MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI
CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG .10
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn.10
1.1.1. Người có công với cách mạng .10
1.1.2. Quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng .15
1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng.16
1.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước đối với
người có công với cách mạng.16
1.2.2. Tổ chức thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng
.19
1.2.3. Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán
bộ quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng.20
1.2.4. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động quản lý
nhà nước đối với Người có công với cách mạng.26
1.2.5. Thanh tra, kiểm tra, tổng kết và đánh giá hoạt động quản lý nhà
nước đối với người có công với cách mạng .27
1.3. Vai trò quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng .29
1.3.1. Thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước đối với người có công
với cách mạng .29
1.3.2. Điều chỉnh hỗ trợ hoạt động đối với người có công với cách
mạng .30
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với người có công với cách
mạng và giá trị tham khảo cho tỉnh Bình Dương .31
1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương .31
1.4.2. Giá trị tham khảo cho tỉnh Bình Dương.37
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ
CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG. 40
2.1. Khái quát về điều kiện phát triển tỉnh Bình Dương . 40
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.40
2.1.2. Điều kiện kinh tế .40
2.1.3. Điều kiện xã hội . 42
2.2. Thực trạng người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh .43
2.2.1. Số lượng người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.43
2.2.2. Chất lượng cuộc sống người có công với cách mạng trên địa bàn
tỉnh .44
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với người có công với
cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.46
114 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh hùng” còn sống đến cuối đời, vận động đóng góp
Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” tạo điều kiện hỗ trợ, chăm lo NCC có cuộc sống
ổn định. Hàng năm nhân dịp lễ, Tết Nguyên đán tỉnh đã dành hàng chục tỷ
đồng thăm hỏi, tặng quà, động viên các thương binh, gia đình liệt sĩ. Đến nay
toàn tỉnh đã có hơn 99,71% NCC có mức sống bằng và cao hơn mức sống
trung bình của các hộ dân cư ở địa phương.
Về trình độ học vấn, văn hóa, xã hội: Cùng với môi trường sống thuận
lợi, sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, thông tin truyền thông, khoa
học công nghệ, điều kiện học tập thuận lợi, kinh nghiệm nghề nghiệp,
công tác qua các thời kỳ bảo vệ, xây dựng đất nước đã tạo điều kiện phát
triển về trình độ, học vấn và sự hiểu biết về văn hóa, xã hội đối với NCC.
Bên cạnh những điều kiện nói trên, chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo đối với
45
NCC và con của họ đã góp phần không nhỏ vào việc tạo điều kiện cho
NCC và con của họ tham gia học tại các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp và dạy nghề, các bậc phổ thông.
Về sức khỏe: NCC hiện nay phần lớn là người cao tuổi. Thời gian tham
gia hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến, chiến đấu ở các chiến
trường, bị thương, bị bệnh, bị địch bắt tù, đày, tra tấn đã để lại trên người
họ nhiều thương tích, bệnh tật. Họ vừa mang thương tật trên người vừa mắc
nhiều căn bệnh, trong số đó có nhiều người mắc một hay nhiều bệnh hiểm
nghèo cùng lúc.
Sức khỏe về thể chất ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của NCC. Phần
lớn NCC đều có tình trạng sức khỏe về thể chất yếu. Họ thường phải đối
mặt với sự dày vò của bệnh tật, tái phát của vết thương. Để chăm sóc sức
khỏe cho NCC trong tỉnh được tốt hơn, tỉnh đã thành lập Ban bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe cán bộ tỉnh trong đó có thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho
NCC thuộc diện cán bộ trung cao, tại đây các điều kiện phương tiện chữa
bệnh, sinh hoạt phục vụ chăm sóc tốt hơn, nhằm xoa dịu phần nào nỗi đau cơ
thể do chiến tranh để lại. Nhưng với trái tim NCC vẫn luôn cháy rực tinh
thần của người chiến sĩ cách mạng, họ thường rất hứng thú, tự hào khi nhắc
về quá khứ hào hùng, anh dũng. Bên cạnh đó, NCC trên địa bàn tỉnh được
Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội thường xuyên quan tâm chăm sóc sức
khỏe, chính quyền địa phương tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ khi ốm đau. Các yếu
tố tích cực đó góp phần giúp NCC vượt qua nỗi đau của bệnh tật, sống lành
mạnh, yêu đời, có ích cho gia đình, xã hội và có nhiều tấm gương điển
hình tiên tiến như lời dạy của Bác Hồ: “Thương binh tàn nhưng không phế”.
Về việc làm: Đa số NCC ở tỉnh Bình Dương là lao động sản xuất kinh
doanh nhỏ; số khác tiếp tục làm việc trong các cơ quan nhà nước, nghỉ
hưu, số ít NCC đang còn công tác và bộ phận còn lại là an dưỡng tuổi già.
46
Mặc dù tuổi đã cao, sức khỏe không bình thường và không ổn định,
song nhiều NCC tham gia sinh hoạt tại các tổ chức chính trị, xã hội, các
hội đặc thù ở địa phương như: Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội Thanh
niên xung phong, Hội Người cao tuổi, Hội cựu tù chính trị, Hội Nạn
nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Khuyến học ở các xã, phường, thị trấn
trong tỉnh. Việc tham gia các tổ chức chính trị, xã hội và các hội của NCC
với mục đích “sống vui, sống khỏe, sống có ích”.
Một bộ phận NCC vẫn còn lao động, buôn bán, sản xuất, kinh
doanh, trồng trọt, chăn nuôi một phần kiếm thêm thu nhập kinh tế cho gia
đình, một phần do vẫn còn sức khỏe hoặc vẫn hăng say lao động và đã có
nhiều tấm gương điển hình tiến tiến của NCC làm kinh tế giỏi.
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với người có công
với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
2.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước đối
với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về công
tác chính sách NCC là vấn đề hết sức quan trọng. Vì vậy, công tác thông tin,
tuyên truyền chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực
NCC đã được đổi mới với nhiều hình thức phong phú như: thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử, tổ chức tập huấn,
tờ rơi, pano, các buổi gặp mặt để phổ biến, truyền tải những chính sách đối
với NCC tới toàn thể đối tượng và nhân dân được biết.
Các văn bản có liên quan đến Pháp lệnh và tài liệu hướng dẫn nghiệp
vụ cho cán bộ Văn hóa - Xã hội xã, phường, thị trấn do Bộ LĐ-TB&XH phát
hành đã được in ấn, cung cấp đầy đủ cho cán bộ làm công tác Văn hóa - Xã
hội từ xã, phường, huyện, tỉnh và cán bộ lãnh đạo các ban, ngành đoàn thể
trong tỉnh. Thủ tục hồ sơ từng loại đối tượng được hệ thống lại rõ ràng, chi
47
tiết và niêm yết tại UBND các xã, phường, thị trấn, Phòng LĐ-TB&XH các
huyện, thị xã, thành phố để mọi người dân và NCC được biết.
Song song với các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, trong những năm qua để kịp thời giải quyết các chế độ, chính sách đối
với gia đình NCC, từ năm 2013 - 2018 UBND tỉnh đã kịp thời ban hành nhiều
văn bản chỉ đạo, kế hoạch triển khai thực hiện trên lĩnh vực NCC. Ngoài việc
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy,
UBND tỉnh, Sở LĐ-TB&XH cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn
đốc tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật ưu đãi đối với NCC trên địa
bàn tỉnh:
Quyết định số 68/2009/QĐ-UBND ngày 25/9/2009 của UBND tỉnh
Bình Dương ban hành Quy định về việc giải quyết miễn, giảm tiền sử dụng
đất đối với NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Nghị quyết số 64/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh
Bình Dương về chính sách hỗ trợ việc tang đối với một số đối tượng trên địa
bàn tỉnh Bình Dương;
Quyết định số 64/2011/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của UBND tỉnh
Bình Dương Quy định mức hỗ trợ việc tang đối với một số đối tượng trên địa
bàn tỉnh Bình Dương;
Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Bình
Dương về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở
năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Quyết định số 1030/QĐ-UBND ngày 07/5/2014 của UBND tỉnh Bình
Dương về việc thành lập Ban rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với
NCC trong 02 năm (2014 – 2015);
Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 23/3/2015 của UBND tỉnh
Bình Dương ban hành Quy định miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với NCC
48
trên địa bàn tỉnh Bình Dương (thay thế Quyết định số 68/2009/QĐ-UBND
ngày 25/9/2009 của UBND tỉnh Bình Dương);
Nghị quyết số 08/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của HĐND tỉnh
Bình Dương về chính sách hỗ trợ một số đối tượng NCC trên địa bàn tỉnh
Bình Dương;
Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của HĐND tỉnh
Bình Dương về chính sách hỗ trợ việc tang đối với một số đối tượng trên địa
bàn tỉnh Bình Dương (thay thế Nghị quyết số 64/2011/NQ-HĐND ngày
09/12/2011 của HĐND tỉnh Bình Dương).
2.3.2. Tổ chức thực thi chính sách đối với người có công với cách
mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Việc tổ chức thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với
cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Thực hiện xác nhận hồ sơ người có công với cách mạng: Thực hiện
Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi
người có công với cách mạng; Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều
của Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng, Pháp lệnh số
05/2012/PL-UBTVQH13 ngày 20/10/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc
hội, Nghị định 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà
nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-
BNV-BQP-BLĐTBXH ngày 10/10/2014 của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ
và Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt
49
Nam anh hùng”. Đặc biệt là Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT- BQP-
BLĐTBXH ngày 22/10/2013 của Bộ Quốc phòng, Bộ LĐ-TB&XH hướng
dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
trong chiến tranh không còn giấy tờ.
Tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến những nội dung mới về tiêu
chuẩn hưởng trợ cấp của một số nhóm đối tượng người có công, trình tự thủ
tục xác nhận hồ sơ trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Thông tin
nội bộ của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, báo đài Bình Dương, thông tin Hội Cựu
chiến binh qua các hình thức bài viết, đối thoại trên sóng phát thanh, truyền
hình. Qua đó, nhận thức của nhân dân, cũng như NCC nắm được cơ bản
những nội dung quy định. Đã tiến hành chuyển xếp mức hưởng trợ cấp
cho người HĐKC bị phơi nhiễm CĐHH từ 02 mức sang 04 mức, thực hiện
chế độ trợ cấp cho người phụ vụ suy giảm từ 81% trở lên hưởng hàng tháng;
thực hiện thủ tục những người hưởng chế độ người HĐCM, HĐKC bị địch
bắt tù đày đã hưởng trợ cấp 01 lần sang hưởng trợ cấp hàng tháng và thực
hiện chế độ truy lĩnh từ tháng 9 năm 2012; chuyển xếp trợ cấp Bà mẹ Việt
Nam anh hùng từ mức ấn định sang theo số lượng liệt sĩ; tiếp nhận xác nhận
hồ sơ liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong
chiến tranh không còn giấy tờ theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-
BQP-BLĐTBXH; tiếp nhận xét duyệt đề nghị phong tặng, truy tặng danh
hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng; xác lập hồ sơ người
HĐKC bị nhiễm CĐHH, người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù đày. Ngoài ra,
tổ chức thực hiện các quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ
như: Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng
chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
50
Bằng khen của Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg
ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh
niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến; Quyết định số
290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối
với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước
nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước; Quyết định số
62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ,
chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm
nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục
viên, xuất ngũ, thôi việc; Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày
14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối
với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ,
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; Quyết định số
57/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về
trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và
Campuchia. Đây là một trong những mặt công tác được tỉnh quan tâm chỉ
đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt. Trong 06 năm (2013- 2018) đã xác
nhận công nhận trên 6.000 NCC, nâng tổng số toàn tỉnh hiện nay hơn
63.000 NCC được công nhận [Bảng 2.1].
Bảng 2.1. Tình hình giải quyết hồ sơ ưu đãi người có công tỉnh Bình
Dương
Năm Tổng hồ sơ được giải quyết
2013 1.135
2015 1.320
2018 1.525
Tổng cộng 3.980
(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, năm 2013 - 2018)
51
Tổ chức thực hiện các chế độ ưu đãi đối với NCC: Việc tổ chức thực
hiện chính sách pháp luật về NCC là nội dung cốt lõi và cơ bản nhất của
công tác QLNN về NCC; ngoài việc thực hiện xác nhận xét duyệt hồ sơ trình
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận là NCC thì việc thực hiện
đúng, đủ và kịp thời các chế độ chính sách cho NCC chiếm vị trí quan trọng
hàng đầu. Trong nhiều năm qua, tỉnh nhận thức tốt điều này và đã chú trọng
lãnh đạo thực hiện tốt công tác này không để cho sai sót xảy ra. Chế độ trợ
cấp hàng tháng được thực hiện đảm bảo trong 07 ngày đầu tháng, việc chi trả
trợ cấp cho NCC giao cho Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện ký hợp đồng với
Chủ tịch UBND cấp xã, là người gần NCC nhất, việc tổ chức chi trả được
tổ chức đến tại trụ sở ấp, khu phố, những trường hợp NCC vì lý do gì đó
mà không đến nhận được thì người chi trả đến tận nhà giao cho NCC, qua
việc chi trả này mà cán bộ cấp xã nắm được tình hình kinh tế, sức khỏe và
sự khó khăn cần giúp đỡ, để chính quyền địa phương có sự hỗ trợ kịp thời
giúp cho NCC đỡ bớt những khó khăn trong cuộc sống đời thường, đây là
thể hiện sự phục vụ tận tâm của Đảng và Nhà nước đối với NCC.
Chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe được thực hiện theo Thông tư
liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ LĐ-
TB&XH và Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe,
cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với NCC và thân nhân;
quản lý các công trình ghi công liệt sĩ thì đã được điều chỉnh chế độ điều
dưỡng luân phiên từ 05 năm/lần còn 02 năm/lần đã rút ngắn lại chu kỳ điều
dưỡng. Đây là điều kiện tốt cho NCC cứ cách một năm có thể được đi đến
các Trung tâm điều dưỡng để được bồi bổ cơ thể, tập luyện phục hồi chức
năng, tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, gặp gỡ đồng đội
cho tinh thần thoải mái lúc tuổi cao, làm động lực cho NCC tiếp tục góp sức
cho địa phương thực hiện tốt chủ trương chính sách của nhà nước xây dựng
52
quê hương giàu mạnh. Việc tổ chức điều dưỡng tùy vào điều kiện sức khỏe
của NCC hàng năm và ủy quyền cho cấp huyện tổ chức điều dưỡng tập
trung tại các tỉnh như Đà Lạt, Nha Trang, Kiên Giang. Ngoài chế độ điều
dưỡng hàng năm theo quy định, hàng năm UBND tỉnh trích ngân sách tỉnh từ
01 đến 02 tỷ đồng tổ chức cho NCC thuộc diện Bà mẹ Việt Nam Anh hùng,
cán bộ HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù, đày và những NCC tiêu biểu khác đi
tham quan thủ đô Hà Nội – viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích nhà tù
Côn Đảo và Phú Quốc. Kết quả thực hiện điều dưỡng, phục hồi sức khỏe từ
năm 2013 - 2018 [Bảng 2.2].
Bảng 2.2 . Số liệu điều dưỡng người có công tỉnh Bình Dương
Đơn vị tính: người
TT HÌNH THỨC ĐIỀU DƯỠNG 2013 2015 2018
1 Điều dưỡng tại gia đình 1.593 1.750 2.781
2 Điều dưỡng tập trung tại Trung
tâm Điều dưỡng Người có công
950 1.250 1.420
3 Tham quan Thủ đô Hà Nội 90 100 120
4 Tham quan Côn Đảo, Phú Quốc 40 50 70
TỔNG CỘNG 2.673 3.150 4.391
(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, năm 2013 - 2018)
Nhà nước đảm bảo kinh phí mua BHYT cho NCC và thân nhân của
họ là một chính sách thật tốt đẹp, vì những NCC đa phần tham gia chiến
đấu, công tác trong điều kiện hết sức khắc nghiệt, lại bị thương do bom đạn,
bị tra tấn khi bị địch bắt tù đày đã để lại nhiều di chứng cả thể xác, lẫn tinh
thần. Sau khi Pháp lệnh ưu đãi NCC được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012
thì chế độ này được mở rộng thêm đến tất cả các con của liệt sĩ. Tỉnh đã tổ
53
chức thực hiện kịp thời chế độ này cho NCC và thân nhân của họ. Kết quả
thực hiện chế độ BHYT cho NCC và thân nhân của họ từ năm 2013 – 2018
[Bảng 2.3].
Bảng 2.3. Số liệu thực hiện bảo hiểm y tế người có công và thân nhân
Đơn vị tính: người
TT
Đối tượng
được mua
bảo hiểm y tế
2013 2015 2018
1 Người có công 11.345 13.948 17.010
2
Thân nhân
người có công
3.586 4.010 5.013
TỔNG CỘNG 14.931 17.958 22.023
(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, năm 2013 - 2018)
Các chế hỗ trợ học tập cho NCC và thân nhân, hỗ trợ dụng cụ chỉnh
hình phục hồi chức năng cho NCC được triển khai kịp thời, đảm bảo các
đối tượng thuộc diện điều được hưởng trợ cấp, nhất là khi triển khai
thực hiện Thông tư số 36/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/9/2015 của Bộ
LĐ-TB&XH hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong
giáo dục đào tạo đối với NCC và con đẻ của họ, theo quy định này thì việc
hỗ trợ trước tiên là phải xác lập hồ sơ lần đầu và được lưu trữ như hồ sơ
NCC, hàng năm người được hỗ trợ cung cấp tài liệu chứng minh còn đang
học là được giải quyết hỗ trợ, thủ tục bớt đi rất nhiều so với trước đây, việc
xác lập hồ sơ hoặc bổ sung có thể thực hiện qua đường bưu điện không nhất
thiết phải đến trực tiếp và có thể chi hỗ trợ qua tài khoản. Đây là một bước
cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng [Bảng 2.4].
54
Bảng 2.4. Thực hiện hỗ trợ học tập và dụng cụ chỉnh hình
Đơn vị tính: người
TT Nội dung hỗ trợ 2013 2015 2018
1 Hỗ trợ học tập 135 194 268
2 Hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình 127 140 180
(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, năm 2013 - 2018)
Tổ chức chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NCC: Ngoài việc
thực hiện các chế độ trợ cấp theo quy định trên, Đảng, Nhà nước và chính
quyền các cấp còn quan tâm đề ra những chủ trương chính sách và tổ chức
thực hiện các chính sách khác nhằm hỗ trợ tốt hơn và nâng cao đời sống cho
NCC như chính sách hỗ trợ nhà tình nghĩa cho NCC. Tính từ năm 2013 -
2018 tỉnh đã thực hiện hỗ trợ được 835 hộ, trong đó xây mới 157 hộ, sửa
chữa 678 hộ, tổng số tiền gần 30 tỷ đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ 10 tỷ
đồng, địa phương hỗ trợ gần 30 tỷ đồng. [Bảng 2.5]
Bảng 2.5. Kết quả hỗ trợ nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng
Đơn vị tính: tỷ đồng
THỜI GIAN
NỘI DUNG HỖ TRỢ
2013 2015 2018
Số căn 23 30 38
XÂY MỚI
Số tiền 1,26 1,65 2,09
55
Số căn 101 113 150
SỬA CHỮA
Số tiền 2,78 3,10 4,12
Số căn 124 143 188
TỒNG CỘNG
Số tiền 4,04 4,75 6,21
(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, năm 2013 - 2018)
Phong trào “đền ơn đáp nghĩa” đây là hoạt động thể hiện sự tri ân
đối với NCC, những người đã hy sinh một phần xương máu của mình cho
công cuộc giải phóng dân tộc thống nhất Tổ quốc, đi lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Trong những năm qua, thực hiện Pháp lệnh ưu đãi NCC,
UBMTTQVN các cấp phối hợp với ngành LĐ-TB&XH các cấp phát động
phong trào đền ơn đáp nghĩa với các hoạt động vận động thành lập quỹ
đền ơn đáp nghĩa các cấp, vận động hỗ trợ tặng nhà tình nghĩa cho NCC,
tặng sổ tiết kiệm cho NCC, nhận phụng dưỡng đến cuối đời Bà mẹ Việt Nam
anh hùng, phong trào xã phường làm tốt công tác thương binh - liệt sĩ.
Theo đó thì từ cấp tỉnh đến cấp xã điều thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận
động, xây dựng quy chế hoạt động và quy chế quản lý quỹ đền ơn đáp nghĩa
các cấp trên cơ sở căn cứ Nghị định 45/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm
2006 của Chính phủ ban hành điều lệ quản lý và sử dụng quỹ đền ơn đáp
nghĩa. Đây là một trong những phong trào được duy trì thường xuyên với sự
đồng thuận tham gia đông đảo của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong
và ngoài tỉnh. Quỹ đền ơn đáp nghĩa được vận động hàng năm, duy trì ở 03
cấp (tỉnh, huyện, xã), 100% xã phường, thị trấn duy trì hàng năm làm tốt
công tác thương binh - liệt sĩ, đời sống NCC ngày càng nâng lên, tất cả Bà
mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp
nhận phụng dưỡng đến cuối đời, mỗi tháng từ 1.000.000 đồng. Kết quả từ
năm 2013 – 2018. [Bảng 2.6]
56
Bảng 2.6. Kết quả phong trào đền ơn đáp nghĩa
THỜI GIANTT NỘI DUNG PHONG TRÀO
2013 2015 2018
01 Quỹ đền ơn đáp nghĩa (triệu đồng) 2.700 3.200 3.600
02 Tặng sổ tiết kiệm (sổ) 30 46 52
03 Xã, phường làm tốt công tác
thương binh liệt sĩ (số xã)
91/91 91/91 91/91
04 Số Mẹ Việt Nam anh hùng còn
sống được phụng dưỡng (số bà mẹ)
62/62 94/94 89/89
(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, năm 2013 - 2018)
Chế độ hỗ trợ mai táng phí: Ngoài chế độ mai táng phí theo quy định
của Trung ương, UBND tỉnh Bình Dương còn duyệt nguồn ngân sách địa
phương để hỗ trợ chi phí lễ tang cho một số đối tượng, trong đó có các đối
tượng là NCC, được điều chỉnh bằng Nghị quyết số 64/2011/NQ-HĐND ngày
09/12/2011 của HĐND tỉnh Bình Dương, Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND
ngày 20/7/2018 của HĐND tỉnh Bình Dương về chế độ hỗ trợ việc tang cho
một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Bình Dương có hiệu lực từ ngày
01/01/2019 (thay thế Nghị quyết số 64/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của
HĐND tỉnh Bình Dương). Mức hỗ trợ mai táng phí thấp nhất là 20 triệu
đồng/người, mức hỗ trợ cao nhất là 35 triệu đồng/người.
Công tác mộ và nghĩa trang liệt sĩ
Công tác nghĩa trang liệt sĩ: Hiện tỉnh Bình Dương đang quản lý 01
nghĩa trang liệt sĩ cấp tỉnh và 05 nghĩa trang liệt sĩ cấp huyện, với 13.006 mộ
liệt sĩ (trong đó mộ biết tên là 8.687; mộ chưa biết tên là 4.229); có 64 nhà bia
ghi danh liệt sĩ, 26 đài tưởng niệm, 02 đền thờ, 08 tượng đài liệt sĩ đang quản
lý tại các xã, phường, thị trấn. Hệ thống các nghĩa trang liệt sĩ trong tỉnh luôn
được chỉnh trang, nâng cấp; các phần mộ liệt sĩ thường xuyên được tu bổ và
chăm sóc sạch đẹp để xứng đáng là những công trình văn hóa truyền thống
57
cách mạng mang tính giáo dục cao, công tác quản lý được thực hiện nghiêm
túc, chu đáo để phục vụ nhu cầu tìm kiếm và thăm viếng mộ liệt sĩ. Hàng năm
đều tổ chức lễ viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân dịp các ngày lễ lớn, tiếp đón,
phục vụ hàng ngàn lượt khách đến thăm viếng mộ liệt sĩ. Ngoài ra, các đền
thờ, nhà bia ghi danh, đài tưởng niệm liệt sĩ cũng được chăm sóc chu đáo,
trang nghiêm.
Công tác mộ và việc cung cấp thông tin mộ liệt sĩ: UBND tỉnh Bình
Dương đã chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và cung cấp cơ sở thông tin
dữ liệu về thông tin quản lý liệt sĩ an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa
bàn tỉnh Bình Dương cho Quân khu 7 biết để thuận lợi trong công tác tìm
kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Trong giai đoạn 2013 – 2018 đã quy tập được
trên 600 hài cốt liệt sĩ đưa vào các nghĩa trang liệt sĩ an táng. Tổ chức lễ truy
điệu liệt sĩ hy sinh tại Làng 10 vào năm 1965 đưa vào nghĩa trang liệt sĩ
huyện Dầu Tiếng an táng trước kỷ niệm 43 năm ngày Giải phóng Miền Nam
thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2018) một cách trang trọng, chu đáo
được thân nhân liệt sĩ đánh giá cao, tạo được tình cảm tốt đẹp trong nhân dân.
2.3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình
Dương
UBND tỉnh Bình Dương: Thực hiện Điều 8 của Luật Tổ chức chính
quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc
hội, UBND tỉnh Bình Dương do HĐND tỉnh Bình Dương bầu, là cơ quan
hành chính nhà nước tỉnh Bình Dương, chịu trách nhiệm trước nhân dân và
HĐND tỉnh Bình Dương và Chính phủ.
Theo Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015,
nhiệm vụ quyền hạn của UBND tỉnh quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ,
58
quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Thực hiện các
nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây
dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công
nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội,
dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư
pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của
pháp luật. Phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh.
Đối với lĩnh vực quản lý NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương, UBND
tỉnh chỉ quản lý chung về thủ tục pháp lý và ký ban hành một số Quyết định
có liên quan đến lĩnh vực NCC như:
Quyết định số 68/2009/QĐ-UBND ngày 25/9/2009 của UBND tỉnh
Bình Dương ban hành Quy định về việc giải quyết miễn, giảm tiền sử dụng
đất đối với NCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Quyết định số 64/2011/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của UBND tỉnh
Bình Dương Quy định mức hỗ trợ việc tang đối với một số đối tượng trên địa
bàn tỉnh Bình Dương;
Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Bình
Dương về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ NCC về nhà ở năm 2014 trên địa bàn
tỉnh Bình Dương;
Quyết định số 1030/QĐ-UBND ngày 07/5/2014 của UBND tỉnh Bình
Dương về việc thành lập Ban rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với
NCC trong 02 năm (2014 – 2015);
Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 23/3/2015 của UBND tỉnh
Bình Dương ban hành Quy định miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với NCC
trên địa bàn tỉnh Bình Dương (thay thế Quyết định số 68/2009/QĐ-UBND
ngày 25/9/2009 của UBND tỉnh Bình Dương);
59
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương: trên cơ sở quy định tại Thông tư liên
tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 02 tháng 10/2015 của Bộ
Lao động - TB&XH, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Sở LĐ-TB&XH thuộc UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, Phòng LĐ-TB&XH thuộc UBND huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh và quyết định số 53/2008/QĐ-UBND ngày
30/09/2008 của UBND tỉnh Bình Dương quy định chức năng, nhiệm vụ
quyền hạn của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương như sau:
Vị trí và chức năng: Sở LĐ-TB&XH là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh QLNN về các lĩnh
vực: việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương, tiền công; bảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_nguoi_co_cong_voi_cach_man.pdf