Luận văn Quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non hệ công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC

MẦM NON CÔNG LẬP 8

1.1. Một số khái niệm liên quan 8

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục mầm non công lập 14

1.3. Vai trò quản lý nhà nước về giáo dục mầm non công lập 29

1.4. Yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về giáo dục mầm non công lập 31

Tiểu kết chương 1 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LĂK 37

2.1. Khái quát về điều kiện phát triển của Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 37

2.2. Thực trạng giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 42

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 49

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 62

Tiểu kết chương 2 66

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC MẦM NON HỆ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LĂK 67

 

doc109 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non hệ công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2005).        - Mùa khô: Kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, trùng với mùa có hướng gió Đông, Đông Bắc. Mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 13% lượng mưa cả năm. Mưa mùa khô chỉ xuất hiện vào thời gian đầu và cuối mùa khô, có nhiều năm không có mưa, cường độ mưa mùa khô thường <10mm/tháng và chỉ xảy ra mưa một vài ngày trong tháng.         Với những đặc điểm của khí hậu như trên, thuận lợi để du lịch thành phố Buôn Ma Thuột khai thác thị trường du khách quốc tế. Đây được xem là giai đoạn cao điểm vì rơi vào giai đoạn thu đông, đặc biệt là khoảng tháng 10 trở đi đến khoảng tháng 11 vùng đất cao nguyên bước vào mùa thu hoạch cà phê, tổ chức các dịch vụ du lịch liên quan đến cà phê. 2.1.2. Điều kiện kinh tế Theo báo cáo số liệu ủy ban nhân dân tỉnh ĐakLak năm 2018: giá trị sản xuất của toàn ngành kinh tế (theo giá hiện hành) năm 2018 đạt 1.904,92 tỷ đồng. Trong 10 năm qua, nền kinh tế thành phố có mức tăng trưởng cao, ổn định, tốc độ tăng trưởng các năm khoảng 16 - 17%, tuy vậy do giá cả không ổn định nên tăng trưởng giá trị sản xuất theo giá thực tế cũng không ổn định. Các khu vực kinh tế đều đạt mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá cố định năm 2010) tăng bình quân 2010 - 2018: 17,02%; trong đó: Nông – Lâm - Ngư nghiệp tăng 15,89%; Công nghiệp - xây dựng tăng 24,01%; Dịch vụ tăng 25,51%. Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của thành phố đã từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ lệ của ngành nông nghiệp, tuy nhiên mức độ chuyển dịch còn chưa cao. Cụ thể: Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ chiếm 48%; Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 39% cơ cấu kinh tế thành phố; nông nghiệp chiếm 13%. Hiện tại, Thành phố Buôn Ma Thuột có 637,73 km đường bộ (bao gồm: đường Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường thôn bon: chỉ tính một số tuyến đường thôn buôn chính). Trong đó: + Quốc lộ: 30 km chiếm 4,7% + Đường tỉnh: 40,5 km chiếm 6,35% + Đường huyện: 128,5 km chiếm 20,15% + Đường xã: 188,73 km chiếm 29,59% + Đường thôn, buôn (chỉ thống kê các tuyến chính): 250 km chiếm 39,2% 2.1.3. Điều kiện xã hội Diện tích của thành phố khoảng 377 km², trong đó diện tích đã đô thị hóa là 100 km². Dân số toàn thành phố là 502.170 người, với người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Hơn 80% dân số sống tại khu vực nội thành (tức khoảng 415.610 người). Hiện nay thành phố đang triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị Bắc Tân Lợi nằm trên địa bàn phường Tân Lợi. Thành phố Buôn Ma Thuột bao gồm 13 phường và 8 xã. Khu trung tâm bao gồm các phường Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành. Khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An. Khu ven nội, gồm các phường, xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân.          Thành phố Buôn Ma Thuột được xem như là một Việt Nam thu nhỏ, trên địa bàn thành phố có 40 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc anh em trên toàn quốc, trong đó dân tộc kinh chiếm khoảng 85% và 15% còn lại là người dân tộc khác. Trong nhóm dân tộc bản địa, người Ê Đê chiếm số lượng lớn nhất, sau tới dân tộc Tày, Thái, Hoa, Gia Rai.            Các dân tộc bản địa ở thành phố Buôn Ma Thuột thờ thần linh, những vị thần được cho là bảo vệ họ. Một bộ phận khác theo đạo Thiên Chúa, Tin lành,  Phật giáo, Sự có mặt của đông đảo người Kinh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và thành phố Buôn Ma Thuột góp phần tạo nên một bộ mặt văn hóa mới trong những nét văn hóa truyền thống, tuy nhiên do bị ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, nền văn hóa hiện đại đã làm cho nét đặc trưng văn hóa nhà dài tại các buôn làng mai một dần.             Do sự gia tăng về dân số đã kéo theo sự tăng nguồn lao động trong các ngành kinh tế...vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đang là một vấn đề lớn và cần chú trọng của thành phố Buôn Ma Thuột. Tổng lao động của Thành phố tham gia các ngành kinh tế chiếm khoảng 50% dân số toàn thành phố Buôn Ma Thuột, đây là chỉ số rất tích cực.             Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong những năm gần đây thay đổi không đáng kể trong khi tăng trưởng kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ lệ nông lâm nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng nhẹ nhưng cơ cấu lao động chưa chuyển biến mạnh. Tỷ lệ lao động nông nghiệp lại có xu hướng giảm rất chậm, điều này phản ánh những hạn chế trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tạo việc làm cho người lao động. Việc chuyển đổi ngành nghề đào tạo nhân lực không kịp thời làm cho lực lượng lao động phi nông nghiệp thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, đặc biệt đối với khu vực nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như ở thành phố Buôn Ma Thuột là vấn đề rất khó khăn. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, ước thực hiện năm 2018 được 9.109 tỷ đồng, đạt 100,05% kế hoạch, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2017. Nhìn chung hoạt động ngành công nghiệp  tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chế tạo, nhà máy bia, cơ sở chế biến cà phê, sản xuất bơm nước, cán tôn, điện thương phẩm hoạt động sản xuất tốt, sản lượng sản phẩm tăng hơn so với năm 2017. Đến nay có 82 dự án đăng ký đầu tư, trong đó có 64 dự án đang hoạt động tại cụm Công nghiệp Tân An (tăng 10 dự án so với năm 2017) giải quyết việc làm cho 2.200 lao động; Thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước được 37.191 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 15,5% so với năm 2017. Giá cả thị trường trên địa bàn tương đối ổn định, các hoạt động mua bán tại các chợ, siêu thị đáp ứng nhu cầu của người dân; Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, bưu chính viễn thông hoạt động tốt. Bên cạnh đó, việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và liên kết sản xuất cũng tiếp tục được khuyến khích. Các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục được hình thành, từng bước đảm bảo tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp; Công tác xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo cũng được Thành phố quan tâm và điều hành chỉ đạo thực hiện, năm 2018 Thành phố có 333 hộ thoát nghèo (đạt 104% chỉ tiêu thành phố), giảm tỷ lệ hộ nghèo hiện nay xuống còn 690 hộ (chiếm tỷ lệ 0,85%); 570 hộ thoát cận nghèo, giảm còn 1.516 hộ (chiếm 1,88%). Công tác tài chính, ngân sách được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời, đúng quy định; Cơ cấu chi ngân sách dịch chuyển tích cực theo hướng tăng chi đầu tư; các chính sách tạo nguồn thu bền vững được đẩy mạnh. Việc chỉ đạo điều hành chi ngân sách cũng được Thành phố hiện đúng quy định, tiết kiệm, đáp ứng nhiệm vụ chi thường xuyên và đột xuất. Đẩy mạnh công tác sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và quản lý, mua sắm tài sản công theo đúng quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện năm 2018 là 1.183 tỷ 592 triệu đồng. 2.2. Thực trạng giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Quy mô và mạng lưới giáo dục mầm non công lập Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới trường mầm non đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Theo thống kê của Phòng giáo dục và đào tạo Thành phố Buôn Ma Thuột, tính đến năm 2018, trên địa bàn Thành phố có 48 trường và 649 nhóm lớp giáo dục mầm non. Bảng 2.1: Thực trạng cơ sở GDMNCL trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột Stt Nội dung ĐVT 2015-2016 2016 -2017 2017-2018 Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Công lập Tư thục Công lập Tư thục Công lập Tư thục I Trường (tổng số) Trường 45 23 22 46 23 23 48 23 25 1 Nhà trẻ nhà trẻ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Trường mẫu giáo trường 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 Trường mầm non trường 45 23 22 46 23 23 48 23 25 II Nhóm, lớp (tổng số) Nhóm, lớp 543 262 281 600 272 328 649 271 378 Nguồn: Phòng GDĐT thành phố Buôn Ma Thuột Năm học 2015 -2016 trên địa bàn có 45 trường mầm non công lập và 543 nhóm, lớp; năm học 2017 – 2018 có 48 trường mầm non công lập và 649 nhóm, lớp. Để đánh giá các yếu tố đang phân tích, tác giả sử dụng điểm trung bình trong các bảng số liệu và sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ để đánh giá các điểm trong phân tích mô tả. Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minximum)/n = 0,8 Giá trị trung bình đạt ở điểm tương ứng với các mức đồng ý như sau: + 1,00 – 1,80 : Rất không đồng + 1,81 – 2,60 : Không đồng ý + 2,61 – 3,40 : Bình thường + 3,41 – 4,20 : Đồng ý + 4,21 – 5,00 : Rất đồng ý Ta có bảng và biểu đồ tổng hợp sau: Bảng 2.2: Đánh giá về mạng lưới cơ sở GDMNCL trên địa bàn Biến quan sát Điểm trung bình Đánh giá của CBNV 1 Mạng lưới cơ sở GDMNCL được bố trí rộng khắp trên địa bàn thành phố 3,67 Đồng ý 2 Các cơ sở GDMNCL đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn thành phố 4,01 Đồng ý 3 Quy mô các cơ sở GDMNCL trên địa bàn tương đối lớn 3,85 Đồng ý Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra thực tế Sự phát triển không ngừng của dân số kéo theo nhiều yếu tố cần được giải quyết. Trong đó yếu tố về giải quyết cơ sở vật chất đáp ứng cho giáo dục là cực kỳ quan trọng. Thực trạng phát triển của hệ thống giáo dục mầm non công lập nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu đến tuổi đi học của số đông trẻ em cùng một lúc, yêu cầu cơ sở vật chất tăng lên. Yêu cầu về một hệ thống giáo dục mầm non công lập có chất lượng ngày càng cao. Việc gia tăng các cơ sở giáo dục mầm non công lập nhằm đáp ứng những nhu cầu đó. 2.2.2. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất có vai trò cực kỳ quan trọng đối với chất lượng của hệ thống giáo dục. Nhu cầu chung của phụ huynh là muốn cho con em mình được tham gia học tập dưới mái trường có cơ sở vật chất tốt nhất. Cùng với đó là việc lựa chọn các trường mầm non có chất lượng tốt. Trong những năm qua, bằng các chương trình dự án, cơ sở vật chất (CSVC) trường lớp học tiếp tục được đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ. Chính yếu tố này đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng GDMNCL. Các công trình xây dựng, sửa chữa mới trong năm 2017: sửa chữa công trình nhỏ, hệ thống nhà vệ sinh, hàng rào, cổng 5 điểm trường MN Tân Hòa; MN Hoa Pơ Lang, MN Hòa Thuận, MN Tự An, MN Ea Tu. Công tác quản lý mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị, đồ dùng, đồ chơi: Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học vào đầu năm học. Tham mưu UBND thành phố kinh phí cấp đồ chơi ngoài trời ngoài trời, thiết bị phục vụ trong lớp cho các trường. Nhu cầu xây dựng trường, lớp nhà trẻ ngày càng lớn. Nhiều xã, phường, nhà trẻ, mẫu giáo xuống cấp, thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất... Vấn đề thiếu trường, quá tải trường, xuống cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, thiếu giáo viên, cho trường mầm non đang là vấn đề được mọi người quan tâm. Tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non công lập trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Kinh phí sửa chữa, mua sắm còn hạn chế do cắt giảm ngân sách nên việc triển khai thực hiện còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng, một số điểm lẻ các trường công lập không có hàng rào bao quanh, các thiết bị đồ chơi ngoài trời còn thiếu nhiều như (điểm Khánh Xuân. Ea Tu, Cư Êbur). Cơ sở vật chất của các cơ sơ GDMNCL qua khảo sát cho thấy, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt cho trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn. Trường lớp đảm bảo an toàn cho trẻ; Có trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ theo quy định tại Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/2/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Có phòng học riêng cho các lứa tuổi; Diện tích bình quân 1 trẻ đạt đối thiểu từ 1,5 m2 (theo quy định). Bảng 2.3: Đánh giá về cơ sở vật chất GDMNCL Biến quan sát Điểm trung bình Đánh giá của CBNV 1 Cơ sở vật chất tương đối tốt, đầy đủ 3,44 Hài lòng (Tốt) 2 Các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn được trang bị đầy đủ công cụ, phương tiện cần thiết cho dạy và học 3,37 Hài lòng (Tốt) 3 Cơ sở vật chất ngày càng được hiện đại hóa 3,92 Hài lòng (Tốt) Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra thực tế 2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Để nâng cao chất lượng cho các trường mầm non thì các trường cần chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Hiện nay, trình độ của đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh. Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tốt là nền tảng quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập tại thành phố Buôn Ma Thuột đã tiến hành triển khai thực hiện. Bảng 2.4: Thực trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên mầm non trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột  Nội dung Đvt Năm Năm Năm 2016 2017 2018 Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên Người 1652 1744 1836 - Biên chế " 590 622 655 a. Cán bộ sở GD&ĐT " 0 0 0 Biên chế " 0 0 0 Tỷ lệ biên chế % 0 0 0.00% Dân tộc Người 0 0 0 b. Cán bộ phòng GD&ĐT " 2 2 2 Biên chế " 2 2 2 Tỷ lệ biên chế % 100 100 100% Dân tộc Người 0 0 0 CB sở, phòng đạt chuẩn trở lên: " 2 2 2 Trên chuẩn: " 2 2 2 CB sở, phòng còn thiếu (theo quy định) " 0 0 0 Tỷ lệ % 0 0 0.00% c. Hiệu trưởng " 42 42 42 Biên chế " 21 21 21 Tỷ lệ biên chế % 50 50 50 Dân tộc Người 1 1 1 d. Phó Hiệu trưởng " 48 50 50 Biên chế " 33 35 35 Tỷ lệ biên chế % 65 68 70 Dân tộc Người 3 3 3 HT, PHT đạt chuẩn trở lên: " 90 92 92 Trên chuẩn: " 75 78 79 HT, PHT còn thiếu (theo quy định) " 11 12 12 Tỷ lệ % 10 11 11.5 e. GV nhà trẻ (tính cả hợp đồng từ 1 năm trở lên) " 220 225 231 Hợp đồng làm việc (biên chế) " 32 34 36 Tỷ lệ % 15 15 15.6 Dân tộc Người 21 22 23 Đạt chuẩn trở lên: " 220 225 231 Trên chuẩn: " 44 47 49 GV nhà trẻ còn thiếu (theo quy định) " 5 5 5 f. GV mẫu giáo (tính cả hợp đồng từ 1 năm trở lên) Người 959 1012 1065 Hợp đồng làm việc (biên chế) " 369 390 410 Tỷ lệ % 38 38 38.5 Dân tộc Người 131 138 145 Đạt chuẩn trở lên " 959 1012 1065 Trên chuẩn " 382 403 424 GV dạy trẻ dân tộc thiểu số " 134 142 149 GV mẫu giáo còn thiếu (theo quy định) " 22 23 24 Tổng số giáo viên dạy lớp 5 tuổi Người 409 431 454 Định biên giáo viên/lớp 5 tuổi gv/lớp 2 2 2 Đạt chuẩn trở lên Người 409 431 454 Trên chuẩn Người 409 431 454 Số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 3 tuổi Người 275 291 306 Số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 4 tuổi Người 275 290 305 Số giáo viên dạy nhóm, lớp ghép 2 độ tuổi 0 0 0 Số giáo viên dạy nhóm, lớp ghép 3 độ tuổi 0 0 0 g. Tổng số giáo viên khác chuyên ngành dạy Mầm non Người 0 0 0 Nhà trẻ 0 0 0 GV có chuyên môn giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất 0 0 0 GV có chuyên môn khác 0 0 0 Mẫu giáo 0 0 0 GV có chuyên môn giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất 0 0 0 GV có chuyên môn khác 0 0 0 Mẫu giáo 5 tuổi 0 0 0 GV có chuyên môn giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất 0 0 0 GV có chuyên môn khác 0 0 0 h. Nhân viên Người 401 424 446 Văn thư " 24 26 27 Kế toán " 43 46 48 Thủ quỹ " 12 12 13 Y tế " 32 33 35 Bảo vệ " 75 79 83 Phục vụ " 216 228 240 Tổng số nhân viên hợp đồng làm việc (biên chế): " 122 129 136 Nguồn: Phòng GD-ĐT thành phố Buôn Ma Thuột Công tác chỉ đạo, kết quả thực hiện bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non được triển khai đầy đủ theo hướng dẫn. Tổ chức 03 lớp tập huấn về nội dung, phương pháp thực hiện chương trình GDMNCL cho 320 CB-GVMNCL tham gia. Tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng kỹ năng làm rối, biên đạo múa do Sở tổ chức. Tham gia bồi dưỡng 10 modul nâng cao qua mạng do GDĐT tổ chức đạt 43 CBQL-GV/50 người tham gia. Tham mưu các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương tổ chức các lớp trung cấp chính trị dành cho CBQL trường học có 02 cô tham gia. Hướng dẫn GV giảm tải một số nội dung trong soạn kế hoạch hoạt động ngày: Bỏ bớt phần triển khai mạng nội dung, mạng hoạt động chủ chủ đề nhánh, hoạt động góc được xây dựng theo tuần. Bảng 2.5: Mức độ đáp ứng chuyên môn trong công việc của giáo viên Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) hợp lệ Rất không đồng ý 6 4,3 4,3 Không đồng ý 13 9,3 9,3 Bình thường 35 25,0 25,0 Đồng ý 58 41,4 41,4 Rất đồng ý 28 20,0 20,0 Tổng số 140 100,0 100,0 Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra thực tế Theo số liệu khảo sát từ bảng hỏi, cho kết quả có 61,4%, tương ứng với 86 người cho rằng họ đã được trang bị đủ kiến thức để thực hiện công việc hiện tại; 25% cán bộ cho rằng bình thường và 13,6% cho rằng trong công việc hiện tại họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn để giải quyết được nó. Bảng 2.6: Đánh giá về các nội dung liên quan đến đội ngũ giáo viên Nội dung Tần số Tỷ lệ (%) Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm việc tại các cơ sở GDMNCL trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột tăng nhanh trong những năm gần đây. 87 62,1 Đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên thay đổi liên tục, tính ổn định không cao. 58 41,4 Đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên thường xuyên tham gia các lớp tập huấn VSATTP, sơ cấp cứu, bồi dưỡng cấp tốc do Phòng GDĐT tổ chức. 69 49,2 Có giải quyết chế độ nghỉ phép, nghỉ hè, nghỉ lễ trong năm theo quy định của Luật Lao động. 75 53,5 Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra thực tế 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Thực trạng tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật đối với giáo dục mầm non công lập Thực hiện Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, trong những năm qua Chính phủ, các bộ ngành ở Trung ương và các địa phương đã tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống các chính sách, luật, đề ra những chủ trường, định hướng chuẩn mực để phát triển GDĐT, tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho tất cả mọi người dân có thể tiếp cận được nhiều dich vụ GDĐT. Đầu tiên là Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung để tạo hành lang pháp lý nhằm thực hiện việc hoạch định các chính sách giáo dục, lập pháp, lập duy cho các hoạt động GDĐT, thực hiện quyền hành pháp trong giáo dục; Thanh tra, kiểm soát nhằm thiết lập trật tự kỷ cương, pháp luật trong hoạt động quản lý và phát triển sự nghiệp giáo dục. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta cũng đã quan tâm và ban hành nhiều văn bản quản lý và phát triển GDĐT như chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 nhằm nâng cao chất lượng GDĐT để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa hội nhập kinh tế thế giới. Bảng 2.7: Một số công văn hướng dẫn văn bản pháp luật đối với giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột TT Số văn bản Ngày ban hành Nội dung 1 Công văn số 809/CV-PGD&ĐT Ngày 14/12/2015 Rà soát thiết bị, đồ dùng đồ chơi cấp phát cho các trường mầm non năm 2015 2 Công văn số 238/CV-PGD&ĐT Ngày 29/4/2016 Thực hiện Chỉ thị 04/CT-UBND của UBND tỉnh V/v tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các nhà trường, nhà trẻ, lớp mẫu giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 3 Hướng dẫn 1053/HD-PGD&ĐT Ngày 09/11/2016 Hướng dẫn tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh trong trường Mầm non. 4 Công văn số 28/CV-PGD&ĐT Ngày 23 tháng 6 năm 2017 Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lý và giáo viên mầm non 5 Công văn số 306/CV-PGD&ĐT Ngày 09 tháng 8 năm 2017 Tổ chức tập huấn Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT 6 Công văn số 422/HD-PGD&ĐT Ngày 13 tháng 9 năm 2017 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2017-2018; 7 Công văn số 437/CV-PGD&ĐT Ngày 15 tháng 9 năm 2017 Tổ chức tập huấn chuyên môn giáo dục Mầm non, hè 2017 cho CBQL-GV 8 Công văn số 02/CV-PGD&ĐT Ngày 22 tháng 9 năm 2017 Phương hướng nhiệm vụ và một số giải pháp cơ bản năm học 2017-2018 9 Công văn số 610 /PGDĐT-VP Ngày 12 tháng 10 năm 2017 Triển khai thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 29/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình 10 Công văn số 663/CV-PGD&ĐT Ngày 01 tháng 11 năm 2017 Tập huấn chuyên môn Giáo dục Mầm non cho CBQL-GV - Đợt III, năm 2017 11 Kế hoạch số 01/KH-PGD&ĐT, Ngày 15 tháng 01 năm 2018 Kế hoạch tổ chức Hội thi “vẽ tranh dành cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi” cấp thành phố, năm 2018 12 Kế hoạch số 13/KH-PGD&ĐT Ngày 11 tháng 4 năm 2018 Kế hoạch tổ chức Hội thi Bé khỏe – Bé ngoan cấp thành phố, năm học 2017 – 2018 Nguồn: Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Buôn Ma Thuột Phòng giáo dục thành phố Buôn Ma Thuột đã triển khai thực hiện công văn số 852/SGDĐT-GDMN ngày 03 tháng 8 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk về việc triển khai Chỉ thị số 09/CT-TTg, ngày 22/5/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, phòng đã đã tham mưu với UBND thành phố chỉ đạo các xã phường phối hợp với các trường mầm non kiểm tra, rà soát, hướng dẫn cấp phép thành lập các nhóm trẻ tư thục độc lập tại các khu dân cư. Riêng khu công nghiệp tại phường Tân An số lượng công nhân ít, không ổn định và không sống tập trung trên một địa bàn. 2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách giáo dục mầm non công lập Phòng GDĐT thành phố Buôn Ma Thuột đã triển khai kịp thời một số văn bản chỉ đạo của địa phương về phát triển giáo dục mầm non công lập. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị đến 100% CB – GV - CNV được bồi dưỡng qua 4 lớp bồi dưỡng chính trị hè 2017, chỉ đạo các trường vận dụng tốt trong công việc hàng ngày, khắc phục khó khăn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tận tụy, có nhiều cố gắng trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ được phụ huynh tin yêu, các cháu tiến bộ rõ rệt. Tham mưu với UBND thành phố, Sở GDĐT, UBND tỉnh trong việc mở rộng quỹ đất cho Trường MN Tân Lợi (1000 m2), chuyển đất sử dụng của Trung tâm y tế dự phòng thành phố cho Trường MN Thành Công mở rộng diện tích, quy hoạch đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn mức độ II, giai đoạn 2018-2020. Tham mưu với UBND thành phố trong việc quy hoạch đất cho GDMNCL. Triển khai thực hiện công văn số 852/SGDĐT-GDMN ngày 03 tháng 8 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk về việc triển khai Chỉ thị số 09/CT-TTg, ngày 22/5/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, phòng đã đã tham mưu với UBND thành phố chỉ đạo các xã phường phối hợp với các trường mầm non kiểm tra, rà soát, hướng dẫn cấp phép thành lập. Về phân cấp quản lý, Chính phủ đã ban hành các văn bản chỉ đạo UBND các tỉnh trên điều kiện thực tế của địa phương hàng năm có kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân lực cho công tác giáo dục đào tạo phù hợp, đảm bảo dân chủ, công khai. Đối với ngành giáo dục Đắk Lắk nói chung, giáo dục TP. Buôn Ma Thuột nói riêng tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ. Đẩy mạnh việc xây dựng trường lớp, tập trung ưu tiên ở cấp học mầm non, các điểm nhằm đảm bảo tỉ lệ huy động trẻ em đến trường. Mức độ hiệu quả của công tác quản lý việc thực hiện các chính sách và thực thi chính sách là chỉ tiêu giúp ta đánh giá được hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục mầm non công lập trên địa bàn. Bảng 2.8: Mức độ quản lý việc thực hiện các chính sách về GDMNCL Tần số Tỷ lệ (%) Rất không hiệu quả 4 2,9 Không hiệu quả 8 5,7 Trung bình 42 30,0 Hiệu quả 57 40,7 Rất hiệu quả 29 20,7 Tổng số 140 100,0 Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra thực tế Khảo sát cán bộ giáo viên mầm non trên địa bàn Tp. Buôn Ma Thuột thông qua bảng hỏi thì có 86 ý kiến (chiếm 61,4%) cho rằng công tác quản lý việc thực hiện các chính sách hiệu quả; 30% ý kiến cho rằng chỉ hoạt động ở mức trung bình và 8,6% cho rằng công tác quản lý chưa hiệu quả, chưa đáp ứng nhu cầu về giáo dục mầm non công lập trên địa bàn. 2.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên giáo dục mầm non công lập Tổ chức bộ máy nhà nước và phân cấp quản lý đối với giáo dục mầm non công lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, được tổ chức theo quy định của Bộ giáo dục. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về GDMNCL trên địa bàn Tp. Buôn Ma Thuột cũng được thực hiện theo phân cấp quản lý hiện nay của nhà nước về GD. Cơ quan quản lý nhà nước cao nhất là cấp Thành phố/huyện. Việc phân cấp quản lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_giao_duc_mam_non_he_cong_l.doc
Tài liệu liên quan