MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm các loại hình hoạt động du lịch 8
1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch và phân cấp quản lý đối với chính quyền cấp tỉnh 17
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở một số tỉnh, thành phố điển hình 29
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 37
2.1. Tình hình hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2010 37
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2010 52
2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 62
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 69
3.1. Dự báo phát triển ngành và quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 69
3.2. Các giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 80
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8308 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hắng, Yên Mô suy tôn các vị tướng thời Hùng Vương.
- Lễ hội báo bản làng Nộn Khê: Diễn ra vào hai ngày 13, 14/1 âm lịch hằng năm tại xã Yên Từ, Yên Mô.
- Lễ hội đền Áp Lãng - cửa Thần Phù: Diễn ra ngày 6/1 âm lịch tại xã Yên Lâm, Yên Mô.
- Lễ hội đền La: Diễn ra từ ngày 13 đến 15/1 âm lịch ở thôn La Phù, xã Yên Thành, Yên Mô, tưởng nhớ hai vị Vua thời Hậu Trần là Giản Định Đế và Trùng Quang Đế.
- Lễ hội chùa Địch Lộng (Gia Viễn): Ngày 6 và 7 tháng 3 âm lịch. Phần lễ có dâng hương lễ phật như ở các chùa khác, phần hội thường tổ chức các trò chơi dân gian, múa rồng, cờ tướng, viết chữ nho.
- Lễ hội cố đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư): Thường diễn ra vào các ngày 6, 7, 8, 9, 10 tháng 3 âm lịch tại quảng trường lễ hội cố đô Hoa Lư.
- Lễ hội đền Quảng Phúc: Từ ngày 10 đến 15/3 âm lịch tại thôn Quảng Phúc, xã Yên Phong, Yên Mô tưởng nhớ các vị thần Cao Sơn, thần Quý Minh.
- Lễ hội đền Thái Vi (Hoa Lư): Từ ngày 14 đến ngày 16/3 âm lịch để tưởng nhớ công lao của các vị vua Trần.
- Lễ hội đền Trần (Tràng An) và đền Quý Minh Đại Vương (Ninh Nhất - thành phố Ninh Bình) suy tôn thần Quý Minh trấn cửa ngõ phía nam kinh đô Hoa Lư: Diễn ra ngày 18/3 âm lịch hàng năm.
- Hội đền Dâu: Tổ chức bắt đầu từ 20/2 âm lịch và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm tại phường Nam Sơn, thị xã Tam Điệp.
- Hội Yên Cư: Thường tổ chức vào 20 tháng 8 hàng năm ở xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh, nơi thờ Trần Hưng Đạo cùng các quận chúa. Phần lễ có lễ rước kiệu qua sông Đáy tới làng Phú Hào.
- Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ (Kim Sơn): Từ 13 - 15 tháng 11 âm lịch. Lễ hội tưởng nhớ công lao người đã chiêu dân khai sinh ra huyện Kim Sơn.
- Lễ hội Noel tại giáo xứ Phát Diệm: Diễn ra vào 25/12 dương lịch hàng năm tại nhà thờ Phát Diệm, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm bao trùm địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Ẩm thực Ninh Bình
- Thịt dê núi Ninh Bình: Là đặc sản độc đáo và nổi tiếng nhất của Ninh Bình với đặc trưng địa hình núi đá. Loại đặc sản này phát triển mạnh ở các khu du lịch và quốc lộ 1A.
- Rượu Kim Sơn: Là đặc sản làng nghề vùng biển huyện Kim Sơn.
- Cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua: Là đặc sản của vùng núi đá hang động Tràng An của cố đô Hoa Lư.
- Cơm cháy Ninh Bình: Là đặc sản ẩm thực cùng thịt dê núi, còn có tên gọi là "nhất hưởng thiên kim".
- Các đặc sản khác: Bún mọc Kim Sơn, nem Yên Mạc, mắm tép Gia Viễn, cá chuối nướng Vân Long, rượu cần Nho Quan, khoai Hoàng Long, miến lươn Phát Diệm, quả dứa Đồng Giao…
Làng nghề truyền thống
Ngành Du lịch Ninh Bình có kết nối tour đến các điểm làng nghề truyền thống đặc trưng của địa phương như:
- Nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân: nghề đá phát triển mạnh ở Ninh Vân, Hoa Lư với các sản phẩm ở cố đô Hoa Lư và khắp Việt Nam như tượng đài Lê Lợi ở Thanh Hóa, tượng đá Quang Trung ở Bình Định, tượng đài chiến sỹ ở Đồng Lộc v.v...
- Làng hoa Ninh Phúc (ở thành phố Ninh Bình): với đa dạng các loài hoa cung cấp cho khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Làng nghề cói Kim Sơn: sản xuất các loại đồ dùng, hàng xuất khẩu và phục vụ khách du lịch.
- Làng nghề thêu ren Văn Lâm (ở khu du lịch Tam Cốc - Bích Động): Là làng nghề truyền thống phát triển từ thời nhà Trần.
- Các làng nghề khác: làng nghề Phúc Lộc sản xuất đồ gỗ, làng đá cảnh Bình Khang…
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, hơn 20 năm qua, từ năm 1986 đến nay tỉnh Ninh Bình cũng hòa nhập với sự đổi mới chung của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp, cùng với sự nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng của người dân, kinh tế của tỉnh đã có những bước tăng trưởng khá và toàn diện, các lĩnh vực văn hóa, xã hội và đời sống của người dân trong tỉnh ngày càng được cải thiện và tiến bộ.
Giai đoạn 2001 - 2005, tăng trưởng kinh tế đạt 11,9%/năm, gấp gần 1,3 lần giai đoạn 1996 - 2000, cao hơn mức bình quân chung cả nước (7,5%) và có bước cải thiện rõ rệt về chất lượng tăng trưởng. Giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,5%. Tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất các ngành đạt cao: Nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4,3%; công nghiệp - xây dựng đạt 24,1 % và dịch vụ đạt 19,5%.
Bình quân GDP/người năm 2005 gấp 2,1 lần năm 2000, đạt 5,6 triệu đồng. nhưng chỉ bằng 53% so với mức chung của cả nước và bằng 54,2% của vùng đồng bằng sông Hồng. Giai đoạn 2006 - 2010, GDP/người tăng mạnh do quy mô nền kinh tế tăng nhanh và thực hiện tốt chủ trương phát triển dân số hợp lý, đến 2010 đạt trên 20,6 triệu đồng, gấp 3,7 lần so với năm 2005, bằng 92% bình quân vùng đồng bằng sông Hồng và bằng 94% bình quân chung cả nước.
Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu và suy giảm kinh tế trong nước đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội địa phương trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế năm 2009 thấp xuống, chỉ đạt 15,4% (thấp nhất trong giai đoạn) nhưng hiện nay đang được phục hồi, tạo tiền để để tiếp tục tăng cao trong các năm tiếp theo.
Thu ngân sách: thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 32,9%/năm giai đoạn 2001-2005; giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân trên 40,7%/năm, năm 2010 thu ngân sách đạt 3.046,8 tỷ đồng, gấp 5,6 lần so với năm 2005 qua đó đưa Ninh Bình trở thành tỉnh có mức thu khá trong cả nước. Tuy nhiên, thu chưa đáp ứng được nhu cầu chi (năm 2010 chi ngân sách khoảng 5.300 tỷ VNĐ).
Tổng vốn đầu tư xã hội: Giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng vốn bình quân 47,7%/năm, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 52.150 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với giai đoạn trước. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP tăng từ 20,2% năm 2000 lên 103,1% năm 2010. Nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 90% tổng vốn đầu tư, giữ vai trò chủ đạo để phát triển kinh tế - xã hội, vốn đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Ninh Bình so với vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2000
2005
2010
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
Ninh Bình
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
Ninh Bình
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
Ninh Bình
Tốc độ tăng GDP*
%
6,9
9,4
9,6
7,5
11,0
11,9
6,9
10,5
16,04
Số lượng lương thực có hạt/người
Kg
444,8
390,9
500,7
480,9
356,0
466,0
566,2
GDP/người (giá TT)
1000đ
5.689
4.839
2.535
10.169
9.937
5.573
22.200
22.800
20.623
Tổng thu ngân sách
Tỷ.đ
90.749
24.698
454
194.605
39.198
563
412.272
109.252
3.047
Tổng đầu tư xã hội
Tỷ.đ
151.183
37.796
391
343.135
85.784
2.748
805.352
201.340
19.292
Nguồn: Niên giám Thống kê 2010 tỉnh Ninh Bình, Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015 của cả nước và Dự thảo Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của vùng đồng bằng sông Hồng.
Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,9%/năm, vốn đầu tư tăng 41,7% tức là để tăng thêm 1% GDP thì cần tốc độ tăng vốn đầu tư là 3,5%. Giai đoạn 2006 - 2010, con số này đã giảm xuống còn 2,54% và hiện là cao hơn so với mức trung bình của vùng (tăng vốn/tăng GDP là 1,77). Năm 2010, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) của Ninh Bình đứng thứ 11 cả nước nhưng độ mở của nền kinh tế khoảng 8,6%, khá thấp so với bình quân cả nước (68,5%).
Như vậy, thành tựu kinh tế 2001 - 2010 cơ bản đạt và vượt so với mục tiêu đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ninh Bình đến năm 2010.
2.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2010
- Đánh giá chung: giai đoạn 2001 - 2010, ngành du lịch được quan tâm đầu tư mạnh bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh. Vì vậy, ngành đã tạo được bộ mặt mới, đưa năng suất lao động cao hơn so với nhiều ngành khác và tăng hơn 2 lần trong giai đoạn vừa qua. Đưa doanh thu ngành tăng từ 30,6 tỷ đồng năm 2001 lên 63,2 tỷ đồng năm 2005 và đạt trên 559 tỷ đồng vào năm 2010, dần trở thành ngành mũi nhọn.
- Về nhận thức, tổ chức quản lý: chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí quan trọng của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội khi tỉnh có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh. Phương pháp tổ chức, quản lý hoạt động du lịch và đầu tư phát triển ngành còn thiếu đồng bộ giữa hạ tầng cứng (thành phố Ninh Bình chưa được quy hoạch hoàn chỉnh để trở thành trung tâm với các hạ tầng nhà để xe, nhà hàng, khách sạn) và hạ tầng mềm, (trong đó đặc biệt là trình độ quản lý, chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao, môi trường văn hóa và văn hóa kinh doanh).
- Về khách du lịch: nhiều sự kiện du lịch, văn hóa, tâm linh tầm quốc gia, quốc tế đã được tổ chức trên địa bàn; cơ sở hạ tầng đặc biệt tại các điểm du lịch trọng điểm được tăng cường tạo điều kiện hấp dẫn du khách, khách du lịch của tỉnh đã tăng lên liên tục qua từng năm, kể cả thời kỳ nền kinh tế suy giảm. Năm 2010, có gần 3,6 triệu lượt khách đến Ninh Bình, gấp 9,0 lần so với năm 2000, trong đó tỷ lệ du khách quốc tế tăng lên từ 25% (năm 2000) lên trên 30% (năm 2009) và khách nội địa tăng nhanh, bình quân khoảng 30%/năm.
Bảng 2.2: Cơ cấu khách quốc tế giai đoạn 2001 - 2010
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng số (lượt khách)
159.850
254.375
218.805
287.900
329.847
375.017
457.920
584.400
601.785
699.000
Chia theo thị trường (%)
Tây Âu
30,0
29,0
27,0
28,0
25,0
27,0
30,0
31,0
32,0
35,5
Châu Úc
27,0
25,0
21,0
22,0
20,0
19,0
21,0
21,5
22,0
21,5
Đông Bắc Á
12,0
11,0
14,0
14,0
15,0
13,0
15,0
14,5
15,0
12,0
Đông Âu
8,0
11,0
8,0
10,0
10,0
15,0
10,0
10,0
10,5
10,5
Đông Nam Á
8,0
10,0
10,0
9,0
8,0
7,0
5,0
5,0
4,5
6,5
Bắc Mỹ
3,0
4,0
7,0
6,0
7,0
5,0
4,0
4,5
4,5
4,5
Trung Đông
3,0
6,0
4,0
4,0
5,0
7,0
5,0
5,0
4,5
4,5
Q/tịch khác
9,0
4,0
9,0
7,0
10,0
7.0
10,0
8,5
7,0
5,0
Lưu trú TB
1,11
1,20
1,05
1,10
1,20
1,25
1,27
1,34
1,42
2,08
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình.
Phân tích thị phần cho thấy, khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình chiếm tỷ trọng cao nhất là từ Tây Âu (Pháp, Anh, Đức), hiện nay vẫn đang có chiều hướng tăng lên, khách từ châu Úc, Đông bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), Đông Âu, Bắc Mỹ và Trung Đông có tỷ trọng tương đối ổn định. Tuy nhiên, khách từ Đông Nam Á có tỷ trọng đang giảm xuống, đây là điểm cần nghiên cứu để xây dựng hướng phát triển các sản phẩm du lịch.
Lượng khách du lịch nội địa tăng lên trung bình với tốc độ trên 30%/năm ngay cả trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế; là thành tựu quan trọng, phần nào đã khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh để thu được kết quả tốt.
Năm 2010, bình quân số ngày khách du lịch lưu trú tại Ninh Bình đã tăng lên là 1,5 ngày. Mức chi tiêu khách quốc tế là 20USD/ngày/khách và khách nội địa là 170 nghìn đồng/ngày/khách. Đây là mức thấp so với nhiều địa phương có tiềm năng du lịch khá.
Bảng 2.3: Cơ cấu khách nội địa giai đoạn 2001 - 2010
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng số (lượt khách)
350.850
392.697
520.866
589.443
691.389
811.971
1.060.639
1.316.488
1.789.120
1.789.120
Chia theo thị trường (%)
Hà Nội
17,0
21,0
19,0
19,5
20,0
21,0
23,0
23,5
24,0
25,5
Vùng Bắc Bộ
32,0
33,0
35,0
38,0
35,0
38,0
35,0
36,0
37,0
40,0
Huế - Đà Nẵng
15,0
13,0
14,0
16,5
15,0
12,0
15,0
13,5
14,0
13,0
Bắc-Trung-Bộ
14,0
13,0
11,0
9,0
12,0
15,0
12,0
12,5
13,0
11,0
Thành phốHồ Chí Minh
12,0
11,0
8,0
9,0
10,0
9,0
10,0
10,5
10,0
10,5
Lưu trú trung bình (ngày)
1,10
1,20
1,19
1,10
1,23
1,26
1,28
1,35
1,43
1,94
Nguồn: Sở Du lịch, văn hóa và thể thao Ninh Bình.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: thời gian qua hạ tầng thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và một số khu du lịch trọng điểm như Tràng An, Vân Long, Bái Đính, Hoa Lư... được phát triển. Số khách sạn tăng gần 10%, phòng tăng 15% và nhiều nhà hàng được mở mang thêm.
Bảng 2.4: Hiện trạng cơ sở lưu trú giai đoạn 2001 - 2010
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng số CSLT
38
40
45
60
75
222
244
290
471
530
Tổng số phòng
511
561
626
815
883
1.277
1.407
1.680
3.398
4.538
Tổng số giường
869
937
1.064
1.468
1.600
3.280
3.620
4.110
8.790
10.200
Công suất sử dụng (%)
53,0
46,0
48,0
-
57,0
47
49
60
58
67
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2010 tỉnh Ninh Bình.
- Về lao động ngành du lịch: giai đoạn 2001 - 2010 số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch đều tăng khá. Năm 2010 toàn tỉnh có gần 11.000 lao động, gấp hơn 2 lần so với năm 2000. Trong đó, số lao động do các cơ quan quản lý ngành trực tiếp quản lý khoảng 1.100 người, với tỷ lệ lao động qua đào tạo là trên 68%, (số lao động có trình độ đại học và cao đẳng khoảng chiếm 11%).
Bảng 2.5: Chất lượng nguồn lao động ngành du lịch 2001 - 2010
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng lao động du lịch
5.510
5.500
5.620
5.700
6.400
6.816
7.110
7.957
8.611
8.850
Lao động ngành Du lịch do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý
Tổng số lao động
353
409
470
621
650
916
960
1.004
1.067
1.100
- Đại học và cao đẳng
30
45
50
70
85
183
196
214
232
250
- Tr/cấp nghề
135
165
195
158
190
322
410
420
450
450
- Loại khác
188
199
225
393
375
411
354
370
385
400
Trình độ NN
90
135
147
180
286
290
315
345
380
400
TNBQ/tháng (nghìn đồng)
426
450
520
560
850
900
1.000
1.200
1.350
1.500
Nguồn: Sở Du lịch, văn hóa và thể thao Ninh Bình.
Kết quả hoạt động du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa tạo được đột phá về giá trị, nguyên nhân là do:
- Quá trình đầu tư phát triển, trong đó có phát triển hạ tầng còn thiếu đồng bộ, mới tập trung đầu tư các khu chính, chưa quan tâm đầy đủ đến chất lượng nên khu ăn uống, bãi để xe và khu nghỉ ngơi, khu xử lý rác thải còn thiếu.
- Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch chưa thực sự đi vào cuộc sống, tập trung nhiều vào khu vực Nhà nước nên chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở khu vực tư nhân chưa đảm bảo khai thác được tiềm năng lợi thế sẵn có.
- Quản lý hoạt động du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa theo kịp chuẩn mực quốc gia, chưa quan tâm xây dựng và đưa vào thực hiện các quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp, du khách tham gia vào hoạt động du lịch.
- Chưa có chương trình hay hoạt động cụ thể thực chất, hiệu quả để nâng cao văn hóa ứng xử đối với người lao động ngành du lịch và nhân dân sinh sống trong hoặc gần khu du lịch
Vì vậy, giá trị thu được chưa xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Tỷ lệ khách quốc tế chậm được nâng lên (chiếm khoảng 1/3 lượng khách). Nguyên nhân do hạ tầng hạn chế, trình độ nguồn nhân lực chưa tương xứng và hoạt động chưa đạt chuẩn mực chung.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
2.2.1. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật, biện pháp liên quan của Nhà nước trung ương
2.2.1.1 Triển khai phổ biến các chính sách, pháp luật của các cơ quan trung ương liên quan đến du lịch
Luật Du lịch đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005 và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01-6-2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch... Luật Du lịch ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch trong quá trình hội nhập. Những quy định trong Luật Du lịch về cơ bản đã tiếp cận được với Luật Du lịch của nhiều nước trên thế giới, tạo nên những nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đầu tư, hợp tác kinh doanh với Việt Nam, đồng thời thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn hóa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhằm thể hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.
2.2.1.2. Phối hợp thực hiện và giám sát các chương trình, dự án phát triển du lịch do các cơ quan trung ương thực hiện
Tiếp thu, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã cụ thể hóa và chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các ngành và địa phương thông qua nhiều hình thức để tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong tỉnh, nhất là các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch. Đến nay, có nhiều nơi đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện khá tốt các chủ trương, chính sách này, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đời sống người dân tại địa phương; song song đó, nhận thức trong nhân dân về phát triển du lịch gắn với lợi ích cộng đồng dân cư cũng được nâng lên; có chuyển biến tốt trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ và tôn tạo các khu, điểm du lịch; việc kinh doanh du lịch được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư và khai thác; chất lượng phục vụ du khách được nâng lên một bước; tình trạng tự ý nâng giá kinh doanh trong thời gian cao điểm đã giảm.
Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch những quy định của pháp luật về du lịch; thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động du lịch tại các khu, điểm và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phản ánh từ doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Cải cách một bước thủ tục đăng ký kinh doanh, xây dựng cơ bản, giao và cho thuê đất; tuy chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nhưng cũng đã có thông thoáng hơn.
2.2.2. Thực hiện xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch
2.2.2.1. Triển khai xây dựng và cụ thể hóa chiến lược phát triển ngành
Nhận thức được những tiềm năng to lớn của du lịch Ninh Bình nên công tác xây dựng và quản lý quy hoạch thời gian qua cũng đã sớm được thực hiện và hàng năm có tổng kết đánh giá để có phương án điều chỉnh kịp thời. Ngay từ năm 1994 Ninh Bình đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 1995-2010, đây là cơ sở cho công tác chỉ đạo, quản lý xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch. Sự phát triển của du lịch Việt Nam nói chung và của Ninh Bình nói riêng có nhiều cơ hội và thách thức mới trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với quốc tế và khu vực. Chính vì thế năm 2007, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã giao cho Sở Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Viện Kiến trúc Nhiệt đới - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng một số cơ quan Trung ương và các chuyên gia xây dự dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2007- 2010 và định hướng phát triển đến 2015. Trong quá trình thực hiện và quản lý quy hoạch đã đạt được nhiều kết quả khả quan: nhiều khu di tích được bảo vệ, các tiềm năng du lịch được khai thác phục vụ kinh doanh. Tuy nhiên vì thiếu các quy hoạch chi tiết do đó một số cảnh quan bị sâm hại như khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng làm ảnh hưởng tới mỹ quan và môi trường.
2.2.2.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn
Ninh Bình là tỉnh có quy hoạch phát triển du lịch sớm được tổ chức xét duyệt: quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình, quy hoạch cụ thể phát triển các khu du lịch: Tràng An, Tam Cốc - Bích động…
Ngay sau tái lập tỉnh từ những năm 1995, tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam - Tổng Cục Du lịch lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến 2010. Đến năm 2007 tỉnh lại tiếp tục điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến 2010 và định hướng đến 2015. Theo đó du lịch Ninh Bình được quy hoạch phát triển du lịch theo 7 khu không gian du lịch như sau:
+ Không gian du lịch Tam Cốc - Bích Động - Tràng An - Cố đô Hoa Lư (văn hóa, lễ hội, tâm linh, sinh thái, thắng cảnh, nghiên cứu).
+ Không gian du lịch trung tâm tại thành phố Ninh Bình, trở thành đầu mối hoạt động du lịch của tỉnh (ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, dịch vụ cao cấp).
+ Không gian du lịch Vườn quốc gia Cúc Phương - Kỳ Phú - hồ Đồng Chương (sinh thái, thể thao, nghiên cứu, nghỉ dưỡng).
+ Không gian du lịch Kênh Gà - động Vân Trình - khu bảo tồn Vân Long - động Hoa Lư (sinh thái, văn hóa, lịch sử, nghỉ dưỡng, chữa bệnh).
+ Không gian du lịch hồ Yên Thắng - hồ Yên Đồng - động Mã Tiên (vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng).
+ Không gian du lịch thị xã Tam Điệp - phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (văn hóa, nghiên cứu lịch sử, sinh thái).
+ Không gian du lịch nhà thờ đá Phát Diệm và vùng kinh tế biển Kim Sơn - khu Cồn Nổi (văn hóa, lịch sử, tắm biển, nghỉ dưỡng).
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ban ngành chức năng phối hợp với các cơ quan trung ương xây dựng và hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu du lịch lớn của tỉnh như: Tràng An, Bái Đính, Tam Cốc - Bích Động, Vân Long, Kênh Gà, Vân Trình, Hồ Đồng Chương, Cố đô Hoa Lư. Đồng thời xây dựng 9 tuyến du lịch nội tỉnh và 10 tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế.
2.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp nhà nước địa phương hoạt động du lịch
2.2.3.1. Tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước về du lịch ở Ninh Bình những năm qua đã có nhiều kết quả khả quan. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiều công việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Quản lý và giám sát các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành.
Về bộ máy tổ chức quản lý: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trước đây là Sở Du lịch) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình được thành lập theo Quyết định số 422/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, ngày 03 tháng 3 năm 2008, trên cơ sở hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch và Sở Văn hóa Thông tin. Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở bao gồm 9 phòng ban nghiệp vụ và 9 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, trong đó trực tiếp thực hiện chức năng quản lý phát triển du lịch có phòng Nghiệp vụ du lịch, trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch và Ban quản lý Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động.
Ở các huyện, thị xã công tác quản lý nhà nước về du lịch được giao cho phòng Văn hóa - Thông tin, tuy nhiên nhiệm vụ, chức năng chưa được quy định rõ ràng, cụ thể. Nhận thức được vấn đề này, công tác quản lý nhà nước tại khu điểm du lịch lớn được quan tâm hơn bằng việc thành lập Ban quản lý Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động theo quyết định số 1961/QĐ-UBND ngày 19/9/2006 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2006. Cũng trong năm 2006 tại huyện Gia Viễn nơi có nhiều di tích, danh lam, thắng cảnh phục vụ du lịch đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch của huyện. Ban chỉ đạo ra đời đã hoạt động tích cực trong công tác quản lý nhà nước về du lịch.
2.2.3.2. Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực giải quyết các thủ tục hành chính như đăng ký, cấp phép, ban hành và triển khai thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn của ngành du lịch
Có thể nói Ninh Bình là một trong các tỉnh sớm có các chính sách ưu đãi trong đầu tư phát triển du lịch. Ngày 31/7/2006 Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã có Quyết định số 1556/2006/QĐ-UBND về ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Theo đó tất cả các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư vào các khu du lịch đều được hưởng nhiều ưu đãi như: ưu đãi về giá thuê đất, mặt nước; vốn đầu tư; lãi suất vay vốn; giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng; thông tin quảng cáo, thủ tục hành chính; hỗ trợ xúc tiến kêu gọi đầu tư và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương. Quy chế quản lý tại một số khu du lịch đã được ban hành như rừng quốc gia Cúc Phương, khu Tam Cốc - Bích Động.
2.2.3.3. Tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước địa phương kinh doanh du lịch
Ninh Bình đã tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch theo hướng cổ phần hóa nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh. Các doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại hoạt động có hiệu quả hơn trước đây, thể hiện qua việc vốn được tập trung nhiều hơn, thị trường được mở rộng ra các nước trong khu vực, công nghệ được đầu tư cải tiến..., từ đó thu nhập của người lao động tăng lên, nộp ngân sách nhà nước cũng tăng, từng bước thích nghi và phát triển với cơ chế thị trường và xu thế hội nhập của đất nước. Bước đầu đã đảm bảo sự ổn định về tư tưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính tổ chức, kỷ luật của cán bộ, công nhân viên, bảo vệ tốt tài sản nhà nước. Thông qua việc sắp xếp lại, tỉnh cũng đã tiến hành xử lý những bất cập về tài sản và vốn nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc liên kết giữa kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác hoạt độ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van - chinh thuc.doc
- Muc luc.doc