Luận văn Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội hiện nay

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .5

5. Phương pháp nghiên cứu .5

6. Ý nghĩa của luận văn .6

7. Kết cấu của luận văn.6

CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ .7

1.1. Những vấn đề lý luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ.7

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ.7

1.1.2. Tiêu chí phân loại DNVVN.7

1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ.11

1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ với phát triển kinh tế xã hội .14

1.2. Những vấn đề cơ bản về QLNN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.19

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm QLNN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.19

1.2.2. Sự cần thiết của QLNN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.22

1.2.3. Nội dung QLNN đối với DNVVN .24

TÓM TẮT CHưƠNG 1.26

CHưƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI DOANH

NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN THÀNH PHỐ

HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013 - 2017.28

pdf102 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng 3144 so với năm 2016 và 8940 tỷ đồng so với năm 2013 (gấp khoảng 1.9 lần). Doanh thu năm 2017 có sự gia tăng mạnh mẽ bởi lúc này các Doanh nghiệp sau cuộc khủng hoảng kinh tế sau quá trình phục hồi đã ổn định sản xuất, mở rộng kinh doanh, năm 2017 cũng được coi là năm các Doanh nghiệp đăng ký mới với tổng vốn đầu tư tăng mạnh do đây là thời điểm có nhiều chính sách ưu đãi được triển khai thực hiện, đặc biệt là sự ra đời của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của các DNVVN, ngay sau khi đi vào hoạt động đã đem lại nguồn thu ổn định. Như vậy loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ của huyện Sóc Sơn các năm gần đây sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp tại địa phương. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mua sắm trang thiết bị, đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanh Bảng 2.7. Tình hình thu ngân sách từ các DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn (2013-2017) Đơn vị: tỷ đồng. Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Đóng góp thuế của DNVVN (tính đến 31/12 hàng năm) 99.8 91.5 113.5 160.5 219.6 (Nguồn: Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn 2017) 42 Hình 2.7. Thu ngân sách từ các DNVVN huyện Sóc Sơn (2013-2017) Qua Bảng 2.7 và Hình 2.7 cho thấy trong năm năm gần đây các DNVVN trên địa bàn huyện đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách huyện nói riêng. Cùng với sự phát triển của số lượng các doanh nghiệp, đóng góp thuế của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2013 – 2017 nhìn chung tăng. So với năm 2013 là 99.8 tỷ đồng thì năm 2017 tăng lên 219.6 tỷ đồng ( tăng hơn 220%). Riêng năm 2014, thu ngân sách nhà nước từ các DNVVN có sự giảm sút bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, các DN gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bởi vậy, Nhà nước đã triển khai nhiều chương trình, chính sách, đặc biệt là về thuế để hỗ trợ các Doanh nghiệp phục hồi để ổn định phát triển. Năm 2017 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện là 620.499 tỷ đồng, như vậy riêng khối DNVVN đóng góp 219.6 tỷ, chiếm 35.4% thu ngân sách toàn huyện. 43 Bảng 2.8. Biến động số lƣợng doanh nghiệp ( 2013-2017) Đơn vị: doanh nghiệp Năm ĐK mới Giải thể Tạm ngƣng hoạt động Chuyển đến Chuyển đi 2013 127 51 96 8 5 2014 137 52 125 10 3 2015 197 57 131 9 5 2016 244 40 127 11 4 2017 355 24 129 12 5 (Nguồn: Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn 2017) Hình 2.8. Biến động số lƣợng doanh nghiệp ( 2013-2017) Theo Bảng 2.8 và Hình 2.8, số Doanh nghiệp giải thể giảm dần số lượng theo các năm, năm 2013 có 51 DN giải thể đến năm 2017 trên địa bàn huyện chỉ còn 24 doanh nghiệp giải thể (giảm 27 doanh nghiệp so với năm 2013). Tuy nhiên, số DN tạm ngưng hoạt động lại tăng từ 2013 là 96 DN đến năm 2017 có tới 129 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động (tăng 33 doanh nghiệp so với năm 2013) do hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, các daonh nghiệp không đủ khả năng để tiếp tục hoạt động đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu ngân sách trên địa bàn huyện. Số DN chuyển đến có sự tăng theo các năm, năm 2013 có 8 DN chuyển đến, đến năm 44 2017 có 12 DN chuyển đến (tăng 4 DN so với năm 2013). Số Lượng DN chuyển đi gần như không có biến động nhiều qua các năm. Như vậy, nhìn một cách tổng quát, trên địa bàn huyện Sóc Sơn, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo Về lao động, hàng năm tạo thêm hàng nghìn lao động mới; góp phần tăng thu nhập cho người lao động,; Số tiền thuế và phí mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nộp cho Nhà nước đã xấp xỉ 2,2 lần sau 5 năm. Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và các chương trình phát triển khác (đầu tư xây dựng, xóa đói giảm nghèo,..). Do vậy, đã tạo tạo ra cơ hội cho dân cư tham gia đầu tư có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm trong dân cư, để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017 Quản lý nhà nước cấp huyện không có chức năng xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật quản lý DNVVN. Trong thẩm quyền của mình, huyện sẽ phối hợp và thực thi các văn bản hướng dẫn của các cơ quan nhà nước cấp trên. Thành phố Hà Nội nói chung và huyện Sóc Sơn nói riêng đã tích cực triển khai thực hiện tốt các văn bản quy định của Quốc hội, Chính phủ, và các Bộ, Ngành: Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định khác như Nghị quyết số 97/NQ-CP của Chính Phủ ban hành chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết 10- NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 97/NQ-CP của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Nghị 45 quyết số 35/NQ-CP về Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/2/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 352/QĐ-TTg của Thủ tướng về viêc thành lập Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế; Quyết định số 1556/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/10/2012 phê duyệt Đề án “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”; Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 05 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thông tư số 119/2015/TT-BTC ngày 12/08/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư số 13/2015/TT-BKHĐT ngày 28/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Danh mục lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ và tiêu chí lựa chọn đối tượng ưu tiên hỗ trợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư số 37/2016/TT-BTC ngày 29/02/2016 của Bộ Tài chính quy định lãi suất cho vay quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 2016; Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 của Bộ Tài chính-Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của Nhà nước như: Chương trình xúc tiến thương mại, các loại quỹ chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin. Năm 2017, Bộ kế hoạch và đầu tư công bố dành 4 chương trình ưu đãi cho các DNVVN trong năm 2017 với tổng vốn lên tới 560 tỷ đồng. Trên cơ sở các văn bản quy định của Quốc hội, Chính phủ, và các Bộ, 46 ngành, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 53/KH-UBND của UBND Thành phố Hà Nội triển khai thực hiện Chương trình hành động số 18- CTr/TU của Thành ủy, các nghị Quyết số 97/NQ-CP, 98/NQ-CP của Chính Phủ thực hiện các nghị quyết của Hội nghị ban chấp hành Trung ương 5 (khóa XII); Chương trình số 03-Ctr/TU ngày 28/6/2016 của Thành ủy về đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 04/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của HĐND Thành phố về Chính sách ưu đãi với tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ tham gia thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô; Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 30/7/2016 của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai Nghị quyết số 19- 2016/NQ-CP ngày 28/4/2016; Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 13/8/2013 của UBND thành phố Hà Nội về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2020; Quyết định số 91/QĐ- UBND ngày 11 tháng 01 năm 2016 của UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội 2016 – 2020; Quyết định 673/QĐ-UBND ngày 24/01/2014 của UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định 2261/QĐ-UBND ngày 25/5/2012 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn 2030; Quyết định 3746/QĐ- UBND ngày 23/7/2009 của UBND Thành phố Về việc quy định cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, bệnh viện, cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO 14000; Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy chế hỗ trợ các Doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu; Quyết định 6109/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND Thành phố về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 02/01/2013 của UBND Thành phố về việc phê duyệt 47 quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1613/QĐ-UBND của UBND Thành phố ngày 08 tháng 4 năm 2016 về việc thành lập ban chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 75/KH- UBND ngày 31/3/2017 của UBND Thành phố về việc phát triển doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố năm 2017; Công văn số 5919/UBND-KT yêu cầu các sở, ban ngành, UBND huyện, huyện, thị xã đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp; Xây dựng đề án hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp của thành phố đến năm 2020; Đẩy mạnh trao đổi hợp tác xúc tiến đầu tư, Việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Sóc Sơn được thực hiện dựa theo quy định của luật pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước nói chung cũng như của thành phố Hà Nội nói riêng. Huyện Sóc Sơn đã công khai các quy hoạch để dân và doanh nghiệp biết để lựa chọn đầu tư như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và công bố các danh mục các dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư, các cơ chế, chính sách của Chính Phủ, Thành phố và của huyện về đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Các quy hoạch, kế hoạch này đã định hướng cho sự phát triển khu vực doanh nghiệp trong đó có DNVVN. Đồng thời, nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội. Huyện Sóc Sơn đã ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho từng năm phù hợp với địa phương và có những chính sách, biện pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Trong đó, việc khuyến khích các DNVVN phát triển là một trong những giải pháp quan trọng nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điều đó, thể hiện những bước chuyển biến mới về nhận thức và hành động của các cấp chính quyền đối với sự phát triển của các DNVVN. Đồng thời, để các DNVVN phát triển đúng định hướng, huyện Sóc Sơn cũng xác định rõ tầm quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước đối với các DNVVN trên địa bàn và triển 48 khai các chính sách cụ thể để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các DNVVN trên địa bàn. Cụ thể: 2.2.1. Ban hành và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, liên quan đến phát triển DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Sóc Sơn là huyện phát triển nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Hà Nội, là 1 trong 5 đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội (Sóc Sơn là đô thị phát triển về công nghiệp và dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái,), khu đô thị Sóc Sơn – trung tâm huyện Sóc Sơn được định hướng phát triển với tính chất là đô thị dịch vụ, gắn với trung tâm dịch vụ cấp vùng, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các Khu công nghiệp. Bên cạnh đó, đô thị vệ tinh Sóc Sơn cũng sẽ được xây dựng là đô thị sinh thái thông qua phát triển các không gian xanh cảnh quan, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng với công viên giải trí, các khu thể dục thể thao, vui chơi giải trí như trường đua ngựa, sân golf Theo quy hoạch, khu đô thị Sóc Sơn như là hạt nhân và là động lực phát triển cho toàn huyện Sóc Sơn, đáp ứng yêu cầu giãn dân, giảm tải cho khu vực trung tâm, hình thành các trung tâm dịch vụ gắn với công nghiệp sạch Đặc biệt, là tiền đề tốt trong việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Sóc Sơn, từ đó thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển xứng tầm là cửa ngõ phía Bắc Thủ đô, đầu mối giao thông quan trọng của Quốc gia và của vùng. Theo đó, cùng với Thành phố huyện Sóc Sơn đã Ban hành Kế hoạch về việc phát triển doanh nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2017; Tổ chức thực hiện Quyết định số 14/QĐ-UBND của UBND Thành phố về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện; Quyết định số 91/QĐ-UBND của UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội 2016 – 2020; Quyết định 2261/QĐ- UBND của UBND Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn 2030; Với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Sóc Sơn đã tổ 49 chức thực hiện và vận dụng sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Đảng và nhà nước, kết quả là: Theo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Kinh tế - xã hội năm 2017 của UBND huyện Sóc Sơn: “Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn toàn huyện tăng 10.37%, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Kế hoạch năm 2017 là 10% - 10.5%, CN, XD tăng 9.8%, DV tăng 12.5%; Nông, lâm , thủy sản tăng 2-3%). Trong đó, công nghiệp và xây dựng tăng 11.09%, dịch vụ tăng 12.76%, nông – lâm – thủy sản tăng 2.66%. Cơ cấu kinh tế do huyện quản lý chuyển dịch tích cực và đúng hướng (Cơ cấu kinh tế công nghiệp và xây dựng – Dịch vụ - Nông nghiệp năm 2016 là: 55.26% - 32.99% - 11.57%; năm 2017 là: 54.15% - 34.96% - 10.89%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 39.5 triệu đồng/người/năm, tăng 12.9% (năm 2016 là 35 triệu đồng/người/năm)”. Sự phát triển của các khu – cụm công nghiệp, số lượng các DNVVN không ngừng tăng góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn trong và ngoài huyện. Hệ thống kết cấu hạ tầng được cải tạo và nâng cấp từng bước: Riêng trong năm 2017 cấp phép xây dựng 64 công trình, thẩm định 175 công trình, nghiệm thu đưa vào sử dụng 45 công trình đảm bảo quy định. Phối hợp với Sở giao thông vận tải thực hiện rà soát, duy tu, sửa chữa các tuyến đường do huyện quản lý, tổ chức lắp đặt, thay thế các biển báo, xây rãnh thoát nước, với tổng giá trị hơn 5 tỷ đồng. Phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng các đề án phân khu đô thị Sóc Sơn, 2.2.2. Ban hành chính sách và thực thi chính sách liên quan đến phát triển DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn Chính sách đầu tƣ Với vị trí, vai trò là là đô thị phát triển về công nghiệp và dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, các khu công nghiệp sạch, trung tâm y tế, khu đại học tập chung, khai thác tiềm năng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, hành lang kinh tế xuyên Á Côn Minh – Hà Nội – Quảng Ninh và vùng cảnh quan núi Sóc và chân núi Tam Đảo, huyện tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của Thành phố; Thành phố Hà Nội nói chung và huyện Sóc Sơn nói riêng đã xác định, một trong 50 những giải pháp quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát riển kinh tế - xã hội trong thời gian tới là cải thiện môi trường đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó, tập trung huy động thu hút nhà đầu tư phát triển các khu kinh tế, các khu - cụm công nghiệp hiện có; ưu tiên các dự án đầu tư có quy mô lớn, ít thâm dụng lao động, sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, tạo giá trị gia tăng cao và thân thiện môi trường. Ngoài ra, các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sạch, các tập đoàn đa quốc gia đang là đích ngắm của Thủ đô. Năm 2014, huyện Sóc Sơn đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các khoản vay trung và dài hạn (từ 1 năm trở lên) bằng VND của Thành phố Hà Nội cho các doanh nghiệp có trụ sở chính ở huyện, sử dụng nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư mới, đầu tư chiều sâu, mở rộng dự án, đổi mới công nghệ, thiết bị,.. với mức hỗ trợ lãi suất là 0.2%/tháng. Chính quyền nói chung và huyện Sóc Sơn nói riêng cam kết sẽ không ngừng tạo lập môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch, phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế. Thực hiện các giải pháp để hỗ trợ, giải quyết vướng mắc cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư kinh doanh, làm ăn lâu dài tại Sóc Sơn. Với những nỗ lực tạo môi trường kinh doanh tốt nhất, huyện Sóc Sơn hy vọng sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư vào các dự án trọng điểm, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển tương xứng với vị thế của mình. Trong 5 năm từ 2013 hàng trăm dự án đầu tư được triển khai và đưa vào sử dụng tại huyện Sóc Sơn như: Khu du lịch đền Sóc; Sân Golf Legend Hill Sóc Sơn, Hà Nội Golf Club, Khu du lịch Sinh thái Thiên Phú Lâm, xây dựng nhà ga T2 sân bay Nội Bài, mở rộng Khu công nghiệp Nội Bài; các dự án đang được triển khai như: Dự án khu nghỉ dưỡng thung lũng xanh, khu du lịch sinh thái Hồ đồng quan, Chính sách thuế Năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Năm 2015, chính sách thuế tiếp tục được triển khai theo hướng hỗ trợ thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất 51 kinh doanh thông qua Nghị định 12/2015/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn với các ưu đãi thuế, về điều kiện, thời gian ưu đãi thuế rõ ràng, minh bạch và tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, ngày 12/6/2017 Quốc Hội đã thông qua Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thời hạn mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Thời gian qua, cùng với Thành phố, UBND huyện Sóc Sơn, Chi cục thuế huyện Sóc Sơn, phối hợp với các ngân hàng đã triển khai nhiều chương trình, giải pháp hỗ trợ, giúp doanh nghiệp sớm được hưởng chính sách ưu đãi, tổ chức các cuộc đối thoại doanh nghiệp nhằm kịp thời giải đáp những vướng mắc của doanh nghiệp, đảm bảo việc các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, Chi cục thuế huyện Sóc Sơn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính thuế; tăng cường phối hợp với các ngành chức năng để tìm giải pháp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn ổn định sản xuấtnên Chi cục thuế huyện Sóc Sơn đã hoàn thành vượt mức dự toán thu được giao. “Năm 2017, tổng số thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt trên 620.499 tỷ đồng (bằng 157% dự toán TP giao, đạt trên 136% dự toán huyện giao và tăng 33% so với cùng kỳ năm 2016). Trong đó, tổng thu ngân sách do Chi cục thuế Sóc Sơn thực hiện đối với DNVVN đạt 219.6 tỷ đồng (chiếm 35.4% thu ngân sách toàn huyện” [26, tr.5]. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, do bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố như suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể... nhưng nhận được sự hỗ trợ về chính sách có nhiều doanh nghiệp đã khắc phục khó khăn, biến thách thức thành cơ hội phát triển, sản xuất kinh doanh hiệu quả, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động và chấp hành tốt chính sách thuế, tiêu biểu như: Công ty TNHH Cường Lập, Công ty cổ Phần Dinh Dưỡng Việt Tín, Công ty TNHH thương mại và xây dựng Thành Đạt, Công ty cổ phần công nghiệp hậu cần phía Bắc, Công ty cổ phần Dịch Vụ Sân Bay, Công ty TNHH Đoan 52 Phong, Công ty cổ phần phát triển liên doanh Việt Nhật, Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Tổng Hợp Vĩnh Hưng, Công ty TNHH Thương Mại Nam Hưng, Công ty Cổ Phần Xuân Sơn, Hợp tác xã vận tải Nội Bài, Công ty TNHH Thương mại & sản xuất Quang Thái...vv Chính sách tín dụng UBND huyện Sóc Sơn đã triển khai tới toàn bộ các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 20/5/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về thực hiện Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp với mục đích: Gắn kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng thương mại dưới hình thức ký kết hỗ trợ vốn vay, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Huyện Sóc Sơn đã tổ chức đối thoại doanh nghiệp. Theo đó, các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện nhiều đợt cắt giảm lãi xuất. Hàng loạt các ngân hàng như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) đã phát thông báo giảm lãi suất và áp trần lãi suất cho vay với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Đặc biệt, Ngân hàng Vietcombank hạ lãi suất cho vay trung hạn và dài hạn cho các doanh nghiệp . Theo đó, các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh vay vốn trung và dài hạn sẽ được hưởng gói lãi suất ưu đãi (tối đa 10% một năm) trong thời gian một năm. Tương tự như vậy, BIDV, VietinBank, Vietcombank cũng thông báo hạ lãi suất cho vay trung và dài hạn cho doanh nhiệp về tối đa 10% một năm. Riêng BIDV, lãi suất cho vay ngắn hạn cũng giảm nhẹ (giảm 0,5%) nhưng chỉ áp dụng cho khách hàng tốt, vay vốn để sản xuất kinh doanh. Ngân hàng TPBank cũng công bố cho vay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay vốn và sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng này và các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ với mức lãi suất rất ưu đãi từ 6,9%/năm. Đối tượng được hưởng ưu đãi là các doanh nghiệp. Sau khi triển khai, quyết định vừa ra đã nhóm lên hy vọng cho rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện đang vất vả chống đỡ với cơn bão chi phí vốn cao và hàng tồn kho lớn. 53 Cải cách thủ tục hành chính Thời gian qua, cải cách thủ tục hành chính của huyện Sóc Sơn đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện và thu hút đầu tư. Thực hiện cải cách hành chính, các cấp, các ngành huyện Sóc Sơn đã rà soát và niêm yết công khai các thủ tục hành chính, hoàn thành cơ chế một cửa, một cửa liên thông về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Theo báo cáo cải cách hành chính năm 2017 của UBND huyện Sóc Sơn: “Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến đã đạt trên 96% (trong đó 20 xã đạt 100%). Việc tổ chức tiếp nhận và trả kết quả 3.779 thủ tục hành chính cho công dân, tổ chức, doanh nghiệp được các đơn vị của huyện đảm bảo đúng quy định, không có hồ sơ chậm, muộn”. Cùng với đó, huyện Sóc Sơn đã hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh, xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 12 phòng chuyên môn trực thuộc cho phù hợp. Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các bộ phận, đầu mối trực thuộc từ thành phố đến cấp huyện, xã đảm bảo nguyên tắc “một đầu mối – một việc xuyên suốt”. Trong công tác hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, đến hết năm 2017: “Huyện đã cắt giảm số văn bản hành chính doanh nghiệp từ 115 thủ tục xuống còn 28 thủ tục (giảm được 87 thủ tục cần kê khai). Cùng với việc giảm thủ tục hành chính doanh nghiệp, chỉ tiêu trên tờ khai, biểu mẫu cũng giảm 82% và quy trình, thao tác thực hiện các thủ tục hành chính giảm 78%. Qua đó, đã tiết giảm thời gian đi lại cho các doanh nghiệp từ 335 giờ/năm xuống chỉ còn 45 giờ/năm (giảm 290 giờ/năm). Cùng với đơn giản hóa thủ tục hành chính, cơ quan thuế huyện Sóc Sơn đã thực hiện rà soát và kiến nghị với Cục Thuế TP Hà Nội bãi bỏ 5 thủ tục, đơn giản hóa 6 thủ tục. Đến nay, đã có 1.278 doanh nghiệp được hướng dẫn, thực hiện đăng ký kê khai thuế điện tử (đạt 95% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện). Trong đó, đã có 1.253 doanh nghiệp (chiếm 96% tổng số doanh nghiệp) đăng ký nộp thuế điện tử” [2, tr.3]. Ngo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_doanh_nghiep_vua_va_nho_tr.pdf
Tài liệu liên quan