Luận văn Quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Krông Pắc

MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu . 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn. 4

3.1. Mục đích . 4

3.2. Nhiệm vụ. 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 5

4.1. Đối tượng . 5

4.2. Phạm vi . 5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 6

5.1. Phương pháp lý luận . 6

5.2. Phương pháp nghiên cứu . 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 6

6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn . 6

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn . 7

7. Kết cấu của luận văn . 7

Chương I CỞ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO

DỤC MẦM NON. 8

1.1. Một số khái niệm cơ bản. 8

1.1.1. Khái niệm về giáo dục . 8

1.1.2. Khái niệm về giáo dục mầm non . 8

1.1.3. Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non . 11

1.2. Vai trò quản lý nhà nước về giáo dục mầm non. 14

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục mầm non . 17

1.3.1. Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về

GDMN . 17

1.3.2. Tổ chức bộ máy về GDMN . 24

1.3.2.1. Bộ máy QLNN về GDMN. 24

1.3.2.2. Phân cấp quản lí về GDMN. 25

1.3.3. Nhà nước ban hành quy định về tổ chức và hoạt động các cơ sở giáo

dục mầm non. 28

1.3.4. Nâng cao chất lượng, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

mầm non. 29

pdf127 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Krông Pắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, đường với tổng mức đầu tư 308,64 tỷ đồng. Thu ngân sách bình quân đạt 115,87 tỷ đồng/năm, thu ngân sách liên tục giảm qua các năm, giảm trung bình 13,10%/năm, so với Nghị quyết giảm 23,10/năm. Tổng thu cả nhiệm kỳ 579,35 tỷ đồng. Thực hiện chi theo đúng chính sách chế độ quy định, đảm bảo đáp ứng hoạt động của các cơ quan, đơn vị; chi ngân sách bình quân 702,45 tỷ đồng/năm. Hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn huyện giữ được nhịp độ phát triển cao, đạt được những kết quả quan trọng; thương mại – dịch vụ chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện; giao thương thuận lợi, sản phẩm hàng hóa đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Tuy nhiên tình hình giá cả không ổn định, liên tục tăng đã ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng. Hoạt 47 động mua bán và trao đổi hàng hoá chủ yếu vẫn diễn ra tại các chợ và các cơ sở kinh doanh, chưa có siêu thị và trung tâm thương mại, chợ đầu mối. Tổng số hộ kinh doanh là 2.431 hộ, trong đó kinh doanh cố định là 1.636 hộ, thu hút khoảng 1.636 lao động thường xuyên và 1.000 lao động không thường xuyên. Các chương trình mục tiêu quốc gia về chính sách dân tộc được quan tâm đầu tư cấp tiền mặt, phân bón, muối I ốt, lúa giống, ngô giống cho 17.739 hộ, gồm 84.082 khẩu với số tiền 7.81 tỷ đồng. Hỗ trợ 26.400 m2 đất ở và 23hha đất sản xuất cho 66 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ xã Ea Kênh định canh, định cư tại thôn Vân Kiều, Xã Vụ Bổn; Xây dựng 06 công trình nước sinh hoạt tập trung cung cấp nước sạch cho 539 hộ dân với kinh phí đầu tư 7.583 tỷ đồng. Xây dựng 681 nhà cho 681 hộ đồng bào thiểu số nghè. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 9.034 tỷ đồng, hỗ trợ phát triển sản xuất 1.108 tỷ đồng. UBND huyện đã chủ động, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ Trung ương, Tỉnh bổ sung và ngân sách huyện, khai thác tối đa các nguồn lực tại địa phương để lồng ghép, bố trí đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn. UBND huyện đã ưu tiên cho các công trình trọng điểm như: Xây dựng Quảng trường trung tâm huyện, sửa chữa Nhà văn hoá, xây dựng hoa viên và các công trình giao thông, thuỷ lợi, trường học; đồng thời huy động các nguồn lực khác để đầu tư hạ tầng xây dựng nông thôn mới: Đường giao thông; Quy hoạch các khu dân cư mới, tổ chức giao đất, đấu giá đất để huy động nguồn lực. Tuy nhiên, khả năng huy động các nguồn lực huyện, thu hút đầu tư từ bên ngoài vào địa bàn huyện còn rất hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước nên gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa tương xứng với vị thế vùng kinh tế động lực cũng như mục tiêu xây dựng huyện Krông Pắc thành thị xã. 48 Lĩnh vực giáo dục – đào tạ có nhiều chuyển biến tích cực.Thực hiện đồng bộ các giải pháp và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp học. Tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường Chuẩn quốc gia, trường trọng điểm; đồng thời tăng cường đầu tư cho giáo dục tại các vùng khó khăn, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xã hội học tập, công tác đào tạo nghề. Chất lượng y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tăng cường công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, duy trì, nâng cao chất lượng xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Nâng cao chất lượng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ y tế; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hành nghề y dược tư nhân; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình. Phát triển văn hoá - văn nghệ, thể dục thể thao, truyền thanh-truyền hình. Tăng cường công tác định hướng, quản lý chặt chẽ và nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, văn hóa, thông tin trên địa bàn; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao. Thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tăng cường các biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới: Đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới theo hướng toàn diện, bền vững, ưu tiên đầu tư cho vùng khó khăn. Bằng các giải pháp phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn Nông thôn mới. 49 Chính sách dân tộc, tôn giáo và các chính sách xã hội khác: Triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; thực hiện tốt các chính sách đối với các đối tượng chính sách, người có công. Tổ chức tốt các hoạt động nhân đạo, từ thiện; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp hoạt động có hiệu quả.tăng cường công tác quản lý các tôn giáo theo quy định của pháp luật; đấu tranh, ngăn chặn các tà đạo, đạo lạ. 2.1.3. Thực trạng giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk Giáo dục mầm non là một phần trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong công tác giáo dục và đào tạo.Tập thể cán bộ giáo viên toàn ngành chủ động khắc phục khó khăn, đoàn kết hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; tích cực bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với đối tượng học sinh.Nhiều tập thể, cá nhân tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục, hỗ trợ các đơn vị về vật chất và tinh thần, tạo môi trường giáo dục thân thiện, tích cực.Nhận thức của nhân dân về giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động, duy trì số lượng, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện cho học sinh. Ngành giáo dục và đào tạo huyện đã phát huy nội lực, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, giữ vững kỷ cương nền nếp; tiếp tục đổi mới, phát triển 50 một cách toàn diện và đạt được những kết quả quan trọng. Những thành tích, những cố gắng đạt được thể hiện trên các mặt công tác: Đội ngũ giáo viên được bổ sung cơ bản đủ theo định mức biên chế, cân đối về cơ cấu bộ môn; số lượng giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn tăng; phần lớn giáo viên có phẩm chất chính trị và đạo đức vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng; chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước; thực sự yên tâm với nghề nghiệp, có ý thức vươn lên, có tinh thần trách nhiệm. Chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ tại các cơ sở giáo dục Mầm non được nâng cao, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ngày một giảm; chất lượng giáo dục phổ thông có chuyển biến, trình độ hiểu biết, năng lực tiếp thu kiến thức được nâng cao, đa số học sinh có ý thức tổ chức kỉ luật tốt, ngoan ngoãn, lễ phép, có chí hướng vươn lên trong học tập số lượng, chất lượng học sinh giỏi các cấp được duy trì, phát triển. Cơ sở vật chất trong các trường từng bước được cải thiện, trang thiết bị dạy học được bổ sung. Công tác phổ cập các cấp học được quan tâm, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tính đến năm học 2017 – 2018, giáo dục mầm non Có 26 trường (trong đó: Công lập : 24 trường; Tư thục: 02 trường), có 337 nhóm, lớp với 9.896 cháu. - Hệ công lập: Có 284 lớp với 8391cháu. Chia ra: + Nhóm trẻ: 9 nhóm, với 218 trẻ. Trong đó cháu dân tộc: 22. Tỷ lệ huy động đạt 4 % + Mẫu giáo: 275 lớp, với 8173 cháu. Trong đó cháu dân tộc: 3111. Tỷ lệ huy động đạt 89 %. 51 Trong đó: Lớp MG 5 tuổi: 146 lớp, với 3186 cháu. Trong đó cháu dân tộc: 1254. Tỷ lệ huy động đạt: 100,2 %.(có học sinh trái tuyến huyện) - Hệ tư thục: Có 53 lớp với 1.405 cháu. Chia ra: + Nhóm trẻ: 9 nhóm, với 110 trẻ. Trong đó cháu dân tộc: 6. + Mẫu giáo: 44 lớp, với 1.295 cháu. Trong đó cháu dân tộc: 36. + Lớp MG 5 tuổi: 20 lớp, với 448 cháu. Trong đó cháu dân tộc: 23. Thời gian qua, không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, tai nạn thương tích và dịch bệnh trong trường Công lập và các cơ sở ngoài công lập; 26 trường Mầm non được UBND huyện công nhận đạt tiêu chuẩn “trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích”. - Tổ chức bán trú: + Số trường tổ chức ăn bán trú: 26 trường, tăng 5 trường so với cùng kỳ năm trước. + Số trẻ được tổ chức ăn bán trú: 7.680 trẻ, tăng 696 trẻ so với cùng kỳ năm trước. + Trẻ nhà trẻ: - Thể nhẹ cân: 9/328 trẻ; chiếm tỷ lệ 2,7% - Thể thấp còi: 13/328 trẻ; chiếm tỷ lệ 4,0 % + Trẻ mẫu giáo: - Thể nhẹ cân: 427/9.468 trẻ; chiếm tỷ lệ 4,5% - Thể thấp còi: 368/9.468 trẻ; chiếm tỷ lệ 3,9% 52 Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh công lập (2013-2017) Nội dung Năm 2013-2014 Năm 2014-2015 Năm 2015-2016 Năm 2016-2017 Năm 2017-2018 Số trường 24 24 24 24 24 Số lớp 268 284 283 284 284 Số học sinh HS dân tộc 7.730 3.041 7.981 3.050 7.953 3.027 8.558 3.167 8.391 3.133 (Nguồn báo cáo phòng GD&ĐT huyện Krông Pắc) Bảng 2.2.Quy mô trường, lớp, học sinh tư thục, dân lập (2013-2017) Nội dung Năm 2013- 2014 Năm 2014- 2015 Năm 2015- 2016 Năm 2016- 2017 Năm 2017- 2018 Số trường 2 2 Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập 12 16 24 25 28 Số lớp 35 49 71 73 73 Số học sinh 1.208 1.235 1.390 1.405 1.929 Trong thời gian 5 năm từ năm 2013 đến năm 2017 tăng 02 trường MN công lập, và 02 trường MN tư thục và 16 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, tư thục. Mạng lưới trường, lớp, học sinh ngày càng tăng, hiện có cơ bản hợp lý 53 đã tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường. Số cháu trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo đến trường học ngày một tăng; Đây là dịch chuyển phù hợp với tất yếu của thời đại xã hội hóa giáo dục, đáp ứng nhu cầu của người dân và xã hội. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Việc triển khai các văn bản của cấp trên Căn cứ hệ thống văn bản cấp trên, phòng GD&ĐT huyện Krông Pắc đã chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch, ban hành hệ thống các văn bản chỉ đạo tới 100% cơ sở GDMN trê địa bàn huyện để thực hiện: - Quyết định số 556/QĐ-UBND, ngày 11/4/2012 của UBND huyện Krông Pắc về việc ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng Giáo dục và Đào tạo. - Nghị quyết 01/NQ/HĐND ngày 11/01/2017 của HĐND huyện Krông Pắc ban hành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng – an ninh năm 2017. - Nghị quyết 09/NQ/HĐND ngày 05/01/2018 của HĐND huyện Krông Pắc ban hành giao chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng – an ninh năm 2018. - Hướng dẫn số 05/HD-PGDĐT ngày 07/9/2017 của Phòng GD&ĐT huyện Krông pắc, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2017-2018. - Kế hoạch số 595/KHKTr-PGDĐT, ngày 10/10/2017 của phòng Giáo dục và Đào tạo về việc kiểm tra năm học 2017-2018. 54 - Quyết định số 3870/QĐ – UBND ngày 01/12/2017 của Ban chỉ đạo PCGD-XMC UBND huyện Krông Pắc năm 2017 về việc thành lập đoàn kiểm tra công nhận các xã đạt chuẩn PCGD – XMC năm 2017. - Kế hoạch số 12/KH_BCĐ ngày 19/1/2018 của Ban chỉ đạo PCGD- XMC UBND huyện Krông Pắc về công tác phổ cập xóa mù chữ năm 2018. - Công văn số 900/UBND-PGDĐT ngày 9/8/2007 UBND huyện Krông Pắc về việc hướng dẫn thực hiện các khoản thu và chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện năm học 2017-2018. - Công văn số 901/UBND ngày 9/8/2017 UBND huyện Krông Pắc về việc triển khai thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, than thiện, phòng, chống bạo lực học đường. - Công văn số 02/UBND ngày 2 /1/2018 UBND huyện Krông Pắc về việc bãi bỏ một số nội dung tại Công văn 900/UBND của UBND huyện và tiếp tục kiểm tra xử lí dứt điểm tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục. - Công văn số 446/CV-PGDĐT ngày 9/8/2017 của Phòng GD &ĐT về việc triển khai thực hiện NGhị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ, quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. - Hướng dẫn số 806/HD-PGDĐT ngày 1/12/2017 của Phòng GD&ĐT huyện Krông Pắc về việc hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. - Công văn số 867/CV-PGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Phòng GD&ĐT huyện Krông Păc về việc phòng , chống dịch bệnh, tai nạn thương tích đuối nước học sinh và công tác y tế trường học. 55 - Công văn số 813/PGDĐT tháng 12 năm 2017 của Phòng GD&ĐT huyện Krông Păc về việc ngăn chặn tình trạng xâm hại, bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN. - Công văn số 63/PGDĐT ngày 6/2/2018 của Phòng GD&ĐT huyện Krông pắc về việc đảm bảo trật tự, ATGT, phòng chống tệ nạn ma túy. - Công văn số 79/ PGDĐT ngày 12/2/2018 của Phòng GD&ĐT huyện Krông pắc về việc triển khai quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. - Công văn số 206/ PGDĐT- GDMN ngày 9/5/2017 của Phòng GD&ĐT huyện Krông pắc về việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trong các cơ sở GDMN. - Công văn số 215/ CV-PGDĐT ngày 12/5/2017 của Phòng GD&ĐT huyện Krông pắc về việc tăng cường công tác tuyên truyền, quản lí, đảm bảo an toàn đối với trẻ trên địa bàn huyện. - Công văn số 519/ BCĐPGD ngày 19/6/2015 của ban chỉ đạo PCGD huyện Krông Pắc về việc chỉ đạo tăng cường thực hiện đạt mục tiêu PCGDMNTE5T. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình cụ thể kế hoạch phát triển GDMN tại huyện Krông pắc. Cụ thể sau: Một là, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm trong các cơ sở giáo dục mầm non, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trong chăm sóc, giáo dục trẻ. 56 Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, đưa nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành các hoạt động thường xuyên trong các cơ sở GDMN. Hai là, phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng tỷ lệ huy động trẻ Các trường tiếp tục quy hoạch sắp xếp phát triển mạng lưới trường lớp đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ, phù hợp với điều kiện của địa phương. Việc quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp cần tuân thủ các quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non và các quy định hiện hành, gắn với điều kiện đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;. Đối với các trường thuộc vùng sâu, vùng xa việc sáp nhập các điểm trường, xóa điểm lẻ phải đảm bảo thuận lợi cho trẻ đến trường. Tích cực tham mưu ban hành các cơ chế chính sách đặc thù của địa phương để phát triển mạng lưới trường lớp, đặc biệt ở các khu đông dân cư; đẩy mạnh phát triển GDMN theo hướng xã hội hoá, đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Tăng tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, duy trì tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi theo quy định của tiêu chuẩn PCGDMNTNT. Phấn đấu tỷ lệ huy động trẻ bình quân toàn huyện: trẻ nhà trẻ đạt 6%; trẻ mẫu giáo đạt 88%. Ba là, củng cố nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Quy 57 định về Điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Tập trung ưu tiên nguồn lực để duy trì, nâng cao chất lượng PCGDMNTNT; phối hợp, thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, công nhận duy trì kết quả PCGDMNTNT. Các địa phương xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tập trung đầu tư nguồn lực, duy trì 100% số xã trong toàn huyện đạt chuẩn PCGDMNTNT trong năm học 2017-2018. Triển khai cập nhật số liệu, thực hiện báo cáo, khai thác dữ liệu PCGDMNTNT trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo phân cấp quản lý một cách hiệu quả. Bốn là, nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ - Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non Quán triệt đến toàn thể CBQL, GVMN nội dung sửa đổi, bổ sung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT, trang bị tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, tập huấn, hỗ trợ giáo viên tổ chức thực hiện tốt Chương trình GDMN sau chỉnh sửa. Hướng dẫn các cơ sở GDMN phát triển chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương, khả năng và nhu cầu của trẻ. Xây dựng thư viện thân thiện trong các cơ sở giáo dục mầm non. Hướng dẫn các bậc phụ huynh lựa chọn sách truyện và dành thời gian đọc sách cho con tại gia đình. Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi trong thực hiện Chương trình GDMN; đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương, tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo. Phòng GDĐT tổ chức sơ kết 01 năm thực hiện Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình GDMN. 58 Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 15/KH-BGDĐT ngày 23/02/2017 của Sở GDĐT về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020, các trường tổ chức sơ kết 02 năm triển khai thực hiện chuyên đề, báo cáo kết quả về Phòng cùng thời điểm báo cáo tổng kết năm học. Tổ chức cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non” cấp huyện và cấp tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” ban hành kèm theo Quyết định số 1076/QĐ -TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ, các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đổi mới phương pháp, tăng cường thực hiện nội dung giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non theo hướng lồng ghép, tích hợp với các hoạt động giáo dục khác trong chương trình GDMN; tăng tỷ lệ cơ sở GDMN có sân chơi, phòng học giáo dục thể chất, trang bị đủ thiết bị, đồ chơi phát triển vận động cho trẻ theo quy định; GV được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em; nhân rộng những điển hình thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 920/QĐ-UBND, ngày 14/04/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ Mầm non, học sinh Tiểu học vùng DTTS, giai đoạn 2016- 2020, định hướng 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Các trường chú trọng nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số. Tiến hành sơ kết 02 năm thực hiện Đề án, báo cáo vào thời điểm báo cáo tổng kết năm học. Hỗ trợ thực hiện Chương trình giáo dục mầm non ở lớp ghép tại những vùng khó khăn. 59 Triển khai cho trẻ làm quen với ngoại ngữ ở những trường có điều kiện. Thực hiện tốt việc giám sát, quản lý việc tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, đảm bảo nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với trẻ mầm non và đảm bảo chất lượng. Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện đảm bảo Quyền trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non. Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên đối với trẻ khuyết tật, phối hợp với các ban ngành ở địa phương thực hiện cấp Giấy xác nhận khuyết tật cho trẻ. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động chung của lớp, đảm bảo thực hiện giáo dục hòa nhập có chất lượng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, giúp trẻ có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa nhập cộng đồng. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ làm cơ sở cho việc xây dựng và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Tiếp tục hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GDDT, đảm bảo đúng mục đích hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1. - Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ Thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quán triệt và thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về viêc̣ tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo duc̣. Xây dựng môi 60 trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong cơ sở GDMN. Tổ chức kiểm tra, đánh giá các cơ sở GDMN trong việc triển khai thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở GDMN, kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ và chỉ đạo có biện pháp khắc phục. - Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ Huy động mọi nguồn lực duy trì, nâng cao tỷ lệ trẻ được ăn bán trú và nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú. Xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số 28/2016/TT- BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN. Đối với các cơ sở GDMN sử dụng phần mềm trong việc xây dựng thực đơn, khẩu phần cần rà soát, cập nhật các tiêu chuẩn về dinh dưỡng theo quy định, không sử dụng những phần mềm chưa được thẩm định bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc không đảm bảo các tiêu chuẩn về dinh dưỡng theo quy định. Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tại các cơ sở GDMN. Thực hiện tốt công tác y tế trường học theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ GDĐT quy định về công tác y tế trường học. Đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao (trẻ 01 đến 60 tháng) hoặc BMI theo tuổi (trẻ 61 đến 78 tháng). Phối hợp với ngành Y tế, tăng cường các giải pháp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi so với đầu năm học và khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì. 61 Tích cực tham mưu triển khai thực hiện chương trình sữa học đường theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. - Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng trường mầm non; tăng cường bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ đánh giá ngoài; phấn đấu 100% trường mầm non hoàn thành tự đánh giá và 73% số trường được đánh giá ngoài đạt tiêu chuẩn từ cấp độ 1 trở lên. Trong quá trình tự đánh giá cần tránh hình thức, máy móc, nhất là việc thu thập minh chứng, lưu trữ hồ sơ, đặc biệt chú ý chống bệnh thành tích. Duy trì và nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu trong năm học tăng 1 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (trường MN Thị trấn Phước An, MG hoa mai). Năm là, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Chỉ đạo rà soát thực trạng và nhu cầu đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, ưu tiên các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác để đầu tư xây dựng đủ phòng học phù hợp với thực tế của địa phương, đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng việc duy trì nâng cao chất lượng PCGDMNTNT. Chú trọng xây dựng công trình vệ sinh, nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là ở các điểm trường lẻ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_giao_duc_mam_non_tren_dia.pdf
Tài liệu liên quan