MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. 8
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN. 8
1.1. Một số khái niệm liên quan. 8
1.1.1. Khái niệm việc làm và tạo việc làm. 8
1.1.2. Khái niệm thanh niên và thanh niên nông thôn . 11
1.3. Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. 15
1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về giải quyết việc làm. 15
1.3.2.Vai trò của quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm cho thanh niên
nông thôn. 18
1.3.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với việc làm cho thanh niên nông thôn
. 20
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm cho thanh niên
nông thôn. 25
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm cho thanh
niên nông thôn của một số địa phương . 25
1.4.2. Một số bài học rút ra cho Thái Nguyên về quản lý Nhà nước đối với
giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn . 27
Tiểu kết chương 1. 30
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THÁI NGUYÊN . 31
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở tỉnh Thái Nguyên có ảnh hưởng đến
công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn 31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ở tỉnh Thái Nguyên . 31
102 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đó, có 219 cơ sở
y tế nhà nƣớc và 310 cơ sở y tế ngoài nhà nƣớc), với 4.525 giƣờng bệnh, cán
bộ ngành y là 4.128 ngƣời, cán bộ ngành dƣợc là 787 ngƣời, tỷ lệ trung bình
bác sĩ là 10,7/1 vạn dân. Nhìn chung, chất lƣợng khám chữa bệnh cho nhân
dân đƣợc nâng lên, nhƣng cơ sở trang thiết bị, máy móc, số lƣợng bác sĩ, nhất
là bác sĩ ở vùng sâu vùng xa, khó khăn trong tỉnh còn thiếu nhiều và đầu tƣ
còn chƣa đồng bộ. Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2013, số lƣợng
hộ nghèo toàn tỉnh còn 35.358 hộ (chiếm 11,6%), hộ cận nghèo là 35.023 hộ
(chiếm 11,49%)
Tình hình dân số và lao động của tỉnh đƣợc thể hiện qua bảng 2.1. Tốc
độ phát triển bình quân về tổng số nhân khẩu giai đoạn 2012 – 2014 đạt
101,4%. Nếu xét về giới tính thì cơ cấu giới tính trong dân số của tỉnh khá
cân đối, năm 2014 dân số nam chiếm 49,29%, dân số nữ chiếm 50,71%.
Nhƣng tỉ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn rất cao so với khu vực thành thị
(chiếm tỉ lệ khoảng 70%), tuy nhiên mức độ tăng về nhân khẩu ở khu vực
thành thị tƣơng đối nhanh (bình quân 4,31%). Năm 2014 dân số khu vực
thành thị là 30,32%, dân số khu vực nông thôn chiếm 69,68%. Xét về lao
động thì lao động nữ có tỉ lệ cao hơn lao động nam, năm 2014 lao động nữ
chiếm 50,12%, lao động nữ chiếm 49,88%, điều này cũng khẳng định là một
bộ phận khá lớn dân số nam ngoài độ tuổi lao động.
38
Bảng 2.1 Tình hình dân số và lao động tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu
2012 2014 Tốc độ
phát triển
BQ (%)
Số lƣợng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số lƣợng
(người)
Cơ cấu
(%)
I. Tổng số nhân khẩu 1.149.083 100,00 1.173.000 100,00 101,04
1. Theo giới tính
- Nam 566.415 49,29 578.172 49,29 101,03
- Nữ 582.668 50,71 594.711 50,71 101,03
2. Theo khu vực
- Thành thị 326.897 28,45 355.654 30,32 104,31
- Nông thôn 822.186 71,55 817.346 69,68 99,71
II. Tổng số lao động 708.200 100,00 725.000 100,00 101,18
1. Theo giới tính
- Nam 352.600 49,81 361.630 49,88 101,27
- Nữ 355.700 50,19 363.370 50,12 101,07
2. Theo khu vực
- Thành thị 161.400 22,83 165.807 22,87 101,36
- Nông thôn 546.800 77,17 559.193 77,13 101,13
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2015)
Qua bảng trên cho thấy : Tổng số lao động toàn tỉnh giai đoạn 2012 –
2014 tăng bình quân 1,18%. Sự khác biệt về lao động còn thể hiện ở thành
thị và nông thôn, năm 2014 lao động thành thị là 22,87%, trong khi đó lao
động nông thôn là chủ yếu chiếm 77,13%. Đây là một khó khăn lớn cho việc
chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Cũng nhƣ toàn quốc, Thái Nguyên có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao
động từ 15 đến 60 là 779.261 ngƣời, chiếm 69,38% tổng dân số. Nhóm tuổi
dƣới 15 có 249.001 ngƣời, chiếm 22,17% tổng dân số còn nhóm ngƣời trên
60 tuổi có 94.854 ngƣời, tức chiếm 8,45%.
39
2.1.3.Đánh giá những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng
đến công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên nông
thôn
2.1.3.1.Những thuận lợi
Một là: Thái Nguyên có vị trí địa lý và hệ thống đƣờng giao thông rất
thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo, trao đổi hàng
hoá nhanh chóng, thuận tiện, chuyển giao khoa học - kỹ thuật - công nghệ,
học hỏi kinh nghiệm thực tế, kết nối du lịch vùng miền giữa các tỉnh đồng
bằng sông Hồng và Hà Nội với các tỉnh miền núi trung du miền núi phía Bắc.
Vì vậy, cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động trong tỉnh.
Hai là: Thái Nguyên có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm,
góp phần phát triển ngành công nghiệp luyện kim, gang thép, sản xuất vật liệu
xây dựng, phát triển giao thông vận tải sẽ thu hút đƣợc nhiều việc làm với
những ngành nghề phù hợp trình độ của ngƣời lao động trong tỉnh. Ngoài ra,
tỉnh còn có rất nhiều lợi thế về tiềm năng phát triển du lịch đa dạng, phong phú
trên các lĩnh vực nhƣ: du lịch sinh thái, văn hoá, đặc biệt là du lịch thăm di tích,
căn cứ địa cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
Thứ ba: Thái Nguyên có nguồn lao động trẻ rất lớn và chủ yếu đƣợc đào
tạo với nhiều ngành nghề ở địa phƣơng. Bởi vì, hiện nay tỉnh là trung tâm đào
tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ lớn nhất của vùng trung du miền núi phía
Bắc, đảm bảo chất lƣợng nguồn lao động phục vụ phát kinh tế - xã hội cho
Thái Nguyên cũng nhƣ cả nƣớc. Đây là một lợi thế của tỉnh để cung cấp,
tuyển chọn đƣợc nguồn lao động ngày càng có chất lƣợng, trình độ chuyên
môn, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp
Thứ tư: Hiện nay, Thái Nguyên cũng đã và đang tiếp tục quan tâm đến
xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách theo hƣớng cởi mở, thông thoáng và
đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhằm thu hút những doanh
nghiệp, công ty trong nƣớc và nƣớc ngoài đầu tƣ vào tỉnh để sản xuất kinh
doanh. Trên thực tế, đã thu hút đƣợc ngày càng nhiều dự án với quy mô lớn,
40
điển hình là dự án của Tập đoàn Samsung - Hàn Quốc khởi công xây dựng tổ
hợp khu công nghệ cao tại Yên Bình, Phổ Yên, Thái Nguyên (3/2013) với đầu
tƣ hơn 2 tỷ USD Mỹ, thu hút khoảng 10.000 lao động đến năm 2015 và 30.000
lao động đến năm 2018, mức thu nhập trung bình khoảng 6,5 triệu
đồng/ngƣời/tháng góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho cho
ngƣời lao động, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Thứ năm: Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên khá dồi dào, với nhiều
loại đất khác nhau, rất thuận lợi cho việc phát triển ngành chăn nuôi, trồng
trọt với những cây trồng, vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, phát
triển theo mô hình kinh tế hộ gia đình hay kinh tế trang trại đạt hiệu quả cũng
cần nhiều yếu tố khác (vốn, khoa học kỹ thuật, thị trƣờng tiêu thụ), không
chỉ có nhiều đất đai, mặc dù nó là yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp rất
quan trọng.
2.1.3.2. Những khó khăn
Thứ nhất: Do đặc điểm vị trí địa lý của tỉnh miền núi, nên gặp rất nhiều
khó khăn trong việc quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các xã đặc
biệt khó khăn. Bên cạnh đó, việc thu hút vốn đầu tƣ sản xuất kinh doanh vào
các huyện vùng xâu vùng xa (Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lƣơng, Định Hoá) thời
gian qua rất ít, mà chủ yếu tập trung ở thành phố Thái Nguyên, thị xã sông
Công, huyện Phổ Yên. Chính vì vậy, đã tạo ra khoảng cách chênh lệch về
trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các huyện trong tỉnh.
Thứ hai: Nhìn chung, tỉnh còn thiếu vốn đầu tƣ phát triển sản xuất, trình
độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, năng suất lao động còn thấp, chất lƣợng
sản phẩm chƣa cao, chƣa tạo ra sản phẩm đặc thù, đột phá mang lại giá trị
kinh tế cao, sức cạnh tranh trên thị trƣờng còn thấp, tốc độ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế còn chậm, nhất là cơ cấu ngành, khả năng tích luỹ còn hạn chế, chƣa
đầu tƣ phát triển kinh tế theo chiều sâu mà chủ yếu còn theo chiều rộng.
Thứ ba: Tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhƣng chƣa quy hoạch, dự báo,
thăm dò, khai thác, sử dụng một cách hợp lý, còn lãng phí, không hiệu quả,
41
công tác quản lý, xử lý còn chƣa chặt chẽ, nghiêm minh khi phát hiện ra
những sai phạm.
Thứ tư: Dân số phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành phố;
trình độ dân trí thấp và có sự chênh lệch lớn giữa các huyện trong tỉnh, giữa
khu vực nông thôn, miền núi, vùng xa với khu vực thành thị, trung du, xung
quanh khu vực thành phố Thái Nguyên.
Thứ năm: Nhìn chung, trình độ phát triển của lao động là thanh niên trong
tỉnh còn thấp, thiếu hụt đội ngũ lao động có năng lực chuyên môn, kỹ thuật,
cán bộ quản lý giỏi, đặc biệt là lao động trong các ngành nhƣ: bác sĩ, kỹ sƣ
nông nghiệp, công nghệ thông tin Mặc dù, tỉnh là một trong những trung
tâm lớn cả nƣớc về giáo đục dào tạo, nhƣng chƣa tận dụng đƣợc những sinh
viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ra trƣờng làm việc tại tỉnh, hơn nữa số lao
động có trình độ tay nghề thấp cũng đã đƣợc đào tạo lại, nhƣng chỉ đáp ứng
đƣợc một phần yêu cầu công việc. Đây là một trong những khó khăn lớn của
tỉnh nhằm đáp ứng nhiệm vụ, chiến lƣợc, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thứ sáu: Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong tỉnh vẫn còn cao (chiếm
22%). Đây là một thách thức lớn đối với các cấp, ban ngành, chính quyền địa
phƣơng. Vì vậy, cần có những biện pháp tích cực, khả thi, triển khai đồng bộ
và phối hợp từng bƣớc giải quyết để giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống
nhân dân.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với giải quyết việc làm cho
thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 đến nay
2.2.1. Thực trạng ban hành, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm
pháp luật về việc làm
2.2.1.1.Hệ thống cơ chế, chính sách và các văn bản pháp lý liên quan
đến đề án giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn:
Thực hiện Đề án của Thủ tƣớng Chính phủ, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân,
Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành liên quan
42
đến nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên đặc biệt là thanh niên nông thôn
nhƣ:
- Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 02 Nghị quyết, gồm:
Nghị quyết số 34/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 về việc thông qua
Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
Nghị quyết số 13/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 về việc thông qua
Đề án Quy hoạch mạng lƣới cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- UBND tỉnh đã ban hành 15 Quyết định, 02 kế hoạch triển khai Đề án,
gồm:
Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 08/5/2010 Triển khai Đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-
TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.
Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 31/12/2012 thực hiện Quyết định số
294/QĐ-BNV ngày 03/4/2012 của Bộ Nội vụ, ban hành Kế hoạch triển khai
đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg
ngày 27/11/2009 của Thủ tƣờng Chính phủ giai đoạn 2012-2015.
Quyết định số 1043/QĐ-UBND ngày 07/5/2010 thành lập Ban chỉ đạo
Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm
2020”.
Quyết định số 1495/QĐ-UBND ngày 01/7/2010 ban hành Quy chế làm
việc của Ban chỉ đạo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020”.
Quyết định số 2355/QĐ-UBND ngày 12/10/2010 về việc phân bổ kinh
phí dạy nghề thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.
Quyết định số 2357/QĐ-UBND ngày 12/10/2010 ban hành quy định
mức hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của
Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.
43
Quyết định số 1016/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 về giao nhiệm vụ, kế
hoạch vốn Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Chƣơng trình 134 kéo dài tỉnh
Thái Nguyên năm 2011.
Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 của UBND tỉnh Phê
duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm
2020.
Quyết định số 1113/QĐ-UBND ngày 31/5/2012 về giao nhiệm vụ, kế
hoạch vốn Chƣơng trình mục tiêu quốc gia tỉnh Thái Nguyên năm 2012.
Quyết định số 1772/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 về việc Phê duyệt dự
toán kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tỉnh Thái
Nguyên năm 2012.
Quyết định số 1876/QĐ-UBND ngày 22/8/2012 của UBND tỉnh phê
duyệt Đề án “Quy hoạch mạng lƣới cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Nguyên đến
năm 2020”
Quyết định số 1227/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 về việc phê duyệt kế
hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2013.
Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 08/8/2013 của UBND tỉnh về
việc Kiện toàn Ban chỉ đạo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2020”.
Quyết định số 539/QĐ-UBND ngày 20/3/2014 về giao nhiệm vụ, kế
hoạch vốn Chƣơng trình mục tiêu quốc gia năm 2014 và vốn trái phiếu Chính
phủ bổ sung giai đoạn 2014 – 2016.
Quyết định số 1037/QĐ-UBND ngày 27/5/2014 về việc phê duyệt kế
hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn, dạy nghề cho ngƣời tàn tật, thí đểm
nhân rộng mô hình dạy nghề năm 2014.
Quyết định số 1029/QĐ-UBND ngày 07/5/2015 về việc điều chỉnh vốn
chƣơng trình mục tiêu quốc gia giao kế hoạch dạy nghề cho lao động nông
thôn, dạy nghề cho ngƣời khuyết tật và điều chỉnh phụ lục tại Quyết định giao
44
vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn
mới năm 2015.
Quyết định số 733/QĐ-UBND ngày 08/4/2016 về việc Kiện toàn ban
chỉ đạo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Quyết định số 1461/QĐ-UBND ngày 24/6/2016 về việc Phê duyệt danh
mục nghề đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dƣới 3 tháng trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên năm 2016.
Quyết định số 1547/QĐ-UBND ngày 27/6/2016 về việc ban hành quy
chế chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dƣới 3 tháng theo
Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2016.
Quyết định số 2490/QĐ-UBND ngày 27/9/2016 về việc phê duyệt kế
hoạch đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dƣới 3 tháng cho lao động nông thôn,
thí điểm mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2016.
Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia về việc làm tỉnh và Ban chỉ đạo thực hiện
Đề án xuất khẩu lao động
2.2.1.2. Tổ chức hoạt động của các cấp
Cấp tỉnh, thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”, gồm 27 thành viên do
đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trƣởng ban, Sở Lao động - Thƣơng
binh và Xã hội là cơ quan thƣờng trực, hàng năm Sở Lao động - Thƣơng binh
và Xã hội đã rà soát và Trình UBND tỉnh Quyết định Kiện toàn ban chỉ đạo.
- 9/9/huyện, thành phố, thị xã đã thành lập Ban chỉ đạo Đề án do đồng
chí lãnh đạo UBND huyện làm trƣởng ban, thành viên là các Phòng chuyên
môn, các tổ chức chính trị xã hội và ban hành Kế hoạch triển khai Đề án Đào
tạo nghề cho lao động nông thôn của cấp huyện.
- 180/180 xã, phƣờng, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí lãnh
đạo UBND cấp xã làm trƣởng ban.
45
Triển khai thực hiện Đề án 1956, UBND các cấp đều thành lập Ban chỉ
đạo, xây dựng và ban hành quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể
cho các thành viên để giúp UBND cùng cấp triển khai hoạt động. Các cơ quan
chuyên môn nhƣ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Nội vụ, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tƣ, các tổ chức chính trị xã
hội, các cơ quan thông tin đại chúng đều chủ động triển khai hoạt động theo
sự phân công. Ban chỉ đạo các cấp đã tổ chức các Đoàn đi kiểm tra, giám sát
việc triển khai hoạt động tại địa bàn đƣợc phân công phụ trách.
Nhìn chung, Ban chỉ đạo cấp tỉnh và cấp huyện đã thực hiện tốt trách nhiệm
của mình trong chỉ đạo, triển khai các hoạt động của Đề án. Sự phối hợp của các
cơ quan chuyên môn, đơn vị tại địa phƣơng về cơ bản đồng bộ và chặt chẽ.
Tuy nhiên, một số Ban chỉ đạo cấp xã chƣa thực hiện hết trách nhiệm của
mình trong triển khai các hoạt động của Đề án (nhƣ công tác tuyên truyền, tƣ
vấn học nghề và việc làm; xác định nghề cần đào tạo; quản lý giám sát tại địa
phƣơng).
Những cơ chế này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên có điều kiện
đƣợc tƣ vấn, đào tạo nghề và tìm đƣợc công việc phù hợp với khả năng cũng
nhƣ nguyện vọng của mình.
Sự rèn luyện, cống hiến của thanh niên không tách rời sự hỗ trợ của Nhà
nƣớc thông qua hệ thống chính sách biện pháp kịp thời, thích đáng. Nhà
nƣớc ta từ khi thành lập đến nay đã xây dựng và thực hiện hàng loại các
chính sách kinh tế - xã hội rất quan trọng. Câu hỏi đặt ra là: tác động của
những chính sách đó xét về mặt kinh tế - xã hội đối với các tầng lớp nhân dân
và đặc biệt là thanh niên nhƣ thế nào?
- Chính sách đất đai: trong những năm qua chính sách đất đai đã thực
sự đem lại những thành quả to lớn cho việc phát triển nông nghiệp, nông
thôn. Nó đã nhanh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Mặc
dù vậy trên thực tế cho thấy từ ngày có chính sách đất đai, ngƣời nông dân
phải tự chủ trong việc quản lý và sử dụng đất, vì vậy mà họ cũng trở nên
46
vất vả hơn, theo đó ngƣời thanh niên cũng phải cùng các thành viên trong
gia đình lao động sản xuất với cƣờng độ và khối lƣợng công việc lớn.
Nhất là trong thời vụ thì hầu nhƣ lúc nào cũng trong tình trạng quá tải công
việc. Điều đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sức khoẻ và đời sống tinh thần
của thanh niên và họ có rất ít thời gian cho vui chơi, giải trí.
- Chính sách tín dụng: Còn nhiều bất cập ở khu vực nông thôn trong
điều 18 luật thanh niên có nêu rõ: "... thanh niên của hộ nghèo đƣợc vay
vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xoá đói, giảm nghèo, vốn tín
dụng ƣu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tự tạo việc làm".
Trên thực tế thấy rằng hầu hết hộ sản xuất kinh doanh đều cần đến vốn, tuy
nhiên hiện nay hình thức cho vay vốn của các ngân hàng thủ tục còn rƣờm
rà, số tiền đƣợc vay cũng còn giới hạn cho nên ảnh hƣởng đến sản xuất kinh
doanh. Cộng vào đó là việc vay vốn đòi hỏi thế chấp tài sản mà trong giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đa số là bậc trung niên đứng tên thanh niên
phụ thuộc phần lớn vào cha mẹ. Đây là một hạn chế lớn cho thanh niên,
đặc biệt là thanh niên nghèo vì thanh niên không có tài sản riêng và đáng giá
để thế chấp.
- Chính sách trong vấn đề Thanh niên tham gia quản lý Nhà nƣớc và
xã hội chƣa đảm bảo tính bền vững. Nhà nƣớc có chính sách quy hoạch, đào
tạo, bồi dƣỡng, sử dụng thanh niên nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý,
lãnh đạo trẻ, tạo điều kiện cho thanh niên tham gia quản lý Nhà nƣớc và
xã hội. Tuy vậy trong thực tế việc thực hiện quy hoạch cán bộ hiện nay vẫn
còn bất cập, vấn đề bổ nhiệm, đề bạt cán bộ trẻ gặp nhiều trở ngại. Rất
nhiều thanh niên sau khi đƣợc đào tạo ở các trƣờng chuyên nghiệp trở
về địa phƣơng không bố trí đƣợc việc làm hoặc xắp sếp trái ngành nghề đào
tạo nên họ chán nản, không có hứng thú làm việc, chất lƣợng, hiệu quả
công việc không cao, một số thanh niên sau khi học xong các trƣờng
chuyên nghiệp không muốn trở về địa phƣơng công tác. Vì vậy họ
thƣờng bị đánh giá là thiếu ý thức, trách nhiệm trong công việc hoặc
47
không có tinh thần cống hiến, xây dựng quê hƣơng... Đáng chú ý nhất là vấn
đề luân chuyển công tác cho đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở xã, thị trấn
hiện nay sau khi họ hết tuổi Đoàn. Nhiều cán bộ Đoàn phải nghỉ không chế
độ và không chuyển công tác khác đƣợc. Đây thực sự là một bất hợp lý cho
đội ngũ cán bộ trẻ của chúng ta.
- Chính sách bảo hiểm: Mặc dù hiện nay chế độ bảo hiểm ở nƣớc ta
đã có bƣớc phát triển, ngƣời dân tộc, miền núi, hộ nghèo đã đƣợc cấp bảo
hiểm y tế; các loại hình bảo hiểm tự nguyện đã và đang đƣợc quan tâm
mạnh. Nhƣng do thu nhập của ngƣời lao động nông thôn đặc biệt là
ở miền núi, vùng sâu, vùng xa nhƣ huyện Định Hóa, huyện Võ Nhai tỉnh
Thái Nguyên rất thấp, hầu nhƣ chỉ tạm đủ để trang trải hàng ngày, thậm
chí còn thiếu, đói nên họ chƣa có điều kiện tham gia. Hơn nữa vấn đề
giải quyết chế độ bảo hiểm, kể cả bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập. Vì vậy
chính sách này gần nhƣ chƣa mang lại ý nghĩa quan trọng với thanh niên
nông thôn.
- Chính sách về an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng kinh
tế: Trong những năm qua Đảng và Nhà nƣớc ta đã mạnh triển khai
nhiều chính sách về đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số đã mở ra cho thanh niên nhiều
cơ hội phát triển nhƣ: chính sách hỗ trợ học nghề, đi xuất khâu lao động, các
chƣơng trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tạo cho thanh niên
có điều kiện lựa chọn, tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao hơn; những
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đời sống nhƣ làm nhà ở, cải tạo ruộng,
nƣơng, trợ cấp cây, con giống, phân bón, bồi dƣỡng kiến thức khoa học...
đã góp phần thiết thực cải thiện đời sống của thanh niên, qua đó họ có điều
kiện vƣơn lên, khẳng định mình. Tuy nhiên việc tổ chức thực thi chính sách
này ở địa phƣơng vẫn còn nhiều bất cập: vấn đề đầu tƣ thiếu tập trung, dàn
trải; sự thiếu minh bạch trong khâu quản lý, thiếu tôn trọng ý kiến ngƣời dân
đóng góp của các nhà lãnh đạo đã tác động đến tƣ tƣởng, tâm lý, gây bức
48
xúc, chán nản cho thanh niên. Vì vậy thanh niên thƣờng bị đánh giá là kém
nhiệt tình, thậm chí không có khả năng thực hiện, điều đó cũng đã làm ảnh
hƣởng tới vai trò của thanh niên.
- Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đoàn, Ban thƣờng
vụ Tỉnh Đoàn đã sớm chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ
thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015” triển khai đến
tất cả các huyện, thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc. Hàng năm, đều xây
dựng kế hoạch riêng kèm theo hệ thống chỉ tiêu cụ thể giao cho các đơn vị
thực hiện.
- Chủ động phối hợp với các sở ngành liên quan nhƣ: Sở Lao động -
Thƣơng binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai các
chƣơng trình, dự án về tƣ vấn, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh
niên.
- Tích cực phối hợp với các Ban, đơn vị của Trung ƣơng Đoàn tổ chức
các lớp tập huấn về việc làm cho thanh niên nông thôn, đô thị; tƣ vấn truyền
thông trong việc định hƣớng, lựa chọn nghề cho sinh viên, học sinh các
trƣờng đại học, cao đẳng, THCN, THPT trên địa bàn.
- Tích cực phối hợp các phƣơng tiện thông tin đại chúng tại địa phƣơng
nhƣ: Đài phát thanh - truyền hình tỉnh, Báo Thái Nguyên đẩy mạnh công tác
tuyên truyền về nghề nghiệp việc làm đồng thời thực hiện các tin bài, phóng
sự phản ánh các gƣơng thanh niên tiêu biểu trong việc tham gia phát triển
kinh tế tại các địa phƣơng, đơn vị; tuyên truyền trên trang thông tin điện tử
tuoitrethainguyen.vn của Tỉnh Đoàn.
- Cấp tỉnh, thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo Đề án “Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”, gồm 27 thành viên do
đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trƣởng ban, Sở Lao động - Thƣơng
binh và Xã hội là cơ quan thƣờng trực, hàng năm Sở Lao động - Thƣơng
binh và Xã hội đã rà soát và Trình UBND tỉnh Quyết định Kiện toàn ban chỉ
đạo.
49
- Đối với cấp huyện: 9/9/huyện, thành phố, thị xã đã thành lập Ban chỉ
đạo Đề án do đồng chí lãnh đạo UBND huyện làm trƣởng ban, thành viên là
các Phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội và ban hành Kế hoạch
triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn của cấp huyện.
- Đối với cấp xã: 180/180 xã, phƣờng, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo do
đồng chí lãnh đạo UBND cấp xã làm trƣởng ban.
Do làm tốt tất cả các khâu từ khâu tuyên truyền nên Đề án đã phát huy tốt
hiệu quả và trên thực tế đã đạt đƣợc những kết quả rõ rệt góp phần thực hiện
các mục tiêu kinh tế của tỉnh nhất là trong lĩnh vực nghề nghiệp - việc làm. Nổi
bật là trong nội dung Dự án Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên
và xã hội về học nghề, lập nghiệp. Từ 2010 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chứ
ầ
ừ tỉnh đến cơ sở -
ổ chức tập huấn chính sách nghề
nghiệp - việc làm cho 100% cán bộ Đoàn cấp huyện và cấp xã.
Trong nội dung thực hiện Dự án ”Tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự
doanh nghiệp và lập nghiệp”. Trong thời gian qua, toàn tỉnh đã tổ chứ
Phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm của Sở Lao động - thƣơng binh
và xã hội tổ chức 20 phiên giao dịch việc làm cố định và 04 phiên giao dịch
việc làm lƣu động. Phối hợp với Ban điều hành Đề án "Hỗ trợ thanh niên
học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015" - Trung ƣơng Đoàn tổ chức
02 lớp đào tạo trực tuyến về khởi sự doanh nghiệp cho 400 sinh viên bằng
phƣơng pháp E-learning thông qua cổng Thánh Gióng; tổ chức 02 lớp tập
huấn khởi nghiệp và lập nghiệp cho thanh niên nông thôn với 100 học viên
là những đoàn viên, thanh niên, những thanh niên có mô hình phát triển kinh
50
tế tại địa phƣơng đăng ký tham gia. Phối hợp với Sở Công thƣơng hỗ trợ
theo chƣơng trình khuyến công cho 7 mô hình kinh tế do thanh niên làm
chủ. Trong hoạt động nhận ủy thác cho vay và công tác quản lý vốn cũng có
những chuyển biến tích cực. Hiện nay, dƣ nợ từ các chƣơng trình cho vay
toàn tỉnh đạt 232,746 triệu đồng. Trong đó, có 73 dự án vay vốn Quỹ Quốc
gia giải quyết việc làm với dƣ nợ 2,830 triệu đồng. Trên thực tế, do đƣợc
tiếp cận sớm nguồn vốn và sử dụng đúng mục đích nên các dự án vay vốn đã
phát huy tối đa hiệu quả. Từ các dự án này, hàng nghìn thanh niên đã đƣợc
giải quyết việc làm, từ chỗ không có việc làm đã từng bƣớc ổn định cuộc
sống, vƣơn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng góp phần xây dựng quê
hƣơng ngày càng giàu mạnh.
Ngay sau khi có quyết định thành lập Ban điều hành Đề án 103 Trung
ƣơng, căn cứ vào tình hình và điểu kiện thực tế, Ban thƣờng vụ Tỉnh Đoàn
đã ra quyết thành lập Ban điều hành Đề án 103 cấp tỉnh gồm 16 ngƣời do
đồng chí Bí thƣ Tỉnh làm trƣởng Ban điều hành, thành viên gồm các đồng
chí Phó Bí thƣ, đại diện các Ban Tỉnh Đoàn, Sở Lao động - Thƣơng binh và
Xã hội.
- Hàng quý, Ban điều hành Đề án đều tổ chức họp đánh giá kết quả chỉ
đạo, triển khai, tổ chức thực hiện Đề án trong các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh,
đồng thời xây dựng phƣơng hƣớng kế hoạch chỉ đạo của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_giai_quyet_viec_lam_cho_th.pdf