Luận văn Quản lý nhà nước đối với kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NưỚC

CỦA ĐỘI CS.QLHC VỀ TTXH CẤP QUẬN ĐỐI VỚI KINH DOANH

NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NHẰM PHÒNG

NGỪA, ĐẤU TRANH NGĂN CHẶN MỌI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP

LUẬT . 9

1.1. Lý luận về kinh doanh nhà hàng, khách sạn . 9

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò kinh doanh nhà hàng, khách sạn . 9

1.1.2. Những hoạt động, hành vi vi phạm pháp luật gây mất trật tự, an ninh,

an toàn cho xã hội, người dân trong các hoạt động kinh doanh nhà hàng,

khách sạn . 17

1.2. Lý luận về QLHC nhà nước của đội CS.QLHC về TTXH với kinh doanh

NH,KS nhằm phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn mọi hành VPPL trên địa bàn

quận . 20

1.2.1. Khái niệm . 20

1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước cấp quận đối với hoạt động kinh

doanh nhà hàng, khách sạn nhằm phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn mọi hành

vi phạm pháp luật trên địa bàn quận . 22

1.2.3. Nội dung cơ bản của quản lý hành chính nhà nước của đội Cảnh sát

Quản lý hành chính nhà nước về trật tự xã hội đối với kinh doanh nhà hàng,

khách sạn nhằm phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi phạm pháp

luật trên địa bàn quận . 24

1.2.4. Biện pháp của cơ quan hành chính nhà nước đối với quản lý các cơ sở

kinh doanh nhà hàng, khách sạn . 29

pdf96 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo, góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố. Để đảm bảo việc quan hệ phối kết hợp trong công tác quản lý cơ sở kinh doanh NH,KS đƣợc chặt chẽ, cần xác định rõ yêu cầu quản lý, nội dung quản lý, khả năng, phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của từng lực lƣợng, từng cấp, từng ngành để quan hệ phối hợp cho hợp lý. Phối kết hợp sao cho phát huy đƣợc khả năng cùng tham gia quản lý của các lực lƣợng, các ngành, các cấp. Tránh chồng chéo gây cản trở lẫn nhau, tránh gây phiền hà cho các cơ sở kinh doanh NH,KS. Phải thƣờng xuyên trao đổi, sơ tổng kết rút kinh nghiệm 35 về nội dung, kết quả các mặt công tác trong từng thời gian nhằm nâng cấp chất lƣợng quan hệ phối hợp giữa các lực lƣợng, các ngành, các cấp. - Thu thập tài liệu, hồ sơ để quản lý. Thu thập tài liệu, hồ sơ quản lý có vai trò quan trọng để phục vụ công tác nghiệp vụ của ngành Công an trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Mỗi cơ sở kinh doanh phải có hồ sơ riêng. Hồ sơ gồm: Lý lịch của chủ cơ sở, phiếu xác minh; Giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp; Biên bản kiểm tra đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy do Công an quận, phƣờng lập; Sơ đồ khu nhà, phòng nghỉ; Giấy tờ xác nhận nhà, đất hợp lệ theo quy định của pháp luật; Bản cam kết thực hiện quy định, điều kiện về ANTT; Các tài liệu thu thập đƣợc trong quá trình quản lý. Để thu thập tài liệu, lập các hồ sơ nói trên, CS.QLHC về TTXH cần căn cứ vào các nguồn tài liệu đã thu thập đƣợc từ trƣớc tới nay nhƣ: Tài liệu do chủ cơ sở cung cấp, trong tàng thƣ hộ khẩu, do cán bộ trinh sát, hoặc do cơ sở bí mật cung cấp, do ban ngành, đoàn thể, quần chúng nhân dân cung cấp, lực lƣợng Công an cấp cơ sở cung cấp... Việc thu thập tài liệu, hồ sơ theo dõi, quản lý các cơ sở kinh doanh NH,KS do lực lƣợng nghiệp vụ trực tiếp thực hiện và đƣợc đảm bảo thực hiện theo đúng chế độ công tác hồ sơ của lực lƣợng Công an nhân dân. Hồ sơ đƣợc lƣu giữ, bảo quản cẩn thận, do cán bộ chuyên trách trực tiếp quản lý. Quá trình khai thác tài liệu, hồ sơ phải đƣợc nghiên cứu, phân tích, so sánh, đối chiếu để phát hiện những mâu thuẫn giữa tài liệu và tình hình thực tế ở từng cơ sở. Trên cơ sở đó, có kế hoạch xác minh, bổ sung tài liệu, hồ sơ phải đƣợc khai thác, bổ sung thƣờng xuyên, kịp thời nhằm phục vụ tốt cho các mặt công tác nghiệp vụ của ngành Công an. 36 1.2.5. Phạm vi trách nhiệm và mối quan hệ với các lực lượng nghiệp vụ khác trong quản lý các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn - Phạm vi trách nhiệm của lực lƣợng Công an quận: trực tiếp tiến hành các biện pháp quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm theo đúng thẩm quyền. Kiểm tra xác minh, báo cáo đề xuất các trƣờng hợp do Công an cấp trên có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở kinh doanh NH,KS. Tiếp nhận hồ sơ, xác nhận cam kết thực hiện quy định về ANTT, quản lý hành chính về ANTT đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn nói chung, các cơ sở kinh doanh NH,KS nói riêng. Tổng hợp tình hình số liệu, kết quả công tác quản lý về ANTT báo cáo UBND quận và báo lên cơ quan Công an cấp trên theo quy định. Tiến hành kiểm tra, hƣớng dẫn, phối hợp với các lực lƣợng nghiệp vụ chức năng thực hiện các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh của các cơ sở này. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và những hành vi, vi phạm lợi dụng kinh doanh trên địa bàn phụ trách. Điều tra nắm tình hình về hoạt động kinh doanh có điều kiện về ANTT của các cơ sở kinh doanh NH,KS trên địa bàn, đồng thời cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho các mặt công tác nghiệp vụ khác của ngành. Thực hiện hoạt động điều tra ban đầu đối với một số hành vi phạm tội theo đúng chức năng của lực lƣợng Công an. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cá nhân, tổ chức về việc quản lý kinh doanh các cơ sở NH,KS theo quy định. Quản lý hồ sơ của các cơ sở kinh doanh NH,KS thuộc thẩm quyền. - Mối quan hệ giữa Công an quận với các cơ quan hành chính quận khác trong quản lý nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung đặc biệt là các cơ sở kinh doanh NH,KS nói riêng. Mối quan hệ này diễn ra thƣờng xuyên trong quá trình thực hiện chức năng QLNN về ANTT. Mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo thể hiện sự quán triệt nguyên tắc cấp dƣới phục tùng cấp trên, bao gồm quan hệ giữa đội CS.QLHC về TTXH với phòng CS.QLHC về TTXH và Cục CS.QLHC về TTXH, mối quan hệ giữa đội 37 CS.QLHC về TTXH với Công an quận và mối quan hệ giữa Công an quận với UBND quận nhằm thực hiện các mặt công tác chuyên môn theo quy định, chủ yếu tập trung vào việc hƣớng dẫn chấp hành pháp luật, phối hợp trong kiểm tra, xem xét, đánh giá, kết luận những trƣờng hợp vi phạm; thu thập, tích lũy tài liệu, bổ sung hồ sơ, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ trƣớc mắt và lâu dài; dự báo tình hình và khả năng lợi dụng hoạt động của tội phạm để đề xuất biện pháp phòng ngừa. Mối quan hệ phối hợp giữa Công an quận với các đơn vị nghiệp vụ khác cùng cấp để tổ chức quản lý các cơ sở kinh doanh NH,KS trên địa bàn. Phối hợp với các lực lƣợng chức năng tiến hành kiểm tra các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, phục vụ xác nhận cam kết thực hiện điều kiện về ANTT. Chỉ đạo đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH, Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ để nắm thông tin, phát hiện và kịp thời xử lý đối với trƣờng hợp vi phạm thuộc thẩm quyền. Các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội, ban ngành đoàn thể quần chúng ở địa bàn phối hợp cùng Công an quận để nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu phục vụ công tác quản lý. Đồng thời, thông qua mối quan hệ này giúp các ngành, các cấp, cá nhân, tổ chức nhận thức và thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý kinh doanh; nhận thức đúng quyền và trách nhiệm trong quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung và quản lý các cơ sở kinh doanh NH,KS nói riêng phải ký cam kết thực hiện quy định, điều kiện về ANTT đầy đủ, chấp hành các quy định của pháp luật Nhà nƣớc. Đây là cơ sở, điều kiện có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan hành chính có liên quan, đặc biệt là lực lƣợng Công an. 38 Tiểu kết Chƣơng 1 Trong Chƣơng 1 tác giả tập trung phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản nhất về công tác QLNN đối với kinh doanh NH,KS trên địa bàn quận Nam Từ Liêm- thành phố Hà Nội cùng với việc làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò kinh doanh NH,KS. Những hoạt động, hành vi vi phạm pháp luật gây mất trật tự, an ninh, an toàn cho xã hội, ngƣời dân trong các hoạt động kinh doanh NH,KS. Sự cần thiết của QLNN cấp quận đối với hoạt động kinh doanh NH,KS nhằm phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi phạm pháp luật trên địa bàn quận. Các nội dung cơ bản của quản lý hành chính nhà nƣớc của đội CS.QLHC nhà nƣớc về TTXH đối với kinh doanh NH,KS nhằm phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi phạm pháp luật trên địa bàn quận, đƣa ra biện pháp của cơ quan hành chính nhà nƣớc đối với quản lý các cơ sở kinh doanh NH,KS. Đồng thời phân công phạm vi, trách nhiệm cụ thể đối với các lực lƣợng nghiệp vụ khác trong quản lý các cơ sở kinh doanh NH,KS.... Đây là những yếu tố rất quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lƣợng đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận Những vấn đề lý luận ở trên cho ta cái nhìn toàn diện QLNN đối với kinh doanh NH,KS trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Đồng thời, cũng là cơ sở để tác giả giải quyết các vấn đề trong các chƣơng tiếp theo của luận văn. 39 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CỦA ĐỘI CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM 2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa- xã hội của quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội có ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Quận Nam Từ Liêm có diện tích 3.227,36 ha (32,27 km²), dân số là 232.894 ngƣời (2013), đa số là ngƣời Kinh. Về địa giới hành chính, Nam Từ Liêm là một quận nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội. Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thƣơng mại của Thủ đô Hà Nội. Nam Từ Liêm là quận có nhiều công trình kiến trúc hiện đại và quan trọng của thủ đô Hà Nội nhƣ Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, tòa nhà cao nhất Việt Nam Keangnam Hanoi Landmark Tower, Bảo tàng Hà Nội, Đại lộ Thăng Long, Trung tâm đào tạo thể dục, thể thao, VĐV Cấp cao Hà Nội,... Địa giới hành chính: Phía bắc giáp quận Bắc Từ Liêm, phía tây giáp huyện Hoài Đức, phía nam giáp quận Hà Đông và phía đông giáp quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân. Quận Nam Từ Liêm đƣợc thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Từ Liêm cũ, gồm 5 xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; 536,34 ha và 34.052 nhân khẩu của xã Xuân Phƣơng; 137,75 ha và 23.279 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn. Quận gồm 10 phƣờng: 40 Cầu Diễn, Đại Mỗ, Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Phú Đô, Tây Mỗ, Phƣơng Canh, Trung Văn, Xuân Phƣơng. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế Tình hình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn. Cơ cấu công nghiệp trên địa bàn quận vừa và nhỏ, chủ yếu sản xuất các mặt hàng thuộc nhiều làng nghề lâu đời với những sản phẩm nổi tiếng chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống hàng ngày của ngƣời lao động. Trên địa bàn quận không có các trung tâm kinh tế, thƣơng mại, du lịch và dịch vụ lớn; đa số các phƣờng đều có các chợ quy mô nhỏ, chủ yếu là các chợ cóc phục vụ nhu cầu mua bán, sinh hoạt của ngƣời dân. Không có khu công nghiệp. Trong 4 năm gần đây, xã hội ngày càng phát triển kéo theo quá trình đô thị hóa nên việc triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố Hà Nội nói chung và các dự án của quận Nam Từ Liêm nói riêng đã đƣợc chú trọng phát triển hơn. Các khu vực nhà ở, hệ thống đƣờng xá, đƣờng quốc lộ đƣợc nâng cấp làm thay đổi bộ mặt của quận. Bên cạnh đó, công tác giáo dục đã đƣợc quan tâm đầu tƣ, nhằm nâng cao trình độ dân trí, làm thay đổi nhận thức của ngƣời dân về các vấn đề phát triển chung trên địa bàn quận. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc tiếp tục có xu hƣớng phục hồi nhƣng chậm, chứa đựng nhiều rủi ro, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh quận Nam Từ Liêm đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng chủ ý. Quận luôn xác định là năm trọng điểm trong công tác giải phóng mặt bằng, tập trung các dự án thiết chế công, các dự án trọng điểm của Trung ƣơng và Thành phố. Công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giao thông đô thị, quản lý về môi trƣờng đƣợc quan tâm. Quận cũng đã thực hiện có hiệu quả liên thông thủ tục trong công tác cải cách hành chính. Nam Từ Liêm là đơn vị duy nhất của Thành phố thực 41 hiện xây dựng mô hình “chính quyền thân thiện, công sở thân thiện và trách nhiệm” tại quận và 10 phƣờng, tập trung vào một số nhiệm vụ nhƣ cải tạo cơ sở vật chất bộ phận một cửa, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, ban hành thƣ chúc mừng, xin lỗi công công Các cải cách này đƣợc nhân dân đánh giá cao. 2.1.3. Tình hình văn hóa- xã hội Tình hình ANTT trên địa bàn quận khá phức tạp, từ năm 2014 đến nay trên địa bàn quận xảy ra 42 vụ tranh chấp khiếu kiện liên quan đến ANTT, trong đó 21 vụ diễn biến phức tạp, 8 vụ gây rối trật tự công cộng. Năm 2017, toàn quận có 9 vụ, gồm: liên quan đến tôn giáo 1 vụ, liên quan đến giải phóng mặt bằng 5 vụ, liên quan đến lĩnh vực khác 3 vụ. Hoạt động của các tôn giao cơ bản tuân thủ pháp luật và sự điều hành của chính quyền. Tuy nhiên thời gian gần đây các cá nhân có tƣ tƣởng cực đoan, chống đối nhà nƣớc ta đã lôi kéo, kích động ngƣời dân hiểu sai về tự do tín ngƣỡng tôn giáo. Hoạt động của các loại đối tƣợng (hình sự, ma túy và tệ nạn xã hội) ở địa bàn trong quận cũng diễn biến phức tạp, trung bình mỗi năm xảy ra 75 vụ, tổng tài sản thiệt hại 3,2 tỷ đồng; trọng án xảy ra chiếm khoảng 7% số vụ phạm pháp hình sự. Hoạt động của tội phạm ma túy vẫn diễn biến khá phức tạp, đang là vấn đề xã hội quan tâm, hiện nay trên địa bàn quận còn khoảng trên 100 ngƣời nghiện, hiệu quả cai nghiện tập trung và cai nghiện tại cộng đồng còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho công tác đảm bảo ANTT ở địa bàn cơ sở. Những đặc điểm tình hình trên có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lƣợng Công an ở địa bàn cơ sở. - Tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trên địa bàn quận diễn ra hết sức phức tạp. Công an quận Nam Từ Liêm luôn chủ động nắm chắc và dự báo chính xác tình hình địa bàn, tổ chức tốt công tác đấu tranh trấn áp tội phạm. Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa kiềm chế sự gia tăng của tội phạm. Phấn đấu giảm từ 3%- 5% số vụ phạm pháp hình sự. Điều tra khám phá các 42 vụ án về TTXH đạt từ 80% trở lên. Tập trung đấu tranh, triệt xóa ổ nhóm phạm pháp hình sự, các đƣờng dây, tụ điểm buôn bán ma túy phức tạp, tội phạm đánh bạc có tính chất chuyên nghiệp, tội phạm mại dâm có tổ chức,... Tính đến năm 2017, tình hình an ninh chính trị và TTXH trên địa bàn quận Nam Từ Liêm đã có nhiều chuyển biến tích cực. Lực lƣợng Công an quận đã điều tra, khám phá 91/96vụ, bắt 124 đối tƣợng, trong đó điều tra khám phá 16 vụ trọng án, đạt tỷ lệ 100%; đấu tranh triệt phá 45 ổ nhóm hình sự với 108 đối tƣợng; bắt 23 vụ đánh bạc, 16 vụ chứa chấp, môi giới hoạt động mại dâm. Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, toàn quận đã khám phá 56 vụ với 62 đối tƣợng, xử lý hình sự 48 vụ, xử phạt hành chính 8 vụ, thu giữ 98,796g heroin; 30g ma túy tổng hợp; cƣỡng chế đƣa đi chữa bệnh bắt buộc 12 ngƣời nghiện; khám phá 28 vụ án về kinh tế và môi trƣờng, thu nộp ngân sách nhà nƣớc trên 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, quận đã thành lập các đoàn kiểm tra, lập biên bản xử lý 5008 trƣờng hợp và ra quyết định xử phạt hành chính với số tiền 1,38 tỷ đồng; tổ chức nhiều đợt ra quân giải tỏa hành lang an toàn giao thông, tháo dỡ 786 mái che, mái vẩy, 105 tƣờng, lều quán, chặt phát quang 860 cây, tháo dỡ 542 biển quảng cáo, di dời 434 điểm tập kết vật liệu xây dựng,... nhằm đảm bảo ANTT trên địa bàn. Nhà hàng là nời tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, các tội phạm gây rối trật tự công cộng và nguy cơ cháy nổ, thì Khách sạn là nơi đƣợc nhiều đối tƣợng, phần tử xấu chọn làm điểm che giấu, thực hiện các hoạt động tệ nạn xã hội. Các vụ việc tệ nạn xã hội ngày càng có tình chất nghiêm trọng hơn và các đối tƣợng ngày càng đa dạng hơn, với các phƣơng thức tinh vi, xảo quyệt hơn và đối tƣợng ngày càng đa dạng hơn, với các phƣơng thức sử dụng tinh vi, xảo quyệt hơn. Các vụ việc hoạt động mại dâm, tổ chức bằng ổ nhóm đập đá, sử dụng ma túy, cờ bạc bị phát hiện trên địa bàn huyện ngày một có xu hƣớng gia tăng về cả số vụ lẫn tính chất, mức độ nguy 43 hiểm mà nó mang lại. Trong số các vụ việc tệ nạn xảy ra trên địa bàn quận thì các vụ môi giới mại dâm chiếm tỷ lệ lớn, sau đó là các vụ việc về tệ nạn ma túy. Các vụ việc mại dâm chủ yếu đƣợc phát hiện trong các cơ sở kinh doanh ngành nghề có điều kiện về ANTT nhƣ: massage, karaoke, cơ sở lƣu trú, vũ trƣờng chiếm tỉ lệ nhiều hơn so với các vụ việc mại dâm đƣợc phát hiện trong khách sạn. Trong vòng 4 năm từ năm 2014 đến năm 2017, tổng số cơ sở kinh doanh NH,KS trên địa bàn huyện tăng 62% kéo theo đó số vụ việc vi phạm pháp luật tăng 51,6%, nổi cộm là hoạt động mại dâm tăng 350%, tệ nạn ma túy tăng 41%,... gây ảnh hƣởng rất tiêu cực đến ANTT trong khu vực. 2.2. Thực trạng tình hình gây mất ổn định, trật tự an toàn xã hội trong hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội 2.2.1. Tình hình chung về hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn CS.QLHC về TTXH là lực lƣợng nòng cốt, chủ công đƣợc Nhà nƣớc và ngành Công an giao cho trực tiếp đăng ký, quản lý, theo dõi hoạt động của các cơ sở cho thuê lƣu trú nói chung, các cơ sở kinh doanh NH,KS nói riêng nhằm phòng ngừa, phát hiện những sơ hở, thiếu sót mà tội phạm, phần tử xấu có thể lợi dụng để hoạt động phạm pháp. Qua kết quả khảo sát và báo cáo tổng kết của Công an quận Nam Từ Liêm về công tác quản lý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT từ năm 2014 đến năm 2017, ta thấy cơ sở kinh doanh NH,KS ở quận Nam Từ Liêm có số lƣợng không phải là quá lớn, tuy nhiện ngày càng tăng nhanh hơn trong những năm gần đây. Số lƣợng cơ sở kinh doanh NH,KS trên địa bàn quận từ năm 2014 đến năm 2017 tăng từ 575 cơ sở lên 1025 cơ sở, tăng 450 cơ sở và tăng gần gấp đôi. Nhƣ vậy có thể khẳng định rằng cơ sở kinh doanh NH,KS trên địa bàn quận đang có tốc độ tăng nhanh trong vòng 4 năm trở lại đây. Số lƣợng các cơ sở kinh doanh NH,KS tăng nhanh kéo theo hàng loạt các vấn đề phức tạp về 44 ANTT. Chỉ riêng việc quản lý, theo dõi, giám sát, cấp cam kết thực hiến đúng quy định, điều kiện về ANTT cũng rất khó khăn, vất vả. 2.2.2. Thực trạng tình hình gây mất ổn định, trật tự an toàn xã hội của nhà hàng, khách sạn 2.2.2.1. Thực trạng tình hình gây mất ổn định, trật tự an toàn xã hội của nhà hàng Hiện nay tình hình vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật còn diễn ra khá phổ biến trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện nhƣ nhà hàng. Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, các cơ sở kinh doanh nhà hàng phát triển khá sôi động. Bên cạnh mặt tích cực, các lĩnh vực này cũng phát sinh và tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự, nhƣ: sử dụng các nhà hàng làm nơi để ăn, uống say xỉn dẫn đến gây mất trật tự, đánh nhau, gây rối trật tự công cộng, mất an toàn khi tham gia giao thông, thậm chí không làm chủ đƣợc hành vi dẫn đến quá khích giết ngƣời gây ảnh hƣởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự. Cơ sở kinh doanh nhà hàng là địa điểm hoạt động loại hình kinh doanh dịch vụ phục vụ. Xuất phát từ nhu cầu cá nhân của con ngƣời trong đời sống xã hội, xuất hiện hình thức kinh doanh nhà hàng phục vụ các đối tƣợng có nhu cầu ăn uống, theo thời gian ngắn, có địa điểm thuận tiện phục vụ công việc cá nhân. Hiện nay trên cả nƣớc, các cơ sở kinh doanh nhà hàng phát triển rất nhanh, đặc biệt tại các thành phố, thị xã, các khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu xây dựng, trƣờng học, nơi tập trung đông dân cƣ... Cơ sở kinh doanh nhà hàng là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ nhằm thu lợi nhuận. Khách đến ăn uống phải thanh toán cho chủ cơ sở bằng tiền mặt tƣơng ứng với đồ ăn, thức uống. Có thể thấy tình hình vi phạm pháp luật và hoạt động tệ nạn xã hội xảy ra trong các cơ sở kinh doanh nhà hàng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm ngày càng tăng. Số lƣợng cơ sở kinh doanh tăng đều từ 575 lên 1025 cơ sở, tăng 45 gần gấp đôi trong vòng 4 năm, tỷ lệ thuận với số lƣợng cơ sở kinh doanh là tổng số vụ vi phạm pháp luật. Điều này phản ánh tốc độ đô thị hóa kéo theo việc đa dạng, phức tạp về tội phạm. Nổi lên nhất là tội phạm mại dâm, cờ bạc và ma túy. Với đặc điểm trên địa bàn có Bến xe khách Mỹ Đình, sân vận động Quốc gia Mỹ Đình với số lƣợng ngƣời lƣu trú, dịch chuyển biến động thƣờng xuyên là điều kiện dễ dàng để phát sinh tội phạm. Năm 2017 có 26 cơ sở kinh doanh nhà hàng vi phạm với 12 vụ phạm pháp trong đó có 05 vụ gây mất trật tự, 04 vụ đánh nhau gây thƣơng tích, chết ngƣời, 02 vụ trộm cắp tài sản và 01 cá độ bóng đá trong khi đang ăn uống. So với năm 2014, tổng số cơ sở kinh doanh vi phạm pháp luật tăng 40% trong đó về hoạt động gây mất trật tự địa bàn tăng 40%, các vụ phạm pháp về trộm cắp tăng 20%,... Đội Cảnh sát quản lý về TTXH Công an quận Nam Từ Liêm đã đề ra những biện pháp quản lý trật tự, kiểm tra thƣờng xuyên các cơ sở kinh doanh nhà hàng để nhanh chóng kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, góp phần hạn chế tội phạm, giữ gìn ANTT. Làm ổn định xã hội trong thời kỳ phát triển đô thị hóa, hiện đại hóa của quận Nam Từ Liêm. Đối với cơ sở kinh doanh nhà hàng là cơ sở kinh doanh thuộc nhóm ngành, nghề kinh doanh phải cam kết thực hiện quy định điều kiện về ANTT, an toàn thực phẩm và thuộc phạm vi quản lý của các ban ngành, trong đó cơ quan Công an mà CS.QLHC về TTXH là lực lƣợng trực tiếp thực hiện. Cơ sở hoạt động kinh doanh nhà hàng là một bộ phận của nhóm ngành nghề kinh doanh phải cam kết thực hiện các quy định điều kiện về an toàn thực phẩm và ANTT. Các chủ cơ sở muốn hoạt động kinh doanh lĩnh vực này ngoài việc phải chịu sự quản lý của cơ quan quản lý kinh doanh còn chịu sự quản lý của cơ quan Công an cấp có thẩm quyền. Khi tình hình kinh tế văn hóa, xã hội có sự thay đổi và phát triển kéo theo sự phát triển các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT cả về quy mô và tính chất hoạt động. Sự hình thành và phát triển nhanh chóng của loại hình kinh doanh cơ sở nhà hàng tạo ra không 46 ít những khó khăn cho lực lƣợng chức năng trong công tác quản lý. Hoạt động của nhà hàng diễn ra vào những mốc thời gian cao điểm nhằm phục vụ nhu cầu chính đáng của nhân dân, vì lợi ích kinh tế, các chủ cơ sở nhà hàng có thể phục vụ thực khách những món ăn không đảm bảo chất lƣợng cũng nhƣ vệ sinh an toàn thực phẩm. Không ít cơ sở đã cố tình bất chấp quy định của pháp luật để phục vụ nhu cầu của khách, trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng, che mắt sự kiểm tra của cơ quan chức năng. Vì vậy, cần phải có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 2.2.2.2. Thực trạng tình hình gây mất ổn định, trật tự an toàn xã hội của khách sạn Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, song hành với sự phát triển các cơ sở kinh doanh nhà hàng thì khách sạn phát triển cũng khá sôi động. Bên cạnh mặt tích cực, các lĩnh vực này cũng phát sinh và tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự, nhƣ: thuê khách sạn để hoạt động mại dâm, tổ chức đánh bạc, sử dụng trái phép chất ma túy, đối tƣợng phạm tội ở nơi khác dạt về ẩn náu, trốn truy nã. Lực lƣợng Công an đã tăng cƣờng công tác nắm tình hình, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh khách sạn. Triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh quyết liệt với các tổ chức, đƣờng dây, băng nhóm hoạt động phạm tội, tệ nạn xã hội, đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc. Qua đó đã góp phần quan trọng trong phòng ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực này. Tuy nhiên, tình hình vi phạm trong hoạt động của các cơ sở kinh doanh khách sạn vẫn còn khá phổ biến, tác động xấu đến tình hình an ninh, trật tự. Khách sạn là địa điểm hoạt động loại hình kinh doanh dịch vụ phục vụ. Xuất phát từ nhu cầu cá nhân của con ngƣời trong đời sống xã hội, xuất hiện hình thức kinh doanh khách sạn phục vụ các đối tƣợng có nhu cầu nghỉ ngơi theo thời gian ngắn, tạm trú, có địa điểm thuận tiện phục vụ công việc cá 47 nhân. Đối với khách đến thuê khách sạn phải thanh toán tính theo giờ, ngày, tháng, năm tùy theo nhu cầu của khách, phải thỏa thuận với chủ cơ sở hoặc ngƣời quản lý cơ sở, phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, quy định, đăng ký tạm trú với cơ quan Công an cấp cơ sở. Đối tƣợng phục vụ của cơ sở kinh doanh khách sạn rất đa dạng, với nhiều giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và các mục đích khác nhau nhƣ: khách đi du lịch, thăm viếng, công tác, thăm quan,... Đối tƣợng phục vụ chính của các cơ sở kinh doanh khách sạn thƣờng là những ngƣời trong tầm tuổi thanh niên và trung niên, nghề nghiệp khác nhau nhƣ học sinh, sinh viên, lao động tự do, công nhân trong các khu công nghiệp và những đối tƣợng khác,... Phạm vi phục vụ là tất cả những ngƣời có nhu cầu thuê phòng nghỉ phục vụ mục đích cá nhân (không phân biệt trình độ, tầng lớp, lứa tuổi, nghề nghiệp,...). Các đối tƣợng vi phạm pháp luật trong các cơ sở kinh doanh khách sạn trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2017, số đối tƣợng nam nhiều gấp 34% so với số đối tƣợng nữ, đa phần cá đối tƣợng rơi vào tầm tuổi thanh niên, trung niên từ 18 đến 40 tuổi, không có nghề nghiệp ổn định. Thời gian khách thuê lƣu trú đối với các khách sạn thƣờng không kéo dài hàng tháng nhƣ đối với các nhà trọ, nhà cho thuê lƣu trú bình dân mà chủ yếu là khách cho thuê lƣu trú ngắn hạn. Đặc biệt lƣợng khách thuê theo giờ chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong một số nhà nghỉ, khách sạn hiện nay. Các cơ sở kinh doanh cho thuê lƣu trú nói chung và các cơ sở kinh doanh khách sạn nói riêng trong quá trình kinh doanh thƣờng kết hợp cùng một số loại hình dịch vụ khác nhƣ karaoke, vũ trƣờng, massage, quán bar,... nhằm tạo sức hấp dẫn, thu hút đối với các khách. Các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_kinh_doanh_nha_hang_khach.pdf
Tài liệu liên quan