Luận văn Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI KHU CÔNG

NGHIỆP. 8

1.1. Lý luận chung về khu công nghiệp. 8

1.1.1. Khái niệm về khu công nghiệp .8

1.1.2. Đặc điểm khu công nghiệp.9

1.1.3. Phân loại khu công nghiệp.10

1.1.4. Vai trò của khu công nghiệp đối với nền kinh tế - xã hội .11

1.2. Lý luận chung về quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp. 14

1.2.1. Khái niệm về quản lý nhà nước, quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp.14

1.2.2. Vai trò của Nhà nước trong quản lý khu công nghiệp.15

1.2.3. Nội dung của quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp .17

1.3. Kinh nghiệm một số tỉnh và bài học cho tỉnh Nam Định . 26

1.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh.26

1.3.2. Bài học cho tỉnh Nam Định.32

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG

NGHIỆP Ở NAM ĐỊNH. 37

2.1. Khái quát chung về Nam Định . 37

2.1.1. Điều kiện tự nhiên .37

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .38

2.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 -

2030.39

2.2. Khái quát các khu công nghiệp ở Nam Định .40

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp ở Nam Định. 46

2.3.1. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển

khu công nghiệp ở Nam Định.46

2.3.2. Xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật về QLNN đối với các KCN .53

2.3.3. Xây dựng và thực thi các chính sách về quản lý nhà nước đối với các khu

công nghiệp .57

pdf133 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mô của các KCN cũng vừa phải từ 150 đến 200 ha, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh. Quy hoạch chi tiết KCN: Phê duyệt quy hoạch chi tiết, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN theo quy định thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh trên cơ sở phù hợp quy hoạch chung các KCN. Đến nay, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 6 KCN, làm cơ sở cho công tác thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN; gồm Hoà Xá, Mỹ Trung, Bảo Minh, Thành An, Hồng Tiến. Quy hoạch mặt bằng trong KCN gồm các phần diện tích chính sau: - Diện tích đất cho thuê để sản xuất, kinh doanh chiếm tỷ lệ từ 65% - 70% - Diện tích đất xây dựng các công trình hạ tầng chiếm tỷ lệ từ 10%- 15% - Diện tích trồng cây xanh, mặt nước chiếm tỷ lệ từ 10% - 12 % - Diện tích khu dịch vụ, nhà ở công nhân Đánh giá: Công tác quy hoạch KCN ở tỉnh Nam Định đã được chú trọng. Công tác quy hoạch phát triển KCN ở Nam Định đã có sự kết hợp một cách hữu cơ giữa 3 loại quy hoạch: Quy hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, giữa quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ. Giữa các loại quy hoạch có sự liên hệ với nhau. Từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch KCN có mối liên hệ qua lại, bổ sung cho nhau và hoàn thiện lẫn nhau. Các KCN của tỉnh được thành lập đều phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH và quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm của tỉnh. Tuy nhiên công tác quy hoạch KCN ở Nam Định vẫn còn một số hạn chế như sau: (1) Mặc dù đã có định hướng xây dựng KCN Hoà Xá nhưng do không được quy hoạch sớm và công bố rộng rãi, đến khi triển khai KCN Hoà Xá thì ngành Điện lực đã xây dựng rất nhiều đường dây điện ở các cấp điện áp khác nhau đi qua khu vực KCN, cắt nát không gian, khiến cho việc bố trí mặt bằng trong KCN rất khó khăn và rất lãng phí đo đó phải để lại hành lang các tuyến dây tải điện. Nếu như có quy hoạch chặt chẽ thì không xảy ra điều đáng tiếc này, KCN sẽ đẹp hơn, đất đai được sử dụng hiệu quả hơn, hiệu quả đầu tư KCN cũng cao hơn. Điều này cần rút 52 kinh nghiệm cho những KCN tiếp theo. (2) Công tác quy hoạch KCN Nam Định chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển ngoài hàng rào KCN. Mặc dù KCN Hoà Xá đã đi vào hoạt động nhiều năm nay nhưng công tác quy hoạch đô thị ngoài hàng rào KCN này vẫn chưa được tiến hành, chưa có khu nhà ở cho công nhân, khu vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ... cho người lao động trong KCN. Hầu hết người lao động trong KCN phải thuê nhà ở xung quanh KCN. Và vấn đề này đang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người lao động phải đi thuê ở trọ vì điều kiện nhà trọ rất hạn chế về mọi mặt. (3) Chưa có sự kết hợp tốt giữa quy hoạch phát triển KCN và quy hoạch đô thị. Vị trí đặt KCN Hoà Xá nằm ở phía Tây thành phố Nam Định cạnh quốc lộ 10, cách Trung tâm thành phố Nam Định 3 km về phía Tây. Theo quy hoạch phát triển đô thị thành phố Nam Định thì đến năm 2020, thành phố Nam Định tiếp tục mở rộng về phía Tây và Nam. Như vậy khi đó KCN Hoà Xá sẽ nằm gọn trong lòng thành phố Nam Định. Số liệu thực tế đã chỉ ra rằng có đến 68% doanh nghiệp được hỏi đồng ý với công tác quy hoạch hiện nay phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường và quốc gia. Bên cạnh đó cũng có 20,9% doanh nghiệp không đồng ý với việc quy hoạch trên và có 10,9% ý kiến khác khi đánh giá về quy hoạch các KCN ở Nam Định hiện nay. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang hài lòng với việc quy hoạch các KCN tại Nam Định đem lại cho họ môi trường kinh doanh thuận tiện, phù hợp với nhu cầu về nguồn lực, tài nguyên tại nơi kinh doanh. 53 Biểu đồ 2.1: Đánh giá về quy hoạch các KCN tại tỉnh Nam Định 2.3.2. Xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật về QLNN đối với các KCN Ngoài việc cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và triển khai các quy định, chính sách của Nhà nước, UBND tỉnh Nam Định còn căn cứ vào tình hình thực tế của Thủ đô xây dựng cũng đã có một số cơ chế đặc thù nhằm QLNN các KCN trên địa bàn, cụ thể hóa và ban hành thêm các cơ chế ưu đãi cả về hành chính, tài chính và hỗ trợ phát triển hạ tầng ngoài hàng rào KCN thông qua việc ban hành các Quyết định, Quy chế cho từng trường hợp cụ thể như: - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ đầu tư phát triển KCN, quy chế hoạt động của các KCN Nam Định, quy định và hướng dẫn việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động của KCN tỉnh Nam Định. - Xây dựng và áp dụng một số biện pháp ưu đãi kinh tế xuất phát từ lợi ích của nước nhà và lợi ích lâu dài của nhà đầu tư, bao gồm: (1) Ưu đãi thuế so với doanh nghiệp ngoài KCN và ổn định; (2) Hỗ trợ về tài chính như vay vốn ưu đãi, thuê đất, thuê hoặc mua nhà xưởng với giá thấp, khấu hao tài sản nhanh; (3) Hỗ trợ doanh nghiệp một phần tiền thuê đất, một phần tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; (4) Hỗ trợ xây dựng hạ tầng trong KCN bao gồm hỗ trợ việc đền bù giải 54 phóng mặt bằng, kinh phí san ủi... để giảm giá cho thuê lại đất có hạ tầng; (5) Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; (6) Hỗ trợ chi phí quảng cáo, tiếp thị, vận động xúc tiến đầu tư; (7) Hỗ trợ các doanh nghiệp di dời vào KCN để chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường.... UBND Nam Định đã ban hành quyết định số 25/2005/QĐ-UB ngày 18/2/2005 về việc ban hành quy chế quản lý hoạt động các KCN. Quy chế 25 được xây dựng trên căn cứ pháp lý: + Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996); Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 2000); Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000; Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 + Luật xây dựng năm 2003; Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999; Nghị định số 12/2000NĐ-CP ngày 5/5/2000; Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng + Các dự án đầu tư được thẩm định, phê duyệt, cấp phép xây dựng thực hiện theo quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ + Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996, Nghị định số 92/CP ngày 23/8/1997 về việc ban hành điều lệ quản lý đầu tư xây dựng, Nghị định 36/CP của Chính phủ Ngoài ra sự hỗ trợ của ngân sách (khoảng 1,2 - 1,5tỷ đồng/ha) cho các dự án phát triển KCN là thành tố có vai trò chi phối lớn đối với quy chế 25. Cho đến nay, nhiều văn bản làm cơ sở pháp lý để xây dựng quy chế 25 đã hết hiệu lực; nhiều văn bản mới được ban hành hoặc được điều chỉnh bổ sung như: + Luật đầu tư ngày 29/11/2005, áp dụng cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thực hiện đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam; Nghị định 108/2006/NĐ- CP ngày 22/9/2006; Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 + Luật doanh nghiệp ngày 29/11/2005 + Luật đất đai số 13/2003/QH11; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 28/1/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của luật đất đai + Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 17/6/2003; Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 55 + Luật kinh doanh bất động sản ngày 29/6/2006; Nghị định 153/2007/NĐ- CP ngày 15/10/2007 Ngay từ khi thành lập KCN, UBND tỉnh Nam Định đã có những chủ trương, chính sách nhằm thực hiện khuyến khích, ưu đãi và thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào các KCN của tỉnh. - KCN Hòa Xá thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư theo quyết định số 2816/2011/QĐ-UB ngày 29/11/2011 về việc ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển KCN phía Tây thành phố Nam Định; quyết định số 2702/2014/QĐ-UBND ngày 25/10/2014 về việc quy định chi tiết tiếp tục thực hiện cơ chế khuyến khích đầu tư vào KCN Hòa Xá theo quyết định số 2816/2011/QĐ-UB của UBND tỉnh Nam Định. - Đối với KCN Mỹ Trung, thực hiện theo quyết định số 3074/2015/QĐ- UBND ngày 10/10/2015 của UBND tỉnh Nam Định về việc hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KCN Mỹ Trung do Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam làm chủ đầu tư. - Đối với các KCN khác, các cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư thực hiện theo quyết định số 08/2017/QĐ-UBND ngày 22/5/2017 của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN và đầu tư sản xuất kinh doanh trong các KCN tỉnh Nam Định; quyết định 2169/2014/QĐ-UB ngày 31/8/2014 khuyến khích đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Nam Định đối với Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam; quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 07/10/2017 khuyến khích, hỗ trợ đối với dự án đầu tư có vốn lớn, công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nam Định. Để quản lý phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Nam định, một số chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, thủ tục hành chính đã được thực hiện. Cụ thể:  Ưu đãi về giá thuê đất và miễn, giảm tiền thuê đất Ngoài các quy định của Nhà nước, các Nhà đầu tư có vốn đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định được thuê đất với mức giá thấp nhất trong khung giá các loại đất ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính Phủ, tại địa bàn có dự án đầu tư; được miễn tiền thuê đất trong 10 năm và giảm 50% số 56 tiền thuê đất cho 10 năm tiếp theo. Không thu tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở cho công nhân, đất trồng cây xanh, phục vụ phúc lợi công cộng...  Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp Ngoài các quy định của Nhà nước, các Nhà đầu tư vào các KCN được cấp lại 100% số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp 02 năm và 50% số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm thứ ba kể từ khi Nhà nước đầu tư phải nộp thuế theo luật định.  Ưu đãi về vốn đầu tư - Thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư của tỉnh để thực hiện các ưu đãi khuyến khích đầu tư tại quy định này của UBND tỉnh. - Các dự án đầu tư vào các KCN được ưu tiên bố trí vốn tín dụng ưu đãi theo kế hoạch Nhà nước hàng năm (nếu có nhu cầu vốn đầu tư), hoặc cấp Giấy phép ưu đãi đầu tư để hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo kế hoạch đầu tư hàng năm của địa phương.  Ưu đãi lãi suất vốn vay, lãi suất cho thuê tài chính và phí cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng. - Ưu đãi lãi suất vay vốn và lãi suất cho thuê tài chính: Các dự án đầu tư vào các KCN, khu du lịch được các Ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và cho thuê tài chính với lãi suất giảm từ 5% đến 10% so với lãi suất cho vay vốn và lãi suất cho thuê tài chính đối với khách hàng bình thường. - Ưu đãi phí cung cấp các dịch vụ ngân hàng: các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh thu phí thanh toán qua ngân hàng và các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp với mức thấp nhất trong khung phí hiện hành do ngân hàng cấp trên quy định; miễn thu phí dịch vụ tư vấn vay vốn và tư vấn xây dựng dự án kinh tế khi ngân hàng tư vấn cho doanh nghiệp; giảm từ 10% đến 15% mức phí cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro.  Ưu đãi về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng các KCN Các KCN được ngân sách sách Nhà nước cấp vốn đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào như: giải phóng mặt bằng, đường giao thông, hệ 57 thống cấp điện, thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước và hỗ trợ tối đa 30% kinh phí giải phóng mặt bằng trong hàng rào.  Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương. Trên cơ sở nhu cầu sử dụng lao động, các Nhà đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh được cung cấp lực lượng lao động đã qua đào tạo. Trường hợp các doanh nghiệp có yêu cầu đào tạo nghề cho người lao động của địa phương, được Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí, nhưng mức tối đa không quá một triệu đồng cho một lao động trong cả khoá đào tạo.  Ưu đãi về thông tin quảng cáo Các nhà đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định được giảm 50% phí thông tin, quảng cáo trên Đài phát thanh và truyền hình Nam Định và Báo Nam Định, thời gian 3 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động.  Trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn. Các Sở, Ban Ngành của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và của UBND tỉnh, lập quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, đảm bảo an ninh, trật tự và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh.  Về thủ tục hành chính Thời gian thực hiện việc thẩm định và phê duyệt dự án, thủ tục cho thuê đất, mặt bằng xây dựng, thiết kế kỹ thuật và cấp Giấy phép xây dựng cho các dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định như sau: - Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư: không quá 20 ngày. - Thẩm định và phê duyệt mặt bằng xây dựng: không quá 20 ngày. - Thủ tục cấp đất xây dựng: không quá 30 ngày. - Thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật: không quá 20 ngày. - Thẩm định cấp Giấy phép xây dựng: không quá 20 ngày. 2.3.3. Xây dựng và thực thi các chính sách về quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp 58 Số liệu thực tế từ điều tra doanh nghiệp cho thấy những văn bản liên quan đến luật luôn được các cơ quan có thẩm quyền triển khai đến các chính sách, quy định đối với KCN nơi doanh nghiệp cư ngụ. Cụ thể có tới 53,7% doanh nghiệp được hỏi đồng ý với việc các văn bản được triển khai đến doanh nghiệp, có 37,8% doanh nghiệp nhận thấy bình thường khi được hỏi đến tần suất được trao đổi về văn bản và các chính sách liên quan đến hoạt động KCN tại Nam Định. 8% trong tổng số doanh nghiệp cho rằng hiếm khi họ được tiếp cận đến văn bản, quy định và chính sách của nhà nước, địa phương đối với KCN. Đây là một lưu ý mà các cơ quan chức năng cần phải khắc phục vì chỉ một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp chưa được tiếp cận có nghĩa là rất dễ dẫn đến sai sót trong hoạt động làm ảnh hưởng chính đến các doanh nghiệp trước mắt, sau là ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh tại nơi đây. Biểu đồ 2.2: Tần suất phổ biến luật, chính sách Sau khi được tiếp cận những văn bản luật, tác giả có điều tra số liệu về thời gian mà doanh nghiệp tiếp cận văn bản so với thời điểm bản hành thì được kết quả: 59 Biểu đồ 2.3: Đánh giá công tác triển khai các văn bản luật tới doanh nghiệp Có đến 43% doanh nghiệp đánh giá là họ được tiếp cận nhanh văn bản quy định pháp luật kể từ khi được ban hành. Đây chính là điểm sáng trong việc quản lý thực thi những chính sách, quy định. Cũng có đến 32% doanh nghiệp lại cho rằng tốc độ ấy chỉ ở mức bình thường, thậm chí có 17% doanh nghiệp lại cho rằng chậm và 8% là rất chậm. Các cơ quan quản lý nên lưu tâm điều này vì quá trình triển khai các văn bản, chính sách đến đối tượng liên quan luôn cần phải nhanh gọn để đảm bảo các doanh nghiệp thực hiện đúng theo nghĩa vụ, quyền hạn và chấp hành các quy định của nhà nước. Mặt khác việc triển khai này đôi khi đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, chính vì vậy công tác thực thi các chính sách nên cần được chú trọng hơn. Đối việc quản lý các KCN thì Nam Định dựa trên hệ thống pháp luật gồm: - Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 và Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH1 ngày 29/11/2005; - Luật Xây dựng; - Luật Lao Động; - Luật Môi trường; - Các nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành các Luật trên; - Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ; 60 - Nghị định 108/2006 của Chính phủ; - Nghị quyết số 24 và Nghị quyết số 60/2001/QĐ-UBND ngày 26/6/2001 của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Nam Định - Quyết định số 117/2000/QĐ-UB ngày 20/11/2000 của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành quy định thủ tục, hồ sơ, quy trình phối hơp thẩm định dự án cấp phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép điều chỉnh vào các KCN; - Quy chế phối hợp QLNN đối với các KCN Nam Định (Ban hành kèm theo quyết định số 127/2001/QĐ-UB ngày 29/11/2001 của UBND tỉnh Nam Định; - Quyết định số 152/1998/QĐ-TTg ngày 25/8/1998 của Thủ tướng Chính Phủ về việc thành lập Ban quản lý các KCN Nam Định; - Một số luật khác và quy chế phối hợp QLNN về KCN giữa các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh. Nhìn chung, các văn bản pháp lý nêu trên đã cung cấp khuôn khổ pháp lý khá toàn diện để tiến hành QLNN đối với KCN hướng tới mục tiêu, đường lối và điều kiện đặc thù của Nam Định. Ngoài ra, để thực hiện đồng bộ và hiệu quả hệ thống pháp lý về QLNN ở KCN còn có sự phối hợp của Ban quản lý và các ngành ở các lĩnh vực sau: - Lĩnh vực quản lý đầu tư * Cấp, Điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư + Ban quản lý KCN thực hiện việc đăng ký đầu tư; thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư vào các KCN theo quy định tại điều 39, Khoản 2 điều 81 Nghị định 108/2006/NĐ-CP. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và đầu tư, đồng thời sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp; các thông tin về dự án đầu tư đến các Sở, ban, ngành về tình hình thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư. + Đối với các dự án thuộc diện thẩm tra, Ban quản lý KCN gửi hồ sơ dự án lấy ý kiến các Sở, ban, ngành liên quan làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Các Sở, ban, ngành gửi ý kiến đóng góp bằng văn bản về Ban quản lý trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ban quản lý, quá thời hạn trên 61 không có ý kiến phản hồi coi như chấp thuận dự án. Ban quản lý có trách nhiệm yêu cầu Nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ dự án theo ý kiến đóng góp của các Sở, ban, ngành (nếu có), thực hiện thông tin đến các Sở, ban, ngành việc hoàn thiện hồ sơ của Nhà đầu tư. * Xúc tiến đầu tư + Ban quản lý có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư vào KCN trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện. Chủ trì việc biên tập các tài liệu, thông tin quảng bá giới thiệu về các KCN. Đề xuất các chủ đầu tư hạ tầng KCN, các chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN, tổ chức lấy ý kiến các Sở, ban, ngành liên quan trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Sở Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn Ban quản lý tiếp nhận các dự án đầu tư đúng với định hướng, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT - XH, phát triển công nghiệp của tỉnh. + Các Sở, ban, ngành khác phối hợp với Ban quản lý giới thiệu, tiếp xúc, tiếp nhận các dự án đầu tư đm bảo đúng định hướng, quy hoạch phát triển ngành và KCN. - Lĩnh vực quản lý quy hoạch và xây dựng + Quy hoạch phát triển các KCN: Ban quản lý chủ trì xây dựng đề án quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh theo từng thời kỳ, tham mưu cho UBND tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. + Quy hoạch mở rộng KCN: Ban quản lý đề xuất các KCN đủ điều kiện mở rộng theo đúng quy định. Sở Xây dựng căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển các KCN, có ý kiến tham mưu trình UBND tỉnh quyết định mở rộng KCN. + Quản lý quy hoạch xây dựng KCN: Căn cứ quy hoạch phát triển các KCN đã được phê duyệt, Sở Xây dựng tổ chức lập quy hoạch chung, Ban quản lý tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng KCN và đề xuất khu đất quy hoạch dân cư dịch vụ, các điểm đấu nối hạ tầng kỹ thuật liên kết với KCN để Sở Xây dựng tham khảo chỉ đạo công tác lập quy hoạch xây dựng. Sở Xây dựng chủ trì thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng KCN. Ban quản lý chủ trì thẩm định và phê duyệt việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của các KCN nhưng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đất và cơ cấu quy hoạch KCN; đồng thời sao gửi quyết định điều chỉnh 62 quy hoạch về Sở Xây dựng tổng hợp. + Tổ chức công bố quy hoạch: Ban quản lý hỗ trợ Công ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố có KCN tổ chức công bố quy hoạch xây dựng KCN được duyệt. + Quản lý xây dựng: Các cơ quan QLNN về xây dựng chuyên ngành (Xây dựng, Giao thông vận tải, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn) có trách nhiệm hướng dẫn Ban quản lý quy trình, thủ tục QLNN về xây dựng như: Quản lý chất lượng, hồ sơ thiết kế cơ sở, hồ sơ cấp Giấy phép xây dựng Ban quản lý tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án nhóm B, C hoặc cấp, gia hạn Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình; cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng trong KCN. Gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan QLNN về xây dựng chuyên ngành đối với các công trình xây dựng có liên quan đến các lĩnh vực chuyên ngành. Đối với các dự án nhóm A, Ban quản lý hướng dẫn Chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và gửi hồ sơ đến các cơ quan QLNN về xây dựng chuyên ngành theo dõi. - Lĩnh vực quản lý môi trường + Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định, trình UBND tỉnh cấp phép xả nước thải từ KCN (Công ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN; Doanh nghiệp KCN) vào nguồn tiếp nhận (hệ thống công trình thuỷ lợi) theo quy định. + Sở Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm quản lý chất lượng nước thải, rác thải, chất thải nguy hại, chất thải rắn ra khỏi KCN; phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định; quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường KCN; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường theo thẩm quyền. + Ban quản lý thực hiện công tác quản lý, bảo vệ môi trường theo thẩm quyền và uỷ quyền của UBND tỉnh; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nguồn phát thải trong KCN như: Nước thải, rác thải, khí thải; 63 đôn đốc doanh nghiệp KCN đăng ký chất thải nguy hại, chất thải rắn; phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường giữa các doanh nghiệp KCN và với các tổ chức, cá nhân ngoài KCN. - Lĩnh vực quản lý lao động + Ban quản lý chủ trì, lấy ý kiến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu các KCN trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; thực hiện một số nhiệm vụ QLNN về lao động trong các KCN theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và chỉ đạo của UBND tỉnh. + Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, Ban quản lý tham gia phối hợp: điều tra tai nạn lao động theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật về lao động của các doanh nghiệp trong các KCN; Chỉ đạo và hỗ trợ việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công, lãn công trong các KCN; Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ đề nghị Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết việc doanh nghiệp đưa người lao động đi học tập và đào tạo ở nước ngoài thời hạn trên 90 ngày. - Thực hiện các chế độ bảo hiểm đối với người lao động Ban quản lý phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định: + Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tư vấn và giải đáp các chế độ chính sách của pháp luật về: Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). + Hướng dẫn nghiệp vụ thu BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật; quy trình cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT và công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN. + Giải quyết vướng mắc của người lao động, doanh nghiệp liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. - Công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy + Công an tỉnh có trách nhiệm: Phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh với các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; thực hiện công 64 tác QLNN về an ninh trật theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật Nhà nước; bảo vệ tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và quyền lợi chính đáng của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp KCN; Hướng dẫn, đôn đốc, tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ doanh nghiệp theo đề nghị của Ban quản lý; hướng dẫn xây dựng “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong các doanh nghiệp KCN; Theo đề nghị của cơ quan QLNN về bảo vệ môi trường, chỉ đạo cảnh sát môi trường tham gia phối hợp thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường, đồng thời kiến nghị với cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong KCN theo thẩm quyền. + Ban quản lý có trách nhiệm bố trí cán bộ theo dõi công tác an ninh trật tự, thường xuyên nắm bắt tình hình; phối hợp tham gia với Công an tỉnh công tác tổ chức thành lập, chỉ đạo hoạt động của lực lượng bảo vệ các doanh nghiệp KCN để chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và giải quyết kịp thời các vụ việc xẩy ra. + Quản lý chuyên gia nước ngoài tạm trú tại KCN: Ban quản lý có trách nhiệm xác nhận nhân sự và đề nghị tạm trú tại KCN gửi cho cơ quan Công an để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật. + Công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_cac_khu_cong_nghiep_tren_d.pdf
Tài liệu liên quan