Luận văn Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ

QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI

QUỐC DOANH .9

1.1. Khái quát về doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 9

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 9

1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 10

1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh . 13

1.2. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh . 14

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc

doanh . 14

1.2.2. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp ngoài quốc doanh . 16

1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc

doanh . 17

1.2.4. Phương hướng can thiệp của nhà nước vào thị trường điều tiết

doanh nghiệp . 18

1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc

doanh . 21

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp ngoài quốc doanh . 27

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc

doanh ở một số tỉnh trên cả nước và bài học cho tỉnh Bắc Ninh. 29

pdf104 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp (0,5 - 0,8 m). Sông Thái Bình thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền đông bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5.000 m 3 /s. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình. 38 Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3 - 5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị. Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Sự chênh lệch đạt 15 - 16 °C. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400 - 1.600 mm. Nhiệt độ trung bình: 23,3°C. Số giờ nắng trong năm: 1.530 - 1.776 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 79%. Tài nguyên rừng không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ (317,9 ha) và Tiên Du (254,95 ha). Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thành phố Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn. [31] *Về dân cư Năm 2019, dân số Bắc Ninh là 1.368.840 người, chỉ chiếm 1,4% dân số cả nước và đứng thứ 22/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 676.060 người và nữ 39 692.780 người; khu vực thành thị 376.418 người, chiếm 27.5% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 992.422 người, chiếm 72,5%. Mật độ dân số Bắc Ninh năm 2019 đã lên tới 1,664 người/km², gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.. Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 665.236 người, chiếm 64,93% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 258.780 người, chiếm 25,26% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 100.456 người, tức chiếm 9,8%. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh Năm 1997, khi tái lập tỉnh, Bắc Ninh có cơ cấu nông nghiệp chiếm 45,1%, dịch vụ 31,1%, công nghiệp - xây dựng 23,8%, thu ngân sách 164 tỷ đồng, GDP đầu người 144 USD/năm; có bốn doanh nghiệp FDI với tổng vốn đăng ký 117 triệu USD, kết cấu hạ tầng yếu kém, công nghiệp chỉ có các cơ sở sản xuất nhỏ, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 569 tỷ đồng. Sau năm 1997, kinh tế Bắc Ninh đã phát triển. Giai đoạn 2006 – 2010, GDP tăng trưởng trung bình 15,3% trong đó có năm 2010 tăng trưởng tới 17.86% (cao nhất từ trước tới nay của tỉnh). Năm 2011, kinh tế Bắc Ninh đạt 16,2% - là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Năm 2012, GDP Bắc Ninh tăng trưởng đạt 12,3%.[29] Năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 ước đạt 59,7 nghìn tỷ đồng, tăng 62 % so với năm 2010. Trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất, đạt 89%, chiếm 72% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao (16,24%), GDP bình quân đầu người 2.125 USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; các ngành, lĩnh vực có trình độ chất lượng cao chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Đến nay, trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và dịch vụ chiếm 91,4%, nông nghiệp còn 8,6%. 40 Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 ước đạt 598.770 tỷ đồng, tăng 60,7% so với năm 2012. Khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng, đặc biệt hoạt động ngoại thương có bước "nhảy vọt" với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 68%. Chất lượng tăng trưởng còn thể hiện khi tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn cả năm ước đạt hơn 36.300 tỷ đồng, tăng 11,5%; thu Ngân sách nhà nước ước đạt hơn 11.530 tỷ đồng, tăng 22,1%. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt trên 13.607 tỷ đồng (đứng thứ 9 toàn quốc và thứ 2 khu vực Đồng bằng sông Hồng); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 77,82%; dịch vụ 16,57%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 5,61%. Năm 2012, GDP bình quân đầu người đạt 67,4 triệu đồng/năm (tương đương 3.211 USD) và nằm trong top thu nhập bình quân cao nhất cả nước.[29] Thu Ngân sách nhà nước Bắc Ninh nộp ngân sách lớn thứ 12 cả nước. Năm 2011, ngân sách là 6.800 tỷ, đưa Bắc Ninh lần đầu tiên có khả năng tự cân đối ngân sách và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Năm 2012, Bắc Ninh đã đạt tới 9.068,5 tỷ đồng. Tỉnh Bắc Ninh hiện tại có hơn 600.000 người trong độ tuổi lao động nhưng thiếu lao động có trình độ chuyên môn. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2013 ước tăng 11,8% so với năm trước đó (giá so sánh năm 2010); GRDP bình quân đầu người đạt 68,2 triệu đồng/người/năm (tương đương 3.243 USD). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH): khu vực công nghiệp và xây dựng 74,5%; dịch vụ 19,5%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6%. 41 Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm tính theo giá so sánh 2010 ước 598.770 tỷ đồng, tăng 60,7% so với năm 2012. Khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng, đặc biệt hoạt động ngoại thương có bước "nhảy vọt" với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 68%. Chất lượng tăng trưởng còn thể hiện khi tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn cả năm ước đạt hơn 36.300 tỷ đồng, tăng 11,5%; thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 11.530 tỷ đồng, tăng 22,1%. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2013 ước tăng 11,8% so với năm trước đó (giá so sánh năm 2010); GRDP bình quân đầu người đạt 68,2 triệu đồng/người/năm (tương đương 3.243 USD). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH: khu vực công nghiệp và xây dựng 74,5%; dịch vụ 19,5%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6%. Năm 2013, giá trị sản xuất cả năm (theo giá cố định 1994) ước 180.931 tỷ đồng, tăng 61,1% so với năm 2012 mà nổi bật là khu vực FDI đạt 165.510 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 91,5% và tăng 69,8%; khu vực kinh tế trong nước tuy gặp nhiều khó khăn cũng tăng 3,8%. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại dịch vụ vẫn duy trì ổn định với mức tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước 30.803 tỷ đồng, tăng 17,9% so với năm 2012. Trên lĩnh vực hoạt động ngoại thương, kết quả thật ấn tượng với tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước hơn 23 tỷ USD, đạt 162,3% kế hoạch năm, tăng 68% so với năm 2012; Nhập khẩu ước hơn 21,14 tỷ USD, đạt 165,8% kế hoạch năm, tăng 59,3% (xuất siêu hơn 1,9 tỷ USD)... Tính theo giá hiện hành, GRDP bình quân đầu người đạt 68,2 triệu đồng/người/năm, tương đương 3.243 USD; nếu loại trừ yếu tố nước ngoài, GRDP bình quân là 44,7 triệu đồng, tương đương 2.120 USD. Về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản từ 7,5% năm 2012 giảm xuống còn 6% năm 2013; khu vực công nghiệp và xây dựng từ 73,3% tăng 42 lên 74,5%; dịch vụ từ 19,2% lên 19,5%... Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước thì đây là những kết quả rất đáng phấn khởi, khẳng định sự nỗ lực cố gắng và quyết tâm cao của các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và nhân dân trong tỉnh. Năm 2014, sản xuất công nghiệp: Do khu vực FDI, nhất là Công ty Samsung giảm mạnh nên giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) cả năm ước 576.754 tỷ đồng, đạt 78,5% kế hoạch năm và giảm 4,9% so năm 2013; trong đó, khu vực FDI giảm 5,5%, khu vực kinh tế trong nước từng bước vượt qua khó khăn, tăng 1,3%. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2014 ước tăng 0,2% (giá so sánh 2010) so với năm 2013; trong đó, khu vực dịch vụ tăng 6,1%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,3%. Thu ngân sách của tỉnh Bắc Ninh: tổng thu ngân sách nhà nước ước 12.440 tỷ đồng, đạt 109,7% dự toán năm, tăng 8,6% so năm 2013; chi ngân sách là 10.641 tỷ đồng, đạt 143,9%, tăng 16,1%, trong đó chi đầu tư phát triển là 3.143,5 tỷ đồng, đạt 183,8%, tăng 22,6%. Hoạt động thương mại - dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước trên 34 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8%, đạt 91,5% kế hoạch năm. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành trên 3 nghìn tỷ đồng, tăng 13%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 2,21% so tháng 12/2013. Xuất khẩu hàng hoá ước trên 23 tỷ USD, giảm 12,3%, đạt 88,7% kế hoạch năm. Dịch vụ vận tải tăng khá cao so với năm 2013. Năm 2015, tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 15.050 tỷ đồng, bằng 107,5% dự toán, bằng 118,7% so với năm 2014. Trong đó, thu nội địa ước đạt 10.035 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 4.540 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện là 13.394 tỷ đồng, bằng 146% so với dự toán; trong đó chi đầu tư phát triển ước thực hiện trên 3.784 tỷ đồng. Việc đầu tư từ vốn ngân sách tỉnh đã góp phần lớn trong việc xây mới, nâng cấp, cải tạo 43 hệ thống giao thông, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn và các dự án trọng điểm. Năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt hơn 109 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng đạt 9%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ lệ giá trị khu vực dịch vụ tăng, chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 705 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6%, giá trị xuất khẩu đạt 22,8 tỷ USD, tăng 4,1% tiếp tục khẳng định vị thế trong cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt 5.129 USD/năm. Thu ngân sách tiếp tục hoàn thành vượt kế hoạch năm, đạt 16.835 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 12.151 tỷ đồng, tăng 1.753 tỷ so với năm 2015. Bắc Ninh tiếp tục là 1 trong số 13 tỉnh, thành phố cả nước tự cân đối ngân sách và có điều tiết một phần về Trung ương. Năm 2017, quy mô kinh tế tiếp tục mở rộng, vị thế của Bắc Ninh ngày càng nâng cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 chiếm 3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 19.12 % (kế hoạch đề ra tăng 9,0 - 9,2%) là tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2017. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 75,2%; dịch vụ chiếm 21,8%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 3,0%. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 ước đạt 1.049 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh. Công tác thu hút đầu tư được đẩy mạnh với cơ chế, giải pháp thông thoáng. Bắc Ninh đứng thứ 2 toàn quốc về thu hút FDI với 160 dự án mới và điều chỉnh tăng vốn cho 115 dự án với tổng vốn đăng ký sau điều chỉnh đạt 3,5 tỷ USD. Lũy kế đến nay, tỉnh Bắc Ninh cấp đăng ký đầu tư ước 1.112 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh khoảng 16 tỷ USD. [30] 44 Hoạt động ngoại thương tạo kỳ tích mới với kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên cán mốc gần 30 tỷ USD, chiếm 14,9% xuất khẩu cả nước. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 29,85 tỷ USD, vượt 47,5% kế hoạch và tăng 59,5% và giữ vững vị trí thứ 2 toàn quốc. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước 21.597,7 tỷ đồng, đạt 131,5% dự toán năm, tăng 20,1% so với năm 2016 (tương ứng tăng 3.585 tỷ đồng); trong đó thu nội địa là 16.137 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX đề ra (đến năm 2020, thu nội địa đạt 14.930 tỷ đồng). Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh; các tiêu chí tiếp tục gia tăng, đời sống của nhân dân ở khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt; bình quân số tiêu chí đạt chuẩn là 18,14 tiêu chí/xã, tăng 0,94 tiêu chí. Dự kiến hết năm 2017, có tổng số 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 72,1% số xã, tăng 12 xã so với năm 2016, có 02 đơn vị là huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Công tác cải cách hành chính được thực hiện quyết liệt. Trong năm 2017, tỉnh đã thành lập và đưa Trung tâm hành chính công tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố hoạt động hiệu quả; đồng thời thực hiện giải thể, sáp nhập các đơn vị hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, giảm 11 đầu mối, qua đó, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được phát triển toàn diện. Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chính sách an sinh, phúc lợi xã hội. Công tác giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, năm 2017 giảm hộ nghèo xuống còn 2,5%. Công nghiệp và công nghệ thông tin là động lực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh trong những năm vừa qua. Khi tách tỉnh, 45 Bắc Ninh là một tỉnh thuần nông với nền công nghiệp không đáng kể đa phần là làng nghề. Tuy nhiên hết năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh có quy mô công nghiệp lớn thứ 5 cả nước, thứ 2 miền Bắc và luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong nhiều năm qua. Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 84.884 tỷ đồng (CĐ1994). Động lực cho tăng trưởng công nghiệp của Bắc Ninh tập trung ở các doanh nghiệp công nghệ cao như Samsung, Canon, Nokia. Đến năm 2015, Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện bắc sông Đuống sẽ trở thành các trung tâm công nghiệp của toàn tỉnh và các huyện còn lại ở bờ Nam sông Đuống sẽ là khu vực phụ trợ cho bờ bắc với trung tâm là huyện Thuận Thành sẽ là cửa ngõ tới các tỉnh, thành phố công nghiệp khác như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng qua các tuyến quốc lộ 38, 5A cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. 2.2. Tình hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 2.2.1. Số lượng doanh nghiệp Số lượng doanh nghiệp là một trong những tiêu chí nói lên được tình hình phát triển, tốc độ phát triển và triển vọng của DNNQD trong tương lai. Sự tăng nhanh về số lượng các DNNQD và giữ nhịp độ ổn định qua các năm cho thấy tỉnh Bắc Ninh đã có những chính sách và biện pháp quản lý hiệu quả, tạo động lực và môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập, hoạt động và phát triển. Bắc Ninh là một trong những tỉnh thành có số lượng DNNQD tăng nhanh và tương đối đồng đều trên tất cả các lĩnh vực. Số lượng các DNNQD của tỉnh Bắc Ninh cũng phản ánh xu thế lớn của nền kinh tế nước ta hiện nay đó là sự vươn lên mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân mà đại diện tiêu biểu là DNNQD, đó cũng là kết quả của hàng chục năm thực hiện đổi mới mạnh mẽ trong xúc tiến đầu tư, khuyến khích thành phần kinh tế 46 tư nhân phát triển. Số lượng DNNQD tỉnh Bắc Ninh cũng phần nào phản ánh quy mô kinh tế của tỉnh, khẳng định vị thế một trong những địa phương là đầu tàu kinh tế của đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước. Số lượng các DNNQD của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2019 theo số liệu Niên giám Thống kê các năm được tổng hợp cụ thể trong bảng sau: Bảng 2.1. Số lƣợng doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2019 Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số 2.692 2.986 3.601 3.884 3.943 4.642 6.084 6.375 7.681 DNTN 357 313 350 326 279 269 261 273 230 Công ty TNHH 1.932 2.188 2.710 2.960 3.075 3.663 4.907 5.145 6.343 CTCP có vốn nhà nƣớc 8 9 8 9 10 9 9 9 8 CTCP không có vốn nhà nƣớc 395 476 533 589 579 701 907 948 1.099 (Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh các năm từ 2011 đến 2019) Xét trên tổng số các doanh nghiệp của tỉnh Bắc Ninh cho đến năm 2018 có thể thấy, toàn tỉnh có 7.471 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó DNNQD có 6.375 doanh nghiệp, chiếm 85,3% tổng số doanh nghiệp, đây là một con số khẳng định vị thế kinh tế to lớn của các DNNQD trong bức tranh kinh tế toàn tỉnh, trong đó các doanh nghiệp tập trung lớn ở một số địa bàn quan trọng là các trung tâm kinh tế, công nghiệp của tỉnh như thành phố Bắc Ninh, huyện Từ Sơn, Quế Võ, Tiên Du. 47 2.2.2. Cơ cấu ngành nghề Các DNNQD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hoạt động trên nhiều các lĩnh vực khác nhau với cơ cấu ngành nghề đa dạng, 17 lĩnh vực kinh tế chủ yếu mà các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh bao gồm: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Khai khoáng; Chế biến, chế tạo; Phân phối điện, điều hòa không khí; Cung cấp nước, xử lý rác, nước thải; Xây dựng; Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ; Vận tải kho bãi; Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Thông tin và truyền thông; Hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; Hoạt động hành chính, dịch vụ hỗ trợ; Giáo dục và đào tạo; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; Hoạt động nghệ thuật, vui chơi giải trí. Cùng với xu hướng chung của kinh tế cả nước, cơ cấu kinh tế Bắc Ninh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng khu vực kinh tế nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực thương mại - dịch vụ. Năm 2011, số doanh nghiệp hoạt động nhiều nhất tập trung ở 3 lĩnh vực: chế biến, chế tạo (1.040 doanh nghiệp, chiếm 30%), xây dựng (431 doanh nghiệp, chiếm 12%), Bán buôn, bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ (1.095 doanh nghiệp, chiếm 31%). Đến năm 2019, số lượng doanh nghiệp vẫn tập trung hoạt động nhiều ở 3 lĩnh vực: chế biến, chế tạo (2.793 doanh nghiệp, chiếm 32%), xây dựng (1.160 doanh nghiệp, chiếm 13%), Bán buôn, bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ (2.993 doanh nghiệp, chiếm 34%). Sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng hiện đại của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua có sự đóng góp rất lớn của cộng đồng các DNNQD. 48 Bảng 2.2. Số lƣợng doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2019 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 (1) 503 508 613 500 525 325 41 77 30 (2) 3 1 1 - 1 1 8 9 - (3) 1.040 1.119 1.257 1.479 1.564 1.893 2.336 2.491 2.793 (4) 2 1 2 2 1 1 3 3 5 (5) 11 14 19 29 36 39 47 51 65 (6) 431 442 550 617 626 645 876 934 1.160 (7) 1.095 1.245 1.470 1.565 1.546 1.695 2.312 2.464 2.993 (8) 164 181 217 264 286 312 399 423 420 (9) 28 49 59 77 105 131 209 223 260 (10) 10 13 11 23 25 29 40 43 55 (11) 29 32 32 33 32 33 17 17 24 (12) 37 37 47 57 45 54 98 103 130 (13) 93 100 122 121 143 154 245 261 320 (14) 40 51 66 76 105 114 238 254 288 (15) 10 13 23 32 29 34 44 47 71 (16) 3 3 4 2 2 3 16 17 25 (17) 4 7 11 11 13 15 22 23 26 (18) 18 20 28 22 25 28 29 31 30 Tổng 3.521 3.836 4.532 4.910 5.109 5.506 6.980 7.471 8.695 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh các năm từ 2011 đến 2019) Ghi chú: Ngành nghề kinh doanh: (1) Nông, lâm nghiệp và thủy sản (2) Khai khoáng (3) Chế biến, chế tạo (4) Phân phối điện, điều hòa không khí (5) Cung cấp nước; Xử lý rác, nước thải 49 (6) Xây dựng (7) Bán buôn, bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ (8) Vận tải, kho bãi (9) Dịch vụ lưu trú và ăn uống (10) Thông tin và truyền thông (11) Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (12) Hoạt động kinh doanh bất động sản (13) Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ (14) Hoạt động chính và dịch vụ hỗ trợ (15) Giáo dục, đào tạo (16) Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (17) Hoạt động nghệ thuật, vui chơi giải trí (18) Hoạt động dịch vụ khác. Sự đa dạng trong cơ cấu ngành nghề kinh doanh của DNNQD tỉnh Bắc Ninh cho thấy tỉnh đã và đang hướng tới sự cân đối giữa các ngành nghề, đảm bảo phát triển toàn diện, tập trung chủ lực ở các lĩnh vực có thế mạnh song cũng quan tâm phát triển các ngành nghề mới, các ngành đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao. Cơ cấu ngành nghề đa dạng cho thấy các DNNQD trên địa bàn tỉnh hết sức chủ động, linh hoạt và nhạy bén trong việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh ở những lĩnh vực mới chứa đựng nhiều rủi ro cũng như tiếp tục phát huy được thế mạnh và kinh nghiệm trong những lĩnh vực truyền thống. Trong tương lai cơ cấu ngành nghề của khu vực DNNQD sẽ tiếp tục có sự phát triển theo hướng công nghiệp hóa, nâng cao tỷ trọng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, đây là xu thế tất yếu không thể đảo ngược. 2.2.3. Quy mô lao động Với số lượng doanh nghiệp lớn, cơ cấu ngành nghề đa dạng, các DNNQD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thu hút được số lượng lao động rất lớn. 50 Năm 2011, khu vực DNNQD có 71.199 lao động trên tổng số 155.518 lao động toàn tỉnh thì đến năm 2019 con số đó đã tăng gần gấp đôi lên đến 125.348 lao động trên tổng số 365.046 lao động toàn tỉnh điều đó đã cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của lực lượng lao động trong khối DNNQD, thể hiện rõ vai trò của DNNQD đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người dân trong và ngoài tỉnh. Quy mô lao động không ngừng tăng nhanh qua các năm còn thể hiện tính chất đặc thù của các ngành sản xuất kinh doanh, hiện nay các DNNQD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chủ yếu vẫn hoạt động trên các lĩnh vực cần nhiều lao động như gia công, chế tạo máy, sản xuất đồ gia dụng, chế biến thực phẩm, nông lâm nghiệp và một số ngành nghề truyền thống khác. Quy mô lao động lớn một mặt phản ánh tính chất của các ngành sản xuất một mặt cho thấy lao động trong các DNNQD chủ yếu vẫn là lao động truyền thống, có trình độ tay nghề ở mức trung bình. Đây vừa là thế mạnh song cũng là hạn chế cần khắc phục trong xu thế chung là phát triển các ngành kinh tế có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giảm thiểu lao động phổ thông và lao động có trình độ thấp. Quy mô lao động lớn luôn luôn phải chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và của địa phương. So sánh quy mô lao động giữa các DNNN và DNNQD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh qua các năm có thể thấy, số lượng lao động trong các DNNN đang có xu hướng giảm dần, trong khi đó số lượng lao động ở khu vực DNNQD thì không ngừng tăng lên, thực tế đó thể hiện rất rõ xu hướng chuyển dịch nguồn lao động từ khu vực công sang khu vực tư, thể hiện những thế mạnh nhất định của DNNNQD trong cuộc đua thu hút nguồn nhân lực. 51 Bảng 2.3. Số lƣợng lao động giữa khu vực DNNN và khu vực DNNQD giai đoạn 2011- 2019 Đơn vị: Người Thời gian 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 DNNN 8.210 8.139 7413 7.475 8.550 8.575 5.615 5.850 5.744 DNNQD 71.199 75.602 82.371 87.338 95.606 110.200 118.516 124.442 125.348 Tổng số 155.518 188.060 228.131 251.950 287.425 335.375 405.073 411.826 365.046 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh các năm từ 2011 đến 2019) 2.2.4. Quy mô vốn Trong những năm qua, cùng với những chính sách hỗ trợ và thủ tục pháp lý, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, tỉnh Bắc Ninh cũng đã và đang thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về vay vốn đối với cộng đồng DNNQD, cơ chế vay vốn thông thoáng, thủ tục thanh toán dễ dàng, gọn nhẹ đã giúp cho các DNNQD trên địa bàn chuẩn bị tốt về tiềm lực tài chính, đẩy mạnh tái sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô của doanh nghiệp cũng như không ngừng đa dạng hóa các hàng hóa và dịch vụ. Năm 2011 DNNQD tỉnh Bắc Ninh sở hữu số vốn bình quân là 60.989 tỷ đồng, đến năm 2015 là 97.098 tỷ đồng và đến năm 2019 là 210.664 tỷ đồng. Việc số vốn bình quân không ngừng được tăng cao kết hợp với việc thu hút tốt nguồn lực lao động, gia tăng về số lượng doanh nghiệp tạo động lực tổng hợp thúc đẩy cộng đồng DNNQD phát triển. 52 Bảng 2.4. Vốn bình quân giữa DNNN và DNNQD tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2019 Đơn vị:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_doanh_nghiep_ngoai_quoc_do.pdf
Tài liệu liên quan