MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 2
.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn . 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luân văn . 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 6
7. Kết cấu của luận văn . 7
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO . 8
1.1. Một số khái niệm liên quan đến luận văn . 8
1.2. Sự cần thiết nhà nước quản lý các hoạt động của Phật Giáo. 16
1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật Giáo. 20
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo ở một số địa
phương. 30
Tiểu kết chương 1 . 38
Chương 2:THỰC TRẠNG ĐẠO PHẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO PHẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮL LẮK. 41
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Lăk . 41
2.2. Hoạt động của Phật giáo trên địa bản tỉnh Đăk Lăk . 50
2.3. Thực trạng quản lý đối với hoạt động của Phật giáo ở tỉnh Đăk Lăk. 66
2.4. Đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo trên địa bản tỉnh
Đăk Lăk. 84
148 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động của phật giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẮK LẮK
2.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chính sách của
Nhà nước đối với Phật giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
65
Quán triệt các văn bản quản lý nhà nước về công tác tôn giáo của Trung ương
và các cấp các ngành có liên quan như :
- Hiến pháp 2013 sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, ngày 28/11/2013 thể
hiện sự tiến bộ về tự do tôn giáo.
- Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 được Quốc hội Khóa XIV
thông qua gồm 09 chương, 8 mục, 68 điều, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Luật
quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo;
trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo....; đồng
thời Luật tín ngưỡng, tôn giáo cũng là dấu mốc đáng ghi nhận trong công tác quản
lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta. Luật này có hiệu lực ngày
01/01/2018.
- Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá XI
thông qua ngày 18/06/2004 (Chủ tịch nước công bố ngày 29/06/2004) gồm 06
chương, 41 điều.
- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, ngày 01/03/2005 của Chính Phủ, hướng dẫn
thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nghị định số 92/2012/NĐ-CP (08/11/2012) bổ sung Nghị định số
22/2005/NĐ-CP (2005) quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo.
- Chỉ thị 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà đất
có liên quan đến tôn giáo.
- Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ ban hành và
hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
- Công văn số 3371/BNV-TH, ngày 16/10/2009 của Bộ Nội vụ về thực hiện
Chỉ thị số 1940/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất có liên quan đến tôn giáo.
66
Ngoài ra còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác có liên quan
đến tôn giáo và công tác tôn giáo.
Việc cụ thể hoá bằng các văn bản trên đã góp phần tăng cường sự nhận thức
một cách đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong việc theo hoặc không
theo tôn giáo, tạo thuận lợi cho các tôn giáo thực hiện đăng ký và hoạt động bình
thường theo đúng pháp luật.
Đồng thời các văn bản quy phạm pháp luật trên đã tạo được hành lang pháp lý
cho các cấp chính quyền trong công tác QLNN về tôn giáo, hướng dẫn các tổ chức
tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo hoạt động tuân thủ theo đúng quy
định của pháp luật. Đó cũng chính là kết quả từ việc cụ thể hóa một cách đúng đắn
việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và các văn bản pháp luật về tôn
giáo sát với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh. Qua rà soát, kiểm tra, hầu hết các
văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về hoạt động tôn giáo đều đúng thẩm
quyền, thể thức văn bản, đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền
trong QLNN đối với các hoạt động tôn giáo ở địa phương.
2.3.2. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với tín đồ, chức sắc
Việc tổ chức triển khai tuyên truyền thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn
giáo được các cơ quan chuyên môn các cấp có liên quan của tỉnh Đắk Lắk gắn
với việc tuyên truyền vận động đồng bào có đạo tham gia các phong trào thi
đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể thành viên phát động
như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân
cư,” phong trào “ngày vì người nghèo”...hàng năm nhân kỷ niệm ngày thành
lập Mặt trận dân tộc thống nhất Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã chỉ
đạo Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, thành phố, thị xã tổ chức ngày hội đại đoàn
kết toàn dân ở các khu dân cư thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
67
và cũng là các vùng có đông đồng bào theo đạo, mời các đồng chí lãnh đạo của
Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể
cấp tỉnh dự sinh hoạt cùng bà con; thông qua đó tuyên truyền vận động đồng
bào hiểu và thực hiện nghiêm túc các quy định của luật pháp về tín ngưỡng, tôn
giáo đặc biệt là đối với việc đăng ký sinh hoạt bình thường theo tinh thần thượng
tôn pháp luật, tạo sự đoàn kết gắn bó giữa đồng bào có đạo và đồng bào không
theo đạo chung sức chung lòng xây dựng quê hương giầu đẹp.
Thông qua thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, công tác vận động
đồng bào có đạo đã được cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ
chức đoàn thể thành viên của Mặt trận các cấp từ tỉnh đến cơ sở đặc biệt quan
tâm, nâng cao một bước trình độ nhận thức và trách nhiệm đối với công tác tôn
giáo từ đó đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào có đạo tổ chức sinh
hoạt tôn giáo bình thường đúng theo quy định của pháp luật.
Bảng 2.2. Số cán bộ, công chức, tín đồ tôn giáo được bồi dưỡng, tập huấn
Đơn vị : người
Năm Nội dung bồi dưỡng Cán bộ, công chức
được bồi dưỡng
Tín đồ, chức sắc
được bồi dưỡng
2011 -Bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN về tôn
giáo theo Chương trình của Sở Nội vụ.
125
2012 - Tập huấn bồi dưỡng công tác quản
lý nhà nước về tôn giáo cho cán bộ
chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn
- Bồi dưỡng công tác quản lý Nhà
nước về tôn giáo cho cán bộ làm
công tác tôn giáo các tỉnh Miền
Trung và Tây Nguyên
306 100
68
2013 - Tập huấn công tác quản lý nhà
nước về tôn giáo
-Hội nghị giới thiệu Nghị định số
92/2012/NĐ-CP
1058 258
2014 Hội nghị triển khai Nghị định số
92/2012/NĐ-CP, các văn bản pháp
luật có liên quan đến tôn giáo cho
chức việc Phật giáo
271
2015 Tổ chức 12 Hội nghị phổ biến Nghị
định 92 và các văn bản pháp luật liên
quan đến tôn giáo
824 942
2016 Tổ chức 18 Hội nghị triển khai các
văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn
giáo
674
Nguồn : [22]
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong triển
khai thực hiện công tác tôn giáo:
Ngoài ra, hàng năm các cơ quan như ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh còn phối
hợp với Ban tôn giáo Sở Nội vụ, Công an tỉnh, Ban Dân vận tỉnh uỷ, trường Chính
trị tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho cán bộ công
chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, cán bộ công chức làm công tác
tôn giáo - dân tộc của ủy ban mặt trận tổ quốc các cấp, đồng thời ủy ban mặt trận
tổ quốc tỉnh chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp huyện chủ động xây dựng kế hoạch tập
huấn cho đối tượng Uỷ viên thường trực mặt trận tổ quốc cấp xã, phường, thị trấn
và các đồng chí Trưởng ban công tác Mặt trận ở khu dân cư. Ngoài hình thức tuyên
truyền mở các lớp bồi dưỡng mặt trận tổ quốc tỉnh còn chủ động mở các chuyên
69
mục tuyên truyền trên bản tin công tác Mặt trận phát hành hàng quý của mặt trận tổ
quốc tỉnh, phối hợp với các cơ quan báo chí phát thanh truyền hình như Báo Đắk
Lắk, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh xây dựng các chuyên mục, bài viết tuyên
truyền với nhiều hình thức phong phú đặc biệt là thông qua các chương trình phát
thanh và truyền hình bằng tiếng dân tộc của đài tỉnh.
Đến nay các tổ chức tôn giáo cơ sở trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được tổ chức
sinh hoạt ổn định theo đúng nội dung đã đăng ký hàng năm với chính quyền, các
tín đồ đa số thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, việc chấp hành các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã được các chức sắc, chức việc, tín đồ
thực hiện tốt hơn, quan hệ với chính quyền ngày càng được gắn bó, an ninh trật tự
trong vùng đồng bào có đạo được giữ vững; nhiều hoạt động các lễ trọng của các
tôn giáo được các cấp chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi, mặt trận tổ quốc
các cấp đã tổ chức các đoàn đến thăm và tặng quà các cơ sở này nhân các ngày lễ,
việc hiểu biết tôn trọng giữa đạo và đời đã ngày càng được củng cố phát triển.
2.3.3. Kiện toàn tổ chức và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm
nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh
- Về tổ chức, bộ máy làm công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo, sau khi
Nghị định 91/2003/NĐ-CP ngày 12/01/2003 của Chính Phủ "Về kiện toàn tổ chức
bộ máy làm công tác tôn giáo thuộc UBND các cấp" và Nghị định số 22/2005/NĐ-
CP của Chính phủ, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP(08/11/2012) bổ sung Nghị định
số 22/2005/NĐ-CP (2005) quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo được ban hành đã được củng cố một bước. Tuy nhiên, trong quá
trình triển khai các Nghị định nói trên còn gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Do vậy,
đòi hỏi phải tiếp tục củng cố, tăng cường hệ thống tổ chức, bộ máy làm công tác
QLNN đối với hoạt động tôn giáo, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
70
giữa các cơ quan nhà nước trong hệ thống chính trị làm công tác tôn giáo, trong
đó có bộ máy làm công tác QLNN về tôn giáo.
Thực hiện Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính Phủ và Thông tư
25/2004/TT-BNV ngày 19/4/2004 của Bộ Nội Vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân các cấp
QLNN về công tác tôn giáo; đến nay về tổ chức, bộ máy, cán bộ làm công tác tôn
giáo ở Đắk Lắk đã bước đầu có những chuyển biến tích cực, chính quyền các cấp
đã quan tâm, củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ làm công tác tôn giáo.
Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Ban Thi đua - Khen thưởng và bộ phận làm công tác tôn giáo của
Ban Dân tộc và Tôn giáo đã được sáp nhập vào Sở Nội vụ; ở cấp huyện công tác
QLNN về tôn giáo sáp nhập vào Phòng Nội vụ; cấp xã cử một cán bộ kiêm nhiệm
theo dõi công tác tôn giáo.
Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
về tôn giáo luôn được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, nhất là sau khi Nghị
định 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành (thay thế Nghị định số
22/2005/NĐ-CP của Chính phủ) Ban Tôn giáo và UBND các huyện, thị xã và thành
phố đã tích cực tuyên truyền nhằm sớm đưa Nghị định vào cuộc sống, thông qua việc
mở lớp nhằm giới thiệu những điểm mới cũng như nội dung của Nghị định để thực
hiện tốt hơn trong việc thực thi pháp luật về lĩnh vực tôn giáo.
Nhìn chung, bộ máy làm công tác QLNN về tôn giáo hiện nay đã có những đổi
mới, cải cách, song quá trình thực hiện mô hình ở cấp huyện và cấp xã vẫn thiếu sự
ổn định. Công tác tổ chức cán bộ làm công tác tôn giáo chưa được các cấp thực sự
quan tâm; hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm nhất là cấp xã, không được đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ về tôn giáo và thường xuyên bị thay đổi nên việc nghiên cứu chủ
71
trương, đường lối chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước chưa sâu sắc dẫn đến lúng
túng trong công tác tham mưu khi giải quyết công việc.
2.3.4. Quản lý nội dung thuộc hành chính đạo thuộc thẩm quyền cấp tỉnh
Mỗi tôn giáo khi được Nhà nước công nhận bao giờ cũng có chương trình và
đường hướng hành đạo với những nội dung cụ thể cho từng hoạt động.
Theo Luật Tín ngưỡng Tôn giáo, Về nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
(Điều 10), Luật quy định hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo đảm
an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Về người đại diện,
ban quản lý cơ sở tín ngưỡng (Điều 11), nhằm tạo điều kiện cho cơ sở tín ngưỡng
hoạt động có hiệu quả, Luật quy định cơ sở tín ngưỡng phải có người đại diện hoặc
ban quản lý để chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động diễn ra tại cơ sở
tín ngưỡng như đăng ký hoạt động tín ngưỡng, thông báo việc tổ chức lễ hội tín
ngưỡng định kỳ; thông báo về tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng
được khôi phục hoặc lễ hội tín ngưỡng định kỳ nhưng có thay đổi; quản lý và sử
dụng khoản thu đúng mục đích, công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, Luật cũng
quy định người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải là công
dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy
tín trong cộng đồng dân cư; việc bầu, cử người đại diện hoặc thành viên ban quản
lý do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng phối hợp với Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc cùng cấp tổ chức để cộng đồng dân cư bầu, cử. Căn cứ vào kết quả
bầu, cử, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản công nhận người đại diện hoặc thành
viên ban quản lý trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bầu cử. Đây là một
trong những quy định mới của Luật so với Pháp lệnh
Đối với Phật giáo ở cơ sở, theo quy định tại Điều 12, Pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo các vị sư trụ trì chùa (Ban Hộ tự) phải đăng ký chương trình hoạt động
72
Phật giáo tại chùa với UBND cấp xã, thông tin về những hoạt động cụ thể trong
các ngày lễ lớn để chính quyền địa phương biết qua đó có sự giúp đỡ đảm bảo an
toàn, an ninh cho sinh hoạt tôn giáo trên cơ sở thực hiện đúng các quy định của
pháp luật.
Thông qua chương trình và nội dung sinh hoạt Phật sự hàng năm hoặc đột
xuất được sư trụ trì đăng ký và báo cáo với chính quyền, công tác quản lý được
thực hiện thông qua việc giám sát nội dung hoạt động có đúng với đăng ký, có
đảm bảo đúng quy định của pháp luật hay không. Trong trường hợp các hoạt động
khác với đăng ký ban đầu, người quản lý sẽ xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo
cấp có thẩm quyền giải quyết. Theo kinh nghiệm các hoạt động Phật giáo ở cơ sở
diễn ra tốt đẹp thường có sự gắn bó và hiểu biết giữa các chức sắc và cán bộ trên
tinh thần cộng tác, vì lợi ích chung của nhân dân theo phương châm tốt đời đẹp
đạo.
Quản lý về nhân sự của tổ chức Phật giáo:
Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở cấp tỉnh, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt
Nam tỉnh Đắk Lắk là tổ chức trực thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
Ban Đại diện Phật giáo cấp huyện, thành phố, thị xã. Các tổ chức Phật giáo cơ sở
là Ban Hộ tự tại các chùa chịu sự hướng dẫn quản lý trực tiếp của Ban Trị sự.
Quản lý nhân sự của tổ chức Phật giáo cơ sở trên địa bàn chính là quản lý
các chức sắc, chức việc, tín đồ Phật giáo trên địa bàn tỉnh.
Đối với tu sĩ Phật giáo: chùa được coi là ngôi nhà, là nơi tu học, hành đạo,
truyền đạo và sinh sống hàng ngày tại đó, vì vậy nên mọi hoạt động trong đời sống
tu hành của người tu sĩ diễn ra phần lớn ngay tại địa phương nơi người tu sĩ đó
sinh sống. Do đó không phải cấp nào khác ngoài cấp cơ sở có điều kiện và cần
thiết phải nắm rõ hơn cả về quá trình sinh sống và hoạt động tôn giáo của người
tu sĩ Phật giáo, để có cơ sở tham mưu và căn cứ cho các cấp chính quyền giải quyết
73
các công việc liên quan tới công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động Phật
giáo được hợp tình, hợp lý, phù hợp với luật nhà Phật cũng như pháp luật nhà
nước.
Để làm được điều đó, cán bộ làm công tác tôn giáo cấp cơ sở đã lập hồ sơ, lý
lịch của tu sĩ kể từ khi vị đó nhập tu tại chùa. Đối với các vị sư chuyển từ nơi khác
đến tu ở chùa trên địa phương cần nắm rõ, lưu hồ sơ và nhận xét của chính quyền
địa phương nơi đi để có thể kế thừa, nhìn nhận, đánh giá một vị sư trong cả một
quá trình hoạt động được khách quan, chính xác.
Hồ sơ tu sĩ tại cấp cơ sở được bổ sung hàng năm kèm theo nhận xét về quá
trình sinh sống và hoạt động tôn giáo tại địa phương nếu có điều kiện nên ghi lại
những đặc điểm nhân thân (tu theo môn phái nào, xuất gia với vị sư nào, y chỉ theo
ai, huynh đệ gồm những vị nào, ai là người có ảnh hưởng lớn nhất đối với vị sư
đó, trình độ học vấn cả về đạo và đời, năng khiếu, khả năng bản thân, tầm ảnh
hưởng đối với tín đồ, Phật tử ) Để giúp cho công tác quản lý được hiệu quả,
đồng thời giúp cho tu sĩ có thể phát huy sở trường giúp cho xã hội trong trường
hợp cần có sự tác động cho phù hợp với Đạo và Đời thì sẽ có căn cứ và cơ sở để
tham mưu với chính quyền giải quyết hợp tình, hợp lý trên nguyên tắc: việc đạo dùng
đạo để giải quyết.
Một điểm cần lưu ý trong quan hệ giữa cán bộ, công chức nhà nước với chức
sắc Phật giáo ở Đắk Lắk:
+ Trong quan hệ với các vị cần có sự trân trọng, xử sự hài hòa để làm sao vừa
thể hiện được vai trò và vị thế của một cán bộ, công chức nhà nước đi làm việc,
đồng thời tỏ rõ sự kính trọng đối với một vị chức sắc. Có như vậy người làm công
tác Phật giáo mới có thể tiếp cận, trao đổi công việc và tạo được sự đồng thuận
giữa Nhà nước với Phật giáo để giải quyết các công việc.
74
+ Đối với các vị tăng, ni trẻ, đặc biệt là đối với các vị có vị trí trong Giáo hội
phật giáo Việt Nam hoặc Phật giáo địa phương: trong quan hệ với các vị cần tỏ rõ
vị thế của Nhà nước, vừa tu học theo đúng chính pháp của Đức Phật và pháp luật
của Nhà nước. Thực tế ở một số địa phương vì hiếm sư hoặc chưa có sư nên khi
tín đồ phật tử đề nghị, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có ý kiến và tỉnh chấp thuận
cho các vị sư về sinh hoạt Phật giáo tại địa phương, thành lập nên các tổ chức Phật
giáo cơ sở thì “chiều chuộng” các vị sư quá mức, không còn giữ được sự tôn
nghiêm của giới luật nhà Phật cũng như sự tôn trọng pháp luật của Nhà nước, gây
ảnh hưởng không tốt trong tín đồ Phật giáo ở địa phương. Ngược lại cũng có những
địa phương các ngôi chùa bị hư hoại lâu ngày chưa được tu bổ nên hoạt động Phật
giáo bị gián đoạn trong một thời gian dài. Đến khi có sư về địa phương sinh hoạt
tôn giáo lại bị gây khó dễ đối với các đối tượng đang hoạt động tín ngưỡng tại địa
phương như: thầy bói, thầy cúng, người bán vàng mã vì lợi ích kinh tế. Vì thế,
chính quyền và cán bộ làm công tác tôn giáo cần phải lưu tâm, nên làm công tác
tư tưởng và vận động quần chúng giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa để tránh
gây nên tâm lý ức chế, thậm chí có lúc, có nơi đã tạo ra sự phản ứng không đáng
có từ cả hai phía: các vị chức sắc, tín đồ Phật giáo và một số ít quần chúng nhân
dân.
Trong Phật giáo điều đáng chú ý là sau mỗi vị chức sắc là số lượng lớn các
tín đồ với nhiều tầng lớp từ người lao động chân tay tới trí thức, các nhà nghiên
cứu, doanh nhân và thế hệ trẻ. Tác động đến một vị sư là tác động đến cả một lực
lượng tín đồ đứng đằng sau họ, vì vậy, việc nắm vững các chức sắc Phật giáo là
một yếu tố rất quan trọng trong quản lý hoạt động tôn giáo, làm ổn định sinh hoạt
Phật giáo, đồng thời giữ vững được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên
địa bàn, giúp cho quan hệ giữa Phật giáo và Nhà nước dễ dàng và thuận lợi.
2.3.5. Quản lý các cơ sở thờ tự của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
75
Chùa là nơi thờ Phật và còn là nơi nhà tu hành Phật giáo thuyết pháp, hành
đạo và sinh sống, là nơi các tín đồ phật giáo đến sinh hoạt Phật giáo.
Trong thực tế ở Đắk Lắk chưa có nhiều quần thể đình, đền, chùa. Tổng số
các cơ sở thờ tự thuộc đạo Phật ở Đắk Lắk có 206 cơ sở thờ tự, trong đó hầu hết
đã xác định được diện tích và đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất; có những chùa là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, có giá trị và ý
nghĩa tinh thần sâu sắc trong hoạt động của cộng đồng dân cư. Chính quyền theo
phân cấp có kế hoạch cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị của những quần thể,
những cơ sở thờ tự đó.
Chùa không chỉ là di tích lịch sử văn hoá của dân tộc mà còn là tài sản của
nhân dân để lại. Vì vậy, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, đạo
đức nhân văn trong thời kỳ phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước là hết sức quan trọng.
Nhận thức rõ vấn đề đó, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan
cùng các Ban Hộ tự ở các chùa chú trọng tới công tác bảo quản, trùng tu tôn tạo di
tích các tự viện đang bị xuống cấp, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc. Một số chùa được trùng tu tôn tạo có kinh phí hàng chục tỷ đồng như chùa
Khải Đoan thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, chùa Phổ Minh thành phố Buôn Ma
Thuột,còn rất nhiều những ngôi chùa trên địa bàn toàn tỉnh cũng đã đang được
trùng tu tôn tạo ngày một khang trang to đẹp hơn.
Phối hợp quản lý tổ chức các hoạt động thể hiện tinh thần tri ân, báo ân của
đạo Phật, nhân các ngày giỗ Tổ, ngày thương binh liệt sỹ 27 tháng 7, tổ chức các
đại lễ cầu siêu tại trụ sở tỉnh hội và các chùa trong tỉnh cũng như cầu siêu thắp
hương tưởng niệm tại đền liệt sĩ, Đài tưởng niệm liệt sĩ trong toàn tỉnh.
2.3.6. Quản lý hoạt động từ thiện nhân đạo của Phật giáo trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk
76
Hoạt động nhân đạo, từ thiện là một trong những nội dung quan trọng và đặc
trưng hành đạo của hầu hết các tôn giáo. Ngoài các giá trị đạo đức, hướng thiện, ý
nghĩa nhân văn có trong mọi tôn giáo, hoạt động từ thiện ngày nay còn thể hiện ở
sự phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Vì vậy các hoạt động từ thiện của
các tôn giáo được khuyến khích không những đối với các Giáo hội trong nước mà
còn đối với các tôn giáo ở nước ngoài khi họ mong muốn làm công việc từ thiện
tại Việt Nam.
Quản lý nhà nước về vấn đề này nhằm mục đích hướng dẫn những hoạt
động tôn giáo đi vào quỹ đạo chung của sự phát triển, phù hợp với pháp luật và
kịp thời ngăn chặn những hoạt động lợi dụng công việc từ thiện, vi phạm pháp luật
và tập quán của Việt Nam. Hoạt động từ thiện xã hội là hoạt động như: ủng hộ
đồng bào bị lũ lụt, thiên tai, ủng hộ người già cả, cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn, nạn nhân chất độc da cam... Những hoạt động này được Nhà nước
khuyến khích vì nó là biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo và phù hợp với pháp luật
Việt Nam.
Hoạt động từ thiện - xã hội là một hình thức hoạt động xã hội nhạy cảm,
nên việc quản lý cần phải hết sức tế nhị và thận trọng. Đảng và Nhà nước ta
khuyến khích giáo sỹ, tín đồ các tôn giáo tham gia hoạt động từ thiện xã hội.
Nhưng các hoạt động này phải tham gia trong hệ thống chung của Nhà nước,
của các đoàn thể chính trị - xã hội. Tuy nhiên, các hoạt động từ thiện của các tổ
chức tôn giáo có xu hướng tách khỏi sự quản lý của chính quyền hoặc các tổ
chức xã hội với mục đích gây thanh thế cho Giáo hội, thu hút quần chúng.
Trên tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, phát huy
tinh thần từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha của Phật giáo, trong thời gian qua, hoạt động
từ thiện xã hội đã được các tăng, ni phật tử Đắk Lắk hưởng ứng như các phong
trào: “quỹ vì người nghèo”, “quỹ xây nhà đại đoàn kết”, xoá nhà tranh tre nứa lá,
77
ủng hộ đồng bào bão lụt, hội người khuyết tật, quỹ khuyến học, chất độc màu da
cam, người nghèo vui tết, thăm hỏi các gia đình chính sách, người già neo đơn
không nơi nương tựa, ủng hộ quỹ từ thiện vì bệnh nhân nghèo, quà tết cho các gia
đình nghèo, bệnh nhân phongTổng kinh phí từ thiện lên tới hàng tỷ đồng. Ban
Trị sự tỉnh phối kết hợp với Đài truyền hình tỉnh tổ chức đêm giao lưu văn nghệ
quyên góp ủng hộ người nghèo ăn tết với chủ đề “xuân mới an vui đến mọi nhà,
tổng số tiền quyên góp trên 1 tỷ đồng, toàn bộ số tiền quyên góp đã được Ban Trị
sự và Đài truyền hình chuyển tới tận tay những gia đình nghèo khó trong tỉnh.
Hoạt động từ thiện nhân đạo, cứu trợ xã hội luôn được giáo hội quan tâm,
đặc biệt trong các dịp lễ trọng, với các hoạt động như: tặng nhà tình nghĩa, tặng
quà đồng bào nghèo, ủy lạo, cứu tế, thăm viếng những đồng bào khó khăn, tặng quà
gia đình chính sách, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, mồ côi, trại dưỡng
lão...Đây là việc làm thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách và
mang ý nghĩa nhân văn cao cả.
2.3.7. Chống lợi dụng hoạt động của đạo Phật trên địa bàn Tỉnh
Hiện nay ở tỉnh Đắk Lắk đã và đang xuất hiện, tồn tại một số hiện tượng tôn
giáo lạ có nguồn gốc từ Phật giáo như: Thanh Hải Vô Thượng Sư, tà đạo Pháp
Luân Công, Hà Mòn, A Mí Sara, hiện tượng Tâm Linh Đạo, hiện tượng Tâm Linh
Hồ Chí Minh.
Nhìn chung các hiện tượng tôn giáo này đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
xã hội, làm đảo lộn cuộc sống lao động, sinh hoạt bình thường của người dân, gây
tốn kém về tiền của, ảnh hưởng xấu đến phong tục tập quán và nếp sống văn hoá
của nhân dân; gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm phương hại đến hoạt động
đối ngoại, gây khó khăn cho công tác tôn giáo.
+ Theo đánh giá tại Hội thảo khoa học về: “Biến đổi tôn giáo ở Tây Nguyên,
thực trạng chính sách và giải pháp” do Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức thì hiện
78
tượng Thanh Hải Vô Thượng Sư có hình thức truyền bá chủ yếu qua các hoạt động
từ thiện, cứu trợ nhân đạo, qua con đường du lịch, qua các Việt Kiều hồi hương
về nước. Đạo này không có giáo lý chính thống mà chỉ là những bài viết, bài giảng
kết hợp với giáo lý của đạo Phật. Giáo luật chủ yếu tiếp thu giáo luật của Phật giáo
và đạo Xích. “Người theo tổ chức này gọi là “đồng tu”, phải thực hiện ngũ giới
cấm, phải ngồi thiền tại nhà từ 2 giờ đến 2,5 giờ một ngày và ăn chay
trườngnhững người tin theo tổ chức này lập bàn thờ tại nhà, có ảnh Thanh Hải,
trên bàn thờ có 5 ngọn nến, một đĩa hoa tươi, một gói kẹo, một chai nước lã. Họ
thường ngồi thờ vào ban đêm, không cúng ông, bà tổ tiên, trong gia đình có người
chết không khóc, không để tang, không giỗ chạp. Thanh Hải Vô Thượng Sư du
nhập vào Việt Nam từ năm 1991; đến 1995 đã phát triển ở 30 tỉnh thành trong cả
nước. Lúc cao điểm số người tin theo lên đến hàng vạn ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_cua_phat_giao_tr.pdf