Luận văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Trang bìa phụ

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục từ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC

TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.8

1.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.8

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.8

1.1.2. Lý do hình thành doanh nghiệp FDI .10

1.1.3. Các loại doanh nghiệp FDI .12

1.1.4. Tác động tích cực của của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội .13

1.1.5. Tác động tiêu cực của của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội .14

1.1.6. Điều kiện để FDI có thể vào được các quốc gia .15

1.2. Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài tại địa bàn cấp tỉnh .17

1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài.17

1.2.2. Mục tiêu của quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn cấp tỉnh.18

pdf102 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức các hội thảo cung cấp thông tin về cơ hội đầu tư để thu hút DN FDI; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư “tại chỗ”. Thứ tư, chú trọng công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người lao động. Truyền đạt những quy định của Bộ Luật lao động cho người lao động và giúp các DN FDI tuyển dụng lao động. Thứ năm, cần tăng cường cải thiện kết cấu hạ tầng và từng bước hoàn chỉnh hệ thống cung cấp các loại dịch vụ hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tăng sức hấp dẫn của Quảng Ngãi đối với các DN FDI. 35 Tiểu kết chương 1 Chương 1 của luận văn đề cập đến những vấn đề: Hệ thống hóa luận cứ khoa học về đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài, DN FDI. Từ đó phân tích về nội dung, đặc điểm, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài và DN FDI. Hệ thống hóa có kế thừa, bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI. Theo đó, luận văn đã nêu ra một số điểm khoa học như sau: - Đề xuất khái niệm về QLNN đối với các DN FDI, nêu ra đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước đối với các DN FDI. - Nêu được sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với các DN FDI. - Đưa ra được mục tiêu, yêu cầu, phương thức và công cụ quản lý nhà nước đối với các DN FDI. - Hệ thống có tính kế thừa, bổ sung và hoàn thiện các nội dung QLNN đối với các DN FDI. Tổng kết kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và một số các địa phương trong nước về thu hút, quản lý FDI cũng như QLNN đối với các DN FDI, từ đó có rút ra được một số bài học có thể vận dụng vào thực tiễn của Quảng Ngãi trong quá trình hoàn thiện QLNN đối với các DN FDI. 36 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Thực trạng thu hút và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định), phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 5.152,95 km2. Toàn tỉnh có 14 huyện, thành phố (trong đó 6 huyện đồng bằng, 01 thành phố, 01 huyện đảo và 06 huyện miền núi thuộc diện 62 huyện nghèo nhất nước), với 184 xã, phường, thị trấn (Xem phụ lục đề tài số 1). Quảng Ngãi có bờ biển dài khoảng 130 km, với vùng lãnh hải rộng lớn 11.000 km2, có 6 cửa biển, giàu nguồn lực hải sản, ngoài khơi có đảo Lý Sơn. Có tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh, quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi với Kon Tum và hạ Lào. Phía Đông Bắc tỉnh, tại huyện Bình Sơn đã hình thành Khu kinh tế tổng hợp Dung Quất, với khu công nghiệp lọc hoá dầu đầu tiên của cả nước; Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP. - Về khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa nóng (từ tháng 3 đến tháng 8); mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12). Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình nên nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình năm trên 25OC. Lượng mưa trung bình năm trên 2.000 mm, tập trung từ tháng 9 đến tháng Giêng 37 năm sau (chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm). Tổng lượng bức xạ lớn thuận lợi cho việc phơi sấy; sử dụng năng lượng mặt trời trong công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, làm muối. - Về địa hình: Có nhiều rừng núi. Vùng núi thấp: độ cao từ 300 - 700m, phân bố thành dãy núi hẹp, chạy dọc theo hướng Bắc - Nam, lượn vòng theo các cánh cung của dãy Trường Sơn, độ dốc trung bình 200 - 250. Vùng thung lũng và gò đồi: độ cao dưới 300m so với mặt nước biển, độ dốc dưới 150. Vùng địa hình núi trung bình và núi cao tập trung phần lớn ở phía Tây; chia thành nhiều bậc có độ cao trung bình trên 700m, độ dốc trên 250. - Về nguồn nƣớc: Hệ thống sông suối tỉnh Quảng Ngãi đều được bắt nguồn từ những vùng núi cao của các huyện miền núi đổ vào các con sông lớn như Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu,.. Đặc tính của các con sông này là ngắn, dốc và lưu lượng dòng chảy lớn, nên thường gây ra lũ lụt vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô. Khu vực miền núi Quảng Ngãi có nhiều địa danh có thể khai thác phục vụ du lịch như núi Cà Đam huyện Trà Bồng, Hồ chứa nước Nước Trong, Khu căn cứ địa cách mạng Ba Tơ và di tích quốc gia Trường Lũy, v.v.. - Tài nguyên đất: Quảng Ngãi có 9 nhóm đất chính với 25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ. Trong đó, nhóm đất xám có vị trí quan trọng (chiếm 74,65% diện tích đất tự nhiên) thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông (chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên), thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt, thích hợp với trồng mía và các cây công nghiệp ngắn ngày. - Tài nguyên rừng: Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc, diện tích đất rừng toàn tỉnh có 102,1 nghìn ha. Nhìn chung, thực vật rừng khá phong phú, trong tổng số 560 loài được phát hiện, có 19 loài quý hiếm được ghi vào Sách đỏ 38 Việt Nam. Núi rừng Quảng Ngãi là kho tài nguyên phong phú về lâm thổ sản với nhiều loại gỗ quý như: lim, giổi, sao cát, vênh vênh, chò, trắc, huỳnh đàng, kiền kiền, gõ. Ngoài gỗ, rừng còn có nhiều loại cây thuốc quý hiếm như sa nhân, hà thủ ô, ngũ gia bì, sâm; các loại cây có sợi, cây có dầu, trầm hương, cây lấy nhựa. Cây quế là đặc sản nổi tiếng với diện tích rộng, sản lượng lớn. - Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản không đa dạng về chủng loại, chủ yếu là khoáng sản phục vụ cho công nghiệp vật liệu xây dựng, nước khoáng và một số khoáng sản khác. Những khoáng sản có thể khai thác trong thời gian tới là graphít; silimanhit; than bùn; cao lanh; đá xây dựng các loại; nước khoáng ở Thạch Bích (Trà Bồng), Đức Lân (Mộ Đức), Nghĩa Thuận (Tư Nghĩa) và Sơn Tịnh. 2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội Trong những năm qua, Quảng Ngãi đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề phát triển KT-XH cho những năm tiếp theo. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng định hướng, quy mô kinh tế tăng lên đáng kể. Lĩnh vực công nghiệp có bước phát triển đột phá. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có sự chuyển biến tích cực; công tác an sinh xã hội được quan tâm và thực hiện tốt; an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. - Lĩnh vực kinh tế: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 18,53%/năm, gấp 1,8 lần giai đoạn 2001 - 2005. Từ 2011 - 2013, mặc dù bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động của suy thoái kinh tế thế giới nhưng kinh tế của tỉnh vẫn có mức tăng trưởng đáng kể, năm 2011 tăng 6,3%; năm 2012 tăng 7,6% và đặc biệt năm 2013 tăng 12,8%. 39 Hình 2.1 Tốc độ tăng trƣởng GDP (%) - (Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2005-2010 và giai đoạn 2011-2015). Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân đạt 7,9%/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2006-2010 (18,52%) và cao hơn mức tăng trưởng chung của vùng duyên hải miền Trung (7,5%). Trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 6,2%/năm, dịch vụ tăng 12,8%, nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,9%/năm. Trong giai đoạn này Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động ổn định, sản lượng bình quân khoảng 6 triệu tấn/năm, đặc biệt năm 2013, nhà máy hoạt động 110% công suất nên sản phẩm lọc hóa dầu đạt mức kỷ lục 6,618 triệu tấn. Tuy nhiên, do các dự án lớn như: Thép Guang Lian, Giấy Tấn Mai, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, khu liên hợp công nghiệp tàu thủy triển khai không đúng tiến độ như nhà đầu tư cam kết nên làm cho giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt thấp, dẫn đến tăng trưởng không đạt chỉ tiêu đề ra (Nghị quyết 17-18%). GRDP bình quân đầu người liên tục tăng cao trong giai đoạn 2011-2015, đến năm 2015 ước đạt 2.447 USD/người, vượt chỉ tiêu đề ra (Nghị quyết: 2.100- 2.200 USD), cao gấp 1,88 lần so với năm 2010. 40 Hình 2.2 Tốc độ tăng trƣởng GDP (%) giai đoạn 2011-2015 (Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó, khu vực công nghiệp – xây dựng chuyển dịch tăng chậm từ 59,3% năm 2010 lên 60,8% năm 2012. Đến năm 2013, tăng vọt lên 63,89% do sản lượng dầu đạt cao (6,618 triệu tấn), sau đó giảm dần đến năm 2015 còn khoảng 61,4%, đạt chỉ tiêu đề ra (Nghị quyết: 61-62%); khu vực dịch vụ và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cơ cấu chuyển dịch hướng đến chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, đến năm 2015 dịch vụ đạt 23,2% (Nghị quyết: 25-26%), nông lâm nghiệp và thủy sản đạt 15,4% (Nghị quyết: 12-13%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, đến năm 2013, công nghiệp và xây dựng chiếm 63,2%; dịch vụ 21,2%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 15,6%. GRDP bình quân đầu người năm 2013 là 2.040 USD. 41 Hình 2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (%) (Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi ) Tổng thu ngân sách nhà nước tăng qua từng năm. Nếu như tổng thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn 5 năm 2001 - 2005 chỉ là 1.818 tỷ đồng thì tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 ước đạt 121.617 tỷ đồng, bình quân tăng 12,1%/năm. Năm 2011 đã tăng lên 19.537,214 tỷ đồng, đến năm 2012 là 19.424,346 tỷ, nhất là năm 2013 đạt 30.400 tỷ đồng, đưa Quảng Ngãi đứng ở vị trí thứ 4 trong số 4 tỉnh, thành phố có nguồn thu nội địa lớn nhất nước. 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 34,76 29,95 35,29 31,92 32,87 35,21 29,92 36,01 34,07 31,18 36,21 32,61 26,06 46,12 27,82 18,62 59,31 22,07 18,8 59,05 22,15 17,6 60,8 21,6 15,4 63,9 20,7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 DV CNXD NLTS 42 Hình 2.4 Thu cân đối ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh (Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2005-2010 và giai đoạn 2011-2015) Trong bức tranh KT-XH của tỉnh Quảng Ngãi, công nghiệp nổi lên như một điểm sáng rất quan trọng. Với Khu kinh tế Dung Quất mà “trái tim” là Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy KT-XH phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Đặc biệt, hiện nay dự án Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi đang được triển khai nhanh chóng hứa hẹn sẽ tạo bước phát triển mới cho KT-XH của tỉnh cũng như tạo điều kiện phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho lao động. Mục tiêu đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2015 là 14-15%/năm. Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2015: công nghiệp 61-62%; dịch vụ 25-26%; nông nghiệp 12-13%. - Lĩnh vực xã hội : Giáo dục và đào tạo phát triển cả về quy mô, chất lượng và cơ cấu ngành nghề, góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH của tỉnh. Hệ thống trường học, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường ở các cấp học đều tăng. Tổng số học sinh các bậc học đến trường bình 43 quân đạt 98,4%, trong đó trẻ em trong độ tuổi tiểu học đến trường năm 2013 đạt 97,37%.. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt cao (năm học 2012 - 2013 đạt 99,79%). Tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học tương đối cao, đạt tỷ lệ bình quân khoảng 23%/năm. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đạt được những kết quả quan trọng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 0,85%. Đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường về số lượng và chất lượng, đến nay đã đạt 4,72 bác sĩ/vạn dân. Hàng năm, giải quyết việc làm mới cho gần 34.000 lao động, riêng năm 2013 là hơn 35.000 lao động; trong 5 năm (2006-2010) đã đưa 3.360 người đi xuất khẩu lao động, riêng năm 2013 là 1.400 người. - Lĩnh vực quốc phòng, an ninh: Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, tạo thuận lợi cho phát triển KT-XH. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân. Tập trung củng cố các địa bàn trọng điểm, xung yếu về quốc phòng, an ninh, đặc biệt là tuyến miền núi, tuyến biển, đảo và Khu kinh tế Dung Quất. 2.1.2. Lợi thế và khó khăn của Quảng Ngãi trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.2.1. Lợi thế a. Quảng Ngãi hiện sở hữu nhiều tiềm năng lợi thế đặc thù trong thu hút đầu tư để phát triển kinh tế Những năm gần đây Quảng Ngãi nhanh chóng vươn lên trở thành điểm sáng của Vùng duyên hải miền Trung trong thu hút vốn FDI. Quảng Ngãi có vị trí thuận lợi và hội tụ nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, lại nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năng động; có hệ thống hạ 44 tầng giao thông đồng bộ và thông suốt, với đường Quốc lộ 1A chạy dọc qua, đặc biệt là tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối 2017; có sân bay Chu Lai đang được đầu tư nâng cấp và mới đây Hãng hàng không Vietjet Air và Pacefic Airline mở các tuyến bay mới đã góp phần tạo thuận lợi rất nhiều và mở ra cơ hội mới cho việc kết nối miền Trung với hai Trung tâm kinh tế lớn ở hai đầu đất nước. Quảng Ngãi có Khu kinh tế Dung Quất và 04 Khu công nghiệp tập trung, 15 cụm công nghiệp, làng nghề được đầu tư kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu cho các nhà đầu tư để đầu tư, sản xuất kinh doanh. b. Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi luôn nỗ lực tiến hành cải thiện môi trường đầu tư Đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Thành quả thu hút đầu tư của Quảng Ngãi hôm nay là biểu hiện cao nhất của hiệu ứng lan tỏa từ nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, triển khai “cơ chế một cửa, một cửa liên thông”, sẵn sàng hỗ trợ các nhà đầu tư bất cứ lúc nào. Có thể khẳng định FDI là một nhân tố quan trọng đóng góp rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa của tỉnh. Nhìn một cách tổng quát, FDI đã xuất hiện ở tất cả các ngành, nhưng FDI vẫn được thu hút nhiều nhất vào ngành công nghiệp của tỉnh. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút FDI của tỉnh trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp nặng, công nghiệp phụ trợ , sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đây được xem là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và tỉnh có lợi thế so sánh khi thu hút FDI. Ngoài ra, doanh 45 nghiệp FDI còn giải quyết được phần lớn lao động địa phương tạo ra. Nổi bật nhất là dự án Khu phức hợp Công nghiệp – Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi đến nay đã thu hút được 16 nhà đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư gần 150 triệu USD. Hiện đã có 6 dự án FDI đi vào hoạt động, thu hút được khoảng 2.500 lao động tại địa phương, đóng góp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hóa - đô thị hóa tại Quảng Ngãi. Tuy đóng góp của FDI đối với địa phương là đáng kế, nhưng tỉnh vẫn sẽ thực hiện chủ trương không thu hút đầu tư bằng mọi giá, chú trọng chất lượng hơn số lượng. Tỉnh sẽ chỉ tập trung công nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghệ xanh thân thiện với môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, có sức cạnh tranh, chú trọng thu hút đầu tư vào những dự án tạo giá trị gia tăng cao; các ngành công nghiệp giải quyết nhiều lao động. Đồng thời, tỉnh cũng sẽ, chú trọng thu hút kêu gọi trong lĩnh vực công nghiệp, hạ tầng, đô thị, đặc biệt là các ngành nghề liên quan đến sử dụng cảng biển nước sâu có quy mô lớn, công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, ngành công nghiệp nặng phù hợp với lợi thế tiềm năng của tỉnh. Ưu tiên thu hút dự án từ các tập đoàn xuyên quốc gia có tiềm năng và công nghệ nguồn của Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ 2.1.2.2. Khó khăn Bên cạnh những thành tựu đạt được như đã nêu, tỉnh Quảng Ngãi còn có những hạn chế như: Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng thấp; tăng trưởng mới chủ yếu theo chiều rộng, chưa bền vững, chất lượng chưa cao; thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa nông nghiệp với công nghiệp, thương mại - dịch vụ trong quá trình phát triển. Kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng không đồng đều giữa các ngành, các vùng; trong khi ngành công nghiệp và vùng động lực tăng nhanh thì ngành nông 46 nghiệp và vùng nông thôn, miền núi lại tăng chậm dẫn đến sự chênh lệch về sản xuất, việc làm và đời sống giữa các vùng, các tầng lớp nhân dân. Kết cấu hạ tầng KT-XH chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều yếu kém, nhất là quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch sử dụng đất chưa cao. Công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập, quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng tỷ lệ còn cao, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và khả năng tái nghèo còn cao, trình độ sản xuất vẫn trong tình trạng thấp kém. Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Trình độ năng lực của đội ngũ CBCCVC trên một số lĩnh vực vẫn còn hạn chế, nhất là đối với lĩnh vực y tế, khoa học công nghệ và QLNN. Nguồn nhân lực xã hội qua đào tạo thiếu khả năng cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ tiến trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Do yêu cầu phát triển KKT Dung Quất, các KCN và tốc độ phát triển đô thị, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại, số lao động nông nghiệp do bị thu hồi đất nên thiếu việc làm và có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề ngày càng tăng... Thực trạng những vấn đề trên là một bài toán khó cần có nhiều lời giải để đi đến đáp số: giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, nhất là vùng nông thôn, miền núi và vùng bị thu hồi đất sản xuất, nhất là một bộ phận lớn lao động nữ ở nông thôn bị ảnh hưởng bởi quá trình thu hẹp đất nông nghiệp và có trình độ thấp. Đây cũng là một thách thức không nhỏ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi. 47 2.1.3. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Quảng Ngãi 2.1.3.1. Thực trạng về các Khu công nghiệp Quảng Ngãi có Khu kinh tế Dung Quất được qui hoạch với diện tích 45.300 ha và là một trong 05 khu kinh tế ven biển của cả nước được Chính phủ tập trung ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng và là một trong những khu kinh tế có những chính sách ưu đãi cao nhất Việt Nam hiện nay. Nơi đây, có Nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước với công suất 6,5 triệu tấn/năm và hiện nay đang triển khai đầu tư mở rộng nâng công suất lên 10 triệu tấn/năm; có cảng biển nước sâu Dung Quất có thể tiếp nhận tàu đến 100.000 DWT. Ngoài Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi còn có 04 khu công nghiệp tập trung và 15 cụm công nghiệp, làng nghề được đầu tư kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu cho các nhà đầu tư để đầu tư, sản xuất kinh doanh. Trong đó Khu phức hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị VSIP là một trong những dự án mới, kiểu mẫu đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Quảng Ngãi có ngư trường rộng lớn trên 11.000 km2 và với đường bờ biển dài 130km, tỉnh Quảng Ngãi cũng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển và du lịch biển, đảo. Đặc biệt, Đảo Lý Sơn của Quảng Ngãi nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam và nằm ngay cửa ngõ của Khu Kinh tế Dung Quất cũng như của cả khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Lý Sơn nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng và là đảo tiền tiêu của đất nước, có vai trò đảm bảo an ninh chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có nhiều điều kiện để phát triển du lịch và kinh tế biển. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi tại Quyết định số 1915/QĐ-TTg ngày 04/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. 48 2.1.2.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2016 * Số lượng dự án và vốn đầu tư đăng ký: - Khu Kinh tế Dung Quất: Trong giai đoạn 2011 - 2016 tỉnh đã cấp giấy chứng nhận cho 57 dự án, với tổng số vốn đăng ký 60.711,7 tỷ đồng, tương đương với 2,866 tỷ USD. Lũy kế đến cuối năm 2016, tại KKT Dung Quất có 104 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký khoảng 6,585 tỷ USD trong đó có 30 dự án FDI với tổng số vốn hơn 959 triệu USD (thu hồi Dự án Nhà máy thép Quang Lian (03 tỷ USD) và nhiều dự án khác. - Các Khu Công nghiệp Quảng Ngãi: Trong giai đoạn 2011 - 2016 tỉnh đã cấp mới 43 dự án và điều chỉnh vốn cho 20 dự án với tổng số vốn là 3.558,24 tỷ đồng, trong đó cấp mới 07 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và tăng vốn cho 02 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 62,21 triệu USD. Bên cạnh đó tỉnh đã thu hồi Giấy Chứng nhận đầu tư 20 dự án với tổng số vốn thu hồi là 972,56 tỷ đồng (trong đó thu hồi 01 dự án FDI với tổng số vốn thu hồi là 1,2 triệu USD). Theo Phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi: lũy kế đến 31/12/2016 số dự án FDI còn hiệu lực là 41 dự án, tổng số vốn đăng ký 22.477 tỷ đồng, tương đương 1.077 triệu USD. * Cơ cấu theo đối tác: Hàn Quốc và Singapore là hai quốc gia (vùng lãnh thổ) có số lượng dự án đầu tư cũng như tổng số vốn đầu tư vào Quảng Ngãi lớn nhất. Hàn Quốc có tổng số 09 dự án đang hoạt động (đến 31/12/2016) chiếm tỷ trọng lớn nhất (22% số dự án) với tổng số vốn chiếm hơn 53% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh. Số lượng dự án đầu tư của Singapore là 7 dự án với 230,7 triệu USD 49 chiếm 21,42% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn tỉnh. Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp chủ yếu tập trung trong các khu công nghiệp. Bảng 2.1 Cơ cấu thu hút FDI theo đối tác STT Quốc gia Số dự án Số vốn (triệu USD) 1 Trung Quốc 5 69,71 2 Đài Loan 3 37,5 3 Hồng Kông 4 34,8 4 Hàn Quốc 9 579,124 5 Nhật Bản 6 34,016 6 Singapore 7 230,708 7 Khác 8 122,55 Tổng 41 1.077,158 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi) 2.1.3.2. Tình hình sử dụng lao động Năm 2012, tổng số lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn là 84.945 người, năm 2016 đã tăng lên 188.360 người. Trong đó các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 25.551 người năm 2012 lên 116.030 người năm 2016; 50 Bảng 2.2. Số lƣợng và cơ cấu lao động chia theo khu vực ĐV: Người Năm Tổng số Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp Nhà nƣớc Doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc L.Động Tỷ lệ % L.Động Tỷ lệ % L.Động Tỷ lệ % 2012 84.945 25.551 30,1 9.717 11,4 49.677 58,5 2013 98.409 33.080 33,6 9.961 10,1 55.368 56,3 2014 119.881 48.674 40,6 10.007 8,3 61.200 51,1 2015 157.358 72.561 46,1 12.337 7,8 72.460 46,0 2016 188.360 116.030 61,6 12.367 6,6 59.963 31,8 (Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi) 2.1.3.3. Công nghệ và quản lý Công nghệ: lĩnh vực công nghiệp điện tử, số lượng dự án FDI chiếm 13% số lượng dự án với gần 25% tổng vốn đầu tư đăng ký. Từ thực tế: Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; Nhóm lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 45% (2015). Đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 69,6%; cho thấy mức độ lan tỏa, chuyển giao công nghệ vẫn còn thấp. Công nghệ ứng dụng tại các doanh nghiệp FDI được gọi là công nghệ cao chiếm tỷ trọng chưa lớn. Kể từ khi dự án của Khu Công nghiệp Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi đi vào hoạt động đã có tác động lan tỏa đến việc thu hút đầu tư cũng như hình thành các cụm công nghiệp tại tỉnh. Cụ thể, đến nay đã có khoảng 04 doanh nghiệp FDI được thành lập trong các khu công nghiệp tập trung và các cụm công 51 nghiệp nhằm cung cấp các dịch vụ, linh kiện, phụ kiện cho các Công ty trong Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp. Điều đó cũng phần nào cho thấy độ liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn thấp. Trình độ quản lý: Các doanh nghiệp FDI có trình độ quản lý khá hơn các doanh nghiệp trong tỉnh. Hê thống quản lý đươc tổ chức khoa học và bài bản, gọn nhẹ, cụ thể, chi tiết, có quy trình rõ ràng ở tất cả các khâu. Các vị trí công tác được tiêu chuẩn hoá đúng người, đúng việc. Tổ chức văn phòng tinh giảm, tổ chức lao động hợp lý, tổ chức sản xuất khoa học và hiệu suất cao hơn. 2.1.3.4. Sản xuất kinh doanh Từ chỗ có mức đóng góp khiêm tốn: chiếm 12% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh vào năm 2010, trong khi cùng thời điểm khu vực kinh tế trong nước chiếm 52%, đến nay khu vực FDI đã chiếm tỷ trọng lớn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_cac_doanh_nghiep_co_von_da.pdf
Tài liệu liên quan