Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Lào Cai

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. ẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI HOẠT

ĐỘNG DU LỊCH . 6

1.1. Một số khái niệm cơ bản. 6

1.1.1. Khái niệm du lịch . 6

1.1.2. Khái niệm hoạt động du lịch . 7

1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. 8

1.2. Đặc điểm, chủ thể của hoạt động du lịch và các loại hình hoạt động du

lịch. 8

1.2.1. Đặc điểm của hoạt động du lịch. 8

1.2.2. Các chủ thể tham gia hoạt động du lịch. 11

1.2.3. Các loại hình hoạt động du lịch. 11

1.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về du lịch. 14

1.4. Vai trò, đặc điểm, nội dung cơ bản quản lý nhà nước đối với hoạt động du

lịch. 17

1.4.1. Vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch . 17

1.4.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. 19

1.4.3. Nội dung cơ bản quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. 20

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch . 23

1.5.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 23

1.5.2. Các yếu tố về kinh tế xã hội. 24

1.5.3. Các yếu tố thuộc về đường lối phát triển du lịch . 25

1.5.4. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. 26

1.6. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động du lị ịa

phương trong khu vực và bài học rút ra đối với thành phố Lào Cai. 26

 

pdf90 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng điểm về du lịch để thu hút khách du lịch tới địa phƣơng. Ba là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Để thu hút đƣợc nguồn khách đến với thành phố Lào Cai, một trong những biện pháp quan trọng nhất cần thực hiện đó là tiến hành thƣờng xuyên tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến du lịch, giới thiệu hình ảnh, con ngƣời Lào Cai để tạo ra sức thu hút khách du lịch, mở rộng thị trƣờng hoạt động du lịch. Bốn là, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch. Trong điều kiện hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay thì liên kết du lịch là vấn đề tất yếu đặt ra để đƣa ngành du lịch phát triển. Việc liên kết hợp tác không chỉ dừng lại ở một địa phƣơng, vùng, quốc gia tạo thành các tour, điểm, tuyến du lịch hoàn chỉnh mà có thể liên kết hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới. Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch không chỉ nằm trong một vùng, một tỉnh mà luôn phải vƣơn ra khỏi phạm vi hành chính địa phƣơng, một quốc gia, một khu vực. Năm là, quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của địa phương. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định: “Xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực cho đất nƣớc nói chung và từng ngành, lĩnh vực nói riêng, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong nhà trƣờng cũng nhƣ trong quá trình sản xuất kinh doanh”. Đối với ngành du lịch, nguồn nhân lực đƣợc xem là tài sản quý 33 giá, tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch, về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ sự phát triển bền vững của ngành. Do đó, các địa phƣơng và ngành du lich cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch để ngành du lịch ngày càng phát triển. Sáu là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch. Với sự phát triển không ngừng của ngành du lịch và các hoạt động liên quan đến du lịch ngày càng đặt ra nhiều vấn đề đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch nhƣ tuor du lịch, giá cả hàng hóa, dịch vụ, ô nhiễm môi trƣờng... Vì vậy, cần tăng cƣờng hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động du lịch đảm bảo hoạt động du lịch phát triển nhanh, bền vững và gắn với đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng. Bảy là, làm tốt công tác thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư kinh doanh các hoạt động du lịch trên địa bàn. Đồng thời có biện pháp đảm bảo môi trường tư lành mạnh, an toàn cho các cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư du lịch. 34 Tiểu kết chƣơng 1 Chƣơng 1 của Luận văn đã đề cập đến và làm rõ nhƣng cơ sở khoa học của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch. Chƣơng này gồm 03 nội dung chính mà tác giả muốn đề cập, đó là: - Du lịch và hoạt động du lịch: Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về du lịch khác nhau nhƣng có thể hiểu về du lịch nhƣ sau: Du lịch là hoạt động của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên; mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn; nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên cứu thị trƣờng, du lịch thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phƣơng và cƣ dân ở địa phƣơng. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cƣ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. - QLNN đối với hoạt động du lịch: Đề tài này nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch cho nên phải làm rõ những đặc điểm, vai trò, nội dung và những nhân tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về du lịch. Từ đó, có thể hiểu sâu hơn thế nào là quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch để có những cơ sở lý thuyết quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề tại tỉnh thành phố Lào Cai. - Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch của một số thành phố trong khu vực. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch của một số địa phƣơng trong nƣớc nhƣ TP Lai Châu, TP Vĩnh Yên trên một số lĩnh vực. Thành phố Lào Cai cần học hỏi và đổi mới nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch để tiến kịp và sánh ngang với các nƣớc và tỉnh, thành phố có ngành du lịch cực kỳ phát triển 35 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI 2.1. Các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Lào Cai 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Thành phố Lào Cai là trung tâm đô thị lớn nhất của tỉnh Lào Cai, đƣợc thành lập năm 2004 trên cơ sở sáp nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đƣờng. Thành phố Lào Cai giáp các huyện Mƣờng Khƣơng, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa của tỉnh Lào Cai và giáp huyện Hà Khẩu châu tự trị dân tộc Hani và Yi Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Thành phố Lào Cai có hai con sông chảy qua. Sông Nậm Thi chạy quanh phía bắc, đồng thời là ranh giới tự nhiên với Trung Quốc. Nƣớc sông quanh năm trong xanh, là nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt cho nhà máy nƣớc của thành phố. Sông Nậm Thi hợp lƣu với sông Hồng ngay tại biên giới giữa thành phố Lào Cai và Trung Quốc. Sông Hồng sau khi đƣợc Nậm Thi hợp lƣu thì chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam, mang lại nguồn phù sa màu mỡ cho đồng bằng sông Hồng. Thành phố Lào Cai nằm hai bên bờ sông Hồng với các cây cầu Cốc Lếu, Phố Mới, Vạn Hòa... bắc qua sông nối hai phần của thành phố. Thành phố Lào Cai gồm 17 đơn vị hành chính trực thuộc. Đó là 12 phƣờng: Bắc Cƣờng, Bắc Lệnh, Bình Minh, Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Lào Cai, Nam Cƣờng, Phố Mới, Pom Hán, Thống Nhất, Xuân Tăng và 5 xã: Cam Đƣờng, Đồng Tuyển, Hợp Thành, Tả Phời, Vạn Hoà. Thành phố Lào Cai nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng, đƣợc tạo bởi hai dãy núi Con Voi và Hoàng Liên Sơn. Địa hình có xu thế dốc dần từ Tây Bắc - Đông Nam và bị chia cắt nhỏ bởi các sông suối, khe tụ thuỷ, đồi núi... Ranh giới thành phố nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, xung quanh có các dãy đồi núi bao bọc. Phần địa hình đồi núi chiếm 60% diện tích của thành phố 36 tập trung ở các xã Tả Phời và xã Hợp Thành, một phần của xã Vạn Hoà và xã Đồng Tuyển có độ cao trung bình từ 80 - 100 m so với mực nƣớc biển, độ dốc trung bình 12-180. Đỉnh cao nhất có độ cao 1.260 m ở phía Tây Nam thành phố. Khí hậu Thành phố Lào Cai là khí hậu gió mùa chí tuyến, á nhiệt đới có mùa đông lạnh và khô. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Do nằm sâu trong lục địa, thành phố ít khi chịu tác động trực tiếp của bão, nhƣng thƣờng chịu ảnh hƣởng của hoàn lƣu bão, gây ra mƣa vừa, mƣa to kéo dài từ 2–3 ngày sinh lũ lớn, tạo dòng chảy mạnh trên các sông suối, làm tăng các hiện tƣợng xâm thực bào mòn đất đai, ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, du lịch và sinh hoạt của nhân dân. Sự phân hoá về nhiệt độ, lƣợng mƣa và độ ẩm trên địa bàn thành phố không lớn. Nhiệt độ trung bình 22,8°C, tháng lạnh nhất là 16°C, biên độ dao động nhiệt năm là 11°C. Nhiệt độ không khí trung bình năm dao động trong khoảng 19°C. Các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6,7 và 8. Lƣợng mƣa trung bình năm là từ 1.600–1.800mm. Chế độ thuỷ văn chịu ảnh hƣởng chủ yếu bởi hai sông chính là sông Hồng và sông Nậm Thi, đều bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Sông Nậm Thi đoạn chảy qua địa bàn thành phố dài 2km. Sông Hồng có lòng sông rộng và dốc, tạo thành dòng chảy xiết, gây sói lở hai bên bờ sông, đoạn chảy qua địa bàn thành phố dài khoảng 15 km, theo hƣớng Tây Bắc-Đông Nam với chiều rộng trung bình 185–210m”. Hiện nay thành phố Lào Cai đã tiến hành kè dọc theo 2 bên sông Hồng, tạo ra một cảnh quan đẹp, là điểm nhấn cho thành phố. Phần nối giữa thị xã Lào Cai với thị trấn Cam Đƣờng, trƣớc đây chỉ là núi đồi bỏ hoang, giờ đây một khu đô thị mới - khu đô thị Lào Cai - Cam Đƣờng đang đƣợc xây dựng để làm trung tâm mới của Thành phố. Vì vậy, thành phố Lào Cai có vị trí kinh tế - chính trị trung tâm và quan trọng nhất của tỉnh Lào Cai; là điểm cầu nối, cửa ngõ của Việt Nam và các nƣớc ASEAN với miền Tây Nam Trung Quốc; là trung tâm của hành lang Bắc - Nam trong hợp tác với các nƣớc tiểu vùng 37 sông Mê Công. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, thành phố Lào Cai đã trở thành đầu mối kinh tế quan trọng, nơi hội tụ của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc [40]. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân của Thành phố đạt 16,48%, vƣợt 1,48% so với mục tiêu. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, tỷ trọng thƣơng mại - dịch vụ tăng từ 44,6% lên 47,6%, công nghiệp - xây dựng 49,5%, nông - lâm nghiệp giảm 6,4% xuống còn 2,9%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2015 đạt 59,8 triệu đồng, vƣợt 20,8 triệu đồng, đạt 153,3% so với mục tiêu đề ra. Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn năm 2015 đạt 700 tỷ đồng, bằng 184% mục tiêu[27]. Thƣơng mại phát triển mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2015 đạt 9.578 tỷ đồng, tăng 3,6 lần so với năm 2010. Trên địa bàn thành phố có 12 siêu thị; 01 trung tâm thƣơng mại; 05 chợ loại 2, 08 chợ loại 3 và có trên 10.000 cửa hàng, điểm bán lẻ (tăng 44,9% so với năm 2010). Các hoạt động thƣơng mại đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh, du khách và các địa phƣơng lân cận. Hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển thƣơng mại đƣợc đầu tƣ đồng bộ, hiện đại. Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đáp ứng yêu cầu cho sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động thƣơng mại điện tử cung cấp tốt các thông tin, thu hút số lƣợng lớn các giao dịch qua các website bán hàng. Công tác quản lý thị trƣờng, phòng chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại có hiệu quả. Các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng. Một số dịch vụ cửa khẩu nhƣ tạm nhập tái xuất, dịch vụ sau thông quan... phát triển nhanh. Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển, chất lƣợng đƣợc nâng cao. Dịch vụ ngân hàng đƣợc mở rộng với sự có mặt của 15 ngân hàng lớn trong nƣớc và các quỹ tín dụng Nhân dân, tổng dƣ nợ đạt 25.296 tỷ đồng, hàng năm bình quân tăng 62%. Các dịch vụ nhƣ vui chơi, giải trí, hệ thống nhà hàng, khách sạn đƣợc mở rộng về quy mô, chất lƣợng. Mạng lƣới dịch vụ y tế, giáo dục đƣợc đầu tƣ phát triển 38 mạnh đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. Bên cạnh đó, các dịch vụ khác nhƣ bảo hiểm, bƣu chính viễn thông, văn hóa thể thao, khoa học công nghệ... cũng đã huy động tốt các nguồn đầu tƣ từ các thành phần kinh tế. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có sự tập trung đầu tƣ của nhiều thành phần kinh tế. Giá trị sản xuất năm 2015 trên địa bàn ƣớc đạt 8.700 tỷ đồng, tăng 4,5 lần so với đầu nhiệm kỳ, tạo việc làm cho trên 5000 lao động. Thành phố đã thu hút đƣợc nhiều dự án lớn, 2 khu công nghiệp của tỉnh và 3 cụm công nghiệp có 243 đơn vị sản xuất đang hoạt động hiệu quả. Đến nay trên địa bàn có 1.181 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, tăng 591 cơ sở so với năm 2010. Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp góp phần đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân. Nhằm đảm bảo việc sản xuất gắn với bảo vệ môi trƣờng và cảnh quan đô thị, thành phố đã di chuyển đƣợc 145 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng ra khỏi khu dân cƣ. Nông nghiệp từng bƣớc phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 102 triệu đồng, tăng 1,84 lần so với năm 2010. Sản xuất tăng vụ đạt 590 ha, tăng 2 lần so với năm 2010. Cây công nghiệp, cây trồng mới đƣợc mở rộng, diện tích cây ăn quả ôn đới đạt 80 ha, diện tích cây chè là 208 ha, tăng 1,7 lần so với năm 2010. Thành phố đang chú trọng phát triển vùng trồng rau, hoa chuyên canh đạt 200 ha; nuôi trồng thủy sản đạt 185 ha. Kinh tế trang trại hiện có 40 mô hình, tăng 34 mô hình so với năm 2010. Diện tích rừng tập trung phát triển và đƣợc cải tạo theo hƣớng nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp gắn với rừng phòng hộ, rừng cảnh quan và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đƣợc ƣu tiên tập trung chỉ đạo. Sau 5 năm triển khai đã tạo ra sự thay đổi tích cực, toàn diện về diện mạo khu vực nông thôn của thành phố. Kết cấu hạ tầng tại các xã đƣợc đầu tƣ đồng bộ, đặc biệt thành phố đã hoàn thành bê tông hóa 173km đƣờng giao thông nông thôn, tổng mức đầu tƣ 43,5 tỷ đồng, kinh phí xã hội hóa là 15,6 tỷ đồng. Đến 39 hết năm 2015, đã có 5/5 xã của thành phố hoàn thành toàn diện 19 tiêu chí, 3/5 xã đƣợc công nhận hoàn thành chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới [9]. 2.1.3. Tiềm năng du lịch Du lịch là một hoạt động đem lại nguồn thu lợi cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Sự phát triển hoạt động du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ điều kiện khí hậu, vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử của khu vực, vùng, miền, địa phƣơng. Do vậy, để định hƣớng đúng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, hoạt động du lịch nói riêng, của mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng cần phải đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế để có kế hoạch phát triển bền vững phù hợp. Tỉnh Lào Cai nói chung, thành phố Lào Cai nói riêng là một trong những địa phƣơng có lợi thế để phát triển công nghiệp, thƣơng mại và du lịch. Tiềm năng du lịch của thành phố Lào Cai đƣợc đánh giá trên những yếu tố cơ bản sau: Một là, tài nguyên du lịch tự nhiên. Thành phố Lào Cai có nhiều cảnh quan đƣợc thiên nhiên ban tặng, nhƣ có những dãy núi trùng điệp tạo nên sức hút và sự mong muốn khám phá của du khách; có dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa mang nhiều dấu ấn lịch sử; có đƣờng biên giới tiếp giáp với nƣớc bạn. Đặc biệt, cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu giữ vị trí quan trọng trong giao lƣu kinh tế thƣơng mại qua biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cửa khẩu nằm gần vị trí nơi giao thoa giữa sông Hồng và sông Nậm Thi, cho phép du khách đƣợc thông thƣơng, qua lại thoải mái vui chơi, hòa mình vào không khí nhộn nhịp của thành phố vùng biên với hàng trăm lƣợt khách qua lại mỗi ngày. Với vị trí cầu nối trên tuyến hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tuyến đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai đƣợc hình thành đã rút ngắn khoảng cách từ thủ đô Hà Nội lên thành phố, thuận tiện cho việc bố trí, sắp xếp thời gian của du khách để nghỉ mát và vui chơi ở Sa Pa nơi có 40 đỉnh Phanxipang – Nóc nhà của Đông Dƣơng, cao 3143 m so với mặt nƣớc biển. Hai là, tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm những giá trị lịch sử, văn hóa, phong tục, lễ hội truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc ở địa phƣơng. Các di tích lịch sử - văn hóa tài nguyên quan trọng hàng đầu của du lịch. Tại thành phố, cách Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai gần 500m về phía Đông Bắc là di tích Đền Thƣợng - Nơi thờ Đức Thánh Trần (Quốc Công Tiết chế Hƣng Đạo vƣơng Trần Quốc Tuấn), vị trí đẹp nằm sát bờ sông Nậm Thi, tiếp giáp với huyện Hà Khẩu- tỉnh Vân Nam- Trung Quốc. Tại đây, lễ hội Đền Thƣợng đƣợc tổ chức vào dịp ngày rằm tháng giêng đã khai thác đƣợc tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân trong và ngoài tỉnh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống. Đền Thƣợng nằm trong quần thể di tích văn hóa bao gồm: Chùa Tân Bảo, Đền Am, Đền Mẫu, Đền Cấm, Đền Quan thu hút khách thập phƣơng về dâng hƣơng, cầu mong mọi sự an lành, mùa màng bội thu, ngƣời yên, vật thịnh, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. Các lễ hội truyền thống: Đến với Lào Cai, du khách còn đƣợc tham dự các lễ hội truyền thống, lễ hội mùa xuân, đặc biệt Lễ hội Đền Thƣợng đƣợc tổ chức hàng năm là sự kiện văn hóa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của Nhân dân các dân tộc Lào Cai. Lễ hội Xuân Đền Thƣợng với các chƣơng trình Lễ tế, Lễ Rƣớc, Lễ Dâng hƣơng, Lễ khai mạc, bế mạc đƣợc tổ chức trang trọng, theo đúng nghi thức truyền thống, với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian, giải thể thao vừa truyền thống vừa hiện đại đem đến cho du khách sẽ đem đến sự trải nghiệm thú vị cho khách du lịch trong Chƣơng trình du lịch về cội nguồn của ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ. Theo dòng thời gian, từ lâu các Lễ hội truyền thống, Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào các dân tộc Lào Cai đã trở thành điểm tựa tinh thần trong đời sống văn hóa tâm linh của muôn dân trăm họ. Vì vậy, thành phố Lào Cai 41 đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của Nhân dân và du khách thập phƣơng. Cùng với quần thể các đền chùa gắn với du lịch tâm linh, du lịch sinh thái câu cá nhà vƣờn cũng đang khởi sắc. Hiện nay, ở thành phố có hồ Cửa Nam, xã Vạn Hòa nƣớc trong veo, chiếc cầu tre lắt lẻo, với hình ảnh cô gái chèo thuyền hái sen hết sức lãng mạn; điểm du lịch văn hóa nông nghiệp trà Linh Dƣơng, phƣờng Bắc Cƣờng với nguồn điện năng lƣợng mặt trời hết sức sáng tạo và ấn tƣợng và dự án Trà độc đáo của Việ tác trà của các dân tộc H’ Mông, dân tộc Dao, nơi góp phần phục hƣng, bảo tồn các giá trị truyền thống của nghề chè thủ công bản địa đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Nhƣ vậy, đánh giá về tiềm năng của thành phố Lào Cai đối với việc phát triển du lịch cho thấy mục tiêu xây dựng thành phố Lào Cai trở thành điểm du lịch năng động, độc đáo là hiện thực. 2.2. Thực trạng hoạt động du lịch Trên cơ sở những điều kiện tự nhiên và tài nguyên nguyên du lịch có nhiều ƣu đãi đối với thành phố Lào Cai nên ngành du lịch và các hoạt động du lịch của thành phố ngày càng phát triển. Với tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng nhƣ du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch tham quan các di tích lịch sử, cửa khẩu Quốc tế Lào Cai- Hà khẩu nên hoạt động du lịch ở thành phố ngày càng đi vào chiều sâu. Thành phố Lào Cai là trung tâm hành chính, kinh tế lớn nhất của tỉnh, ngƣời dân địa phƣơng luôn thân thiện, cởi mở. Đây cũng là điểm tích cực góp phần thu hút khách du lịch tới thành phố. Bên cạnh đó, sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Thành ủy và sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân trên địa bàn cùng chung sức thực hiện có hiệu quả các chủ trƣơng, định hƣớng của Đảng ủy, các đề án, dự án phát triển du lịch của địa phƣơng nên ngành du lịch của thành phố ngày 42 càng đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng, đổi mới về cách thức, phƣơng pháp quản lý, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. * Về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch Thành phố Lào Cai nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có các di tích lịch sử văn hóa, tâm linh: Đền Thƣợng, Đền Mẫu, Chùa Tân Bảo, Đền Cấm, Đền Quan, Đền Đôi Cô, Chùa Cam Lộ.... Hệ thống nhà hàng, khách sạn với quy mô và chất lƣợng tốt; có hệ thống chợ và các cửa hàng phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch.Trong thời gian qua, thành phố đã quan tâm đến việc trùng tu, tôn tạo, nâng cấp, sửa chữa các điểm di tích trên địa bàn. Với mạng lƣới giao thông đã đƣợc đầu tƣ xây dựng mới nối giữa các điểm du lịch của thành phố đã tạo nên mạng lƣới giao thông, kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch một cách hoàn thiện, thuận tiện cho các hoạt động du lịch phát triển. [28] * Cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống Trên địa bàn thành phố Lào Cai tính đến hết tháng 12 năm 2015 có 191 nhà nghỉ - khách sạn trên 3160 buồng phòng với trên 3450 giƣờng. Địa bàn có nhiều nhà nghỉ, khách sạn nhất là phƣờng Phố Mới với tổng số 67 cơ sở, phƣờng Cốc Lếu có 28 cơ sở, phƣờng Duyên Hải có 38 cơ sở, phƣờng Lào Cai có 12 cơ sở, phƣờng Kim Tân có 14 nhà nghỉ và phƣờng Pom Hán có 7 nhà nghỉ, khách sạn ; phƣờng Nam Cƣờng 5 nhà nghỉ ; phƣờng Bắc Cƣờng 4 nhà nghỉ, khách sạn ; phƣờng Bình Minh 7 nhà nghỉ ; phƣờng Bắc Lệnh 4 nhà nghỉ ; phƣờng Xuân Tăng 1 nhà nghỉ ; xã Vạn Hòa 2 nhà nghỉ ; xã Đồng Tuyển có 02 nhà nghỉ, khách sạn [23]. Thành phố có hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống với trên 450 nhà hàng, cơ sở phục vụ ăn uống. Các tuyến phố Hồng Hà (Phƣờng Cốc Lếu), tuyến phố Thủy Hoa (Phƣờng Duyên Hải) đang dần hình thành các tuyến phố ẩm thực ngày càng hoạt động sôi động. Hệ thống nhà hàng chủ yếu tập trung tại các phƣờng nội thị nhƣ: Cốc Lếu, Lào Cai, Phố Mới, Pom Hán, Duyên Hải, Kim Tân, Bắc Cƣờng với nhiều loại hình dịch vụ, mang nét văn hoá ẩm 43 thực đáp ứng cơ bản đƣợc yêu cầu phục vụ khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, phản ánh của các thực khách cơ bản đảm bảo chất lƣợng an toàn thực phẩm và đảm bảo vệ sinh [23]. * Hệ thống chợ và các cửa hàng kinh doanh vật phẩm lưu niệm Tính đến hết năm 2015 thành phố có 13 chợ với số hộ kinh doanh là 2.764 hộ; trên 100 cửa hàng kinh doanh các vật phẩm lƣu niệm. Ngoài ra, thành phố cũng đã đầu tƣ nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới 04 chợ nông thôn (loại 3) theo tiêu chí đề án nông thôn mới và đầu tƣ nâng cấp, sửa chữa 02 chợ đạt tiêu chí chợ loại I, II bao gồm: chợ Cốc Lếu, chợ Pom Hán[23]. * Các đơn vị kinh doanh lữ hành Trên địa bàn thành phố hiện có 09 đơn vị kinh doanh lữ hành đã và đang hoạt động có hiệu quả cung cấp các tour, tuyến du lịch, đảm bảo về chất lƣợng, hƣớng dẫn viên đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, bài bản [23]. * Dịch vụ khác Dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bƣu chính viễn thông, dịch vụ bảo hiểm, y tế, thể dục thể thao phát triển mạnh, đáp ứng yêu cầu của ngƣời dân và khách du lịch. * Phương tiện vận chuyển khách du lịch Phƣơng tiện vận tải phục vụ khách du lịch đã đƣợc cung ứng tốt hơn, với 9 hãng tàu du lịch và 9 hãng xe khách chất lƣợng cao chạy tuyến Hà Nội - Lào Cai - các tỉnh, một hiệp hội tắc xi của thành phố cùng với 7 hãng tác xi khác đang hoạt động ổn định với trên 1.000 đầu xe, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan vãn cảnh của khách du lịch. * Khách du lịch Nếu năm 2011, thành phố Lào Cai đón 350.000 lƣợt khách thì đến hết năm 2015, số lƣợt khách đến Thành phố Lào Cai là 1.149.000 lƣợt. Trong đó, khách nội địa năm 2011 là 210.000 lƣợt khách, khách quốc tế là 140.000 lƣợt khách. Đến năm 2015 khách nội địa là 789.000 lƣợt khách, khách quốc tế là 360.000 lƣợt khách. Có thể thấy, qua các năm từ 2011 đến 2015, tổng lƣợng 44 khách du lịch đến thành phố Lào Cai đều tăng điều này chứng tỏ thành phố đang ngày càng thu hút nhiều khách du lịch. Tuy nhiên, xét về cơ cấu khách nội địa và khách quốc tế thì thành phố Lào Cai chƣa có nhiều sự thay đổi. Điều này đặt ra cho ngành du lịch của thành phố phải có những chuyển biến phù hợp nhằm làm tăng lƣợng khách du lịch hơn nữa, đặt biệt là lƣợng khách quốc tế. Tổng doanh thu của ngành du lịch thành phố qua các năm cũng đều tăng. Năm 2011, tổng doanh thu từ du lịch đạt 370 tỷ đồng, đến năm 2015 con số này là 735 tỷ đồng. Sự gia tăng đóng góp của ngành du lịch thành phố Lào Cai đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển chung của thành phố[28]. 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Lào Cai 2.3.1. Những kết quả đạt được của quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Lào Cai - Việc thực hiện xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch Căn cứ vào Luật Du lịch năm 2005 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành cũng nhƣ cơ chế chính sách về phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai, của thành ủy Lào Cai, phòng Văn hóa – Thông tin đã phối hợp với Phòng kinh tế tham mƣu cho Ủy ban nhân dân thành phố Lào Cai xây dựng quy hoạch, chiến lƣợc phát triển du lịch thành phố Lào Cai giai đoạn 2011- 2015. Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân thành phố Lào Cai đã chỉ đạo xây dựng quy hoạch về hệ thống hạ tầng phát triển du lịch; tổ chức các loại hình du lịch; xây dựng và cung cấp các sản phẩm du lịch; quảng bá, xúc tiến, đầu tƣ phát triển du lịch; quy hoạch quỹ đất dành cho du lịch; xây dựng các tiêu chí văn minh đô thị, các loại hình du lịch trở thành hệ thống du lịch hoàn chỉnh để đề nghị công nhận thành phố Lào Cai là điểm du lịch Quốc gia. Tất cả các quy hoạch trên đƣợc cụ thể bằng các Dự án, Kế hoạch để tổ chức thực hiện. Thứ nhất, Dự án các tuyến phố, điểm du lịch thành phố. 45 Tính đến hết năm 2015, Dự án đã hoàn thành khảo sát, lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng công nhận các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn: Tuyến Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Đền Thƣợng - Đền Mẫu - Đền Quan - Đền Vạn Hòa - Khu sinh thái Hồ Cửa Nam (xã Vạn Hòa); Tuyến Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Đền Thƣợng - Đền Mẫu - Chợ Cốc Lếu - Khu du lịch văn hóa nông nghiệp Trà Linh Dƣơng (Phƣờng Bắc Cƣờng); Tuyến Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Đền Thƣợng - Đền Mẫu - Đền Đôi Cô - Chùa Cam Lộ - Khu sinh thái Sơn Lầu, (xã Cam Đƣờng); Tuyến Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Chợ Cốc Lếu- Đền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_du_lich_tren_dia.pdf
Tài liệu liên quan