MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG. 10
1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài . 10
1.2. Sự cần thiết và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với
hoạt động của Phật giáo Nam Tông. 17
1.3. Chủ thể và nội dung Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo
Nam Tông . 27
1.4. Kinh nghiệm và bài học Quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo ở
một số địa phương . 34
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG Ở TỈNH TRÀ VINH . 39
2.1. Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Trà Vinh 39
2.2. Hoạt động của Phật giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh. 40
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo Nam
Tông ở tỉnh Trà Vinh . 48
2.4. Nhận xét về hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo
Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh . 63
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG Ở
TỈNH TRÀ VINH. 69
3.1. Dự báo xu hướng hoạt động của Phật giáo Nam Tông ở Trà Vinh. 69
3.2. Quan điểm của Đảng và phương hướng của tỉnh Trà Vinh về công tác
tôn giáo. 72
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo
Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh. 78
3.4. Khuyến nghị. 88
KẾT LUẬN . 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 95
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC. 100
113 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p Trường Trung cấp PGNT Khmer.
Trường Trung cấp Phật học Trà Vinh có 45 Tăng Ni sinh tốt nghiệp khóa IV,
khóa V và 60 Tăng Ni sinh đang theo học Trường Trung cấp Phật học tỉnh.
Trường Trung cấp Pali Khmer tỉnh hiện có 95 Tăng sinh đang theo học, và đã
tốt nghiệp ra trường 27 vị. Trong thời gian qua, việc giáo dục giáo lý, giáo
luật của PGNT cho các sư tăng, sư sãi của tỉnh Trà Vinh cũng đã đạt được
44
nhiều kết quả tích cực. Các lớp sơ cấp và trung cấp Phật học được mở thường
xuyên tại các địa phương. Chương trình đào tạo của các lớp cũng có sự đan
xen giữa kiến thức Phật học và kiến thức xã hội.
Trong năm 2019, Tăng Ni sinh trong tỉnh đã được Ban trị sự giới thiệu
theo học tại các trường ở các thành phố lớn và các tỉnh lân cận như: Học viện
Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tỉnh Bạc Liêu,
Thành phố Cần Thơ. Với sự kết hợp của Hội ĐKSSYN tỉnh, lớp Ngữ văn
Khmer các cấp học từ lớp 1 đến lớp 12 được mở rộng khắp. Đặc biệt, nhằm
nâng cao trình độ Phật học và thế học, đào tạo nguồn nhân lực kế thừa, hàng
năm đã có rất nhiều chư tăng của tỉnh Trà Vinh du học nước ngoài. Hiện nay,
toàn tỉnh có 59 vị đang du học trong đó có 54 vị hiện đang du học tại Thái
Lan, có 01 vị đã tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lí Giáo dục và đang học chương
trình Tiến sĩ tại Trường Đại học Apollos, 01 vị du học tại Đài Loan, 02 vị học
Cao cấp Giảng sư, 02 vị học lớp Luật.
Trong những năm qua tình hình hoạt động của chức sắc, chức việc, nhà
tu hành và tín đồ PGNT cơ bản ổn định, tuân thủ pháp luật, yên tâm tu học,
hành đạo, thực hành tôn giáo theo đường hướng “tốt đời, đẹp đạo”. Các sư sãi
cũng là những tri thức, họ đã truyền dạy cho các thanh niên trong thời gian tu
học tại chùa toàn bộ những tinh hoa tri thức được tích lũy, giúp họ nâng cao
nhận thức và hiểu biết.
2.2.3 Cơ sở thờ tự và những hoạt động từ thiện nhân đạo, dạy học,
chữa bệnh, lao động sản xuất
Phật giáo tỉnh Trà Vinh hiện nay có 250 tự viện, trong đó PGNT
Khmer có 143 tự viện, Nam Tông Kinh có 4 tự viện. Như vậy, tính đến thời
điểm hiện tại, Trà Vinh là tỉnh có số chùa PGNT nhiều nhất so với các tỉnh
Nam Bộ. Phân bố địa bàn các ngôi chùa của PGNT Khmer tại tỉnh Trà Vinh
như sau:
45
Bảng 2.2: Phân bố chùa Nam Tông Khmer tại tỉnh Trà Vinh
Đơn vị: chùa
STT Địa phương Số lượng chùa
1 Huyện Trà Cú 44
2 Huyện Cầu ngang 23
3 Huyện Cầu Kè 22
4 Huyện Tiểu Cần 15
5 Huyện Châu Thành 15
6 Thành phố Trà Vinh 13
7 Huyện Duyên Hải 7
8 Huyện Càng Long 4
Tổng 143
Nguồn: Ban Tôn giáo tỉnh Trà Vinh
Các chùa tập trung hầu hết ở thành phố Trà Vinh và các huyện Trà Cú,
Cầu Ngang, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành. Được sự quan tâm của các cấp
chính quyền và sự ủng hộ của tín đồ, phật tử, trong hai năm trở lại đây, PGNT
tỉnh Trà Vinh đã có 19 chùa tu sửa lại chính điện, xây mới 32 trai đường, 25
Niệm Phật đường và nhiều công trình phụ trợ khác khiến cảnh chùa ngày một
khang trang, giữ gìn được những đường nét kiến trúc cổ kính, là nơi bảo lưu
các di sản văn hóa đặc trưng của người Khmer. Hầu hết các tự viện trong tỉnh
đều được công nhận cơ sở thờ tự, tôn giáo tín ngưỡng văn minh. Sau khi được
sự thống nhất của GHPGVN và hệ phái Nam Tông về mẫu dấu thống nhất
trong toàn hệ phái, cho đến nay hầu hết các chùa PGNT đã khắc xong con
dấu, tạo điều kiện cho công tác quản lý tài sản của chùa, giao dịch hành chính
được thuận lợi.
Việc thực hiện in ấn kinh sách để nhằm phục vụ hệ thống giáo dục Phật
giáo đáp ứng yêu cầu đọc tụng, nghiên cứu, học tâp của sư sãi và đồng bào
Khmer luôn được quan tâm, đặc biệt là kinh sách bằng tiếng Pali. Dưới sự hỗ
trợ của các cấp chính quyền và GHPGVN, đã có 52 đầu kinh sách và hàng
46
nghìn quyển bằng chữ Khmer, chữ Pali được xuất bản. Kinh sách được phát
đến tận chùa, nhờ vậy mà hầu hết tủ sách các chùa ở Trà Vinh đã có Bộ Đại
tạng Kinh bằng tiếng Khmer được thỉnh từ Campuchia về.
Nhằm phát huy và bảo tồn các giá trị truyền thống và biệt truyền của
PGNT, đảm bảo việc tu học của chư tăng theo đúng truyền thống, PGNT tỉnh
Trà Vinh thường xuyên tổ chức các nghi lễ Phật giáo như lễ xuất gia, lễ Phật
đản, an cư kiết hạ, lễ dâng y theo truyền thống. Đây cũng là dịp để tín đồ,
phật tử được thể hiện đức tin và tình cảm tôn giáo của mình, tạo không khí
vui tươi, phấn khởi trong đời sống người dân. Hàng năm, vào ngày 15/4 Âm
lịch, PGNT Khmer đều tổ chức lễ Phật đản trang nghiêm và long trọng, đồng
thời để thể hiện tấm lòng tri ân và tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sỹ đã hi
sinh vì Tổ quốc, vào dịp này PGNT Khmer cũng tổ chức các hoạt động nhằm
thể hiện đạo lý ‘‘uống nước nhớ nguồn’’.
Ngoài ra, vào những dịp lễ trọng, các chùa đều tổ chức lễ cầu an, cầu
siêu, hồi hướng công đức đến các vị tiền nhân đã có nhiều công lao và đóng
góp cho PGNT Khmer như Hòa thượng Sơn Vong, Hòa thượng Thích Huệ
Quang, Hòa thượng Thái Không, nhà sư liệt sỹ Dương Sóc, nhà sư liệt sỹ Kim
Nang, nhà sư liệt sỹ Kim Sum đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc,
độc lập tự do cho Tổ quốc. Các hoạt động thăm hỏi, mừng thọ các vị chức sắc
cao niên trong PGNT Khmer được tổ chức thường xuyên cũng đã tạo ra không
khí đoàn kết, gắn bó và thắm tình đạo vị trong Phật giáo tỉnh Trà Vinh.
Các chùa PGNT Khmer ở Trà Vinh đã thành lập được 68 dàn nhạc ngũ
âm, 39 bộ trống chhayam, 35 đội múa chằng, 10 đội ghe ngo nhằm tạo
không khí vui tươi, phấn khởi và phát huy bản sắc của người Khmer. Hưởng
ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, các vị sư trụ trì, Ban Quản
trị chùa Khmer đã tích cực thực hiện và khuyến khích tín đồ thực hiện, nhiều
khóm, ấp có đồng bào Khmer sinh sống được công nhận là khóm, ấp văn hóa,
có 47 chùa được công nhận là cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo văn minh.
47
Nhằm tạo điều kiện cho chức sắc và tín đồ PGNT có điều kiện tu học,
nâng cao kiến thức phật học và kiến thức xã hội, các chùa PGNT Khmer ở
Trà Vinh đã xây dựng được 58 phòng đọc sách với 156 bộ Tam tạng kinh
điển (tiếng Khmer) và 11 bộ chú giải kinh Tam tạng; có 107 dụng cụ truyền
thanh; 119 máy truyền hình công cộng
Theo quan niệm của PGNT Khmer thì sư sãi và người dân có mối quan
hệ khăng khít với nhau, nên hoạt động từ thiện của chùa là việc làm thường
xuyên mang ý nghĩa cứu nhân độ thế. Các chùa là nơi cưu mang trẻ nhỏ côi
cút hoặc con nhà nghèo được ăn và học chữ. Hàng năm có 100% các chùa mở
lớp học khác nhau như lớp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, lớp học hè
cho các con em Phật tử, lớp Pali - Khmer với số lượng cụ thể như sau: Ngữ
văn Khmer mở được 5.086 phòng, có 114.848 học viên; sơ cấp Pali - Khmer
mở được 639 phòng, có 14.816 học viên; trung cấp Pali - Khmer mở được 78
phòng, có 2.332 học viên. Chùa còn là nơi giúp đỡ người già neo đơn. Gắn
với cuộc sống của dân cư nên các sư cũng đồng thời tham gia các hoạt động
xã hội, cũng nhằm mục đích cứu nhân độ thế.
Chính vì vậy, hoạt động từ thiện xã hội luôn được PGNT tỉnh Trà Vinh
coi là một trong những công tác trọng tâm, được chư tăng, phật tử tích cực
hưởng ứng các phong trào từ thiện nhân đạo như: xây cầu đường nông thôn,
bếp cơm từ thiện ở bệnh viện, bếp cơm mái ấm học đường, tặng tập viết, xe
đạp, học bổng cho học sinh nghèo, tặng quà cho bà con nghèo có hoàn
cảnh khó khăn, nuôi dạy trẻ mồ côi, người già neo đơn, xây nhà tình
thương, Đặc biệt là tại các chùa còn thường xuyên tổ chức quyên góp
xây cầu nông thôn và bàn giao lại cho các địa phương, được các cấp chính
quyền và bà con đánh giá cao. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa về phương
diện kinh tế, xã hội, mang lại hiệu quả thiết thực và có chiều sâu, nhất là
trong tình hình Đảng và Nhà nước ta quan tâm cho sự nghiệp xây dựng và
phát triển nông thôn, nâng cao đời sống kinh tế người nông dân.
48
Hiện nay, toàn tỉnh có 6 Tuệ Tĩnh đường, phòng phát thuốc từ thiện và
phòng thuốc chẩn trị y học dân tộc tại các cơ sở Phật giáo, hoạt động có hiệu
quả, khám bệnh, châm cứu, bấm huyệt và bốc thuốc Nam giúp đỡ bà con
nghèo trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, Phật giáo tỉnh có Nhà dưỡng lão tại chùa
Liên Bửu (huyện Châu Thành) và Trung tâm Bảo trợ xã hội, Nhà dưỡng lão
tại chùa Long Hòa (huyện Trà Cú) nuôi và cấp dưỡng cho các cụ già và trẻ
em cơ nhỡ
Các sư sãi PGNT cũng tích cực phối hợp với các vị tăng ni trong Ban
Trị sự Phật giáo để hướng dẫn, giúp đỡ người dân trong các hoạt động sản
xuất nông, lâm nghiệp, cùng cán bộ xuống đến khóm, ấp vận động bà con áp
dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật để tăng năng suất và hiệu quả cây
trồng, vật nuôi. Cùng với sự giúp sức của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
tỉnh, cuộc sống đồng bào Khmer tại Trà Vinh đã từng ngày đổi mới, theo kịp
sự phát triển của khu vực và trên cả nước.
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật
giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh
2.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
Tỉnh ủy Trà Vinh đã xác định công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo nói chung và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
PGNT Khmer là một trong những lĩnh vực công tác quan trọng. Trong nhiều
năm trở lại đây, tỉnh Trà Vinh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện
công tác quản lý nhà nước về PGNT. Các văn bản quản lý nhà nước ở lĩnh vực
này chưa được ban hành riêng rẽ mà thường lồng ghép trong các văn bản thể
hiện chủ trương, chính sách công tác để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đảm
bảo quốc phòng, an ninh trong vùng đồng bào Khmer - PGNT. Cụ thể như:
Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 Khóa XI “Về công tác
tôn giáo”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng Chương trình hành động số 18,
trong đó có nêu các tôn giáo được hoạt động đúng pháp luật, phát huy các
nhân tố tích cực, giá trị văn hóa, tính ngưỡng tốt đẹp của các tôn giáo để tôn
49
giáo có những đóng góp cho phong trào đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ
nạn xã hội, tham gia giáo dục, cảm hóa người lầm lạc.
Kế hoạch số 44/KH-UBND của UBND tỉnh Trà Vinh nhằm thực hiện
kế hoạch số 81-KH/TU ngày 23/4/2018 của Ban thường vụ tỉnh ủy về thực
hiện chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018 của Ban bí thư về tăng cường công
tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới [51].
Quyết định số 503/QĐ-UBND ngày 15/3/2018 ban hành Kế hoạch thực
hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và
tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2017 - 2021” trên địa bàn tỉnh Trà Vinh [49].
Quyết định Số 13/2018/QĐ – UBND ngày 19/4/2018 Ban hành Quy
chế phối hợp thực hiện một cửa liên thông trong cấp giấy phép xây dựng mới
và sửa chữa, cải tạo công trình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo thực hiện các thủ tục hành chính [56].
UBND Trà Vinh đã tổ chức phổ biến, quán triệt rộng rãi trong cán bộ
công chức. Tại các hội nghị giao ban an ninh - quốc phòng hàng tuần. Tỉnh ủy
đã chỉ đạo cụ thể, giao ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh giao
cơ quan chuyên môn hướng dẫn các huyện, thị xã và thành phố triển khai thực
hiện nội dung trong các văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời tổ chức phổ
biến, tuyên truyền cho cán bộ làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở tạo sự
chuyển biến trong nhận thức về chủ trương công tác đối với hoạt động tôn
giáo nói chung và PGNT nói riêng của Trung ương. Nhìn chung, việc quán
triệt và tổ chức triển khai thực hiện được tiến hành nghiêm túc, kịp thời theo
sự chỉ đạo của Trung ương, đảm bảo đúng yêu cầu đặt ra. Trong hệ thống
chính trị có sự thống nhất cao với chủ trương của Trung ương về giải quyết
vấn đề của PGNT; có sự chuyển biến, đổi mới tích cực trong cách nhìn nhận,
đánh giá vấn đề PGNT và xây dựng kế hoạch công tác quản lý nhà nước đối
với PGNT trong tình hình mới phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Trung ương
50
và sát với tình hình thực tế tại địa phương.
Hàng năm, tại các hội nghị sơ, tổng kết 6 tháng, 01 năm về công tác tôn
giáo của UBND tỉnh đều có đánh giá sơ kết về công tác quản lý nhà nước đối
với PGNT và đề ra các giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả đối với
công tác này. Trên cơ sở đó các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm
vụ triển khai thực hiện, phối hợp thống nhất tham mưu UBND tỉnh xử lý, giải
quyết các vấn đề liên quan đến PGNT đảm bảo đúng quy định pháp luật.
2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật
giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh
UBND đã chỉ đạo các ngành, địa phương quan tâm, thực hiện tốt công
tác phối hợp trong quản lý hoạt động tôn giáo trên địa bàn. Giao Sở Nội vụ
(Ban Tôn giáo) là cơ quan chuyên môn làm đầu mối phối hợp với các ngành,
địa phương tham mưu giải quyết các nhu cầu tôn giáo.
Trong những năm qua tỉnh Trà Vinh đã quan tâm, củng cố, kiện toàn tổ
chức bộ máy làm công tác tôn giáo nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ quản
lý nhà nước về trong tình hình mới. Về tổ chức bộ máy:
+ Cấp tỉnh:
Hiện nay, Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội Vụ gồm có 02 phòng (Tổng
hợp - hành chính và Nghiệp vụ) gồm 17 cán bộ công chức và lao động (01
Trưởng ban; 02 Phó Trưởng ban; 01 phó Phòng Tổng hợp - hành chính; 09
chuyên viên và 04 nhân viên văn phòng).
+ Cấp huyện:
Các phòng Nội vụ huyện, thị xã và thành phố đều bố trí từ 1-2 biên chế
(01 lãnh đạo phòng Nội vụ và 01 chuyên viên trực tiếp phụ trách về công tác
tôn giáo). Tuy nhiên có một số phòng chỉ bố trí 01 cán bộ phụ trách nên còn
gặp không ít khó khăn trong công tác theo dõi, quản lý các hoạt động tôn giáo
trên địa bàn (tổng số cán bộ làm công tác tôn giáo cấp huyện hiện nay là 28
người).
51
+ Cấp xã:
Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở các xã, thị trấn hầu hết là
những cán bộ kiêm nhiệm, chưa có cán bộ chuyên trách. Đa số đều bố trí Chủ
tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã và 01 cán bộ phụ trách công tác Văn hóa -
xã hội hoặc tư pháp xã kiêm nhiệm công tác tôn giáo.
UBND đã chỉ đạo các ngành, địa phương quan tâm, thực hiện tốt công
tác phối hợp trong quản lý hoạt động tôn giáo trên địa bàn. Giao Sở Nội vụ
(Ban Tôn giáo) là cơ quan chuyên môn làm đầu mối phối hợp với các ngành,
địa phương tham mưu giải quyết các nhu cầu tôn giáo. Ban Tôn giáo - Sở Nội
vụ đã ký kết chương trình phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông
dân tỉnh và Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh về việc tuyên truyền, vận động
chức sắc, tín đồ tôn giáo chấp hành quy định pháp luật.
Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ đã chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên -
Môi trường, Sở Xây dựng hướng dẫn các cơ sở Phật giáo chấp hành nghiêm
các thủ tục về cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
tham mưu UBND tỉnh chấp thuận cho phép xây dựng, giao đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở Phật giáo theo đúng quy định.
Cùng với các ngành chức năng tỉnh (Ban Dân vận Tỉnh ủy, Uỷ ban Mặt trận
Tổ quốc tỉnh, Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường) và
các địa phương tham mưu UBND tỉnh giải quyết các vấn đề phát sinh trên địa
bàn, một số vụ việc phức tạp; tổ chức tiếp xúc, gặp gỡ các chức sắc, chức việc
để tuyên truyền, vận động, động viên tín đồ thực hiện nghiêm chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia
các phong trào thi đua yêu nước, hưởng ứng các cuộc vận động của Trung
ương và địa phương... Mô hình kết hợp làm việc của các Sở liên quan cùng
giải quyết sự việc, giúp cho các chức sắc PGNT dễ hiểu, dễ chấp hành.
Ban Tôn giáo tỉnh luôn định kỳ họp liên ngành mỗi tháng họp một lần
nhằm thống nhất ý kiến trước khi tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết nhu
cầu của các tổ chức tôn giáo. Duy trì làm việc với Ban Trị sự Giáo hội Phật
52
giáo Việt Nam tỉnh và cá nhân chức sắc, trưởng điểm nhóm kịp thời nắm bắt
nhu cầu chính đáng và chấn chỉnh sai phạm (nếu có).Từ những hoạt động
phối hợp chủ động, có hiệu quả của các sở, ngành, địa phương có liên quan đã
góp phần tích cực vào việc ổn định tình hình tôn giáo trên địa bàn.
2.3.3. Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về hoạt động Phật
giáo Nam Tông ở tỉnh Trà Vinh
Trong những năm qua, người dân Trà Vinh đặc biệt là đồng bào theo
PGNT nơi đây được nắm bắt thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước, đó cũng là nhờ công tác tuyên truyền, chủ chương
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước được triển khai và thực hiện tốt
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua năm 2016 và có hiệu lực
vào năm 2018 cùng với đó là Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo
được ban hành thì tỉnh Trà Vinh đã tổ chức Hội nghị quán triệt cho các cán bộ
chủ chốt lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh; Ban Thường vụ các đoàn thể
của tỉnh, và đặc biệt là gần 980 lượt là các vị sư cả nhất, sư cả nhì, achar
của các chùa PGNT để nắm được các chủ trương, chính sách và các quy định
của Nhà nước. 100% các đơn vị cấp huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức Hội
nghị quán triệt và phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định số
162/2017/NĐ-CP của Chính Phủ cho toàn thể cán bộ chủ chốt, cán bộ công
tác tôn giáo của cấp huyện, cấp xã và toàn bộ các chức sắc PGNT trên địa bàn
tỉnh nắm thông suốt và thực hiện.
Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ đã tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị
1940/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo
cho hơn 3000 chức sắc nhà tu hành và 3.455 lượt cán bộ, công chức tham dự.
Qua đó cán bộ, công chức, chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo nhận thức đầy
đủ hơn về chính sách đất đai của nhà nước ta có liên quan đến tôn giáo, để
chức sắc nhà tu hành bày tỏ chia sẻ, cảm thông và hợp tác với chính quyền
53
trong giải quyết vấn đề nhà đất liên quan đến tôn giáo theo quy định.
Các lớp bồi dưỡng kiến thức về quốc phòng an ninh cho các chức sắc,
chức việc của PGNT cũng được tỉnh Trà Vinh tổ chức thường xuyên. Năm
2018, đã tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho 394 lượt chức
sắc, chức việc, nhà tu hành PGNT. Năm 2019, Ban Tôn giáo tỉnh đã phối hợp
với trường Chính trị và UBND các huyện, thành phố mở 6 lớp bồi dưỡng kiến
thức quốc phòng – an ninh cho chức sắc, nhà tu hành với 946 vị tham dự;
phối hợp với Vụ Pháp chế Thanh Tra, Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức 1 lớp
tuyên truyền về Pháp luật cho chức sắc, chức việc các tôn giáo với số lượng
231 vị tham dự. Tuyên truyền pháp luật được thực hiện đa dạng thông qua các
loại hình: hệ thống báo chí; trang bị tài liệu, tờ rơi, đội thông tin lưu động, các
hoạt động văn hóa, thể thao, hội thi, đối thoại, tiếp xúc của cán bộ; đội ngũ
người có uy tín, tiêu biểu, các vị chức sắc tôn giáo, sư sãi, Achar; qua “Ngày
hội Đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư” dịp 18/11 hàng năm; qua các lễ hội
của đồng bào Khmer.
Thường xuyên tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật bằng về hoạt
động PGNT bằng nhiều hình thức đã làm cho cán bộ Đảng viên và chức sắc,
tín đồ các tôn giáo hiểu rõ và thực hiện đúng quan điểm chính sách của Đảng
và Nhà nước ta hiện nay, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc,
đoàn kết tôn giáo, tuân thủ pháp luật, giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền
quốc gia.
2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác quản lý
nhà nước về hoạt động Phật giáo Nam tông ở tỉnh Trà Vinh
Xuất phát từ đặc điểm, tình hình hoạt động tôn giáo của tỉnh, trong
nhiều năm qua, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của Trà Vinh đã hướng
trọng tâm đến công tác bồi dưỡng kiến thức về tôn giáo cho đội ngũ cán bộ
làm công tác tôn giáo các cấp trong hệ thống chính trị nhằm tăng cường nhận
thức và nâng cao kỹ năng quản lý, xử lý các vấn đề tôn giáo. Tỉnh Trà Vinh
đã thực hiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức
54
trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền phổ biến pháp luật theo Quyết định số 306/QĐ-
TTg ngày 08/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành kế hoạch
triển khai thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Quyết định số 174/QĐ-TTg
ngày 09/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt “Đề án bồi
dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo giai đoạn 2017-2020” và Kế
hoạch số 1953/KH-BNV ngày 12/4/2017 của Bộ Nội vụ về việc triển khai
thực hiện Quyết định số 174/QĐTTg ngày 09/02/2017 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt “Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo
giai đoạn 2017 - 2020”. Nhờ đó mà hầu hết các cán bộ, công chức làm công
tác tôn giáo cấp tỉnh, huyện đều đã tham dự các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về
công tác tôn giáo của Trường Nghiệp vụ công tác tôn giáo - Ban Tôn giáo
Chính phủ tổ chức.
Ngoài ra, Trường Chính trị tỉnh đã liên kết với Trường Đại học khoa
học xã hội và nhân văn Tp. Hồ Chí Minh mở lớp Đại học chuyên ngành Dân
tộc – tôn giáo cho 121 cán bộ, công chức của tỉnh. Thông qua các lớp đào tạo,
bồi dưỡng mà các cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về hoạt
động tôn giáo đã nắm và hiểu được chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về tôn giáo tham mưu giải quyết các vấn đề tôn giáo trên
địa bàn kịp thời, đúng quy định pháp luật. Một số công chức cấp huyện còn
được cử tham dự lớp đào tạo thạc sĩ công tác tôn giáo tại các cơ sở giáo dục.
Đối với cấp xã, hàng năm Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo đã tổ chức các lớp
bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo dành cho Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch,
Phó Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; UBND các huyện, thị xã và
thành phố tổ chức phổ biến, quán triệt cho cán bộ thôn, buôn, Tổ dân phố
nhằm nâng cao nghiệp vụ, xử lý tốt các vấn đề liên quan tôn giáo.
Năm 2019, Ban Tôn giáo tỉnh đã phối hợp với trường Chính trị và
UBND các huyện, thành phố tham gia báo cáo 03 lớp bồi dưỡng kiến thức
hành chính và kỹ năng, nghiệp vụ cho 408 cán bộ cấp xã nhằm nâng cao
nghiệp vụ cho cán bộ cấp cơ sở. Qua đó trình độ của cán bộ công chức làm
55
công tác tôn giáo được nâng lên rõ rệt về cơ bản đáp ứng được yêu cầu công
tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, hàng chục cán bộ của tỉnh theo học các lớp cao học,
nghiên cứu sinh thuộc các ngành như: lịch sử Đảng, luật, triết học, hành
chính, đã thực hiện các đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, tiến sĩ thuộc các
lĩnh vực có liên quan đến tình hình tôn giáo. Từ đó, đã xây dựng được đội ngũ
đông đảo các cán bộ ở các cấp có kiến thức về công tác tôn giáo. Đội ngũ cán
bộ làm công tác tôn giáo của Trà Vinh trở thành lực lượng đủ khả năng tuyên
truyền, giáo dục, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước, của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh vào sâu trong đời sống và hoạt động của các
tín đồ tôn giáo trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng trong việc giữ vững và
ổn định tình hình hoạt động tôn giáo tại tỉnh trong nhiều năm qua.
2.3.5. Quản lý các hoạt động hành chính của Phật giáo Nam Tông ở
tỉnh Trà Vinh
Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của PGNT trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh, UBND đã chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan và
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt các chủ trương,
chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng và nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi
cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành và các tín đồ của PGNT hoạt động tôn
giáo theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể như:
Nhằm tuyên truyền chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến
các chức việc và tín đồ, tỉnh Trà Vinh còn hỗ trợ cho các chùa thành lập tủ
sách pháp luật và hỗ trợ các đầu sách như: 200 quyển Luật Đất đai; 310 quyển
Luật Hôn nhân và gia đình; 248 quyển Luật Bảo vệ Môi trường; 284 quyển
Luật Cư trú... Do kinh tế của địa phương còn rất khó khăn, đời sống vật chất
của sư sãi và tín đồ PGNT cũng còn nhiều khó khăn nên tỉnh đã tranh thủ
nguồn vốn từ Trung ương và ngân sách của địa phương, để đầu tư nhằm tiếp
tục phát triển toàn diện vùng đồng bào theo tôn giáo. Tỉnh đã hỗ trợ kinh phí
hoạt động cho Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh 300 triệu đồng/năm, hỗ trợ
56
mua sắm trang thiết bị văn phòng (máy photo, máy vi tính,...).
Ngoài ra tỉnh Trà Vinh còn hỗ trợ kinh phí tổ chức hội nghị chuyên đề
PGNT Khmer lần thứ VIII, và kinh phí tham dự hội nghị chuyên đề tại các
tỉnh Hậu Giang, Cà Mau, An Giang, Tạo điều kiện thuận lợi cho trụ trì các
cơ sở thờ tự PGNT được xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, công trình phụ trợ,
nhập 196 bộ Đại tạng kinh để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tu học của sư sãi
và đồng bào phật tử, tạo điều kiện cho Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh và
Hội đoàn kết sư sãi yêu nước cấp huyện tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp sơ cấp
(lớp 9) và trung cấp (lớp 12) Palo - Khmer, Công nhận cơ sở thờ tự tín
ngưỡng, tôn giáo văn minh cho 96 chùa của PGNT. Công nhận di tích lịch sử
văn hóa cách mạng cấp tỉnh cho 10 chùa.
UBND Trà Vinh đã chỉ đạo Ban Tôn giáo triển khai hướng dẫn việc đăng
ký và cấp phép hoạt động tôn giáo theo đúng quy định của Luật t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_phat_giao_nam_to.pdf