Mục lục bảng biểu hình vẽ. i
Danh mục từ viết tắt.ii
LỜI MỞ ĐẦU.1
6CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN
LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI . 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 6
1.1.1. Ngoài nước:. 6
1.1.2. Trong nước:. 8
1.1.3. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
văn và khoảng trống cho nghiên cứu đề tài của luận văn . 11
1.2. Cơ sở khoa học về kinh tế trang trại và quản lý nhà nước đối với kinh tế
trang trại. . 12
1.2.1.Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại . 12
1.2.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại.
.
1.2.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và một số địa phương ở
nước ta về quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại và bài học có thể vận
dụng vào huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. .
CHưƠNG 2: PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận.
2.2. Các phương pháp thu thập số liệu để thực hiện luận văn. .
2.3. Phân tích và xử lý số liệu .
23 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........ Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong công tác quản lý Nhà
nước đối với kinh tế trang trại ở huyện Yên Lạc.Error! Bookmark not
defined.
Error! Bookmark not defined.Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI
PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆNError! Bookmark not defined. QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TRANG TRẠError! Bookmark not
defined.I TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚCError! Bookmark not
defined.
4.1. Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam nói chung và
Vĩnh Phúc nói riêng. ....................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Quan điểm, phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
........................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở Vĩnh Phúc
........................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về kinh tế trang trại trên
địa bàn huyện Yên Lạc .................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Giải pháp về chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang
trại trên địa bàn huyện Yên Lạc. ....................... Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Giải pháp về pháp luật ............................ Error! Bookmark not defined.
4.2.3. Giải pháp về chính sách .......................... Error! Bookmark not defined.
4.2.4. Giải pháp về kiểm tra, giám sát .............. Error! Bookmark not defined.
4.2.5. Hình thành, phát triển quan hệ hợp tác giữa các trang trại.......... Error!
Bookmark not defined.
4.2.6. Về bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại ................ Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn và
khoảng trống cho nghiên cứu đề tài của luận văn1.2. Cơ sở khoa học về kinh
tế trang trại và quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế trang trại.1.2.1.Cơ sở lý luận
về kinh tế trang trại
1
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế trang trại là bƣớc phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông hộ,
đây là mô hình sản xuất có từ rất lâu, mang tính phổ biến và giữ vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng nhƣ
ở Việt Nam. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp ngƣời dân phát
huy đƣợc lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao
năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng.
Việc phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất
đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững;
tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo;
phân bổ lại lao động, dân cƣ, xây dựng nông thôn mới. Thông qua phát triển kinh
tế trang trại đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất
gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bƣớc chuyển dịch
lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công
nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn..
Để khẳng định vai trò, vị trí của nông dân, nông nghiệp, nông thôn tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ định hƣớng phát triển kinh tế:
Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng
cao đời sống nhân dân. Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông
dân và nông thôn có tầm chiến lƣợc đặc biệt quan trọng. Phải coi trọng đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hƣớng tới xây dựng một nền
nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất,
chất lƣợng và khả năng cạnh tranh cao, tạo điều kiện từng bƣớc hình thành nền
nông nghiệp sạch. Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt
hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ
vững ổn định chính trị - xã hội. Cụ thể hóa quan điểm của Đại hội X, hội nghị lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đã ra Nghị quyết số 26 “Về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn” tiếp tục khẳng định những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và
2
giải pháp xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hƣớng hiên đại, bền vững, sản
xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả v.v...
Hiện nay, ở nƣớc ta đã hình thành nhiều mô hình trang trại nhƣ trang trại
trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thuỷ sản,
trang trại tổng hợp... Việc hình thành nhiều mô hình trang trại đã góp phần nâng cao
hiệu quả đầu tƣ, khai thác và sử dụng đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, ao, hồ,
đầm, bãi bồi ven sông để sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp theo hƣớng chuyên
canh với tỷ suất hàng hoá cao. Đồng thời, việc hình thành nhiều mô hình trang trại
cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả mô hình trang trại sử dụng ít đất, sử dụng
nhiều lao động, có tính thâm canh cao gắn với chế biến, thƣơng mại và dịch vụ, làm
ra hàng hoá nông sản có giá trị kinh tế lớn.
Yên Lạc là một huyện đồng bằng phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc Yên
Lạc giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Dƣơng, phía Tây giáp huyện Vĩnh
Tƣờng, phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh (Hà Nội), phía Nam
là Sông Hồng. Với vị trí địa lý nhƣ vậy nên tạo cho Yên Lạc những thuận lợi trong
giao lƣu thông thƣơng với các tỉnh, các trung tâm kinh tế, đặc biệt là thành phố Hà
Nội. Yên Lạc cũng là một vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, gắn
liền với nền văn minh lúa nƣớc Sông Hồng, có trình độ thâm canh cao, phát triển
những sản phẩm nông sản sạch, chất lƣợng cao. Điều kiện khí hậu và đất đai thuận
lợi, nhiều sông, hồ tự nhiên để phát triển trang trại với nhiều quy mô, loại hìnhkhác
nhau. Bên cạnh đó, huyện có nguồn lao động dồi dào có khả năng đáp ứng nhu cầu
về sử dụng lao động của các ngành kinh tế, trong đó có kinh tế nông –lâm nghiệp –
thủy sản. Nhân dân có truyền thống cần cù, chịu khó, có ý chí vƣơn lên làm giàu từ
lao đông...
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Lạc nói chung có
sự phát triển khởi sắc, trong đó có sự đóng góp rất lớn của các mô hình kinh tế
trang trại, mô hình kinh tế trang trại đã và đang từng bƣớc khẳng định vai trò, vị trí
của nó trong sản xuất nông nghiệp, có sự tăng đột biến cả về quy mô lẫn chất
lƣợng.Tuy nhiên, thực tế bên cạnh một số trang trại đã và đang hoạt động sản xuất
3
kinh doanh có hiệu quả vẫn còn một bộ phận rất lớn các trang trại còn lúng túng.
Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chƣa thực sự gắn
với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung, quy hoạch nông nghiệp nói
riêng. Tình trạng phát triển tự phát vẫn diễn ra khá phổ biến, chƣa có sự liên kết
chặt chẽ, chƣa gắn với doanh nghiệp tạo thành chuỗi sản xuất hàng hóa. Chất lƣợng
sản phẩm hàng hóa của kinh tế trang trại chƣa cao. Trình độ chủ trang trại và ngƣời
lao động làm việc tại các trang trại đa số chƣa qua đào tạo. Hệ thống các chính sách
vĩ mô hỗ trợ, khuyến khích kinh tế trang trại tuy có nhiều nhƣng việc áp dụng vào
thực tiễn còn nhiều bất cập. kinh tế trang trại phát triển chƣa bền vững, hầu hết các
trang trại có quy mô nhỏ, ít vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức tín
dụng. Trong những năm gần đây kinh tế trang trại đã chững lại, nhiều trang trại phá
sản hoặc bị thua lỗ.
Do vậy việc nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân, xu hƣớng phát triển kinh
tế trang trại (KTTT) tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc làm cơ sở để hoàn thiện
quản lý Nhà nƣớc (QLNN) đối với phát triển KTTT trong giai đoạn hiện nay là vấn
đề có tính cấp bách, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, đó là lý do tác giả đã
chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện
Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn.
2. Câu hỏi nghiên cứu.
Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và các cấp có thẩm quyền cần phải làm gì để
nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế trang trại nhằm phát triển bền
vững kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc?
3. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
Luận văn hƣớng tới tiếp tục làm rõ vấn đề QLNN đối với kinh tế trang trại
và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng QLNN đối với kinh tế trang trại
trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
* Mục tiêu cụ thể:
- Khái quát và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kinh tế trang trại,
4
QLNN đối với kinh tế trang trại và từ kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới, ở
một số địa phƣơng nƣớc ta đối với phát triển kinh tế trang trại để rút ra những bài
học có thể vận dụng vào quá trình đổi mới QLNN đối với kinh tế trang trại ở nƣớc
ta nói chung và trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
- Đánh giá thực trạng QLNN đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện
Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó chỉ ra những tồn tại và hạn chế, nguyên nhân của
những tồn tại và hạn chế đó.
- Từ thực trạng đã nêu, đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp chủ yếu
nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên
Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLNN đối với kinh tế trang
trại. Trong đó chủ thể quản lý là cơ quan quản lý Nhà nƣớc của chính quyền cấp
tỉnh, cấp huyện, đối tƣợng quản lý là kinh tế trang trại với các công cụ quản lý đó
là quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách và pháp luật có liên quan đến kinh tế
trang trại và trực tiếp tổ chức điều hành quá trình phát triển kinh tế trang trại trên
địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động QLNN đối với kinh tế
trang trại trên địa bàn huyện huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Về thời gian: Thời kỳ nghiên cứu là từ năm 2011 đến 2015 và định hƣớng
nghiên cứu đến năm 2020.
* Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung của QLNN đối
với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc: công tác quy
hoạch, kế hoạch; cơ chế chính sách; pháp luật có liên quan; công tác kiểm tra, giám
sát với hoạt động của KTTT và tổ chức bộ máy quản lý.
5
5. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 4 chƣơng:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với kinh tế
trang trại
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 4. Phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phát triển KTTT có vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn phát
triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, xây dựng sản xuất nông nghiệp theo quy mô
lớn, hiện đại. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế trang trại
nhằm đẩy mạnh phát triển KTTT đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu, nhà quản lý không chỉ ở trong nƣớc mà còn ở nhiều nƣớc trên thế giới.
1.1.1. Ngoài nước:
- Maurice Buckett, trong tác phẩm “Tổ chức quản lý nông trại gia đình”
(1993) đã đề cập đến những nguyên lý cơ bản trong quản lý, điều hành nông trại gia
đình theo mô hình sản xuất hàng hóa. Theo tác giả, quản lý một nông trại không
khác gì quản lý một doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù của sản phẩm trong quá
trình sản xuất phụ thuộc khá lớn vào điều kiện tự nhiên và do nông sản thƣờng
nhanh hỏng nên quản lý một nông trại phức tạp hơn rất nhiều so với điều hành một
doanh nghiệp công nghiệp. Vì lẽ đó, Maurice Buckett cho rằng, các cơ quan quản
lý, các hiệp hội cần đặc biệt chú trọng công tác đào tạo và huấn luyện về kỹ năng
quản lý cho những ngƣời chủ trang trại.
- A.A Connugin, trong cuốn “Kinh tế nông trại Mỹ” (Trƣờng đại học kinh tế
TP HCM dịch và xuất bản năm 1990), đã giới thiệu về các mô hình tổ chức nông
trại ở nƣớc Mỹ - quốc gia có nền nông nghiệp hàng hóa thuộc loại phát triển nhất
trên thế giới. Mỗi mô hình tổ chức nông trại, theo tác giả, chỉ phù hợp với những
điều kiện nhất định về điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất và mối liên kết với thị
trƣờng. Công trình này đã tổng kết các loại hình nông trại với những đặc điểm trong
tổ chức và quản lý; mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ; ƣu nhƣợc
điểm trƣớc sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng và sự tác động của Nhà nƣớc đến
sự phát triển của các nông trại. Công trình nghiên cứu A.A Connugin đã tạo ra cơ sở
lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển kinh tế trang
7
trại ở một số nƣớc. Ngoài công trình trên, A.A. Conungin còn có nhiều công trình
khác về kinh tế trang trại và sản xuất nông nghiệp hàng hóa của Mỹ.
- Một trong những chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu về trang trại gia đình ở
Mỹ- Walter Goldschmidt, đã nghiên cứu những tác động của các trang trại nhỏ đối
với quá trình đô thị hóa ở Thung lũng San Giaoquin, California – Mỹ, năm 1940,
Walter Goldschmidt cho rằng: “Những cộng đồng nông nghiệp gần các thành phố
mà ở đó tập trung các trang trại tập thể quy mô lớn đã chết dần chết mòn”. Sở dĩ
xảy ra tình trạng này là vì tại những khu vực này, các khoản thu nhập kiếm đƣợc từ
hoạt động nông nghiệp đã bị rút khỏi khu vực nông thôn để đầu tƣ vào các xí nghiêp
công nghiệp tại các thành phố, chính điều này đã giết chết khu vực nông thôn.
Trong khi đó tình hình hoàn toàn khác tại các thành phố đƣợc bao quanh bởi các
trang trại gia đình quy mô nhỏ, thu nhập của trang trại này “chủ yếu lại đƣợc chu
chuyển giữa các cơ sở kinh doanh ngay trong địa phƣơng”. Chính điều này đã tạo ra
việc làm và sự thịnh vƣợng cho cộng đồng dân cƣ nông thôn tại các khu vực đó.
- Các nghiên cứu của Miguel A. Altieri, Water Goldschmidt, Maurice
Buckett về kinh tế trang trại ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã nhấn mạnh đến
tính bền vững của kinh tế trang trại. Đây cũng là vấn đề rất đƣợc quan tâm ở nhiều
nƣớc hiện nay. Các nghiên cứu nêu trên đã chứng minh rằng, ở những nơi trang trại
gia đình quy mô nhỏ phát triển mạnh, thì ở đó trang trại phát triển bền vững hơn. Ở
Hoa Kỳ các trang trại nhỏ đóng góp 17% đất đai của họ để trồng rừng, trong khi các
trang trại lớn chỉ có 5%. Các trang trại nhỏ giữ gìn tốt hơn đất đai của họ trong
phong trào “Sử dụng hiệu quả đất đai”, bao gồm phủ xanh đất trống và sử dụng
phân xanh.
- Trong nhiều năm gần đây, tổ chức nông lƣơng thế giới (FAO) đã có một số
công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại. Đối với các nƣớc đang phát triển, trong
đó có Việt Nam, FAO đã triển khai nhiều dự án nhằm góp phần phát triển kinh tế
trang trại, hỗ trợ nông dân phát triển KTTT theo hƣớng bền vững, kết hợp trang trại
với xóa đói giảm nghèo.
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại ở các
8
nƣớc Tây Âu, Châu Á và các vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Nhiều công trình
nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế trang trại ở một số nƣớc nhƣ:
số lƣợng, quy mô và cơ cấu; mô hình trang trại và phƣơng thức điều hành sản xuất,
vốn, tƣ liệu sản xuất khác và nguồn lao động; hƣớng kinh doanh và thu nhập của
các trang trại; thị trƣờng đầu vào, đầu ra của các trang trại, về công nghiệp hoá nông
nghiệp trong các trang trại, về vị trí, vai trò của kinh tế trang trại gia đình trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
1.1.2. Trong nước:
Trong những năm gần đây ở nƣớc ta có rất nhiều cơ quan nghiên cứu nhƣ cơ
quan quản lý Nhà nƣớc và nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã quan tâm nghiên cứu
về kinh tế trang trại. KTTT đã góp phần tạo ra một bƣớc tiến quan trọng trong sự
phát triển của sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam. Các
phƣơng tiện thông tin đại chúng của nƣớc ta đã giới thiệu nhiều mô hình trang trại
sản xuất – kinh doanh đạt hiệu quả cao, đồng thời một số hội nghị, hội thảo về mô
hình kinh tế này, về vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với kinh tế trang trại cũng đã
đƣợc tổ chức với các công trình nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nƣớc KC. 07 – 13: “Tổng kết và xây dựng mô
hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã với văn
minh thời đại”. PGS.TS Vũ Trọng Khái chủ nhiệm. Nội dung của đề tài đề cập đến
mô hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới, kết hợp ttruyền thống làng xã
Việt Nam với văn minh thời đại, xu hƣớng phát triển kinh tế xã hội nông thôn Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, xu hƣớng phát triển nông nghiệp,
phƣơng hƣớng nâng cao thu nhập của dân cƣ nông thôn, mục tiêu, phƣơng hƣớng
phát triển nông thôn và bảo vệ môi trƣờng sinh thái, xây dựng mô hình phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã Việt Nam với văn
minh thời đại xây dựng, các mô hình hệ thống nông nghiệp sinh thái, đa dạng mô
hình trang trại từ mô hình làng đóng chuyển sang mô hình làng mở, mô hình phát
triển phi làng xã và sự hình thành trang trại hữu hạn, trang trại cổ phần, trang trại
Nhà nƣớc và trang trại dự phần mô hình hợp tác xã nông nghiệp tồn tại và phát triển
9
mô hình làng mở và mô hình nông thôn phi làng xã mô hình sản xuất theo hợp
đồng, mô hình làng nghề kết hợp với du lịch sinh thái – văn hóa, nhân văn, mô hình
quy hoạch - kiến trúc làng xã, mô hình quản lý làng xã ở nông thôn Việt Nam hiện
nay, quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp và phát triển nông thôn: điều kiện tiên quyết
cho sự hình thành và phát triển mô hình kinh tế - xã hội nông thôn mới.
Đề tài cấp Nhà nƣớc “ Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” do Thủ tƣớng Chính phủ giao cho
Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân chủ trì nghiên cứu năm 1999 – 2000, (GS.TS.
Nguyễn Đình Hƣơng làm chủ nhiệm), là công trình nghiên cứu công phu và đồ sộ nhất
về kinh tế trang trại ở Việt Nam cho đến thời điểm này. Trên cơ sở điều tra 3044 trang
trại và phỏng vấn 3044 chủ trang trại, 756 cán bộ các cấp ở 15 tỉnh, thành phố đại diện
cho 7 vùng kinh tế sinh thái trong cả nƣớc, công trình này đã phân tích, đánh giá thực
trạng kinh tế trang trại ở nƣớc ta đến năm 2000, đồng thời đề xuất các quan điểm và hệ
thống giải pháp đồng bộ nhằm phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp cụ thể về đất đai, về vốn, về phát
triển nguồn nhân lực, về thị trƣờng, về khoa học - công nghệ, về phát triển hạ tầng
nông thôn, về phát triển công nghiệp chế biến và tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với
kinh tế trang trại. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đã đƣợc xuất bản thành sách:
“Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam” do GS.TS. Nguyễn Đình Hƣơng làm chủ biên. (Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000).
Đề tài cấp Nhà nƣớc: “Phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại gắn với xóa đói
giảm nghèo bền vững ở Tây Nguyên” thuộc chƣơng trình Tây Nguyên 3 do TS.
Nguyễn Đức Đồng làm chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu phát triển bền vững vùng, Viện
Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) là cơ quan chủ trì, thực hiện trong
giai đoạn 2013 – 2014. Đề tài làm rõ đặc điểm, xu hƣớng phát triển của kinh tế hộ và
kinh tế trang trại ở Tây Nguyên từ Đổi mới đến nay. Trên cơ sở đó, đề xuất giải
pháp phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững,
giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030. Đề tài đóng góp phần hệ thống hóa cơ sở lý
10
thuyết về phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại gắn với xóa đói giảm nghèo bền
vững. Nhận diện, đánh giá đặc điểm, xu hƣớng phát triển của kinh tế hộ, kinh tế
trang trại ở Tây Nguyên từ Đổi mới đến nay, phát hiện những hạn chế và nguyên
nhân, những vấn đề đặt ra. Làm rõ vai trò, vị trí của kinh tế hộ, kinh tế trang trại
trong phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo bền vững ở Tây Nguyên.
Xây dựng hệ thống quan điểm định hƣớng và giải pháp phát triển kinh tế hộ, kinh tế
trang trại gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững ở Tây Nguyên, giai đoạn 2015 –
2020.Trang trại gia đình – Một loại hình doanh nghiệp mới trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam, 12/2013, tác giả: Lê Trƣờng Sơn. Bài viết nói về thực trạng
kinh tế trang trại ở Việt Nam và phân biệt trang trại gia đình với các loại hình doanh
nghiệp khác. Ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay, nhờ đƣờng lối đổi mới của Đảng và
chính sách khuyến khích của Nhà nƣớc, hộ nông dân đƣợc thừa nhận là đơn vị kinh
tế tự chủ đã tạo ra động lực mới khơi dậy tiềm năng đất đại, lao động, tiền vốn và
kinh nghiệm sản xuất, quản lý của hàng chục triệu hộ nông dân. Nhờ đó kinh tế
nông nghiệp nông thôn nƣớc ta đã có một bƣớc chuyển biến tƣơng đối toàn diện,
mô hình trang trại ra đời và phát triển khá phổ biến ở tất cả các vùng của đất nƣớc.
Từ kinh nghiệm của các nƣớc và thực tế phát triển của mô hình trang trại trog thời
gian qua cho thấy, ở nƣớc ta hiện nay và trong tƣơng lai loại hình phổ biến và chủ
yếu nhất vẫn là trang trại của hộ gia đình của hộ nông dân. Vấn đề này, Nghị quyết
06 NQ/TƢ ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt
Nam đã chỉ rõ: “Ở nông thôn hiện nay đang phát triển mô hình trang trại nông
nghiệp, phổ biến là các trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hóa
với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất
kinh doanh có hiệu quả...”. Đảng và Nhà nƣớc cũng đã có những chủ trƣơng, chính
sách và bƣớc đầu cũng đã tạo dựng những cơ sở pháp lý cần thiết tạo điều kiện để
các trang trại gia đình hình thành và phát triển. Tuy nhiên khung pháp lý về loại
hình này còn ở mức độ rất ban đầu, cần phải đƣợc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện.
Bên cạnh đó, dƣới góc độ pháp lý, còn có nhiều vấn đề lý luận đặt ra, cần đƣợc
nghiên cứu, lý giải để tạo ra cơ sở lý luận vững chắc cho các quyết tâm chính trị và
11
pháp lý. Trong phạm vi bài viết này tác giả muốn đề cập đến sự cần thiết phải công
nhận loại hình trang trại gia đình trong hệ thống các chủ thể kinh doanh trong cơ
chế thị trƣờng. Để làm đƣợc điều đó, một trong những việc quan trọng đầu tiên phải
làm là “nhận dạng” một cách đầy đủ, rõ ràng về loại hình kinh doanh mới này để từ
đó có những biện pháp quản lý phù hợp.
Đề tài: “Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng bền vững trên địa
bàn tỉnh Nghệ An” của tác giả Trần Tú Khánh, luận án tiến sĩ kinh tế, trƣờng Đại
học Kinh tế Quốc dân. Đề tài: Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang
trại hiện nay (qua thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Thanh Hóa) của tác giả
Trịnh Văn Khoa, luận văn thạc sỹ quản lý nhà nƣớc, Học viện hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội 2002; Nhân lực trong xây dựng nông thôn mới ở huyện
Hoàng Hóa – tỉnh Thanh Hóa của tác giả Vƣơng Mạnh Toàn, Hà Nội 2012. Các tác
giả đã khái quát đƣợc những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nƣớc đối với
KTTT và nhân lực nông thôn. Đồng thời đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối
với KTTT và nhân lực nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Trên
cơ sở đó, đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu để hoàn thiện quản lý nhà
nƣớc đối với KTTT cũng nhƣ phát triển nhân lực nông thôn đáp ứng yêu cầu xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1.1.3. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
và khoảng trống cho nghiên cứu đề tài của luận văn
Có thể nhận thấy rằng cho đến nay ở trong nƣớc hay ngoài nƣớc đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại ở các khía cạnh khác nhau. Ở các
nƣớc phát triển cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển, kinh tế trang trại đã thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến
một số nội dung nhƣ: quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở các
nƣớc, đặc điểm kinh tế trang trại, tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh của các
trang trại phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nƣớc và từng khu vực cụ thể. Một
số công trình nghiên cứu cũng đã phân tích, đánh giá vai trò quan trọng của kinh tế
trang trại trong quá trình phát triển kinh tế, hiện đại hóa nông nghiệp ở các nƣớc
12
khác nhau.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài đều nhấn mạnh đến
những yếu tố cơ bản nhƣ: Tính đặc thù của từng mô hình tổ chức kinh tế trang trại;
Kỹ năng quản lý của ngƣời chủ trang trại; Sự phát triển bền vững của trang trại.
Đây là những tài liệu tham khảo rất quý giá, có giá trị tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050007871_2552_2003196.pdf