Luận văn Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại tỉnh Bình Dương

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ

NưỚC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NưỚC NGOÀI . 8

1.1.Khái quát về lý nhà nước đối với lao động nước ngoài. 8

1.1.1.Khái niệm quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài. 8

1.1.2.Mục tiêu, nguyên tắc quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài

. 13

1.1.2.1.Mục tiêu quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài. 13

1.1.2.2.Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài. 14

1.1.3.Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài. 19

1.13.1.Quan niệm thẩm quyền quản lý nhà nước đối với lao động

nước ngoài. 19

1.1.3.2.Cơ sở phân định thẩm quyền quản lý nhà nước đối với lao

động nước ngoài. 20

1.1.3.3.Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài

trên địa bàn tỉnh. 22

pdf104 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35 Tuy nhiên, trên thực tế, QLNN đối với LĐNN tại Thành phố Hồ Chí Minh còn gặp nhiều khó khăn và bất cập, như: các cơ quan trung ương đã ban hành nhiều văn bản để quản lý, hướng dẫn nhưng vẫn chưa kịp thời, đồng bộ và có nhiều thay đổi trong khoảng thời gian ngắn, dẫn đến việc hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn. Công tác theo d i và quản lý nguồn LĐNN còn bất cập do một số cá nhân, tổ chức có sử dụng người LĐNN chưa nắm bắt đầy đủ các quy định pháp luật về lao động của Việt Nam. Việc người sử dụng lao động tuyển dụng LĐNN vào làm việc ở một số vị trí công việc cho thấy tuy không yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật cao nhưng do thành phần hồ sơ bảo đảm theo đúng quy định và người sử dụng lao động khẳng định sự cần thiết phải tuyển nên cơ quan quản lý lao động phải cấp giấy phép lao động. Việc phát hiện LĐNN không có giấy phép lao động chỉ tập trung chủ yếu qua công tác thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, lực lượng này còn hạn chế cả về chất lượng và số lượng. Từ những kết quả đạt được và những hạn chế, khó khăn tồn tại, để nâng cao hiệu quả quản lý đối với LĐNN, Thành phố Hồ Chí Minh đề ra các giải pháp sau: Thứ nhất, tăng cường quản lý LĐNN trên cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND, theo đó, các cơ quan QLNN từ cấp thành phố đến quận – huyện có sự phối hợp chặt ch , thông tin kịp thời trong công tác quản lý LĐNN. Thứ hai, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các quy định liên quan đến pháp luật lao động, trong đó có nội dung tuyển dụng, sử dụng và quản lý LĐNN. Các sở, ngành liên quan cần tăng cường tuyên truyền pháp luật; tổ chức hội nghị chuyên đề, đối thoại doanh nghiệp (tập trung các DN có sử dụng LĐNN). Thông qua hoạt động tuyên truyền pháp luật, phát huy vai 36 trò, chức năng của cơ quan quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai các mặt công tác quản lý. Thứ ba, vận hành có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý LĐNN, tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu lao động là người nước ngoài làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Áp dụng công nghệ – thông tin trong việc thực hiện cấp giấy phép lao động và quản lý LĐNN, từng bước rút ngắn thời gian xử lý và trả kết quả giải quyết hồ sơ theo thủ tục hành chính và quy trình ISO, ISO điện tử. Thứ tư, nghiên cứu và tiếp tục đề xuất, kiến nghị với các cơ quan trung ương những nội dung còn vướng mắc trong quá trình thực hiện QLNN đối với LĐNN để hoàn thiện các quy định pháp luật về LĐNN. 1.3.1.2. .Công tác quản l nhà nƣớc đối với lao động nƣớc ngoài tại Tỉnh Đồng Nai Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ với dân số khoảng 3,2 triệu người, chiếm khoảng 3,2% dân số cả nước, trong đó dân số khu vực thành thị chiếm 33,23%, khu vực nông thôn chiếm 66,73%. Tỉnh Đồng Nai có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch đi qua như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam, tuyến đường thủy nội địa và Cảng Đồng Nai. Trong năm 2018, kinh tế Đồng Nai (GRDP) tiếp tục tăng trưởng cao, đạt 8,1%, GRDP bình quân đầu người khoảng 104 triệu đồng (tương đương 4.491 USD). Thu hút đầu tư trong nước đạt 28.493,1 tỉ đồng; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 1.915,5 triệu USD. Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 33.500 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với tổng số vốn khoảng 22.510 tỉ đồng, trong đó: doanh nghiệp có vốn nhà nước (Trung ương và địa phương): 123 DN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 1.376 DN, doanh nghiệp dân doanh: trên 32.000 DN. Tổng số lao động 37 làm việc tại các tổ chức doanh nghiệp trên 1.200.000 người, gồm: doanh nghiệp có vốn nhà nước: 9.957 người, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: trên 591.000 người, doanh nghiệp dân doanh: trên 693.000 người. Các ngành thu hút nhiều lao động như: giày da, may mặc, chế biến gỗ, lắp ráp linh kiện, điện tử, gia công cơ khí Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 18,6 tỉ USD, tăng 11,8% so cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu năm 2018 đạt 16 tỉ USD, tăng 10% so cùng kỳ. Năm 2018 tỉnh Đồng Nai đạt mức xuất siêu khoảng 2,6 tỉ USD. Về phát triển khu công nghiệp và cụm công nghiệp: Trên địa bàn tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển 35 Khu công nghiệp với tổng diện tích đất quy hoạch trên 12.055 ha, 32 khu công nghiệp đã được thành lập trong đó 31 khu công nghiệp đã hoạt động, thu hút 1.218 dự án với tổng vốn đăng ký 23,58 tỉ USD; tỉnh Đồng Nai quy hoạch 27 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 1.519,25 ha, đến nay đã có chủ đầu tư, thu hút được 198 dự án, cho thuê khoảng 40% diện tích đất. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có trên 33.500 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với tổng số vốn khoảng 22.510 tỉ đồng, trong đó: Doanh nghiệp có vốn nhà nước (Trung ương và địa phương): 123 DN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 1.376 DN, doanh nghiệp dân doanh: trên 32.000 DN. Tổng số lao động làm việc tại các tổ chức doanh nghiệp trên 1.200.000 người, số lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp là 8.319 người (Trong đó: 7.730 LĐNN đã được cấp giấy phép lao động, 453 LĐNN không thuộc diện cấp, 136 LĐNN đang làm thủ tục cấp giấy phép lao động); theo quốc tịch: Hàn quốc: 2.268 người, Trung quốc (Đài loan): 2.249 người, Trung quốc: 1.537 người, Nhật bản: 839 người, Ấn độ: 260 người, khác: 1.166 người. Công tác quản lý lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm quản lý chặt ch , thường xuyên 38 kiểm tra, hướng dẫn, tuyên truyền đối với các doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt các quy định của pháp luật về lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Từ năm 2010 đến hết năm 2019, đã tiến hành thanh tra, kiểm tra về tình hình thực hiện pháp luật lao động của lao động nước ngoài trên địa bàn tại 1.742 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Công tác thanh tra, kiểm tra đã được tiến hành thường xuyên, đồng bộ, có sự phối hợp chặt ch với các ban, ngành nên việc quản lý lao động nước ngoài được thuận lợi, tránh tình trạng lao động nước ngoài vi phạm pháp luật tại Việt Nam. Số lượng lao động nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh là 8.319 người. Phần lớn người lao động nước ngoài có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ. Tình hình chấp hành pháp luật của lao động nước ngoài đang làm việc tại địa phương: trong thời gian qua, khi đầu tư và làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các doanh nghiệp và lao động nước ngoài đã có ý thức chấp hành và thực hiện tương đối đầy đủ các quy định của pháp luật, trong đó có các quy định liên quan đến quy định về làm việc và cư trú tại Việt Nam. Qua công tác kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp đã cố gắng thực hiện pháp luật lao động về tuyển dụng, sử dụng và tạm trú của lao động nước ngoài như: Báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương, thực hiện cấp giấy phép lao động đối với lao động là người nước ngoài (T lệ lao động người nước ngoài chưa được cấp giấy phép lao động là 136/8.373 người (chiếm 1,62% so với số lao động có giấy phép). 39 Sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc quản lý lao động nước ngoài đang làm việc tại địa phương : trên cơ sở Quyết định số 3067/QĐ- UBND ngày 07/10/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, công tác phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quản lý lao động nước ngoài đúng quy định của pháp luật, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện có hiệu quả công tác quản lý lao động nước ngoài. Việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lao động nước ngoài đảm bảo thuận lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, lao động nước ngoài đến làm việc tại tỉnh theo đúng quy định; đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2017 đến nay, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện cấp giấy phép lao động qua mạng điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và lao động nước ngoài trong việc xin cấp giấy phép lao động. Bên cạnh đó nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và hạn chế phiền hà cho doanh nghiệp và người lao động, ngày 04/12/2017 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4346/QĐ- UBND quy định về quy chế phối hợp thực hiện liên thông các thủ tục hành chính cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1, số 2 và dịch thuật trên địa bàn tỉnh, theo đó sự phối hợp giữa Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Ngoại vụ, Sở Tư pháp đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và LĐNN trong thực hiện thủ tục hành chính về cấp giấy phép lao động. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng doanh nghiệp và người lao động nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam như:d oanh nghiệp vi phạm hành vi sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động; người LĐNN có 40 hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, tình trạng người LĐNN trốn thuế và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm lĩnh vực an ninh quốc gia về hành vi “làm giả con dấu tài liệu cơ quan, tổ chức”. Với những kết quả đạt được và những hạn chế khó khăn, vướng mắc, để tiếp tục quản lý người LĐNN hiệu quả trong thời gian tới tỉnh Đồng Nai đã đề ra những giải pháp thực hiện sau : - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn và phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến lao động nước ngoài với nhiều hình thức phù hợp, thiết thực và có sự phối hợp giữa các ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tư pháp, Công an trong việc quản lý xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú để tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài hiểu r và tuân thủ pháp luật Việt Nam. - Tập trung rà soát, đánh giá và hoàn thiện quy chế phối hợp theo quy định của pháp luật và tình hình thực tế tại địa phương. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý người lao động nước ngoài, nhằm giúp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhà thầu chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý người lao động nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nước ngoài an tâm làm việc và cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh. - Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhà thầu có sử dụng lao động người nước ngoài thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động người nước ngoài theo quy định. Trường hợp, phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì s tiến hành thanh tra, xử lý theo quy định của pháp luật. 41 1.3.2.Tiếp thu kinh nghiệm để vận dụng đối với tỉnh Bình Dƣơng Qua nghiên cứu công tác quản lý lao động nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai, công tác quản lý lao động nước ngoài tại tỉnh Bình Dương rút ra các bài học kinh nghiệm như sau: Một là, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao động và người lao động tại các doanh nghiệp. Hai là, thực hiện việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến lao động nước ngoài tại Việt Nam nhằm tạo thuận lợi trong chấp hành các quy định pháp luật của người sử dụng lao động, người lao động và công tác quản lý nhà nước. Ba là, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý người lao động nước ngoài, nhằm giúp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhà thầu chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý người lao động nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nước ngoài an tâm làm việc và cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh. Bốn là, các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt việc quản lý và giám sát chặt ch việc thực hiện pháp luật lao động của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh; Cơ quan quản lý nhà nước cần tạo mối quan hệ tốt với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Năm là, sơ, tổng kết hàng năm về công tác quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài để rút ra những bài học kinh nghiệm của các địa phương để kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương có những chủ trương, chính sách phù hợp hơn với thực tiễn và trong quan hệ quốc tế về lao động. 42 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Trong chương 1 của Luận văn đã đề cập đến cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài, theo đó đã khái quát một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài, mục tiêu, nguyên tắc quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài; thẩm quyền quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài; nội dung quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài của một vài tỉnh, thành phố ( Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai), để qua đó rút kinh nghiệm cho hoạt động quản lý lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ những cơ sở lý luận khoa học trên để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà đối với lao động nước ngoài tại tỉnh Bình Dương trong chương 2 cũng như đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà đối với lao động động nước ngoài tại tỉnh Bình Dương trong chương 3. 43 Chƣơng 2 TH C TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG 2.1.T ng quan về lao động nƣớc ngoài tại tỉnh Bình Dƣơng Bình Dương là tỉnh nằm trong khu vực miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên 2.694,64 km2, chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước. Năm 2019, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 9,5% (kế hoạch > 8,5%); GRDP bình quân đầu người đạt 146,9 triệu đồng (kế hoạch 140,6 triệu đồng); cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế nhập khẩu với t trọng tương ứng là 66,8 % - 22,4% - 2,6% - 8,2% (kế hoạch 63,7% - 25% - 3,2% - 8,1%). Tình hình sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, chỉ số phát triển công nghiệp tăng 9,86% (năm 2018 tăng 9,8%, kế hoạch năm 2019 tăng 9,5%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 227.805 t đồng, tăng 19,2% (năm 2018 tăng 18,1%, năm 2019 tăng 18%). Kim ngạch xuất khẩu ước đạt ước tăng 15,6%, đạt 27 t 781 triệu đô la Mỹ và kim ngạch nhập khẩu ước tăng 10,6%, đạt 20 t 795 triệu đô la Mỹ. Tính đến cuối năm 2019, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 3.753 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 34,23 t đô la Mỹ, có 29 khu công nghiệp (Trong đó có 27 khu công nghiệp đi vào hoạt động) và 12 cụm công nghiệp, diện tích 790 ha. Toàn tỉnh có 35.863 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký 290.072 t đồng, đã thu hút 3,067 t đô la Mỹ (vượt 119% kế hoạch năm, tăng 49% cùng kỳ), đứng thứ hai cả nước chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì thế số lượng người nước ngoài đến đầu tư làm việc và sinh sống trên địa bàn Tỉnh ngày càng gia tăng và đến cuối năm 2019 toàn tỉnh có 21.620 người nước ngoài quốc tịch Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, trong đó: thuộc diện cấp giấy phép lao 44 động: 21.126 người (nhà quản lý, giám đốc điều hành: 3.158 người, chuyên gia: 15.257 người, lao động kỹ thuật: 2.711 người); không thuộc diện cấp phép lao động: 494 người. Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, hầu hết các đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng lao động người nước ngoài tại Bình Dương đều được UBND tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận và hoạt động bình thường và thực hiện tương đối đầy đủ các quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý người nước ngoài, được UBND tỉnh chấp thuận việc sử dụng lao động trước khi tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động. Theo số liệu thống kê từ năm 2016-2019 thể hiện: Bảng 2.1. Tình hình số lao động nước ngoài ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2019 (Đơn vị: người) Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Lao động nước ngoài 12.568 13.447 17.097 21.620 LĐNN được cấp giấy phép 10.803 12.287 16.444 21.126 LĐNN được cấp thẻ tạm trú 4.092 4.766 3.530 Không thuộc diện cấp phép 494 (Nguồn: Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh qua 4 năm từ 2016-2019 của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương) Qua số liệu bảng 2.1 có thể thấy, số lao động nước ngoài tại tỉnh Bình Dương nói chung và số lao động nước ngoài được cấp giấy phép nói riêng trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng do các doanh nghiệp FDI được thành lập từ khi các Khu Công nghiệp VSIP I- Bình Dương được hình thành năm 1996 45 là một trong những khu công nghiệp kiểu mẫu với những thanh tựu của một khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam, Khu công nghiệp VSIP II – Bình Dương được hình thanh từ năm 2006 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Singapore, Khu công nghiệp VSIP III- Bình Dương hình thành năm 2018. Số lượng lao động người nước ngoài có tăng nhưng không nhiều vì những doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Vsip có xu hướng sử dụng lao động trí thức Việt Nam. Hầu hết tất cả lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động được ký hợp đồng lao động theo quy định (ngoại trừ người nước ngoài làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ nhưng được công ty chủ đầu tư ở nước ngoài trả lương). Các chế độ và quyền lợi được đảm bảo theo quy định. Về quốc tịch Giai đoạn 2016 – 2019 trên địa bàn Bình Dương có khoảng 14.000 lượt doanh nghiệp sử dụng lao động là người nước ngoài làm việc với số lượt lao động là 64.730 lượt người, bình quân hàng năm số lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh khoảng 16.182 người. Về quốc tịch của người lao động như sau: Hàn quốc: 8.127 lượt người, Trung quốc: 31.739 lượt người, Nước Đài loan: 14.002 lượt người, Nhật bản: 2.538 lượt người, quốc tịch khác: 8.324 lượt người. 46 Bảng 2.2 Thống kê số lao động nước ngoài tại tỉnh Bình Dương theo quốc tịch giai đoạn 2016 – 2019 Đơn vị: người Quốc tịch Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng 12.567 13.446 17.097 21.620 - Hàn Quốc 1.639 1.806 2.352 2.330 - Trung Quốc 6.065 6.489 8.251 10.934 - Đài Loan 2.673 2.980 3.789 4.560 - Nhật Bản 443 474 603 1.018 - Ấn Độ 1.747 1.697 2.102 2.778 - Châu Âu - Khác (Nguồn: Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh qua 3 năm từ 2016-2019 của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương) Về cơ cấu giới tính: Bảng 2.3 Thống kê số lao động nước ngoài tại tỉnh Bình Dương theo giới tính giai đoạn 2016 – 2019 Đơn vị: người Giới tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 T ng số Tỷ lệ % T ng số Tỷ lệ % T ng số Tỷ lệ % T ng số Tỷ lệ % Tổng 12.568 100 13.446 100 17.097 100 21.620 100 Nam 10.336 82,24 11.058 82,24 13.678 80 15.568 72 Nữ 2.232 17,76 2.388 17,76 3.419 20 6.050 28 (Nguồn: Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh qua 4 năm từ 2016-2019 của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương) Qua số liệu bảng 2.2 có thể thấy, số lao động nước ngoài trên địa bàn 47 tỉnh Bình Dương chủ yếu là nam giới, chiếm tới từ 72% đến 82,24% tổng số lao động nước ngoài tại Tỉnh. Sở dĩ có kết quả trên là do tính chất công việc của lao động nước ngoài sang Việt Nam đa phần là ngành nghề kỹ thuật các công việc có khối lượng làm việc lớn như: Xây dựng, cơ khí, gỗ, công nghiệp nặngt lệ lao động nước ngoài là nữ giới tại Bình Dương chiếm từ 17,76 % -28% chủ yếu tập trung làm việc tại các các ngành như tài chính, hàng mẫu, maketing Về cơ cấu độ tuổi: Bảng 2.4. Thống kê số lao động nước ngoài tại tỉnh Bình Dương theo độ tuổi trung bình giai đoạn 2016 – 2019 Đơn vị: người Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Độ tu i Trung bình 40 37 40 37 39 38 41 39 (Nguồn: Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh qua 3 năm từ 2016-2019 của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương) Theo số liệu bảng 2.3 cho thấy, số lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh Bình Dương có độ tuổi bình quân từ 37 – 41, độ tuổi trung bình ở nam có xu hướng nhỏ hơn, năm 2016, 2017 độ tuổi trung bình là 40, năm 2018 độ tuổi trung bình là 39 đây là độ tuổi lý tưởng bởi ở độ tuổi này con người thường đầy đủ sức khỏe, đã có kinh nghiệm thực tế trong công việc, mang lại hiệu quả lớn nhất. Phần lớn lao động nước ngoài sang làm việc tại tỉnh Bình Dương đa số là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, là nam giới họ làm việc tại các doanh nghiệp FDI, về xây dựng, cơ khí, điện tử đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh Bình Dương. 48 Về vị trí việc làm Bảng 2.5. Thống kê số lao động nước ngoài tại tỉnh Bình Dương theo vị trí việc làm giai đoạn 2016 – 2019 Vị trí việc làm Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng 12.568 13.491 17.097 21.620 - Nhà đầu tư 1.085 1.160 653 494 - Nhà quản lý 2.917 3.106 3.096 3.158 - GĐ điều hành - Chuyên gia 7.435 8.284 12.137 15.257 - Lao động kỹ thuật 1.131 941 1.211 2.711 (Nguồn: Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh qua 4 năm từ 2016-2019 của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương) Về thu nhập bình quân năm của lao động nƣớc ngoài làm việc tại Bình Dƣơng Bảng 2.6. Thống kê thu nhập bình quân năm của lao động nước ngoài tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2019 Triệu đồng/người Vị trí việc làm Thu nhập bình quân Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 - Nhà quản lý 410 410 410 430 - GĐ điều hành - Chuyên gia 252 288 290 320 - Lao động kỹ thuật 204 216 216 240 Về cấp giấy phép lao động 49 Bảng 2.7. Thống kê tình hình cấp giấy phép cho lao động nước ngoài tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2018 Cấp giấy phép lao động Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 - Đã được cấp Giấy phép lao động từ 12 – 24 tháng 7.969 10.084 9.715 18.728 -Không thuộc diện cấp phép 1.085 1.160 653 494 Theo phân cấp quản lý lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh, việc tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lao động, xác nhận lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động của doanh nghiệp do 03 cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (doanh nghiệp nằm ngoài các khu công nghiệp) và 02 Ban quản lý (doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của 02 ban), về hình thức tiếp nhận: thực hiện qua 02 hình thức là nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa thuộc Trung tâm hành chính công của tỉnh hoặc có thể thực hiện qua mạng điện tử. Chuyên viên thuộc Bộ phận một cửa thường xuyên được đào tạo các nghiệp vụ liên quan đến thủ tục hành chính, tiếp công dân, doanh nghiệp qua đó nhận được sự hài lòng của người đến liên hệ công việc. Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.Trong thời gian qua, UBND tỉnh Bình Dương đã tập trung lãnh đạo, phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài chặt ch từ tỉnh đến cơ sở và phù hợp với chức năng nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành, địa phương; cụ thể như: Công an tỉnh chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh; Ban quản lý 50 các Khu công nghiệp tỉnh và Ban quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore chịu trách nhiệm quản lý lao động nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp; Sở Ngoại vụ chịu trách nhiệm quản lý các đoàn người nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh; Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giải quyết các hồ sơ tư pháp có yếu tố nước ngoài; Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài trong phạm vi địa bàn phụ trách và chức năng, nhiệm vụ được giao. 2.2.Đánh giá th c trạng quản l nhà nƣớc đối với lao động nƣớc ngoài tại tỉnh Bình Dƣơng 2.2.1.Các phƣơng diện đánh giá 2.2.1.1.Về ban hành chính sách, quy định pháp luật về quản l lao động nƣớc ngoài Trong thời gian qua, công tác quản lý lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh được quan tâm chỉ đạo thực hiện, các ngành chức năng của tỉnh đã phối hợp tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản tổ chức triển khai và tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ các quy định của pháp luật đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trên cơ sở pháp lý về quản lý lao động là người nước ngoài được quy định tại Bộ luật Lao động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_lao_dong_nuoc_ngoai_tai_ti.pdf
Tài liệu liên quan