Luận văn Quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Gia nghĩa, tỉnh Đăk Nông

MỤC LỤC

Trang phụ bìa. ii

Lời cam đoan.iii

Lời cảm ơn. iv

Mục lục. v

Danh mục các bảng .viii

Danh mục các hình vẽ, đồ thị. ix

Mở đầu. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 4

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 6

3.1. Mục đích. 6

3.2. Nhiệm vụ. 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 6

4.1. Đối tượng nghiên cứu . 7

4.2. Phạm vi nghiên cứu. 7

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 7

5.1. Phương pháp luận. 7

5.2. Phương pháp nghiên cứu. 7

6. Ý nghĩa luận văn và thực tiễn luậnvăn. 7

7. Kết cấu nghiên cứu. 7

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI

VỚI HỘ KINH DOANH . 9

1.1. Khái quát một số nội dung về hộ kinh doanh . 9

1.1.1. Khái niệm hộ kinh doanh . 9

1.1.2. Đặc điểm và vai trò của hộ kinh doanh . 11

1.1.3 Một số hạn chế của loại hình hộ kinh doanh. 21

1.2. Những vấn đề về quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh . 23

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh. 23

pdf119 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Gia nghĩa, tỉnh Đăk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản sắc dân tộc, truyền thống sản xuất nông nghiệp, có bản tính cần cù, chịu khó, ham làm, hiếu học, nhân ái, biết đùm bọc lẫn nhau. Dân số năm 2017 là 60.748 người, mật độ 213,82 người/km2. Dân số ở nông thôn là 19.263 chiếm 32%, ở thành thị là 41.485 chiếm 68%.Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 26.496 người, chiếm 46,56% tổng dân số. Lao động trong nông, lâm, thủy sản chiếm 53,08% trong tổng số lao động thị xã. Cơ cấu nền kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng theo định hướng của thị xã. Năm 2017, tỷ trọng ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 46,25% năm 2016 xuống 43,90% năm 2017; tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 14,28% năm 2016 lên 16,95% năm 2017; tỷ trọng khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm nhẹ. 45 Tuy nhiên, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn giữ vai trò chủ đạo, chi phối đến tăng trưởng kinh tế chung của thị xã. Điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật: Thị xã Gia Nghĩa là địa bàn có đường Quốc lộ 14 đi qua nội thị thị xã, qua xã Quảng Thành, phường Nghĩa Thành, phường Nghĩa Tân, phường Nghĩa Phú. Hện nay, UBND tỉnh Đăk Nông đang triển khai xây dựng dự án đường tránh đô thị Gia Nghĩa kết nối 3 xã, 5 phường của thị xã Gia Nghĩa. Hệ thống cấp điện và thoát nước tại thị xã Gia Nghĩa tương đối ổn định và an toàn. Nguồn điện đủ, nước sinh hoạt để cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụ sinh hoạt hằng ngày của người dân trên địa bàn. Đến nay trên 3 xã, 5 phường đảm bảo nguồn điện, các hộ dân đã được sử dụng điện thường xuyên đạt 96%. Dịch vụ bưu chính, viễn thông, thông tin, truyền hình: Thuê bao viễn thông tăng nhanh, 3 xã, 5 phường được phủ sóng truyền hình. Dịch vụ truyền hình cáp, nettv được cung cấp chủ yếu trong nội thị. Dịch vụ tài chính - ngân hàng: Hiện nay dịch vụ tài chính, ngân hàng trên địa bàn thị xã đã có những bước tiến rõ rệt so với những năm mới thành lập thị xã trước đây. Hệ thống các ngân hàng thương mại đi vào hoạt động tốt, đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Mức vốn huy động liên tục tăng qua các năm. Hoạt động cho vay ngày càng được cải tiến, bảo đảm thực hiện nhanh chóng, kịp thời. 2.1.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh trên địa aàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông Thị xã Gia Nghĩa là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội của tỉnh Đăk Nông; nằm trong vùng tam giác phát triển Campuchia- Lào-Việt Nam, đang được Nhà nước quan tâm tích cực đầu tư xây dựng nhằm tạo sự kết nối giữa các trung tâm, phát triển mạnh mối quan hệ kinh tế liên vùng. Yếu tố này mở ra cho 46 địa phương có nhiều điều kiện khai thác và vận dụng các chính sách cho phát triển kinh tế- xã hội. Trong những năm qua kinh tế xã hội thị xã Gia Nghĩa không ngừng được phát triển theo đúng định hướng mà Nghị quyết Đảng bộ thị xã lần thứ X đã đề ra đó là Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp, kết cấu hạ tầng không ngừng được đầu tư lớn hàng năm, mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng, thu hút lao động tập trung, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Bên cạnh những lợi thế trên thì tình hình phát triển kinh tế xã hội tại thị xã Gia Nghĩa so với tình hình phát triển chung của toàn tỉnh vẫn còn những điểm yếu kém nhất định: Sự phân bố các trung tâm kinh doanh chưa cân đối, thiếu quy hoạch tổng thể, thiếu gắn kết chỉnh trang đô thị, phát triển dân cư với quy hoạch phát triển kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của hộ kinh doanh. Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên trưng và quá trình phát triển kinh tế xã hội của thị xã đã ít nhiều tác động đến công tác quản lý nhà nước tại địa phương. Là địa phương nằm trên vùng địa hình đồi núi, đó là một phần khó khăn khi chính quyền tiến hành kế hoạch, quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế, xã hội; việc xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án đầu tư các công trình đô thị, đầu tư giao thông phải chịu nhiều chi phí hơn như trong san, lấp giải phòng mặt bằng, chi phí vật tư do không tự sản được tại địa phương. Đối với địa phương khi mà điều kiện cơ sở, vật chất thiếu thốn, khó có thể kích thích hộ kinh doanh bỏ vốn ra để phát triển hoạt động của mình. Bên cạnh đó, đây là nơi sinh sống lâu đời của các dân tộc bản địa như M’Nông, Mạ, Ê đê, theo chế độ cộng đồng, thị tộc, bộ lạc, trải dài trên một địa bàn rộng lớn, đây là vấn đề nhạy cảm khi chính quyền lựa chọn định hướng trong công tác quản lý nhà nước. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong công tác quản lý cần chú trọng việc bảo tồn bản sản dân tộc, di sản văn hóa tại địa phương, đảm bảo nhu cầu đời sống của người dân bản địa. Với mạng lưới sông suối phân bố tương đối đều khắp. Đây là điều kiện 47 thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ cho các hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện phục vụ các ngành kinh tế và nhu cầu dân sinh. Tuy nhiên, khí hậu phân biệt rõ rệt hai mùa: mùa mưa và mùa khô đã tác động đến nhu cầu của người dân. Vào các tháng có mùa mưa kéo dài các nhu cầu tiêu dùng, vui chơi giải trí của người dân giảm hơn, do đó hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh cũng có phần bị trì trệ, làm giảm thu nhập của hộ kinh. 2.1.2. Đặc điểm của các hộ kinh doanh tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông Khu vực hộ kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế tại nước ta, cũng như trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa. Nhờ thế mạnh có thể phát triển tại những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, khu vực kinh doanh này gúp cân đối thương mại, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Nhìn chung trong những năm qua hộ kinh doanh có sự phát triển, đổi mới hơn. Tuy vẫn còn một số hạn chế nhưng sự phát triển vẫn là chủ yếu. Sự phát triển của các hộ kinh doanh được thể hiện qua: số hộ kinh doanh ngày càng được nhiều hơn số doanh nghiệp; số cơ sở kinh doanh ngày càng tăng với số vốn ngày càng lớn; sự tham gia ngày càng đông đảo số lượng lao động vào các hộ kinh doanh, sự đóng góp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh có sự ảnh hưởng đến sự phát triển về kinh tế - xã hội trên toàn địa bàn thị xã. - Về số lượng hộ kinh doanh: Trong các loại hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thị xã, các hộ kinh doanh là đối tượng kinh doanh chiếm số lượng khá đông, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện phát triển khá sôi động. Số lượng hộ kinh doanh đăng ký hoạt động nhiều hơn so với số lượng doanh nghiệp, xu hướng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2014 toàn thị xã có 304 doanh nghiệp; 3.168 hộ kinh doanh đến năm hết 2018 có 461 doanh nghiệp trong khi có có tới 4.389 hộ kinh doanh. Các 48 hộ kinh doanh phân bố rộng trên địa bàn 05 phường, 03 xã, trong đó tập trung nhiều ở phường Nghĩa Thành, phường Nghĩa Trung và một số bon tại xã Đăk Nia. Việc ra đời Luật Doanh nghiệp 2014, sự cải cách mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính, từ bỏ nhiều giấy tờ, hồ sơ kèm theo trong đăng ký thành lập hộ kinh doanh,.. tạo điều kiện có số lượng hộ kinh doanh không ngừng gia tăng. Bên cạnh đó, trước sự thay đổi của cơ chế thị trường, định hướng của nước ta trong phát triển kinh tế - xã hội, đã kích thích nhu cầu kinh doanh, tìm kiếm thu nhập thông qua các loại hình kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của hộ kinh doanh so với doanh nghiệp được thể hiện qua số liệu sau: Bảng số 2.1: Thống kê số hộ kinh doanh và số doanh nghiệp (2014- 2018) (Đvt: cơ sở) Năm Doanh nghiệp Hộ kinh doanh 2014 304 3.168 2015 332 3.430 2016 382 3.316 2017 422 3.954 2018 461 4.389 (Nguồn: Chi cục Thuế thị xã - Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Gia Nghĩa) Biểu đồ 2.1: So sánh số hộ kinh doanh và doanh nghiệp (2014 - 2018) 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 2014 2015 2016 2017 2018 Doanh nghiệp Hộ kinh doanh 49 (Đvt: cơ sở) (Nguồn: Chi cục Thuế thị xã - Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Gia Nghĩa) - Về cơ cấu ngành, nghề hộ kinh doanh: Với đặc điểm vị trí địa lý, tự nhiên, lao động, cơ sở vật chất và nhu cầu của đại diện hộ kinh doanh đã hình thành các hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã hoạt động đa dạng về ngành nghề; trong những năm gần đây các hộ kinh doanh đang phát triển theo hướng hiện đại, các hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp luôn chiếm giữ một tỷ trọng rất lớn, số lượng đông. Trong năm 2018, các hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp là 1.965 hộ kinh doanh, chiếm tỷ trọng lớn nhất 44,77%, đây là hoạt động góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy các loại hình kinh tế khác phát triển; tiếp đó là ngành nghề khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ, ăn uống với 1.106 hộ kinh doanh, chiếm 25,2%, vì đây là các ngành, lĩnh vực có thị hiếu lớn, đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều, phù hợp với nguồn vốn còn hạn hẹp của phần đông các hộ gia đình, bên cạnh đó khả năng quay vòng vốn nhanh, hạn chế được rủi ro, tỷ suất lợi nhuận cao. Ta có thể tìm hiểu cơ cấu ngành, nghề hoạt động của hộ kinh doanh thông qua bảng sau: Bảng số 2.2: Thống kê cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (Đvt: cơ sở) Ngành nghề Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng (Cơ sở) Tỷ lệ (%) Số lượng (Cơ sở) Tỷ lệ (%) Số lượng (Cơ sở) Tỷ lệ (%) Số lượng (Cơ sở) Tỷ lệ (%) Số lượng (Cơ sở) Tỷ lệ (%) Công nghiệp 238 7,51 287 8,37 289 8,72 315 7,97 357 8,13 Thương nghiệp 1.490 47,03 1.650 48,10 1.713 51,66 1.883 47,62 1.965 44,77 Năm 50 Vận tải, kho bãi 83 2,62 44 1,28 39 1,18 51 1,29 92 2,10 Khách sạn, nhà nghỉ,ăn uống 761 24,02 891 25,98 748 22,56 891 22,53 1106 25,20 Dịch vụ khác 560 17,68 528 15,39 497 14,99 807 20,41 851 19,39 Xây dựng 36 1,14 30 0,87 30 0,90 07 0,18 18 0,41 Tổng 3.168 100 3.430 100 3.316 100 3.954 100 4.389 100 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Gia Nghĩa) - Về quy mô hoạt động, số lượng lao động: Qua nghiên cứu, hiện nay tại thị xã Gia Nghĩa hầu hết các hộ kinh doanh đều thuộc loại quy mô nhỏ. Một phần do đặc thù kinh doanh của loại hình này, một phần do bị sự ràng buộc bởi các quy định của pháp luật. Nếu xét trên góc độ số lượng lao động sử dụng trên một hộ kinh doanh, hầu hết các hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã đều có số lượng lao động ít, chủ yếu là từ 3 đến 8 lao động, quy mô nguồn lực lao động của hộ kinh doanh còn khá thấp, bởi do đặc điểm chung chủ yếu các hộ kinh doanh trên địa bàn kinh doanh dưới hình thức nhỏ lẻ; mặt khác đa số những hộ kinh doanh đều sử dụng lao động có sẵn trong gia đình hoặc sử dụng lao động giản đơn; một số lĩnh vực ngành, nghề có nhu cầu sử dụng lượng lao động ít như: khách sạn nhỏ, phòng trọ, dịch vụ vận tải,, tuy nhiên số lượng lao động trong các hộ kinh doanh vẫn có xu hướng gia tăng qua các năm. Tỷ lệ này tăng rất chậm và chiếm tỷ lệ nhỏ, ít lao động là là một điểm lợi thế của hộ kinh doanh, khi phải ít quản lý về mặt nhân sự, nhưng đó cũng là đặc điểm hạn chế vì quy mô hoạt động chưa được nâng cao. Bảng số 2.3: Thống kê quy mô lao động củahộ kinh doanh (2014-2018) (Đvt: cơ sở -người) 51 Ngành nghề Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Hộ kinh doanh Số lao động Hộ kinh doanh Số lao động Hộ kinh doanh Số lao động Hộ kinh doanh Số lao động Hộ kinh doanh Số lao động Công nghiệp 238 481 287 586 289 572 315 555 357 534 Thương nghiệp 1490 2.239 1650 2.421 1713 2.507 1883 2.701 1965 2.779 Vận tải, kho bãi 83 125 44 61 39 61 51 67 92 72 Khách sạn, nhà nghỉ, ăn uống 761 1.323 891 1.683 748 1.553 891 1.652 1106 1.668 Dịch vụ khác 560 998 528 885 497 794 807 1.319 851 1.432 Xây dựng 36 57 30 112 30 112 07 28 18 39 Tổng 3.168 5.223 3.430 5.748 3.316 5.599 3.954 6.322 4.389 6.524 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông 2017 - Chi cục Thống kê thị xã Gia Nghĩa) Việc hình thành nên các hộ kinh doanh đã góp phần thu hút nguồn lao động nhàn rỗi tại địa phương, tạo việc làm nhiều nhất cho địa phương, số được giới thiệu việc làm hàng năm trên địa bàn thị xã hàng năm được tăng cao. Tổng số lao động trong các hộ kinh doanh trên địa bàn tính đến hết năm 2018 là 6.524 lao động, thu nhập bình quân đầu người là 2.253.000 đồng/tháng. Thị xã trở thành trung tâm của tỉnh, thu hút nguồn lao động, góp phần ổn định trật tự, an ninh xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế tại tỉnh nhà. - Về quy mô vốn: Nếu xét trên quy mô vốn kinh doanh thường thì nguồn vốn thực sự khá thấp. Đây là một yếu tố để đo lường được quy mô, sự phát triển của một hộ kinh doanh. Nguồn vốn theo thống kê chủ yếu là vốn tự có của chủ sở hữu hoặc từ tín dụng vay Năm 52 mượn từ bạn bè, người thân hay từ các tổ chức tín dụng khác Thực tế vốn dùng để sản xuất kinh doanh rất nhỏ, tuy nhiên với mục đích để có cơ sở vay vốn tại các tổ chức tín dụng mà quy mô vốn của các hộ kinh doanh đôi khi được kê khai lớn hơn. Bảng số 2.4: Quy mô vốn của hộ kinh doanh (2014 - 2018) (Đvt: tỷ đồng) Năm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số vốn 87.019 96.372 125.245 154.952 172.957 Tỷ lệ so với năm trước 16,8% 10,7% 29,5% 23,7% 11,6% (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Gia Nghĩa) 2.1.3. Kết quả hoạt động của các hộ kinh doanh tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2014-2018 Thứ nhất: Việc thi hành luật của các hộ kinh doanh Có thể nói việc thi hành pháp luật đối với các hộ kinh doanh tại địa bàn thị xã Gia Nghĩa còn rất hạn chế và là vấn đề nhức nhối đối với cơ quan quản lý. Vi phạm về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh, đảm bảo điều kiện kinh doanh: Bên cạnh các hộ kinh doanh hoạt động minh bạch thì một số hộ kinh doanh đã có hành vi vi phạm chất lượng hàng hóa, nhất là các hộ kinh doanh ở vùng sâu, vùng xa, nơi chính quyền địa phương khó quản lý. Hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, không rõ xuất sứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng hóa không đảm bảo yêu cầu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; thực phẩm kém chất lượng, bị nhiễm độc và động, thực vật bị nhiễm bệnh, không đảm bảo yêu cầu về điều kiện ngành nghề trong kinh doanh. 53 Tại một số khu vực trung tâm của thị xã Gia Nghĩa, quán ăn vỉa hè xuất hiện nhiều, mặc dù mất vệ sinh nhưng luôn đông khách và chất lượng kiểm tra an toàn thực phẩm, công tác quản lý nhà nước đối với các hộ kinh doanh này còn hạn chế. Nhiều hộ kinh doanh có hành vi lấn chiếm vỉa hè để làm nơi buôn bán. Gây mất cảnh quan đô thị, cản trở giao thông, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Các quy định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến dịch vụ ăn uống tại các đường phố, gánh hàng rong đều không khả thi. Theo ý kiến của đơn vị phòng Y tế thị xã, việc quản lý các hộ kinh doanh có ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống rất khó khăn. Cơ quan chức năng đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở, quán ăn có địa chỉ đăng ký rõ ràng, tuy nhiên các hộ kinh doanh này đôi khi vẫn hoạt động theo hình thức; đối với những gánh hàng rong, quán ăn vỉa hè, cửa hàng di động hay các đối tượng kinh doanh không yêu cầu đăng ký kinh doanh thì chưa thể kiểm soát được. Và nhều ngành nghề kinh doanh như: bán phân bón, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến thô sơ nông sản, trái cây, kinh doanh trò chơi điện tử, internet, karaoke hầu hết các hộ kinh doanh đều không tìm hiểu điều kiện về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện kèm theo hoặc có nhưng thực hiện không đầy đủ các thủ tục hành chính đảm bảo yêu cầu trong kinh doanh. Một số hộ kinh doanh, lợi dụng sự quản lý, kiểm soát của cơ quan quản lý đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh chưa chặt chẽ đã vi phạm các quy định của pháp luật. Theo quy định hộ kinh doanh thực hiện đăng ký kinh doanh theo nội dung đăng ký và được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép. Tuy nhiên, có các hộ kinh doanh tại địa bàn thị xã Gia Nghĩa không nghiêm túc thực hiện quy định này. Nhiều hộ kinh doanh tự ý mở cửa hàng, địa điểm kinh doanh tại những địa điểm khác, cũng có những hộ kinh doanh tự ý bỏ địa chỉ kinh doanh, mà không thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo quy định hộ kinh doanh 54 không được mở thêm ‘chi nhánh, tuy nhiên vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận có nhiều hộ kinh doanh đã tự ý mở rộng địa điểm kinh doanh tại những khu vực khác. Và có rất nhiều hành vi khác mà các hộ kinh doanh hiện nay đang còn vi phạm. Thứ hai: Năng lực, trình độ của các chủ hộ kinh doanh, chất lượng lao động Trình độ học vấn của chủ đại diện hộ kinh doanh và người điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hộ kinh doanh là một trong những yếu tố góp phần nâng cao khả năng kinh doanh, cũng như năng lực cạnh tranh của hộ kinh doanh đó. Tuy nhiên, với đặc trưng kinh doanh nhỏ lẻ, hộ kinh doanh không có nhiều yêu cầu phức tạp trong việc quản lý hoạt động của mình; ít bị ràng buộc bởi các báo cáo tài chính, sổ sách kế toán, các loại thuế kèm theo, số lượng lao động ít đã tác động tạo ra nhiều hạn chế về trình độ quản lý, năng lực cạnh tranh, ứng dụng công nghệ tiên tiến dẫn đến việc các chủ hộ kinh doanh không chú trọng trong việc nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ... Ngoài ra, có nhiều ngành nghề kinh doanh còn đặc biệt không yêu cầu cao về năng lực quản trị đối với chủ hộ kinh doanh như: việc buôn bán tạp hóa, dịch vụ ăn uống Điều này đã hình thành nên đội ngũ các chủ hộ kinh doanh có trình độ kém rất nhiều so với doanh nghiệp. Yếu tố quan trọng bên cạnh năng lực quản trị của chủ hộ kinh doanh thì chất lượng lao động tác động không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của các hộ kinh doanh. Có thể nói nguồn lao động chính tại các hộ kinh doanh hầu hết là lao động phổ thông, với trình độ chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế. Trình độ giáo dục thấp, không có nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề cao là một cản trợ lớn đối với việc tham gia các khóa đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, đó là lý do tại sao tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề tại các hộ kinh doanh còn thấp. Theo báo cáo của phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã Gia Nghĩa, có 25,9% lao động có trình độ văn hóa từ cấp 3 trở lên và 24,7 % lao động được đào tạo nghề trước khi làm việc tạo các hộ kinh doanh. Trung bình chỉ có 48,7% cơ 55 sở có số lao động đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Điều này cho thấy nhu cầu nâng cao tay nghề và trình độ kỹ thuật là vấn đề quan trọng trong phát triển hộ kinh doanh. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, chất lượng kinh doanh, doanh thu, đồng thời tạo ra những rào cản đối trong cạnh tranh kinh doanh. Tuy vậy chất lượng và trình độ tay nghề của người lao động trong các hộ kinh doanh vẫn là vấn đề chưa giải quyết được triệt để. Bảng số 2.5: Chất lượng và đào tạo lao động (Đvt: %) Tỷ lệ Cơ sở có lao động cần đào tạo 29,5 Cơ sở gặp khó khăn trong việc đào tạo lao động 11,7 Cơ sở có lao động đáp ứng tốt yêu cầu công việc 48,7 Cở sở gặp khó khăn trong việc thuê lao động 10,1 Lao động có trình độ văn hóa từ cấp 3 trở lên 25,9 Phần trăm lao động được đào tạo nghề trước khi làm tại cơ sở 24,7 (Nguồn: phòng Lao động, Thương ainh và Xã hội thị xã Gia Nghĩa) Thứ aa: Về hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh Trong những năm qua thành phần hộ kinh doanh đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tại địa bàn thị xã phát triển, tạo việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu nhập người dân, kích thích nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả. Doanh thu của hộ kinh doanh tăng liên tục qua các năm, đóng góp lớn vào phát triển thị trường xã hội tại thị xã. 56 Biểu đồ 2.2: Doanh thu bình quân hộ kinh doanh (2014- 2018) (Đvt: tỷ đồng) (Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Gia Nghĩa) Bảng số 2.6: Doanh thu bình quân hộ kinh doanh (2014- 2018) (Đvt: tỷ đồng) Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Doanh thu bình quân 2.108 3.107 4.489 5.344 5.952 (Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Gia Nghĩa) Với sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn quy mô trong những năm gần đây, các hộ kinh doanh cá thể đã đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu Ngân sách Nhà nước tại địa phương, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển. Song do số lượng hộ kinh doanh khá lớn lại phân bố rải rác trên địa bàn rộng đã làm cho công tác quản lý thuế trở nên vô cùng phức tạp và bộc lộ nhiều hạn chế cần có những giải pháp nhằm khắc phục để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2014-2018 2.2.1. Xây dựng định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển các hộ kinh doanh trên địa aàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Doanh thu bình quân 57 Nhìn chung các hộ kinh doanh tại thị xã Gia Nghĩa có vốn ít, quy mô nhỏ, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh thấp, nhiều hộ kinh doanh làm ăn thua lỗ kéo dài như trường hợp một số doanh nghiệp vẫn thường gặp. Một số hộ kinh doanh sau khi thành lập hoạt động kinh doanhgiảm sút nghiêm trọng dẫn đến tình trạng không hoàn trả được vốn vay lâm vào tình trạng nợ nần; một số hộ khác do làm ăn không hiệu quả đã bỏ địa chỉ kinh doanh không thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh - phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Gia Nghĩa. Do thị xã hiện nay chưa quan tâm đến việc hoạch định chiến lược hay có kế hoạch cụ thể về việc phát triển hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã mà chỉ thực hiện chủ trương, chỉ đạo của trung ương, của tỉnh về thành lập, chấm dứt hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh, chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, hỗ trợ hộ kinh doanh phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh. Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, thị xã Gia Nghĩa đã tập trung xây dựng, thực hiện các Đề án, Kế hoạch để phát triển mô hình hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã như: xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo từng năm và theo từng giao đoạn, Đề án phát triển hỗ trợ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, Đề án khuyến khích hỗ trợ các thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp, Đề án hỗ trợ Phụ nữ khởi nghiệp có lồng ghép phát triển mô hình hộ kinh doanh; bên cạnh đó thị xã đã quy hoạch phát triển theo ngành, lĩnh vực, quy hoạch thương mại, quy hoạch công nghiệp, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch hệ thống dịch vụ, bán buôn, bán lẻ... Trên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt Ủy ban nhân dân thị xã đã triển khai tới các cơ quan, đơn vị liên quan, phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện, tập trung mọi nguồn lực để triển khai thực hiện quy hoạch mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển gắn với việc giám sát, kiểm tra nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch đề ra. 58 Tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của quy hoạch đến các cơ quan, đơn vị, các tầng lớp nhân dân, thanh niên và các hộ kinh doanh trên địa bàn. Đăng tải nội dung của quy hoạch trên các trang thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, nhân dân và các hộ kinh doanh trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận xã hội và thống nhất cao trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch. Cho đến nay, việc gia tăng số lượng, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các hộ kinh doanh, ngày càng thể hiện vai trò to lớn đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn thị xã thời gian qua. Từ khi Luật Doanh nghiệp 2014, sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tư nhân ngày càng được làm rõ. Hiện nay thị xã Gia Nghĩa đã trả qua 15 năm hình thành và phát triển do vậy, việc khuyến khích phát triển hộ kinh doanh nằm trong chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nói chung. Việc khuyến khích, hỗ trợ hộ kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi nhất cho hộ kinh doanh phát triển luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Hỗ trợ thủ tục hành chính: Căn cứ Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước, thị xã đã hoàn thành xây dựng bộ thủ tục hành chính đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh, thủ tục đăng ký điều kiện kinh doanh. Các cá nhân, hộ kinh doanh, người dân có thể tải trực tiếp tìm hiểu và tải mọi biểu mẫu liên quan đến thủ tục hành chính để thực hiện và triển khai áp dụng bộ thủ tục hành chính đăng ký kinh doanh ở mức độ 3 cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_ho_kinh_doanh_tren_dia_ban.pdf
Tài liệu liên quan