Luận văn Quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

LỜI MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài . 3

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 7

5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn . 7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 8

7. Kết cấu của luận văn . 9

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI NGưỜI

CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG. 10

1.1. Một số khái niệm cơ bản. 10

1.1.1. Khái niệm người có công với cách mạng . 10

1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước. 14

1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng. 16

1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng. 17

1.2.1. Xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về người có công với cách

mạng . 17

1.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách pháp luật đối với người có công với

cách mạng . 21

1.2.3. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo việc thực hiện

pháp luật về người có công với cách mạng . 28

1.2.4. Hợp tác quốc tế về người có công với cách mạng. 30

1.3. Sự cần thiết QLNN đối với người có công với cách mạng . 32

1.3.1. Tạo hành lang pháp lý. 32

pdf128 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch ưu đãi đối với người có công với cách mạng đi vào đời sống nhân dân. Tiếp đó, để đánh giá toàn diện, đầy đủ việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, các chính sách đi kèm theo thông tư hướng dẫn và nghị định thực thi chính sách đối với người có công đã đưa chính sách mang tính pháp lý rõ ràng. Cần tăng cường bám sát cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề cần giải quyết trong thực hiện chính Trang 52 sách. Hoàn chỉnh hệ thống chính sách ưu đãi đối với người có công, thể hiện rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật. 2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với người có công với cách mạng 2.2.2.1. Bộ máy quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Theo Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh do Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Chức năng nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn theo quy định. Đối với lĩnh vực người có công với cách mạng, theo quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 2/10/2015 của Bộ LĐTB&XH và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở LĐTB&XH thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chức năng nhiệm vụ của Sở LĐTB&XH theo quyết định số 37/2017/QĐ-UBND ngày 18/8/2017. Cơ cấu tổ chức bộ máy: + Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc; Trang 53 + Có 9 phòng và 01 Chi cục, gồm: Văn phòng; Thanh tra; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Người có công; Phòng Việc làm - An toàn lao động; Phòng Lao động - Tiên lương - Bảo hiểm xã hội; Phòng Giáo dục nghê nghiệp; Phòng Bảo trợ xã hội; Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới; Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội là cơ quan hành chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định. + Có 40 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc. Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và tùy theo tình hình thực tế, yêu cầu nhiệm vụ công tác, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật. Lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị gồm có cấp trưởng và không quá 03 cấp phó. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của từng đơn vị mà Giám đốc Sở quyết định bổ nhiệm số lượng cấp phó nhiều hoặc ít hơn số lượng đã quy định cho phù hợp. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ: phối hợp, kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về chuyên môn nghiệp vụ do Sở phụ trách nhằm giúp Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong việc quản lý. Sở trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội của quận, huyện. Hỗ trợ Ủy ban nhân dân các quận, huyện tăng cường củng cố bộ máy quản lý Ngành ở địa phương. Sở tiếp nhận sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tham dự Trang 54 đầy đủ các cuộc họp và tập huấn nghiệp vụ do Bộ và các cơ quan thuộc Bộ triệu tập. Khi chỉ đạo hoặc hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội chưa thống nhất với chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc các chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên mà Sở xét thấy chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố, Sở phải kịp thời báo cáo và đề xuất để Ủy ban nhân dân thành phố làm việc với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Các kiến nghị của Sở với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có liên quan đến chủ trương, chính sách lớn của Thành phố, Giám đốc Sở phải xin ý kiến Ủy ban nhân dân thành phố trước khi báo cáo Bộ[17]. Về lĩnh vực Người có công: Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Khoản 10, Điều 3, của quyết định số 37/2017/QĐ-UBND ngày 18/8/2017: Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật đối với người có công với cách mạng; hướng dẫn tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng người có công với cách mạng, các công trình ghi công liệt sĩ, quản lý các công trình ghi công liệt sĩ theo phân cấp trên địa bàn; chủ trì, phối hợp công tác tiếp nhận, an táng hài cốt liệt sĩ, thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ; tham gia hội đồng giám định y khoa thành phố về giám định thương tật đối với người có công với cách mạng; quản lý đối tượng, hồ sơ đối tượng và kinh phí thực hiện chính sách đối với người có công với cách, mạng và thân nhân của họ; tiếp nhận, thẩm định hồ sơ chính sách vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè; đối tượng được cấp mai táng, cốt tại Nghĩa trang chính sách thành phố và đối tượng được tổ chức tang lễ tại Nhà tang lễ thành phố; hướng dẫn tổ chức các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; quản lý, sử dụng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” thành phố [17]. Trang 55 Cấp quận, huyện: Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội. UBND cấp quận, huyện thì do HĐND quận, huyện bầu ra gồm chủ tịch và phó chủ tịch và các ủy viên và chịu trách nhiệm trước nhân dân và hội đồng nhân dân và HĐND của quận, huyện. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn theo quy định. Phòng LĐTB&XH cấp quận huyện: Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 2/10/2015 của Bộ LĐTB&XH, Bộ Nội vụ thì phòng LĐTB&XH cấp quận, huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp quận, huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định. Phòng LĐTB&XH cấp quận, huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND cấp quận, huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ theo quy định của pháp luật. Thành phố có 24 quận huyện thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng trong phạm vi địa phương mình. Trên cơ sở chính sách, pháp luật về người có công, trong điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành các chính sách khác ngoài cấp trên quy định thực hiện chăm lo người có công. Tổ chức xây dựng bộ máy tổ chức, cụ thể hóa chủ trương, ban hành chính sách riêng của địa phương, bố trí nguồn lực, tổ chức thực thi tốt các quy định của pháp luật về người có công, chăm sóc cho người có công trên địa bàn có cuộc sống tốt nhất [l0]. Trang 56 2.2.2.2. Quy hoạch, tổ chức quản lý hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng Trên địa bàn Thành phố chú trọng xây dựng Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè (nơi đây là nhà nuôi dưỡng cha mẹ liệt sỹ) theo Quyết định 3687/QĐ – UBND ngày 10/8/1996, Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè có chức năng chủ yếu chăm sóc, phụng dưỡng, các đối tượng người già thuộc diện chính sách neo đơn, không nơi nương tựa, không người nuôi dưỡng. được UBND Thành phố sát nhập để chăm sóc các an dưỡng viên diện chính sách neo đơn, có công với cách mạng theo quy định là một trong những đơn vị trực thuộc Sở LĐTB&XH, là trung tâm chăm sóc điều dưỡng cho người có công: Mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ tiền khởi nghĩa, thương binh, bệnh binh, cha, mẹ liệt sỹ thân nhân người có công thuộc diện neo đơn, không nơi nương tựa Ngoài các đối tượng đưa vào Trung tâm thì người có công còn được nhận các chế độ nuôi dưỡng, điều dưỡng được quy định cụ thể tại Điều 53 của Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Tiếp nhận thông qua Quyết định của Sở Lao động Thương binh và Xã hội. được Đảng và nhà nước quan tâm tạo mọi điều kiện để chăm sóc, phụng dưỡng cả về mặt vật chất cũng như tinh thần cho người có công tại Trung tâm. Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè được Đảng và nhà nước, đặc biệt là Ủy ban nhân dân Thành phố tạo mọi điều kiện để chăm sóc cho các đối tượng chính sách có công (hàng năm có tổ chức nghỉ dưỡng cho các đối tượng, trang cấp vật dụng cá nhân, chăm lo hỗ trợ kinh phí chăm sóc..). Tuy nhiên, do tình hình sức khỏe, tuổi cao (tuổi trung bình các đối tượng tại Trung tâm là 82 tuổi) nên các đối tượng hàng năm cũng giảm do tuổi cao. Trang 57 Ngoài ra, hằng năm người có công có chế độ điều dưỡng. Hiện tại Trung tâm chăm sóc thể hiện qua bảng: Bảng 2.2: Số lƣợng đối tƣợng chăm sóc tại Trung tâm Dƣỡng lão Thị Nghè. Năm Số lƣợng đối tƣợng Số đối tƣợng mất Số đối tƣợng vào 2014 60 4 6 2015 62 6 3 2016 59 2 3 2017 60 6 4 2018 58 3 4 (Nguồn Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè từ năm 2014 - 2018) Bảng 2.3: Kinh phí chăm lo, hỗ trợ chế độ phục hồi sức khỏe đối với ngƣời có công tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đơn vị tính: triệu đồng THỜI GIAN 2014 2015 2016 2017 2018 705.000 300.800 450.496 1.100.000 760.000 (Nguồn Sở Lao động Thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 - 2018) Trang 58 Cụ thể như người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước mua bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, nuôi dưỡng tại cơ sở của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thì hưởng chế độ điều trị, được quy định tại Pháp lệnh hưởng mức chi điều dưỡng theo quy định, được phục hồi chức năng lao động, phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình. Tuy nhiên các phương tiện và trang bị phục vụ công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho người có công còn hạn chế. Các Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như mong muốn của người có công. Vì vậy công tác quy hoạch, tổ chức quản lý hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng cần được chú trọng và phát huy hơn nữa để đáp ứng cho người có công. Chế độ phục hồi sức khỏe, điều dưỡng: giải quyết điều dưỡng tại gia đình hoặc các cơ sở điều dưỡng nhằm tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho đối tượng chính sách. 2.2.2.3. Công tác quy hoạch mộ và các công trình ghi công liệt sĩ Các công trình ghi công liệt sĩ được xây dựng bảo đảm mỹ quan, bền vững, phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương. Nghĩa trang liệt sĩ là nơi chỉ an táng hài cốt liệt sĩ, được xây dựng trang nghiêm thể hiện lòng tôn kính đối với các liệt sĩ. Thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và Đề án xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, đến nay TPHCM đã hoàn thành tổng hợp việc giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; tập trung rà soát, kiện toàn hồ sơ, tài liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ ở các địa phương, đơn vị; từng Trang 59 bước thông tin rộng rãi về liệt sĩ, mộ liệt sĩ đến các địa phương và gia đình liệt sĩ Hiện nay, Thành phố đang tập trung mọi nguồn lực, sử dụng mọi thông tin, tài liệu có được để tiến hành khảo sát, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên nhiều địa bàn của 24 quận, huyện. Trong đó, các lực lượng của Bộ Tư lệnh Thành phố đang khảo sát, tìm kiếm một khu mộ tập thể bộ đội Việt Nam hy sinh trong trận đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất Tết Mậu Thân 1968, theo thông tin do các đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp. Hiện công việc đang được tiến hành khẩn trương, thận trọng, với quyết tâm tìm bằng được hài cốt các liệt sĩ từ những manh mối nhỏ nhất, để đưa các anh, các chị về với gia đình, quê hương. Thành phố đã rà soát, hoàn thiện hơn 18.580 hồ sơ, tài liệu liên quan đến danh sách liệt sĩ hy sinh, từ trần và mất tin, mất tích, đồng thời sàng lọc danh sách liệt sĩ của từng đơn vị, từng địa bàn các thời kỳ chiến tranh. Ngoài ra, tiếp nhận và xác minh, kết luận, cung cấp được 108 thông tin về mộ liệt sĩ đang an táng ngoài địa bàn thành phố. Hiện có 40% khu phố, ấp, phường, xã, thị trấn lập biên bản kết luận được địa bàn về thông tin liệt sĩ. Thành phố phấn đấu đến quý IV năm 2019 sẽ kết luận được địa bàn cấp thành phố. Từ năm 2014 đến tháng 2018, thành phố tiếp nhận thông tin, xây dựng kế hoạch khảo sát 27 điểm tại 14 quận, huyện và đã tổ chức tìm kiếm, quy tập, di dời an táng được 74 HCLS (có 64 bộ HCLS biết thông tin về thân nhân). Đồng thời, tiến hành kết luận địa bàn các vị trí đã tìm kiếm, quy tập HCLS, lập sơ đồ mộ chí để theo dõi lâu dài. Thành phố đã huy động hơn 100 lượt cán bộ, chiến sĩ phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập HCLS với hơn 10.000 ngày công, đào lấp hơn 250.000m2. Trang 60 Bên cạnh đó, thành phố có 7 nghĩa trang liệt sĩ với tổng số gần 27.150 mộ liệt sĩ. Trong đó, có 20 mộ liệt sĩ tập thể, hơn 19.500 mộ liệt sĩ có thông tin và hơn 7.600 mộ liệt sĩ chưa biết thông tin. Thành phố đã giới thiệu 89 trường hợp lấy mẫu sinh phẩm, kết quả giám định có trường hợp trùng khớp và được điều chỉnh thông tin trên bia mộ. Cơ quan thường trực Đề án 150 cũng thông qua nhiều biện pháp, đã thực hiện xác minh và đính chính thông tin cho 215 mộ liệt sĩ còn thiếu thông tin và sai lệch thông tin. Trong đó có 02 nghĩa trang Liệt sĩ lớn: Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh là một nghĩa trang ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi này quy tập hơn 14 nghìn anh hùng liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, cán bộ tham gia trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Nghĩa trang Chính sách Củ Chi TP.HCM ( tại huyện Củ Chi hiện tại có khoảng 8 ngàn hùng liệt sỹ đã hy sinh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, cán bộ tham gia trong hai cuộc kháng chiến. 2.2.2.4. Bố trí nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng Để làm tốt nhiệm vụ này, một trong những vấn để cấp thiết là cần tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực tài chính ưu đãi người có công với cách mạng. Chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công là đường lối, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người có công với đất nước nhằm mục đích ghi nhận công lao đóng góp, sự hy sinh cao cả của họ, đồng thời bù đắp phần nào đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công và gia đình họ, ghi nhận lòng biết ơn của Đảng, Nhà nước, cộng đồng đối với người có công và thân nhân của họ, Trang 61 góp phần vào việc ổn định chính trị xã hội của quốc gia. Thực hiện trợ cấp, ưu đãi người có công đòi hỏi sự tham gia tích cực, chủ động của các ngành, các cấp, các tổ chức trong hệ thống chính trị đồng bộ từ cơ chế chính sách đến tổ chức, bộ máy triển khai thực hiện chính sách; nguồn lực đầu tư, bao gồm: nhân lực, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, tài chính, trong đó nguồn lực tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng. Hiện nay, ưu đãi người có công được thực hiện thông qua hai nguồn lực tài chính: từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa. Theo định hướng cải cách chính sách trợ cấp ưu đãi người có công đến năm 2025, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm tổ chức thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia. Như vậy, có nghĩa là nguồn lực tài chính từ Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ yếu trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công. Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí để thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có công chủ yếu hỗ trợ tài chính thông qua hình thức trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm y tế và các chế độ ưu đãi khác (chu cấp trang thiết bị, điều dưỡng vào các Trung tâm Dưỡng lão đối với người có công với cách mạng không có gia đình, không con cái) nhà ở, quà nhân dịp tết và ngày 27-7 hằng năm, ưu đãi giáo dục, công tác mộ, nghĩa trang. . .Ngân sách địa phương trong điều kiện cụ thể mà các địa phương bổ sung để nâng cao mức trợ cấp hoặc tặng quà, cho các đối tượng chính sách ở địa phương trong dịp lễ, tết. Cùng với nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước, chủ trương tạo tài chính từ xã hội hóa để thực hiện chính sách ưu đãi người có công đã được triển khai bước đầu và thu được kết quả tích cực. Năm phong trào tình nghĩa được triển khai trên toàn quốc, bao gồm: huy động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa"; tặng số tiết Trang 62 kiệm tình nghĩa; xã, phường làm tốt công tác tình nghĩa; phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây dụng và sửa chữa nhà tình nghĩa. Ngoài khoản chi ngân sách hàng tháng cho đối tượng chính sách có công theo quy định thì Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với các cấp, các ngành trong việc nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng. Các chính sách được hỗ trợ và nâng lên như: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố sử dụng ngân sách hỗ trợ thêm hàng tháng đối với 34 Bà mẹ Việt Nam anh hùng có 1 con là liệt sĩ với mức 671.000 đồng; 100% các Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống 2.000.000 đồng/tháng/mẹ, đồng thời vận động các đơn vị phụng dưỡng thêm 2.000.000 đồng/mẹ cho 54 thương binh, người có công với cách mạng với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 279,194 triệu đồng tính trong năm 2018. Chế độ trợ cấp hàng tháng đối với 656 trường hợp người có công với cách mạng có hoàn cảnh khó khăn hỗ trợ thêm 2 triệu/tháng với tổng kinh phí 15,744 tỷ đồng. Trong những năm qua, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng và nhà nước luôn quan tâm chăm lo tốt cho người có công và thân nhân của họ, các chính sách của nhà nước được mở rộng và nâng lên, chế độ ưu đãi tăng từng năm. Từ đó đảm bảo cho người có công được hưởng đầy đủ những chính sách mà Đảng và nhà nước đưa ra. Qua các đợt điều chỉnh, việc áp dụng mức chuẩn để tính mức trợ cấp ưu đãi đối với người có công đã phần nào cải thiện được đời sống của người có công. Nhờ sự quan tâm, tiếp sức thường xuyên, liên tục của Đảng bộ và nhân dân thành phố, đời sống của gia đình chính sách có công không ngừng cải Trang 63 thiện và nâng cao. Đến nay, 100% xã, phường, đã hoàn thành mục tiêu nâng cao mức sống của người hưởng chính sách có công bằng hoặc cao hơn mức sống của người dân cùng địa bàn cư ngụ, tạo phấn khởi cho các đối tượng chính sách; giúp họ ổn định cuộc sống. Các xã phường trên địa bàn thành phố được công nhận làm tốt công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, số hộ chính sách thuộc diện hộ nghèo hiện không còn nữa, thực hiện tốt các công tác chính sách cho người có công là việc làm thiết thực. Số lượng Bà mẹ Việt Nam anh hùng được qua tâm và phụng dưỡng. Về công tác chăm lo hỗ trợ Tết Nguyên đán: Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh hằng năm lập kế hoạch, phối hợp các ban ngành thành phố và 24 quận huyện tổ chức chăm lo Tết Nguyên đán cho các đối tượng chính sách có công trên địa bàn thành phố, tạo cho người có công nhận được món quà tinh thần và vật chất cho người có công xuân đón tết. Trong 5 năm (2014-2018) tổng số tiền hỗ trợ tết cho người có công đạt 1.547.692.727.000 đồng, đây là một trong những thành quả và sự nỗ lực của Đảng và nhà nước trong công tác chăm lo đối với người có công rất thiết thực và ý nghĩa. [Bảng 2.4] Công tác vận động xây dựng, quản lý Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”: Trên cơ sở kết hợp 3 nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân đối với công tác Đền ơn đáp nghĩa. Từ năm 2014 đến năm 2018, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố vận động mạnh thường quân, vận động cán bộ công chức quận đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa. Quỹ đã góp phần tạo điều kiện chăm lo tốt cho người có công, có sự đóng góp của nhân dân vào công cuộc chung tay hỗ trợ cho người có công về mọi mặt, xây dựng một xã hội hóa chăm sóc người có công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh rất thiết thực, tổng số tiền trong 05 năm gần nhất thực hiện Trang 64 chương trình là 61.253.002.000 đồng. Đặc biệt trong năm 2017 tổng số tiền vận động hơn 26.500.0000.000 đồng; trong đó riêng huyện Củ Chi vận động được hơn 5.300.000.000 đồng và huyện Nhà Bè vận động được hơn 9.300.000.000 đồng, như vậy công tác đền ơn đáp nghĩa được nhân dân hưởng ứng mà thực hiện có hiệu quả đến quần chúng nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong việc nhà nước và nhân dân cùng thực hiện chính sách chăm lo cho người có công. [ Bảng 2.4] Về công tác chăm lo hỗ trợ lễ 27/7 hằng năm đối với người có công tại Thành phố Hồ Chí Minh: Thực hiện tốt chủ trương của Đảng và nhà nước, công tác chăm lo cho người có công trên địa bàn thành phố được coi trọng. Bên cạnh tiếp nhân kinh phí của Trung ương thì Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chi hỗ trợ hỗ trợ nhân dịp 27/7 tết (nguồn kinh phí từ Trung ương, Ngân sách thành phố, ngân sách phường xã, vận động đống góp của các đoàn thể), theo thống kê tổng số tiền chăm lo lễ 27/7 cho người có công trong 5 năm từ năm 2014 đến 2018 có tổng số là 509.539.724.000 đồng.[ Bảng 2.4] Tặng sổ tiết kiệm vận động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”: đây là quỹ được thành lập từ trung ương đến cơ sở, bằng sự đóng góp theo tình cảm và trách nhiệm của xã hội, mọi công dân cùng với nhà nước chăm lo tốt cho người có công, các quận, huyện cũng đã thành lập “ ban chỉ đạo vận động”, xây dựng “ Quỹ đền ơn đáp nghĩa” theo đúng quy định để không xảy ra thất thoát, hỗ trợ vào đúng mục đích, hỗ trợ làm mới hoặc sửa chữa nhà ở, giúp đỡ khi gặp khó khăn trong đời sống học tập và thăm hỏi lúc ốm đau, khi qua đời.góp phần vào việc giảm bớt khó khăn và ổn định đời sóng cho người có công tổng số tiền 2.454.000.000 đồng. [ Bảng 2.4] Bảng 2.4. Tình hình chăm lo, hỗ trợ Lễ, Tết, quỹ đền ơn đáp nghĩa, tặng sổ tiết kiệm cho ngƣời có công với cách mạng Trang 65 Đơn vị tính: triệu đồng NỘI DUNG HỖ TRỢ THỜI GIAN 2014 2015 2016 2017 2018 Hỗ trợ tết 207.986.000 298.400.000 311.581.036 367.925.691 361.800.000 Ngày thƣơng binh, liệt sỹ 27/7 47.620.805 81.400.000 37.700.000 266.288.919 76.530.000 Quỹ vận động đền ơn đáp nghĩa 7.253.002 8.800.000 7.500.000 26.500.000 11.200.000 Tặng sổ tiết kiệm 404.000 380.000 310.000 1.100.000 260.000 (Nguồn Sở Lao động Thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh) Về phong trào xây dựng nhà tình nghĩa: Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những phong trào đền ơn đáp nghĩa có tính chất xã hội hóa mang lại những kết quả thiết thực góp phần chia sẻ những khó khăn trong đời sống của những gia đình người có công với tổ quốc, đặc biệt là các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ khó khăn về nhà ở. Xã hội hóa cùng với những chính sách của Đảng và Nhà nước đã có những đóng góp trong việc xây dựng, sửa chữa tạo điều kiện cho người có công có được nơi sinh sống tốt. Thực hiện những chính sách của Đảng và nhà nước về tình hình thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính sách về hỗ trợ người có công về nhà ở. Thực hiện Quyết định 22/2013 ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công về nhà ở. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã kiểm tra diện hưởng chế độ chính sách người có công đề nghị hỗ trợ nhà ở, tổng hợp chuyển Sở Xây dựng trình Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 2 Đề án 5723/ĐA–UBND ngày 14/10/2016 và Đề án 1796/ĐA-UBND ngày 03/4/2017 hỗ trợ xây và sữa chữa 1,385 căn nhà cho người có công với tổng kinh phí trên 58,898,915 tỷ đồng. Trang 66 Công tác hỗ trợ xây mới, sửa chữa chống dột nhà cho thương binh, gia đình liệt sĩ và người hưởng chính sách có công: Trong 5 năm (2014-2018) Thành phố đã vận động xây được 328 căn nhà tình nghĩa, 220 căn nhà tình thương, sửa chữa chống dột 904 căn nhà diện chính sách có hoàn cảnh khó khăn. Với tổng số tiền do các quận, huyện và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố vận động. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng các quận, huyện tiếp tục rà soát hiện trạng nhà tình nghĩa, đến nay đã vận động xây mới và sữa chữa, xây dựng nhà tình nghĩa cho người có công trên địa bàn Thành phố. [ Bảng 2.6] Về chế độ hỗ trợ học tập cho người có công và con người có công: Các chế độ học tập cho người có công và con người có công được triển khai kịp thời, đảm bảo các đối tượng thuộc diện đều được hưởng trợ cấp, nhất là khi thực hiện triển khai Thông tư 36/2015TT-BLĐTBXH ngày 28/9/201

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_nguoi_co_cong_voi_cach_man.pdf
Tài liệu liên quan