Luận văn Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành - Bộ xây dựng

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CƠ BẢN

VỀ QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU Tư XÂY

DỰNG. 4

1.1. Những vấn đề cơ bản về Dự án đầu tư xây dựng. 4

1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng. 4

1.1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng. 5

1.1.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng. 6

1.2. Quản lý, QLNN và QLNN đối với dự án đầu tư xây dựng. 11

1.2.1. Quản lý và quản lý nhà nước . 11

1.2.2. Quản lý nhà nước về dự án đầu tư xây dựng . 13

1.2.3. Chức năng của QLNN đối với các dự án đầu tư xây dựng. 15

1.2.4. Nguyên tắc và sự cần thiết của QLNN đối với dự án đầu tư xây

dựng bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước. 16

1.2.5. Phạm vi, công cụ QLNN về dự án đầu tư xây dựng. 19

1.2.6. Nội dung quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng. 22

1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN đối với các dự án đầu

tư xây dựng. 30

1.3. Một số kinh nghiệm QLNN đối với các dự án ĐTXD tại Ban quản

lý dự án của một số địa phương. 34

1.3.1. Đánh giá công tác QLNN đối với các dự án ĐTXD tại Ban quản lý

pdf119 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành - Bộ xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh vực đầu tư, xây dựng đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật. 2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư: Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, giám sát đánh giá đầu tư và kết thúc đầu tư theo quy định pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án: Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo Luật xây dựng và quy định của pháp luật. - Tổ chức, phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án đáp ứng các yêu cầu về tiến độ, chất lượng, hiệu quả và an toàn. - Thực hiện các nhiệm vụ do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện. - Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật. 2.1.2.3. Về cơ cấu tổ chức a) Các đơn vị trực thuôc gồm - Phòng Tổ chức – Hành chính; 45 - Phòng Tài chính – Kế toán; - Phòng Quản lý Hợp đồng; - Phòng Quản lý Thiết kế; - Phòng Quản lý Thi công; Các phòng trực thuộc Ban quản lý dự án có cấp trưởng, một số cấp phó và các viên chức, người lao động, cán bộ chuyên môn. Các phòng trực thuộc Ban quản lý dự án có thể thay đổi cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng trực thuộc Ban quản lý dự án do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định theo đề nghị của Giám đốc Ban quản lý dự án. b) Lãnh đạo Ban quản lý dự án  Ban quản lý dự án có Giám đốc, một số Phó Giám đốc và Kế toán trưởng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái theo quy định của pháp luật;  Giám đốc Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Xây dựng và pháp luật về tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của Ban quản lý dự án theo chức năng nhiệm vụ được giao.  Phó Giám đốc Ban quản lý dự án có nhiệm vụ giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện một hoặc một số lĩnh vực công tác của Ban quản lý dự án và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được phân công phụ trách.  Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án, Giám đốc Ban quản lý dự án có trách nhiệm xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt; xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các bộ phận; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi bộ phận, cá nhân trong Ban quản lý dự án báo cáo Bộ Xây dựng. 46  Giám đốc Ban quản lý dự án quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, luân chuyển, điều động, biệt phái các chức danh cấp trưởng, cấp phó các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật và phân cấp. Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án (Nguồn: Ban QLDA ĐTXD CN - BXD) 2.1.3. Phân công nhiệm vụ Ban quản lý dự án 2.1.3.1. Phân công nhiệm vụ Ban Giám đốc  Quyền và trách nhiệm của Giám đốc, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án được Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt tại Quyết định số 856/QĐ-BXD ngày 26/6/2018.  Giám đốc Ban quản lý dự án là người đứng đầu của Ban quản lý dự án và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Xây dựng về các nhiệm vụ được giao theo chức năng, quyền hạn, quy định của pháp luật. BAN GIÁM ĐỐC BAN QLDA (GIÁM ĐỐC & CÁC PGĐ) P H Ò N G Q U Ả N L Ý H Ợ P Đ Ồ N G P H Ò N G Q U Ả N L Ý T H IẾ T K Ế P H Ò N G Q U Ả N L Ý T H I C Ô N G P H Ò N G T À I C H ÍN H – K Ế T O Á N P H Ò N G T Ổ C H Ứ C – H À N H C H ÍN H 47  Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc trực tiếp chỉ đạo, xử lý thường xuyên trong lĩnh vực công tác được phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc. Phó Giám đốc được sử dụng quyền hạn của Giám đốc trong lĩnh vực công tác được giao nhiệm vụ, phân công hoặc ủy quyền giải quyết công việc và chịu trách nhiệm với Giám đốc, Bộ Xây dựng và pháp luật về quyết định của mình.  Trong phạm vi nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công, Phó Giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn sao:  Chỉ đạo các phòng thuộc Ban quản lý dự án tổ chức xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện; giám sát, đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các phòng được phân công.  Đôn đốc, kiểm tra thường xuyên các phòng của Ban quản lý dự án thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực do mình phụ trách; kịp thời phát hiện, xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hoặc đề nghị Giám đốc trình cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc Giám đốc xem xét, quyết định theo thẩm quyền.  Chủ động giải quyết công việc với cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan. Xem xét, đề ra giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý trong lĩnh vực được phân công.  Kịp thời báo cáo Giám đốc những vấn đề phát sinh, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa Ban quản lý dự án với các tổ chức liên quan và những vấn đề do lãnh đạo cấp trên trực tiếp chỉ đạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.  Không xử lý các công việc ngoài lĩnh vực, nhiệm vụ được Giám đốc phân công trừ trường hợp đặc biệt cần xử lý kịp thời các nhiệm vụ cấp bách.  Phó Giám đốc được phân công phụ trách lĩnh vực nào thì duyệt, ký văn bản thuộc lĩnh vực đó.  Công tác phối hợp điều hành: 48  Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan tới lĩnh vực do Phó Giám đốc khác phụ trách thì các Phó Giám đốc chủ động phối hợp để giải quyết. Trường hợp các Phó Giám đốc có ý kiến khác nhau hoặc liên quan tới lĩnh vực do Giám đốc trực tiếp chỉ đạo thì Phó Giám đốc đang chủ trì, phụ trách giải quyết công việc đó báo cáo Giám đốc xem xét, quyết định.  Trong trường hợp cần thiết, Giám đốc trực tiếp xử lý các công việc đã giao cho Phó Giám đốc, sau đó bộ phận chuyên môn báo cáo lại với Phó Giám đốc phụ trách nhiệm vụ, lĩnh vực đó.  Trong quá trình chỉ đạo, điều hành công việc cụ thể được phân công, Giám đốc, Phó Giám đốc giao nhiệm vụ cho các Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Giám đốc thuộc Ban quản lý dự án; đồng thời thường xuyên đôn đốc, kiểm tra cán bộ thực hiện các nhiệm vụ được giao theo ý kiến chỉ đạo của mình và quy định của pháp luật.  Định kỳ hàng tuần, Giám đốc và các Phó Giám đốc duy trì các cuộc họp giao ban của Ban quản lý dự án. Ngoài ra khi cần thiết có thể chủ động tổ chức họp giao ban, hội ý đột xuất phối hợp để xử lý công việc. Nội dung và thời gian họp giao ban chung hoặc hội ý lãnh đạo Ban quản lý dự án do Giám đốc quyết định. 2.1.3.2. Các đơn vị trực thuộc Ban quản lý dự án gồm Để đảm bảo nhiệm vụ được giao cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án gồm 05 phòng: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Quản lý Hợp đồng; Phòng Quản lý Thiết kế; Phòng Quản lý Thi công; a) Phòng Quản lý Hợp đồng - Công tác quản lý kế hoạch:  Xây dựng kế hoạch hàng năm của Ban quản lý dự án, kế hoạch cho từng dự án và đôn đốc việc thực hiện;  Tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt; 49  Lập báo cáo sơ kết, tổng kết năm, báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về các dự án đầu tư xây dựng. - Công tác quản lý kinh tế, hợp đồng:  Lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; lập hồ sơ năng lực, hồ sơ dự thầu;  Tổ chức lựa chọn nhà thầu; soạn thảo hợp đồng, thương thảo hợp đồng với các đối tác liên quan;  Tổng hợp, theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng, phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý chi phí và xử lý những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng;  Thực hiện công tác thanh toán, quyết toán, thu hồi vốn và thanh lý hợp đồng;  Quản lý, lưu giữ các hợp đồng của Ban quản lý dự án(không bao gồm hợp đồng mua sắm tài sản, công cụ dụng cụ phục vụ công tác quản lý do Phòng Tổ chức - Hành chính lưu giữ);  Là đầu mối giải quyết các công việc với các cơ quan, đơn vị kiểm toán;  Tổng kết, đánh giá kết quả của các hợp đồng kinh tế. - Xây dựng định mức chi phí phục vụ công tác quản lý nội bộ khi Ban quản lý dự án thực hiện các hợp đồng tư vấn. - Tổng hợp, xây dựng và kiểm tra, đôn đốc thực hiện hệ thống các quy trình phục vụ quản lý các dự án đầu tư xây dựng. b) Phòng Quản lý Thiết kế - Quản lý công tác thiết kế và dự toán:  Phối hợp, đôn đốc Tư vấn thiết kế và các đơn vị liên quan thực hiện công tác quy hoạch, khảo sát, thiết kế và dự toán;  Xây dựng tiến độ chung đối với công tác thiết kế, dự toán; đôn đốc các đơn vị tư vấn hoàn thành công tác thiết kế, dự toán theo đúng tiến độ đã được phê duyệt; 50  Quản lý chất lượng thiết kế, dự toán; kiểm soát các thay đổi, điều chỉnh, bổ sung thiết kế và dự toán; việc chấp thuận/ phê duyệt vật tư, vật liệu, thiết bị cho các công trình;  Kiểm tra, đôn đốc công tác thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán;  Kiểm soát Tổng mức đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng;  Tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình;  Là đầu mối liên hệ với các cơ quan chức năng trong việc thoả thuận cấp điện, nước, đấu nối hạ tầng, viễn thông, thẩm duyệt PC&CC, đánh giá tác động môi trường. - Chủ trì tập hợp, kiểm tra các quy trình bảo trì và vận hành công trình. - Tổ chức triển khai ứng dụng BIM và nghiên cứu các đề án, đề tài khoa học - công nghệ trong quá trình quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. - Xây dựng và kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy trình quản lý công tác quy hoạch, khảo sát, thiết kế. c) Phòng Quản lý Thi công - Quản lý tiến độ:  Lập, trình duyệt Tổng tiến độ của dự án;  Kiểm tra tiến độ thi công do nhà thầu lập và đôn đốc thực hiện theo tiến độ thi công được phê duyệt. - Quản lý chất lượng và khối lượng:  Kiểm tra, kiểm soát chất lượng và khối lượng thi công xây lắp; chứng kiến nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc trực tiếp tham gia nghiệm thu khi cần thiết;  Đầu mối giải quyết các đề xuất kiến nghị, của nhà thầu liên quan đến thiết kế, dự toán và các vướng mắc khác trong quá trình thi công. - Quản lý mặt bằng xây dựng các dự án:  Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc lập, phê duyệt phương án và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (bao gồm cả khai quật khảo cổ học, rà phá bom mìn, vật nổ (nếu có)); 51  Phối hợp kiểm tra và quản lý hệ tọa độ, mốc cao độ của công trình;  Kiểm tra Tổng mặt bằng thi công do nhà thầu lập; theo dõi, đôn đốc các đơn vị liên quan tuân thủ Tổng mặt bằng thi công được phê duyệt;  Tổ chức hướng dẫn vận hành, chạy thử, bàn giao công trình và tổ chức công tác bảo hành sau khi bàn giao. - Quản lý công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ tại các công trường. - Là đầu mối giải quyết công việc với Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Hội đồng nghiệm thu cơ sở và các cơ quan chức năng quản lý về chất lượng thi công công trình xây dựng. - Xây dựng và kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy trình quản lý tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường của các dự án đầu tư xây dựng. - Đầu mối liên hệ và kiểm soát chung các công việc trên công trường thực hiện các dự án đầu tư xây dựng do Ban quản lý dự án làm Tư vấn quản lý dự án hoặc nhận ủy thác quản lý dự án. d) Phòng Tài chính Kế toán - Đối với các dự án đầu tư xây dựng:  Lập kế hoạch vốn và phân khai vốn hàng năm;  Liên hệ, làm việc với các cơ quan chức năng trong việc bố trí vốn cho các dự án được giao quản lý;  Quản lý, sử dụng đúng mục đích các nguồn vốn được giao;  Tổ chức công tác hạch toán kế toán theo quy định;  Báo cáo và quyết toán tình hình sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng theo quy định;  Thực hiện kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật. - Đối với kinh phí hoạt động và chi tiêu nội bộ của Ban quản lý dự án:  Xây dựng và theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính; 52  Lập, chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán thu, chi;  Quản lý, sử đúng mục đích và có hiệu quả các nguồn thu;  Tổ chức công tác hạch toán kế toán theo quy định;  Thực hiện kê khai, quyết toán và nộp các khoản thuế của đơn vị theo quy định;  Tham gia mua sắm, kiểm kê, đánh giá lại, thanh lý tài sản cố định, trang thiết bị và văn phòng phẩm. - Là đầu mối giải quyết công việc với Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng và các định chế tài chính khác. - Lập báo cáo tài chính của đơn vị theo quy định. - Xây dựng và kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy định về quản lý công tác tài chính, kế toán, thu - chi nội bộ của Ban quản lý dự án. e) Phòng Tổ chức – Hành chính - Công tác tổ chức - nhân sự:  Nghiên cứu, quy hoạch, đề xuất phương án tổ chức - nhân sự;  Tuyển dụng, tiếp nhận, điều động viên chức, người lao động;  Công tác đào tạo, nâng cao năng lực nhân sự;  Quản lý hồ sơ, lý lịch và thực hiện chế độ, chính sách đối với người làm việc trong Ban quản lý dự án như: Nâng lương, chuyển xếp ngạch, nâng ngạch, nghỉ hưu, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, nghỉ ốm và các chế độ theo quy định;  Là thành viên thường trực của Hội đồng thi đua khen thưởng và kỷ luật, Hội đồng nâng lương; - Công tác hành chính - quản trị:  Quản lý tài sản cố định, trang thiết bị và văn phòng phẩm;  Quản lý hệ thống thông tin liên lạc, mạng và website;  Công tác thông tin về các hoạt động của Ban quản lý dự án; 53  Thực hiện mua sắm, kiểm kê, đánh giá lại, thanh lý tài sản cố định, trang thiết bị và văn phòng phẩm;  Tổ chức, phục vụ các hội nghị, lễ nghi, khánh tiết; thực hiện công tác lễ tân, tiếp khách;  Tổ chức thực hiện công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, viên chức và người lao động;  Thực hiện các thủ tục phục vụ đoàn, cá nhân đi công tác, học tập ở nước ngoài;  Thực hiện công tác phiên dịch;  Thực hiện công tác quản trị văn phòng, công tác bảo vệ trật tự an ninh, an toàn và phòng chống cháy nổ tại trụ sở cơ quan. - Công tác văn thư - lưu trữ:  Tiếp nhận, phân phối các văn bản, hồ sơ, tài liệu đi và đến;  Tổ chức quản lý, theo dõi, lưu trữ các hồ sơ, tài liệu, văn bản;  Kiểm tra thể thức văn bản;  Quản lý, sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật;  Lập kế hoạch làm việc của lãnh đạo Ban quản lý dự án. - Xây dựng và kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy trình, quy định nội bộ trong công tác tổ chức - nhân sự, hành chính - quản trị, văn thư - lưu trữ. 2.1.4. Công tác quản lý các dự án của Ban quản lý dự án từ năm 2015 đến năm 2019 Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, Ban quản lý dự án đã được giao thực hiện quản lý dự án một số các dự án được tổng hợp tại phụ lục kèm theo luận văn này. 2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các dự án đầu tƣ xây dựng tại Ban quản lý dự án Công tác quản lý nhà nước đối với việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án và Bộ Xây dựng được thực hiện như sau: 54 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng Bộ máy quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án là bộ máy quản lý giữa Bộ Xây dựng và đơn vị trực thuộc, quản lý các dự án đầu tư xây dựng được cấp vốn bởi ngân sách của Bộ Xây dựng. Đối với một số dự án do Chính phủ giao Bộ Xây dựng trình Thủ tướng phê duyệt dự án hoặc Thủ tướng ủy quyền cho Bộ Xây dựng phê duyệt dự án. Đối với dự án thuộc vốn ngân sách của Bộ Xây dựng thì Bộ Xây dựng thực hiện vai trò người quyết định đầu tư thực hiện phê duyệt chủ trương, phê duyệt dự án, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Ban quản lý dự án quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, triển khai thực hiện và sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước. Ban quản lý dự án sẽ làm chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư và thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định; tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả; chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, sự đúng đắn, hợp pháp của khối lượng dự án hoặc tiến độ thực hiện khi thanh toán; đảm bảo chính xác, trung thực, hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho Kho bạc Nhà nước và cơ quan chức năng Nhà nước. Ban quản lý dự án là đầu mối làm việc với các cơ quan, tổ chức có liên quan để triển khai thực hiện các dự án. Nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng bao gồm về phía Bộ Xây dựng là Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách, các cán bộ thuộc các Cục, Vụ chuyên môn được cử theo quyết định của Bộ trưởng phân công trực tiếp theo dõi phối hợp với Ban quản lý dự án thực hiện triển khai dự án. Tuy nhiên theo thực tế, mặc dù đã có quyết định thành lập tổ công tác, tổ giúp việc Ban Chỉ đạo tuy nhiên chưa có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm 55 và vai trò của từng thành viên, mặc khác trong quá trình thực hiện một số cán bộ này chuyển công tác, không được bổ sung kịp thời do vậy cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của Dự án. 2.2.2. Phân cấp quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng Bộ Xây dựng phân cấp quản lý nhà nước cho các Cục, Vụ và Ban quản lý dự án để chủ động triển khai phối hợp thực hiện các dự án đầu tư xây dựng như sau: 2.2.2.1. Về tiến độ thực hiện dự án  Ban quản lý dự án tổ chức lập tổng tiến độ thực hiện dự án trình Bộ Xây dựng; tổ chức lập và phê duyệt tiến độ chi tiết cho từng hạng mục, công việc của Dự án, chia ra từng bước thực hiện theo tháng, quý, năm; tổ chức thực hiện tổng tiến độ, tiến độ chi tiết thực hiện dự án đã được phê duyệt.  Cục Quản lý Hoạt động Xây dựng – Bộ Xây dựng (sau đây là Cục QLHĐXD) tổ chức rà soát, kiểm tra tổng tiến độ thực hiện dự án do Ban quản lý dự án lập, trình Bộ Xây dựng phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức kiểm tra việc thực hiện tổng tiến độ của Ban quản lý dự án; kịp thời báo cáo Bộ Xây dựng để chỉ đạo. 2.2.2.2. Về thiết kế kỹ thuật (kể cả điều chỉnh nếu có)  Ban quản lý dự án tổ chức lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật theo Hợp đồng đã ký với đơn vị tư vấn; kiểm tra, tập hợp hồ sơ thiết kế kỹ thuật, báo cáo kết quả thẩm tra (đối với các hạng mục thực hiện thẩm tra), trình Chủ đầu tư; tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế sau khi được phê duyệt.  Cục QLHĐXD chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, trình Chủ đầu tư phê duyệt.  Các Cục, Vụ: Kế hoạch Tài chính, Kiến trúc Quy hoạch, Giám định có trách nhiệm phối hợp trong công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật. 56 2.2.2.3. Về thiết kế bản vẽ thi công (kể cả điều chỉnh nếu có)  Ban quản lý dự án tổ chức lập, thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công theo Hợp đồng đã ký với đơn vị tư vấn; tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công; tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế sau khi phê duyệt.  Cục QLHĐXD tổ chức kiểm tra phê duyệt phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công của Ban quản lý dự án; kịp thời báo cáo Chủ đầu tư chỉ đạo khi cần thiết. 2.2.2.4. Về dự toán xây dựng công trình (kể cả điều chỉnh nếu có)  Ban quản lý dự án tổ chức lập, thẩm tra dự toán (bao gồm cả đơn giá, định mức áp dụng riêng cho công trình) theo Hợp đồng đã ký với đơn vị tư vấn; kiểm tra, tập hợp hồ sơ dự toán, báo cáo kết quả thẩm tra (đối với các hạng mục thực hiện thẩm tra), trình Chủ đầu tư; tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế sau khi được duyệt.  Vụ KHTC chủ trì tổ chức thẩm định dự toán (bao gồm cả đơn giá, định mức riêng áp dụng cho công trình), trình Chủ đầu tư phê duyệt.  Các Cục Kinh tế Xây dựng, QLHĐXD có trách nhiệm phối hợp trong công tác thẩm định dự toán (bao gồm cả đơn giá, định mức riêng áp dụng cho công trình). 2.2.2.5. Về kế hoạch đấu thầu (kể cả điều chỉnh nếu có)  Ban quản lý dự án tổ chức lập kế hoạch đấu thầu đối với các gói thầu thuộc phạm vi Chủ đầu tư thực hiện, trình Chủ đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh giá gói thầu so với kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt nếu có).  Vụ Kế hoạch Tài chính tổ chức kiểm tra, thẩm định kế hoạch đấu thầu do Ban quản lý dự án, các cơ quan khác lập (ví dụ: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội....), trình Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra các căn cứ, điều kiện điều chỉnh giá gói thầu so với kế hoạch đấu thầu đã được duyệt (nếu có), trình Chủ đầu tư quyết định. 57  Cục QLHĐXD có trách nhiệm phối hợp với Vụ KHTC trong công tác kiểm tra, thẩm định kế hoạch đấu thầu. 2.2.2.6. Về công tác lựa chọn nhà thầu a) Đối với các gói thầu lựa chọn hình thức chỉ định thầu  Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt HSYC do đơn vị tư vấn đấu thầu lập; tổ chức phát hành HSYC; tổ chức đánh giá HSĐX và đàm phán về các đề xuất của Nhà thầu theo hợp đồng ký với đơn vị đấu thầu; kiểm tra, tập hợp hồ sơ trình Chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.  Vụ KHTC chủ trì xem xét, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, trình Chủ đầu tư phê duyệt; tổ chức kiểm tra các công việc Ban quản lý dự án thực hiện, kịp thời báo cáo Chủ đầu tư để chỉ đạo khi cần thiết. b) Đối với các gói thầu lựa chọn hình thức đấu thầu  Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm phê duyệt HSMT do đơn vị tư vấn đấu thầu lập, thông báo mời thầu, phát hành HSMT, tiếp nhận HSDT, mở thầu, tổ chức đánh giá HSDT theo hợp đồng ký với đơn vị tư vấn đấu thầu; kiểm tra, tập hợp hồ sơ trình Chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu sau khi được duyệt.  Vụ KHTC chủ trì tổ chức thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, trình Chủ đầu tư phê duyệt; tổ chức kiểm tra các công việc do Ban quản lý dự án thực hiện, kịp thời báo cáo Chủ đầu tư để chỉ đạo khi cần thiết. 2.2.2.7. Về Hợp đồng, điều chỉnh giá Hợp đồng  Ban quản lý dự án tổ chức thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với Nhà thầu; trình Chủ đầu tư phê duyệt nội dung hợp đồng; ký kết hợp đồng với Nhà thầu và tổ chức quản lý thực hiện Hợp đồng; gửi Vụ KHTC, Cục QLHĐXD, Cục KTXD hợp đồng đã ký với Nhà thầu; kiểm tra, tập hợp hồ sơ, báo cáo và trình Chủ đầu tư phê duyệt điều chỉnh giá hợp đồng (nếu có) trong quá trình thực hiện Hợp đồng, bao gồm cả phát sinh khối lượng và điều chỉnh giá hợp đồng. 58  Vụ KHTC tổ chức xem xét, báo cáo Chủ đầu tư phê duyệt nội dung Hợp đồng đối với các gói thầu Ban quản lý dự án trình; phối hợp với Cục KTXD trong việc kiểm tra các căn cứ, điều kiện điều chỉnh giá hợp đồng (nếu có), trình Chủ đầu tư quyết định phê duyệt.  Cục QLHĐXD kiểm tra tiến độ thực hiện hợp đồng đã ký của Ban quản lý dự án, kịp thời báo cáo Chủ đầu tư để chỉ đạo khi cần thiết. 2.2.2.8. Về công tác quản lý thi công xây dựng công trình  Ban quản lý dự án tổ chức thực hiện quản lý và điều hành thi công xây dựng công trình của các Nhà thầu theo quy định hiện hành; quyết định thay đổi phạm vi công việc giữa các nhà thầu và quyết định thưởng, phạt khi cần thiết sau khi có ý kiến chấp thuận của Chủ đầu tư; tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo các quy định hiện hành.  Cục QLHĐXD tổ chức kiểm tra việc quản lý và điều hành thi công xây dựng công trình, kịp thời báo cáo Chủ đầu tư để chỉ đạo khi cần thiết.  Cục GĐNN&CLCTXD hướng dẫn, tổ chức kiểm tra công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình, kịp thời báo cáo Chủ đầu tư để chỉ đạo khi cần thiết. 2.2.2.9. Về công tác nghiệm thu  Ban quản lý dự án tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình theo các quy định hiện hành; chuẩn bị hồ sơ; tài liệu và các điều kiện cần thiết khác cho công tác nghiệm thu; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ Hội đồng nghiệm thu; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và các điều kiện cần thiết khác cho công tác nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng; tổ chức và báo cáo Chủ đầu tư khi nghiệm thu hoàn thành, bàn giao công trình đưa vào sử dụng.  Hội đồng nghiệm thu do Cục GĐNN&CLCTXD chủ trì tổ chức nghiệm thu hoàn thành, bàn giao công trình đưa vào sử dụng; phục vụ các 59 công việc của Hội đồng nghiệm thu; hướng dẫn, kiểm tra công tác nghiệm thu, kịp thời báo cáo Chủ đầu tư để chỉ đạo cần thiết.  Cục QLHĐXD, Vụ KHTC có trách nhiệm phối hợp với Cục GĐNN&CLCTXD trong việc tổ chức nghiệm thu hoàn thành, bàn giao công trình đưa vào sử dụng. 2.2.2.10. Về quy trình bảo trì công trình  Ban quản lý dự án tổ chức quy trình bảo trì theo hợp đồng đã ký với đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu cung cấp thiết bị; tổ chức thẩm tra quy trình bảo trì theo hợp đồng dã ký với đơn vị tư vấn thẩm tra; tổ chức kiểm tra, tập hợp hồ sơ, quy trình bảo trì, trình Chủ đầu tư.  Cục QLHĐXD chủ trì, phối hợp với Cục GĐNN&CLCTXD tổ chức thẩm định quy định bảo trì công trình, trình Chủ đầu tư phê duyệt.  Vụ KHTC có trách nhiệm thẩm tra quy trình bảo trì. 2.2.2.11. Về công tác tạm ứng, thanh toán  Ban quản lý dự án thực hiện tạm ứng vốn cho các nhà thầu, thu hồi vốn theo hợp đồng đã ký; tổ chức kiểm tra, thanh toán, quyết toán cho các nhà thầu theo điều kiện ghi trong Hợp đồng; hàng tháng báo cáo Chủ đầu tư về công tác thanh toán, quyết toán công trình.  Vụ KHTC tổ chức kiểm tra vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_cac_du_an_dau_tu_xay_dung.pdf
Tài liệu liên quan