên cứu về lĩnh vực phát triển CN-TTCN, quản lý và phát triển KCX, KCN, CCN tại địa phƣơng khác nhau. Các nghiên cứu nêu thực trạng về việc quản lý nhà nƣớc về các CCN, KCN, KCX và những hạn chế cần khắc phục từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chƣa xem xét và tiếp cận một cách có hệ thống, chƣa tiếp cận đánh giá sâu sát, chặt chẽ về công tác quản lý nhà nƣớc về CCN trong giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay. Chính vì vậy đề tài : “Quản lý Nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình” của tác giả sẽ tiếp cận công tác quản lý nhà nƣớc đối với CCN ở nhiều khía cạnh khác nhau đặc biệt là công tác bố trí quản lý nhân sự, quản lý đầu tƣ, xúc tiến đầu tƣ. Từ đó tác giả tìm ra những hạn chế và bất cập trong những khía cạnh đó, từ đó đƣa ra các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm củng cố và hoàn thiện hơn công tác quản lý CCN trong điều kiện cụ thể của tỉnh Thái Bình. 1.2. Quản lý Nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp 1.2.1 Sự cần thiết và yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về các cụm công nghiệp i) Các khái niệm cụm công nghiệp, quản lý nhà nƣớc về CCN a, Khái niệm về CCN và phân biệt CCN với KCN, KCX Tại Việt Nam, trong quá trình phát triển của đất nƣớc khái niệm CCN đƣợc nói đến từ rất lâu, tuy nhiên khái niệm CCN chính thức đƣợc ra đời từ khi có Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý CCN. CCN “Là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN- TTCN, cơ sở dịch vụ sản xuất CN-TTCN; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cƣ sinh sống; đƣợc đầu tƣ xây dựng chủ yếu nhằm, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phƣơng vào đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập” CCN có quy mô diện tích không quá 50 (năm mƣơi) ha. Trƣờng hợp cần thiết phải mở rộng CCN hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vƣợt quá 75 ha. Phân biệt CCN với các KCN, KCX KCN, KCX “ Khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cƣ sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập”. Phân biệt CCN với KCN, KCX: Giống nhau: Đều là địa điểm sản xuất kinh doanh và dịch vụ của các đơn vị kinh tế, tách biệt với khu dân cƣ có chung hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, bảo đảm sản xuất an toàn thuận lợi và bền vững. Khác nhau: Đƣợc xem xét trên các khía cạnh về quản lý, về quy mô và về trình độ sản xuất. Về quản lý: KCN, KCX do Chính phủ quyết định thành lập và quản lý. CCN do chính quyền địa phƣơng quyết định thành lập và quản lý và khác hoàn toàn với khái niệm KCX – chủ yếu liên quan đến vấn đề sản xuất hàng xuất khẩu. Về quy mô: KCN có quy mô lớn, CCN có quy mô vừa và nhỏ, giới hạn trong địa phƣơng một tỉnh, một huyện, hoặc xã. Về trình độ sản xuất: KCN, KCX có trình độ sản xuất hiện đại, CCN là hình thức biểu hiện thấp của KCN, có trình độ sản xuất ở mức trung bình. b, Quản lý Nhà nƣớc về CCN - Chủ thể quản lý Nhà nƣớc về CCN: Chủ thể quản lý về CCN trên địa bàn cấp tỉnh bao gồm: Các cơ quan tổ chức đƣợc phân định có chức năng nhiệm vụ về quản lý CCN nhƣ: Sở Công Thƣơng; Trung tâm phát triển CCN; Ban quản lý CCN và các cá nhân đƣợc tuyển dụng, chƣng dụng, bổ nhiệm vào các chức danh vị trí trong các tổ chức quản lý nhà nƣớc về CCN nhƣ trên. - Đối tƣợng quản lý CCN: Đối tƣợng quản lý CCN bao gồm: Quy hoạch CCN, đất đai và cơ sở hạ tầng CCN, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, lao động, môi trƣờng và phòng chống cháy nổ trong CCN. ii) Sự cần thiết đối với quản lý nhà nƣớc về CCN Việc thành lập CCN có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đặc biệt là đối với sự phát triển ngành công nghiệp của một quốc gia. Việc phát triển CCN cho phép tổ chức cơ cấu lại kinh tế vùng lãnh thổ, bố trí dân cƣ, bảo vệ môi trƣờng, nâng cao mức sống cho nhân dân, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật sản xuất và xã hội cho khu vực. Vai trò phát triển CCN trong quá trình CNH-HĐH đƣợc thể hiện trên một số mặt sau đây: - Tạo sức hút mạnh mẽ huy động vốn đầu tư phát triển Sự hình thành và phát triển CCN gắn liền với những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng và mục tiêu kinh doanh của nhà đầu tƣ. Do vậy phát triển các CCN là nhằm thu hút vốn đầu tƣ để phát triển theo quy hoạch. Đây là mục tiêu quan trọng nhất của CCN. Với tính chất là “vùng lãnh thổ” hoạt động trong môi trƣờng đầu tƣ chung, CCN trở thành công cụ hữu hiệu thu hút vốn đầu tƣ, để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với các hộ sản xuất thì vấn đề mặt bằng và vốn sản xuất luôn là hai vấn đề bức xúc nhất. Đây chính là cái vòng luẩn quẩn của sản xuất nhỏ, các doanh nghiệp, hộ sản xuất không có điều kiện về vốn để có thể mở rộng sản xuất, đi thuê mặt bằng. Trong đó khi muốn mở rộng sản xuất, tập trung vào phát triển các sản phẩm thì lại cần vốn lớn. Việc phát triển CCN chính là để giải quyết vấn đề này. Nhƣ ta đã biết, sự phát triển công nghiệp cần phải tuân thủ quy hoạch vùng, lãnh thổ để tránh đầu tƣ phân tán, lãng phí tài nguyên đất đai, khó kiểm soát đƣợc môi trƣờng. Với CCN các doanh nghiệp có điều kiện tập trung vốn để phát triển. - Giải quyết việc làm cho người lao động Mở rộng cụm công nghiệp để tạo ra nhiều hơn chỗ làm việc là một trong những mục tiêu quan trọng của các nƣớc phát triển. Thực tiễn cho thấy CCN là công cụ hữu hiệu thực hiện chiến lƣợc lâu dài về tuyển dụng lao động ở các nƣớc đó. Với CCN, việc giải quyết lao động nông nhàn tại chỗ là rất phù hợp. Phần lớn các doanh nghiệp trong CCN là các doanh nghiệp xuất phát từ các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, các hộ gia đình và đặc biệt là có yếu tố làng nghề. Việc phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất này có liên quan đến rất nhiều vấn đề nghề truyền thống tại địa phƣơng đó. Đây chính là điều kiện để các doanh nghiệp có thể huy động lực lƣợng lao động tại chỗ một cách hiệu quả mà vấn đề đào tạo nghề không quá khó khăn. Đối với ngƣời nông dân thì đây cũng chính là nơi mà họ rất muốn đến. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Phát triển CCN góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, CNH - HĐH là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lạc hậu, ít hiệu quả sang một cơ cấu kinh tế ngày càng phù hợp với xu hƣớng phát triển của nền sản xuất hiện đại, chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng tăng dần tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp, dịch vụ và thƣơng mại, giảm dần tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp trong nền kinh tế. Xây dựng CCN theo quy hoạch phát triển tổng thể về kinh tế xã hội tại những địa điểm thuân lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu cũng nhƣ tiêu thụ sản phẩm hoặc là những nơi quy hoạch phát triển thành đô thị, khu dân cƣ tập trung sau này. Do vậy sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi cho nhà đầu tƣ xây dựng chiến lƣợc phát triển lâu dài. Từ đó sản xuất công nghiệp địa phƣơng phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ. Xây dựng CCN nhằm tạo ra năng lực sản xuất mới, thu hút lao động, tạo liên kết với các doanh nghiệp trong nƣớc thông qua các hợp đồng gia công, cung cấp nguyên liệu là thực tế diễn ra ở nhiều doanh nghiệp trong các nƣớc. CCN phát triển sẽ tạo điều kiện dẫn dắt công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ cần thiết từ dịch vụ công nghiệp, tài chính, ngân hàng, cung cấp nguyên liệu đến dịch vụ dân sinh phục vụ lao động trong các CCN. Đồng thời thu hút lao động vào các CCN cũng sẽ tạo nên sự tập trung dân cƣ tác động đến việc phân bố lại dân cƣ, tại những vùng có CCN để hình thành các đô thị, thành phố công nghiệp. - Ứng dụng khoa học – công nghệ Tập trung sản xuất trong các CCN đòi hỏi các doanh nghiệp, các hộ gia đình phải ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến, xây dựng lộ trình thay thế các trang thiết bị kỹ thuật cũ, lạc hậu, năng suất lao động thấp, ô nhiễm môi trƣờng. Trong quá trình ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, cần chú ý kết hợp với kỹ thuật và công nghệ cũ, truyền thống, nhất là tại các CCN làng nghề. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để tránh bị tụt hậu về kinh tế, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp và tăng sức cạnh tranh hàng xuất khẩu trên thị trƣờng thế giới, các nƣớc đang phát triển muốn mau chóng phát triển khoa học kỹ thuật của mình, nâng cao trình độ quản lý kinh tế đất nƣớc. Xây dựng CCN để thu hút vốn đầu tƣ, mở rộng sản xuất từ đó tạo điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý kinh tế. Đây là điều rất cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất nhỏ ở nƣớc ta khi xuất phát điểm thấp và có trình độ lạc hậu hơn so với các nƣớc phát triển. Ứng dụng khoa học công nghệ là điều kiện hội nhập nền kinh tế trong nƣớc với kinh tế thế giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nƣớc, có tác dụng lan tỏa, dẫn dắt của CCN. - Nâng cao hiệu quả kinh tế Đối với nhà đầu tƣ, mục tiêu cao nhất là thu đƣợc lợi nhuận tối đa, chi phí đầu tƣ thấp nhất. Do vậy đầu tƣ vào CCN, nhà đầu tƣ đƣợc hƣởng những ƣu đãi riêng của Nhà nƣớc đối với CCN và lợi ích từ các công trình hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng thuận lợi cho việc thực hiện dự án. Với những lợi thế nhƣ vậy các doanh nghiệp sẽ có điều kiện giảm thiểu đến mức tối đa chi phí sản xuất, điều đó dẫn đến giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng đƣợc các yêu cầu, nhu cầu của thị trƣờng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Yêu cầu giải phóng sức sản xuất Trong những năm qua, với những kết quả đạt đƣợc trong việc phát triển CCN thì nổi lên nhất chính là sức sản xuất đƣợc giải phóng, quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các CCN liên tục đƣợc mở rộng, với quy mô ngày càng lớn. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nâng cao đáng kể trong thời gian qua, thể hiện ở giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp cả nƣớc tăng đều qua các năm từ năm 1996 trở lại đây. Cùng với việc tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến trong cơ cấu xuất khẩu, các doanh nghiệp còn góp phần tạo nguồn hàng để cung cấp cho nhu cầu trong nƣớc, giảm bớt việc nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài. - Yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế Một trong những mục tiêu lớn nhất đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào CCN là nâng cao hiệu quả kinh tế so với ngoài CCN. Việc phát triển CCN sẽ góp phần sử dụng ngày càng hiệu quả cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh hợp tác sản xuất, tăng cƣờng mối liên kết ngành trong phát triển kinh tế. Một trong những lợi thế thu hút đầu tƣ của các CCN là thuận lợi và sẵn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Cùng với việc gia tăng diện tích thành lập mới và mở rộng hàng năm, trong thời gian qua các CCN đã thành lập và hoàn thành cơ sở hạ tầng, số lƣợng ngày càng tăng. Việc hình thành các CCN đã góp phần tích cực làm cho nền kinh tế đất nƣớc sống động hơn, biến tiềm năng đất đai, nguồn lực chƣa đƣợc khai thác thành những của cải vật chất cụ thể, làm giàu cho đất nƣớc. Không ít vùng nông thôn nghèo, đất đai sinh lầy, hoang hóa, ít có khả năng sinh lợi, sau khi xây dựng CCN, thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ kinh doanh, đã trở lên sầm uất, đời sống kinh tế - xã hội trong vùng nhƣ đƣợc thay đổi. - Hướng phát triển và việc thành lập các CCN Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần quan trọng trong việc hình thành các CCN. Các CCN đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao dân trí và thực hiện các chính sách xã hội. Trong điều kiện tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam còn cao và có xu hƣớng gia tăng nhƣ hiện nay, việc thu hút hàng chục vạn lao động vào các CCN trong đó có một phần đáng kể lao động nông thôn là một đóng góp lớn về mặt xã hội. Đóng góp của CCN vào giải quyết vấn đề lao động, việc làm thể hiện ở những khía cạnh sau: Phát triển CCN, mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Lực lƣợng lao động trong CCN gia tăng cùng với sự gia tăng các CCN thành lập mới và mở rộng các dự án hoạt động trong CCN. CCN là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. Do đó, CCN đóng góp rất lớn vào đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam để hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại. Phát triển CCN đồng nghĩa với hình thành và phát triển mạnh mẽ thị trƣờng lao động, nhất là thị trƣờng lao động phổ thông có trình độ trung bình ở nƣớc ta. Hiện nay, lao động làm công ăn lƣơng ở nƣớc ta có khoảng 25,6% (khoảng 18 triệu lao động) thì 80% tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn. Đây là một sự tác động rất lớn của CCN đến phát triển thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong xu thế hội nhập ở nƣớc ta. Đây là môi trƣờng rất tốt để đào tạo, chuyển giao khoa học quản lý cho độ ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp của Việt Nam để có thể tiếp cận cách thức, phƣơng thức quản lý chuyên nghiệp. - CCN góp phần bảo vệ môi trường sinh thái CCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện tập trung các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý, tránh tình trạng khó kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất. CCN góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất từ trong các làng nghề, các cơ sở sản xuất xen lẫn khu dân cƣ gây ô nhiễm môi trƣờng. Thực tế cho thấy, một số các CCN thực hiện rất tốt và hài hòa mục tiêu thu hút đầu tƣ kết hợp với việc giải quyết vấn đề về môi trƣờng. - Nhà nước tổ chức thực hiện CNH, HĐH Phát triển nền kinh tế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nƣớc là phƣơng châm phát triển kinh tế xã hội nƣớc ta. Vai trò định hƣớng của Nhà nƣớc trong quá trình CNH, HĐH đất nƣớc là rất quan trọng. Đặc biệt trong vấn đề cơ chế chính sách phát triển công nghiệp, vấn đề tổ chức cách thức sản xuất công nghiệp. Trong thời gian qua, với định hƣớng tổ chức của Nhà nƣớc thì CCN có đóng góp không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phƣơng theo hƣớng CNH, HĐH, đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng trƣởng kinh tế chung của cả nƣớc và mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế. Một trong những mục tiêu nhằm thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa trong phạm vi địa phƣơng và trên cả nƣớc. Trong những năm qua, các CCN đã là một công cụ hữu hiệu để Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng thu hút các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ công nghiệp thực hiện mục tiêu này. - Thúc đẩy quá trình tập trung hóa sản xuất Hoạt động của các CCN mặc dù mới đƣợc một số năm nhƣng bƣớc đầu đã có những tác động lan tỏa tích cực ở một số mặt cụ thể nhƣ: CCN mở rộng mối liên kết ngành và liên kết vùng tập trung xung quanh CCN. Liên kết ngành trong CCN bƣớc đầu đã có những kết quả nhất định thực hiện trong phạm vi nội bộ CCN bởi những ngành nghề bổ trợ lẫn nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tƣ trong CCN đã tạo điều kiện cho các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp CCN hoặc bản thân các doanh nghiệp trong các CCN có điều kiện tiêu thụ sản phẩm tại các cơ sở kinh doanh xung quanh CCN. Các CCN ra đời đã tạo nên những vùng công nghiệp tập trung, tác động tích cực tới việc phát triển các cơ sở nguyên liệu, thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ công nghiệp, nâng cao giá trị nông sản hàng hóa, nâng cao hiệu quả tổng hợp của các ngành sản xuất. Hiệu quả này đặc biệt đƣợc thể hiện ở các CCN thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp chế biến tại KCN tại Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, góp phần tiêu thụ nông sản của các hộ gia đình, cơ sở nông nghiệp ở vùng nông thôn xung quanh, cải thiện một bƣớc đời sống nông dân. Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đặc biệt là trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay, CCN với vai trò thu hút và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tƣ đã thực sự có đóng góp không nhỏ trong việc huy động nguồn lực vào thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nƣớc. iii) Những yêu cầu cơ bản quản lý Nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp Quản lý Nhà nƣớc đối với CCN không chỉ là các hoạt động điều tiết, kiểm soát sự phát triển của các CCN mà còn bao hàm cả các hoạt động khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển của các CCN. Quản lý Nhà nƣớc đối với CCN bao gồm việc tạo lập môi trƣờng pháp lý ổn định và bình đẳng cho các doanh nghiệp, xác lập các chính sách khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển của các CCN. Quản lý Nhà nƣớc tạo lập pháp lý ổn định và bình đẳng cho các doanh nghiệp, xác lập các chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển và biện pháp xúc tiến đầu tƣ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, phối hợp đồng bộ trong việc cung cấp các nguồn tài nguyên vật lực bảo đảm sự thông suốt đầu vào và đầu ra cho doanh nghiệp. Việc quản lý Nhà nƣớc cũng phải đáp ứng những yêu cầu sau: - Những chính sách, biện pháp đƣa ra phải phù hợp với luật pháp và các yêu cầu của xã hội. Một mặt phải bảo đảm đƣợc kỷ cƣơng, tuân thủ những giá trị đạo đức của dân tộc, mặt khác không gây ra những trở ngại đến tính chủ động, sáng tạo của các doanh nghiệp. - Nhà nƣớc phải tạo ra môi trƣờng ổn định và bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động trong CCN và phải kết hợp hài hòa đƣợc các mục tiêu của các doanh nghiệp với mục tiêu phát triển của đất nƣớc. - Quản lý Nhà nƣớc đối với CCN tức là tạo điều kiện để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trƣờng thế giới. Điều đó có nghĩa là Nhà nƣớc phải có những chính sách thích hợp để thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung tìm kiếm thế mạnh và phát huy hết khả năng của mình nhằm vƣơn ra thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. - Nhà nƣớc phải cung cấp đầy đủ các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cũng nhƣ các thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác để giúp cho việc xây dựng, phát triển và quản lý CCN đạt hiệu quả cao. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển cụm công nghiệp. - Ban hành, hƣớng dẫn, phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật và tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật có liên quan đến việc thành lập và hoạt động của các cụm công nghiệp. - Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về cụm công nghiệp; tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tƣ vào cụm công nghiệp. - Cấp, điều chỉnh, thu hồi các loại giấy phép đầu tƣ, giấy chứng nhận đầu tƣ, các loại giấy phép chứng chỉ, chứng nhận liên quan; tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nƣớc và dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tƣ sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân trong cụm công nghiệp. - Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nƣớc về cụm công nghiệp. - Hƣớng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tƣ; kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thƣởng, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn. - Định hƣớng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển các CCN Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, chiến lƣợc phát triển vùng lãnh thổ, chiến lƣợc phát triển công nghiệp. Địa phƣơng xây dựng chiến lƣợc phát triển CCN, bởi vậy khi xây dựng chiến lƣợc phát triển CCN phải nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong chiến lƣợc phát triển kinh tế chung. Xây dựng kế hoạch phát triển CCN phải tạo đƣợc bƣớc đi phù hợp với khả năng của vùng đó về giải phóng mặt bằng, đất đai cũng nhƣ thu hút các dự án đầu tƣ. - Ban hành các văn bản pháp luật về hỗ trợ đầu tƣ, phát triển CCN, quy chế hoạt động của các CCN, các văn bản hƣớng dẫn cũng nhƣ các văn bản pháp quy có liên quan nhằm hoàn thiện chúng qua các thời kỳ tạo cơ sở pháp lý đồng bộ và điều chỉnh có hiệu quả hoạt động CCN cũng nhƣ doanh nghiệp trong CCN - Tổ chức xúc tiến vận động đầu tƣ: Hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ lập hồ sơ dự án, tổ chức việc cấp, điều chỉnh thu hồi giấy phép và thực hiện các thủ tục hành chính nhà nƣớc có liên quan đến các dự án đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động trong cụm công nghiệp. - Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội: Công trình hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào CCN, bên cạnh việc phát triển hạ tầng kỹ thuật trong CCN còn chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật xã hội ngoài hàng rào CCN để thu hút đầu tƣ. 1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu, cụm công hiện nay Phát triển khu, cụm công nghiệp hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có một số yếu tố nối bật sau: Hệ thống chủ trƣơng, chính sách của tỉnh trong phát triển các CCN; tài nguyên thiên nhiên và điều kiện địa lý; khả năng thu hút các nguồn lực; năng lực lãnh đạo điều hành và tổ chức thực hiện của chính quyền địa phƣơng; sự giúp đỡ của Nhà nƣớc. i) Hệ thống chủ trương chính sách liên quan đến sự phát triển các khu, cụm công nghiệp Cả về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy, sự phát triển của các CCN trên phạm vi cả nƣớc nói chung, Thái Bình nói riêng là nhanh hay chậm, hiệu quả cao hay thấp trƣớc hết phụ thuộc vào chủ trƣơng, chính sách phát triển của lãnh đạo và chính quyền địa phƣơng. Ở đâu, khi nào chủ trƣơng, chính sách phát triển các CCN đúng thì ở đó, nơi ấy các CCN mọc lên mạnh mẽ, hiệu quả cao, có tác dụng mạnh đến sự phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh của địa phƣơng; bộ mặt kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân các địa phƣơng theo đó cùng từng bƣớc đƣợc cải thiện. Trái lại, chủ trƣơng, chính sách liên quan đến phát triển các CCN không đúng hoặc không sát với thực tế của địa phƣơng thi việc triển khai thực hiện là rất khó khăn, ì ạch, mức độ lấp đầy và mở mang của các CCN chậm chạp, khả năng thu hút và huy động các nguồn lực thấp, tính hiệu quả không cao. Theo đó, ảnh hƣởng của việc mở mang các CCN sẽ không những không góp phần cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mà còn gây ra nhiều vấn đề bức xúc về giải quyết việc làm, bảo đảm phát triển kinh tế bền vững. Vì vậy, để định hƣớng đúng đắn cho sự phát triển các CCN của tỉnh đòi hỏi hệ thống chủ trƣơng, chính sách của tỉnh về phát triển các CCN phải mang tính chất đồng bộ từ khâu triển khai đến khâu thực hiện, lập quy hoạch, giải phóng mặt bằng đến phát triển cơ sở hạ tầng và chính sách ƣu đãi thu hút đầu tƣ phải thống nhất thể hiện sự nhất quán trong đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc xác định chủ trƣơng, quy hoạch và theo đó là các chính sách bảo đảm cho sự phát triển của CCN cần đƣợc tổ chức thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và phát huy đƣợc dân chủ với mọi tầng lớp nhân dân, cần đƣợc tính toán cân nhắc chặt chẽ cả trƣớc mắt và lầu dài. Khi đã có chủ trƣơng, quy hoạch thì cần phải có hệ thống chính sách bảo đảm và tổ chức thực hiện đồng bộ kiên quyết với những bƣớc đi và lộ trình hợp lý. Cần kiên quyết tránh việc đề ra các chủ trƣơng, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển các CCN theo kiểu tƣ duy “nhiệm kỳ”, cục bộ, hay chạy theo lợi ích nhóm, thiếu căn cứ khoa học xác đáng. ii) Tiềm năng thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Bởi lẽ, tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố cần thiết để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành sản xuất công nghiệp. Các CCN nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ rất thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh, giúp cho các nhà đầu tƣ giảm bớt đƣợc chi phí vận chuyển, nâng cao khả năng cạnh tranh và đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050008152_8594_2002946.pdf
Tài liệu liên quan