PHẦN MỞ ĐẦU.1
CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ
BÁO CHÍ.8
1.1. Khái niệm, chủ thể, đối tượng, nội dung quản lý nhà nước về báo chí.8
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về báo chí.8
1.1.2. Chủ thể.12
1.1.3. Đối tượng.14
1.1.4. Nội dung.15
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về báo chí.20
1.2.1. Yếu tố khách quan.20
1.2.2. Yếu tố chủ quan.22
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về báo chí của một số địa phương.23
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NưỚC
VỀ BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG.36
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông.36
2.1.1. Yếu tố khách quan.36
2.1.2. Yếu tố chủ quan.42
2.2. Thực trạng hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.47
2.2.1. Báo viết.48
2.2.2. Báo hình – Báo nói.50
2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông.58
2.3.1. Kết quả đạt được.58
2.3.2. Hạn chế.69
Chương 3. XU HưỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CưỜNG QUẢN
LÝ NHÀ NưỚC VỀ BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG.79
117 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong và ngoài nƣớc
thông qua sự phản ánh của báo chí, truyền thông trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh
những thông tin tích cực, có không ít những thông tin sai lệch, thậm chí xuyên tạc.
Đòi hỏi các chủ thể quản lý hoạt động báo chí phải có giải pháp quản lý phù hợp để
ngăn chặn, xử lý các luồng thông tin xấu, độc liên quan đến địa phƣơng.
2.1.2.3. D n cư và phong tục tập quán
Về tổ chức hành chính và dân cƣ, Đắk Nông hiện có 8 đơn vị hành chính cấp
huyện; 71 xã, phƣờng, thị trấn. Dân số đến cuối năm 2017 là 630.000 ngƣời. Mật độ dân
cƣ phân bố không đều, tập trung ở các trung tâm
Đắk Nông là vùng đất có sự đa dạng về văn hóa, với 40 dân tộc anh em cùng
sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 31,5% dân số toàn tỉnh.
Đắk Nông có 3 tộc ngƣời bản địa là M’nông, Mạ, Ê đê, chiếm khoảng 30% trong dân tộc
thiểu số toàn tỉnh. Đây là vùng đất nổi tiếng bởi những bộ sử thi M’Nông Ot
N’Rông với độ dài hàng nghìn câu; với những bộ đàn đá có niên đại hàng ngàn
năm về trƣớc.
Bên cạnh đặc trƣng văn hóa của các dân tộc thiểu số tại chỗ, trong quá trình
xây dựng đất nƣớc, sự có mặt của nhiều dân tộc anh em trên vùng đất mới đã mang
đến cho bức tranh văn hóa Đắk Nông thêm nhiều sắc thái, hình thành nên sự đa
dạng, phong phú về văn hóa.
Tóm lại, tuy còn không ít các yếu tố khó khăn, thách thức mang tính chủ quan,
khách quan, song với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế-xã
hội...đang từng bƣớc đi lên theo lộ trình, cùng với tiềm năng về văn hóa, sự đoàn kết,
truyền thống cách mạng của đồng bào các dân tộc, trong tƣơng lai, Đắk Nông hứa hẹn sẽ
trở thành một trong những trung tâm phát triển năng động của khu vực Tây Nguyên.
Ngoài ra, cùng với đời sống văn hoá và lịch sử đa dạng chứa đựng nhiều đề tài hấp dẫn,
47
sẽ tạo ra nguồn thông tin đa dạng, phong phú trên tất cả các lĩnh vực. Đây cũng chính là
môi trƣờng thuận lợi, lý tƣởng và là tiềm năng cung cấp tài nguyên thông tin phong phú,
tạo điều kiện cho hoạt động thông tin báo chí phát triển, có tính đặc trƣng so với hệ thống
báo chí của các khu vực khác.
2.2. Thực trạng hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Ngày 01/01/2004, tỉnh Đắk Nông chính thức đƣợc chia tách, thành lập thành đơn
vị hành chính cấp tỉnh. Cũng vào thời điểm này, các cơ quan báo chí, hệ thống phát
thanh – truyền hình tỉnh Đắk Nông cũng đã có quyết định thành lập và chính thức phát
sóng chƣơng trình, phát hành số báo đầu tiên của mình để phục vụ nhiệm vụ chính trị
của tỉnh. Trong gần 14 năm qua, hoạt động báo chí ngày càng phát triển mạnh mẽ về số
lƣợng và chất lƣợng đáp ứng yêu cầu công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị tại địa
phƣơng. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhà báo ngày càng đông và có bƣớc trƣởng thành
về bản lĩnh chính trị, tƣ tƣởng và nghiệp vụ chuyên môn. Các tác ph m báo chí chất
lƣợng cao ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân.
Đến cuối năm 2017, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có các hoạt động TTĐC cơ
bản sau: (i) Hoạt động của các cơ quan báo chí. Có 03 cơ quan báo chí địa phƣơng;
01 văn phòng đại diện cơ quan báo chí, 02 cơ quan thƣờng trú và gần 40 có quan
báo chí trung ƣơng và địa phƣơng ngoài tỉnh có đăng ký hoạt động báo chí trên địa
bàn tỉnh. (ii) Hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã: (iii) Hoạt
động của bản tin, cổng, trang thông tin điện tử của UBND, tổ chức chính trị, chính
trị - xã hội, cơ quan nhà nƣớc các cấp. (iv) Hoạt động của 3 đơn vị truyền hình trả
tiền.
Từ góc độ là đối tƣợng quản lý, phân theo loại hình, hoạt động truyền thông
đại chúng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2010 – 2017 có những điểm
cơ bản sau:
Hoạt động của các cơ quan báo chí địa phƣơng
Đến 31 12 2017, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 3 cơ quan báo chí là: Báo
Đắk Nông, Đài PT-TH Đắk Nông và Tạp chí Nâm Nung. – cơ quan chủ quản là Hội
Văn học – Nghệ thuật tỉnh Đắk Nông.
48
2.2.1. Báo Viết
- Báo Đắk Nông:
Báo Đắk Nông trực thuộc Tỉnh ủy Đắk Nông, đƣợc thành lập ngày 08/01/2004,
theo Quyết định số 31-QĐ BCHLT của Ban Chấp hành Lâm thời tỉnh Đắk Nông. Là cơ
quan ngôn luận của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông, Báo Đắk Nông có
nhiệm vụ tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nƣớc, các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phƣơng; phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng của
quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc; cổ vũ tinh thần yêu nƣớc, động viên quần
chúng nhân dân tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội vì sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; biểu dƣơng các gƣơng điển
hình tiên tiến, phê bình, đấu tranh với các biểu hiện và hành vi tiêu cực trong xã hội...
Tổ chức bộ máy của Báo Đắk Nông đƣợc kiện toàn với số lƣợng ngày càng tăng
lên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ quan Báo Đảng địa phƣơng. Đội ngũ cán bộ,
phóng viên Báo Đắk Nông đến hết tháng 12 2014 là 52 ngƣời; trong đó có 25 ngƣời đã
đƣợc Cấp Thẻ Nhà báo và hầu hết đều là Hội viên Hội Nhà Báo Việt Nam. Báo hiện có
khoảng trên 200 cộng tác viên, trong đó, cộng tác viên trong tỉnh là 170 ngƣời. Tỷ lệ sử
dụng tin, bài của cộng tác viên hàng tháng đạt khoảng 20%.
+ Sản ph m Báo in, Báo ảnh của Báo Đắk Nông:
Báo Đắk Nông hiện là cơ quan báo chí có nhiều hình thức/ ấn ph m thông tin.
Trong đó, Báo in Đắk Nông thƣờng kỳ, Báo in Đắk Nông cuối tuần đƣợc xác định là ấn
ph m chủ lực thông tin thời sự, chính trị trong tỉnh, trong nƣớc và quốc tế. Những năm
gần đây, Báo Đắk Nông đã không ngừng cải tiến nội dung, hình thức, bổ sung nhiều
chuyên trang, chuyên mục mới đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc. Số kỳ
phát hành Báo Đắk Nông trong tuần hình 2.1 ngày càng tăng, cụ thể:
+ Từ tháng 01 2004 đến 06/2004: Phát hành 1 kỳ/tuần
+ Từ tháng 7 2004 đến 12/2004: Phát hành 2 kỳ/tuần.
+ Từ tháng 01 2005 đến 12/2010: Phát hành 3kỳ/tuần.
+ Từ tháng 01 2011 đến 12/2013: Phát hành 4 kỳ/tuần
+ Từ tháng 01 2014 đến nay: Phát hành 5 kỳ/tuần.
49
Đồ thị 2.1: Số kỳ báo Đắk Nông phát hành hàng tu n tăng qua các thời
kỳ
Nguồn: [8, 9, 10].
Mỗi năm, Báo Đắk Nông phát hành bình quân 7.000 tờ/ kỳ và đƣợc xem là
một trong những Báo Đảng địa phƣơng có số lƣợng phát hành cao trên cả nƣớc (so
với tổng số phát hành/ vạn dân . Đặc biệt, báo phát hành bảo đảm đối tƣợng theo
quy định của Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị về mua, đọc và làm theo Báo
Đảng, đồng thời mở rộng tới các đối tƣợng là trƣởng thôn, trƣởng đài, điểm Bƣu
điện văn hóa xã và ngƣời có uy tín trong cộng đồng.
Ngoài ra, nhằm tạo thêm cầu nối chuyển tải một cách hiệu quả chủ trƣơng,
chính sách, đƣờng lối của Đảng đến với đồng bào dân tộc thiểu số, từ năm 2011,
Báo Đắk Nông xuất bản thêm ấn ph m Báo ảnh song ngữ Việt – M’Nông và từ năm
2012, xuất bản Báo ảnh 3 thứ tiếng Việt – M’nông – Mông với lƣợng phát hành gần
224.000 tờ báo năm xuống cơ sở phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn
tỉnh. Đồng thời, duy trì việc phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam biên dịch mỗi
năm 12 số “Báo ảnh Dân tộc và Miền núi” song ngữ Việt – M’nông.
Việc phát hành sản ph m Báo ảnh tích hợp đƣợc ngôn ngữ của ngƣời dân tộc
thiểu số phổ biến tại địa phƣơng là bƣớc tiến trong việc đổi mới phƣơng thức tuyên
50
truyền, vừa đảm bảo thông tin bằng hình ảnh dễ hiểu, đơn giản, gần gũi vừa phù
hợp với đặc thù văn hóa địa phƣơng vốn có ngƣời dân bản địa chính là ngƣời M’
Nông và một số lƣợng đông đảo ngƣời Mông di cƣ từ các tỉnh phía Bắc vào hiện
đang cƣ trú tại khắp các địa phƣơng trong tỉnh. Trang thông tin điện tử (tên miền
www.baodaknong.org.vn).
Tạp chí Nâm Nung là cơ quan thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Nông,
là diễn đàn về văn học, nghệ thuật của lực lƣợng văn nghệ sỹ Đắk Nông. Chính thức
xuất bản số đầu tiên từ tháng 6/2005. Tạp chí Nâm Nung xuất bản 01 kỳ/tháng,
dung lƣợng 80 trang, số lƣợng phát hành 420 bản/ kỳ.
2.2.2. Báo hình – báo nói
- Đài Phát thanh – Truyền hình Đắk Nông:
Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Đắk Nông. Hoạt động truyền
thông của Đài PTTH tỉnh Đắk Nông thực hiện trên 03 loại hình: phát thanh (thời
lƣợng 12 giờ/ngày), truyền hình (thời lƣợng khoảng 18h/ngày) và trang thông tin
điện tử (tên miền www.ptthdaknong.org.vn. Trong đó, chƣơng trình tự sản xuất
khoảng 50% thời lƣợng phát sóng, còn lại là các chƣơng trình giải trí, chƣơng trình
liên kết thực hiện và chƣơng trình do đài truyền thanh – truyền hình cấp huyện sản
xuất và cung cấp.
Mặc dù là tỉnh mới, còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, nguồn vốn đầu tƣ
cho hoạt động báo chí, nhƣng các cơ quan báo chí ở Đắk Nông đã chú trọng đầu tƣ
theo xu hƣớng phát triển của báo chí hiện đại. Đài PT-TH Đắk Nông là một trong số
đài PT-TH đầu tiên ở Tây Nguyên đã thực hiện phát sóng vệ tinh (từ tháng
12 2013 ; đảm bảo phủ sóng 100% trên địa bàn tỉnh và 1 3 các nƣớc khu vực Đông
Nam Á. Đài PT-TH Đắk Nông đã tự thực hiện đƣợc việc phát sóng truyền hình trực
tiếp các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng ở địa phƣơng; mở rộng việc liên kết
sóng, phối hợp hòa sóng nhiều chƣơng trình trình truyền hình trực tiếp với gần 30
đài PT-TH khu vực Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Nam bộ. Đồng thời phát lại các
chƣơng trình truyền thanh, truyền hình của Đài trên Trang thông tin điện tử
51
Về phát sóng truyền hình, Đài PTTH Đắk Nông thực hiện phát sóng mặt đất
chƣơng trình truyền hình thời sự, chính trị tổng hợp, có logo PTD trên kênh 10
UHF. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhƣng với nỗ lực của tập thể cán bộ viên chức
Đài, thời lƣợng và chất lƣợng chƣơng trình của Đài không ngừng tăng lên. Từ năm
2010, thời lƣợng phát sóng của Truyền hình là 18 giờ 30 phút ngày; trong đó thời
lƣợng tự sản xuất đạt 4 giờ/ ngày. Thời lƣợng phát sóng của Phát thanh là 12 giờ/
ngày; trong đó thời lƣợng tự sản xuất đạt 12 giờ/ ngày. Thời lƣợng tiếp phát các
chƣơng trình kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV6 của Đài Truyền hình Việt Nam là
24 giờ/ ngày/ kênh. Thời lƣợng tiếp phát các chƣơng trình kênh VOV1, VOV2,
VOV4 của Đài Tiếng nói Việt Nam là 24 giờ/ ngày/ kênh.
Cùng với hơn 40 địa phƣơng khác trong cả nƣớc, chƣơng trình Truyền hình
Đắk Nông đã chính thức đƣa lên vệ tinh Vinasat 2 từ ngày 30 12 2013, đảm bảo
phủ sóng 100% trên địa bàn tỉnh và 1 3 các nƣớc khu vực Đông Nam Á; chất lƣợng
và thời lƣợng tự sản xuất tăng lên 40% tổng thời lƣợng phát sóng. Việc đƣa sóng
Truyền hình Đắk Nông lên vệ tinh đã cơ bản khắc phục đƣợc trở ngại về địa hình,
có thể phủ sóng đến tất cả các vùng lõm, những nơi mà kênh phƣơng thức truyền
dẫn khác không thể vƣơn tới đƣợc; đồng thời đã hỗ trợ lớn, tạo thuận lợi trong công
tác đối ngoại của tỉnh, tăng cƣờng giao lƣu văn hóa vùng miền. Đây cũng là hƣớng
phát triển phù hợp với lộ trình của Quyết định số 2451 QĐ-TTg ngày 27/12/2011
của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình
mặt đất đến năm 2010.
Kinh phí hoạt động của các cơ quan báo chí chủ yếu là từ nguồn ngân sách
nhà nƣớc. Mặc dù có cơ chế tạo nguồn thu thông qua phát hành, quảng cáo, liên kết
truyền thông, v.v những với điều kiện thực tế ở Đắk Nông những nguồn thu này
không đáng kể. Báo Đắk Nông, Tạp chí Nâm Nung không phát hành đƣợc ra ngoài
thị trƣờng, mà chủ yếu phát hành trong hệ thống chính trị và đƣợc UBND tỉnh đặt
mua để cấp miễn phí cho một số đối tƣợng ở cơ sở. Giá bán báo dƣới giá thành.
Nguồn thu ngoài ngân sách có tăng nhƣng ở mức độ thấp, không bền vững; chƣa có
khả năng tích lũy để tái đầu tƣ, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Các cơ quan báo phải thực
52
hiện các nhiệm vụ công ích, phát hành và phục vụ các đối tƣợng ngƣời nghèo, khu
vực kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Những khu vực và đối tƣợng này không
có hiệu quả về kinh tế đã tạo ra gánh nặng rất lớn cho các cơ quan báo chí.
Về hoạt động thông tin, trong giai đoạn 2010 – 2017 báo chí địa phƣơng ở
Đắk Nông đã thực hiện khá tốt chức năng nhiệm vụ là cơ quan ngôn luận của Đảng
bộ, Chính quyền tỉnh và là diễn đàn của nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông. Các
cơ quan báo chí tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hƣớng thông tin của Đảng bộ và
Chính quyền tỉnh; hoàn tành tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, thông tin, phản ánh
khá toàn diện, sinh động thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, quốc
phòng an ninh, đối ngoại và thực tiễn công cuộc xây dựng và phát triển Đắk Nông.
Báo chí địa phƣơng ngày càng thể hiện rõ vai trò là cầu nối giữa Đảng bộ, Chính
quyền tỉnh với nhân dân, đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc, của Đảng
bộ, Chính quyền tỉnh đến với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Công tác
biên tập đƣợc chú trọng nên cơ bản không để xảy ra tình trạng đƣa tin sai lệch, trái
với định hƣớng tuyên truyền của Đảng.
Điểm hạn chế trong hoạt động của báo chí địa phƣơng là kết quả hoạt động
truyền thông còn đơn điệu. Hiện tƣợng phóng viên báo chí địa phƣơng, làm việc
theo tinh thần viên chức hành chính sự nghiệp khá phổ biến. Nội dung thông tin
thời sự chủ yếu là thông tin hội họp, ít đề cập đến những vấn đề nổi cộm trong đời
sống xã hội. Thực trạng đó dẫn đến bài viết rất nhạt nhẽo và không đáp ứng đƣợc
nhu cầu bạn đọc, làm cho tờ báo kém hấp dẫn. Nhƣ nhận xét của PGS.TS Nguyễn
Văn Dững:
“Luồng thông tin chính thống, từ các cơ quan báo chí của hệ thống chính trị,
chủ yếu là báo in, tạp chí, đài phát thanh, tru ền hình và báo mạng điện tử cung
cấp thông tin chính thống với vai trò chủ yếu là định hướng DLX . Nhưng luồng
thông tin này ngoài một số ưu đi m như chính danh, chính thống, về cơ bản đúng
định hướng của Đảng và Nhà nước, bảo đảm chất lư ng văn h a, chất lư ng
chu ên môn, nhưng lại có nh ng như c đi m cố h u, nổi trội là đơn điệu, nghèo
nàn, chậm chạp và nhất là chưa đảp ứng nhu c u thông tin phong phú, đa dạng, đa
53
chiều của công chúng xã hội. H u như ph n đa công chúng chưa mấy thú vị với
luồng thông tin này; tỷ lệ công chúng tiếp nhận thấp - Nguyễn Văn Dững (2012),
uan đi m của Đảng và Nhà nước về công tác tư tưởng, lý luận và quản lý báo chí,
Tài liệu Học viện Báo chí tuyên truyền, Hà Nội [25, tr. 23]
- Hệ thống đài tru ền thanh – truyền hình cấp huyện và trạm truyền thanh
cấp xã:
Tỉnh Đắk Nông hiện có 08 đài truyền thanh – truyền hình cấp huyện đang
hoạt động, có diện phủ sóng trong phạm vi của từng huyện, thị xã. Đài Truyền
thanh – Truyền hình cấp huyện là đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện tại địa
phƣơng. Tổ chức bộ máy của đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện thực hiện
theo Thông tƣ liên tịch số 17/2010/TTLT/BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của Bộ
TTTT và Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thực hiện chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
của Đài PTTH thuộc UBND cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc UBND
cấp huyện, gồm: 02 lãnh đạo Đài và các tổ, bộ phận chuyên trách gồm: Hành chính,
Kỹ thuật và Nội dung chƣơng trình.
Tùy và điều kiện cụ thể của mỗi địa phƣơng, mỗi Đài huyện có khung kế
hoạch sản xuất và phát sóng chƣơng trình truyền thanh riêng; trong đó, tự sản xuất
và phát sóng ít nhất 03 chƣơng trình truyền thanh gốc, phát vào các ngày trong tuần
và xây dựng Trang địa phƣơng để phát sóng trên đài PTTH tỉnh Đăk Nông. Nhằm
đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị đối với hoạt động tuyên truyền tại địa
phƣơng, hầu hết các đài TTTH cấp huyện đảm bảo việc tiếp và phát sóng của đài
tỉnh và trung ƣơng, kịp thời chuyển tải nội dung thông tin đến quần chúng nhân dân.
Công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị xã hội tại địa phƣơng đƣợc bảo đảm
và kịp thời.
Tại các địa phƣơng, ngoài hệ thống Đài TTTH cấp huyện còn có trạm truyền
thanh cơ sở xã, phƣờng, thị trấn. Chức năng chủ yếu của các trạm truyền thanh xã là
tiếp âm chƣơng trình phát thanh của Đài TNVN, Đài PT-TH Đắk Nông, Đài huyện
và sản xuất chƣơng trình phát thanh phát sóng phục vụ nhân dân địa phƣơng.
54
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 68 71 xã, phƣờng, thị trấn có trạm truyền
thanh. Trạm truyền thanh xã do UBND cấp xã quản lý nhân lực, kinh phí, trang
thiết bị, đài truyền thanh huyện hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, phòng Văn hóa
và Thông tin quản lý nhà nƣớc. Mặc dù đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ khá lớn thông qua
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia đƣa thông tin về cơ sở giai đoạn 2010 – 2015,
nhƣng chƣa phát huy đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn.
Hạn chế lớn nhất là chất lƣợng hoạt động không đảm bảo. Kết quả khảo sát
cho thấy chỉ có khoảng 15% hoạt động tốt, 3% hoạt động khá, 30% trạm hoạt động
trung bình, còn lại không hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng. Nguyên nhân
chính là do thiếu nguồn kinh phí cho hoạt động duy tu, bảo dƣỡng; nhân sự quản lý
trạm truyền thanh đa phần kiêm nhiệm, thiếu trình độ chuyên môn, lại thƣờng
xuyên thay đổi vị trí nên không chỉ thiếu chuyên môn nghiệp vụ mà còn không điều
hành đƣợc hoạt động của trạm.
- Hoạt động của các trang thông tin điện tử, bản tin:
Đến 31 12 2017, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 21 cơ quan, tổ chức có hoạt
động xuất bản bản tin, tập san định kỳ; 01 Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh
Đắk Nông và 50 trang thông tin điện tử.
Trang điện tử Báo Đắk Nông:
Báo điện tử Đắk Nông đƣợc đƣa vào hoạt động tại tên miền baodaknong.gov.vn
từ tháng 3 2009. Nhìn chung, Báo Điện tử Đắk Nông đã đăng tải đƣợc nhiều tin, bài có
chất lƣợng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng góp phần tuyên truyền, định
hƣớng dƣ luận trong quần chúng nhân dân. Hàng ngày có khoảng hơn 100.000 lƣợt
ngƣời truy cập thông tin trên Trang Báo Đắk Nông Điện tử.
Báo Đắk Nông điện tử cũng đã thiết kế giao diện, lập trình riêng dành cho
điện thoại di động và máy tính bảng. Đặc biệt, sau thời gian chu n bị về nghiệp vụ,
nhân sự và phƣơng tiện, Báo Đắk Nông đã sản xuất và đƣa chƣơng trình Truyền
hình internet vào hoạt động liên tục với nhiều nội dung chọn lọc, phong phú đáp
ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc; sản xuất 4 chƣơng trình thời sự truyền hình/
tháng. Mỗi chƣơng trình có thời lƣợng 10 – 15 phút, trong đó phần tin tức có thời
55
lƣợng từ 4-7 phút, phóng sự 5 – 6 phút. Năm 2016 sản xuất chƣơng trình điểm tin
hàng ngày. Phát triển Truyền hình Internet là một trong những nỗ lực phát triển loại
hình báo chí đa phƣơng tiện của Báo Đắk Nông, tích hợp giữa báo in, báo điện tử và
truyền hình.
Giai đoạn 2017 – 2020, Báo Đắk Nông có kế hoạch nâng cao chất lƣợng các
sản ph m, chuyển Trang điện tử thành báo điện tử, tích hợp thêm một số ứng dụng
nhƣ Chƣơng trình phát tranh Internet, mở rộng rộng ứng dụng mô hình Tòa soạn
điện tử.
Hiện Trang Báo Đắk Nông điện tử đang thử nghiệm và trong quá trình hoàn
thành thủ tục để lên Báo điện tử, nhằm khắc phục điểm yếu về diện phát hành của
báo in, tăng cƣờng thông tin trên mạng Internet nhằm giúp bạn đọc có thêm một
kênh để tiếp cận với Báo, đồng thời quảng bá hình ảnh của địa phƣơng trên phạm vi
rộng. vừa phù hợp với xu thế phát triển chung của báo chí cả nƣớc, vừa đáp ứng yêu
cầu phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế - xã hội tỉnh nhà, đồng thời phù hợp
với tinh thần của Đảng ta đối với phát triển nền báo chí Việt Nam theo hƣớng hiện
đại, tăng cƣờng mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ mƣời Ban Chấp hành Trung ƣơng
Đảng khóa XI đã đề ra.
+ Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Nông:
Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã đăng tải các thông tin chỉ đạo, điều hành
của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, thông tin thời sự trong tỉnh, trong nƣớc và quốc
tế; thông tin tổng quan về tỉnh Đắk Nông; tin tức về hoạt động các sở, ban, ngành,
đoàn thể, địa phƣơng và nhân dân trong tỉnh; thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ
trƣơng, chính sách pháp luật; liên kết tích hợp các trang thông tin điện tử thành viên
của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã.
Trang tin điện tử các sở ngành:
Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND các cấp cơ bản đúng
tôn chỉ, mục đích, bƣớc đầu cung cấp thông tin và ứng dụng công trực tuyến trên
môi trƣờng mạng đến ngƣời dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
56
Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành từng bƣớc đi vào hoạt động
ổn định; chủ yếu thực hiện chức năng cung cấp thông tin hoạt động nội bộ ngành,
lĩnh vực và giới thiệu, cung cấp một số văn bản chuyên ngành. Việc cung cấp các
dịch vụ công trực tuyến mới chỉ đƣợc thực hiện bƣớc đầu ở Sở Kế hoạch và Đầu tƣ.
Trang thông tin điện tử của một số cơ quan nhƣ Sở Thông tin và Truyền
thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, huyện Cƣ Jút thông tin cập nhật thƣờng xuyên, đảm bảo
tính chính trị tƣ tƣởng; nội dung thông tin chuyên ngành, thông tin tham khảo khá
phong phú, đa dạng.
Mặt hạn chế, qua kiểm tra cho thấy, còn nhiều trang thông tin điện tử của các
cơ quan, đơn vị chƣa kịp thời cung cấp thông tin chính thống của đơn vị mình lên
website. Thông tin về hoạt động của ngành, công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực,
các kế hoạch, quy hoạch của phần lớn các trang web không nhiều; lƣợng thông
tin đƣợc cập nhật trên trang web phần lớn đƣợc khai thác và dẫn nguồn từ các báo
khác.
Một số website của cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc lƣu trữ trên hệ thống
máy chủ Server đặt tại các doanh nghiệp cho thuê hosting ngoài tỉnh; cơ quan
quản lý website không thể kiểm soát đƣợc thông tin của mình đang nằm ở đâu, ai
đƣợc quyền truy cập vào server và ít đƣợc hỗ trợ nâng cấp, bổ sung hoàn thiện
website. Đây cũng là mối nguy cơ mất an toàn an ninh thông tin cao.
Nhiều trang tin có những hạng mục nhƣ: Thông tin chỉ đạo điều hành, Văn
bản quy phạm pháp luật, thông tin về quy hoạch, kế hoạch... chƣa đƣợc cập nhật
đầy đủ, thậm chí còn để trống. Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong một số
website chƣa đúng theo quy định tại Nghị định số 43 2011 NĐ-CP ngày 13/06/2011
Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin
điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc theo Quy định tối thiểu
đạt ở Mức độ 2 trở lên , điển hình nhƣ: Trang thông tin điện tử của UBND các
huyện Krông Nô, Đắk R’lấp, Đắk G’Long, Đắk Song, Tuy Đức.
+ Các bản tin:
57
Hoạt động của các bản tin chủ yếu là tổ chức cung cấp thông tin trong lĩnh
vực chuyên môn của các cơ quan tham mƣu của Tỉnh ủy; các cơ quan quản lý nhà
nƣớc. Hoạt động của các bản tin có 02 xu hƣớng đáng lƣu ý là: 1 một số ít bản tin
đã đổi mới mạnh mẽ về nội dung, hình thức thông tin, tăng số lƣợng phát hành,
nhƣ: Thông báo nội bộ - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Bản tin công tác Dân vận; Bản
tin Y tế; (2) ngừng xuất bản hoặc chuyển hình thức thông tin sang trang thông tin
điện tử.
Hoạt động của các cơ quan truyền thông báo chí trung ương và ngoài
tỉnh:
Đến 31 12 2017, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 05 cơ quan báo chí Trung
ƣơng, ngành và địa phƣơng khác đăng ký hoạt động thƣờng trú; 15 cơ quan báo chí
có đăng ký cử phóng viên hoạt động thƣờng xuyên. Trong đó có 03 cơ quan báo chí
có văn phòng thƣờng trú, cơ quan đại diện Báo Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam,
Thông tấn xã Việt Nam).
Thời gian qua, hoạt động báo chí của các nhà báo, phóng viên thƣờng trú,
phóng viên, cộng tác viên cơ quan báo chí Trung ƣơng, ngành, địa phƣơng khác
(gọi tắt là cơ quan báo chí không phải của địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
cơ bản tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí; tích cực tuyên truyền các
đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, những sự kiện nổi bật, nhiệm vụ trọng
tâm của tỉnh; giới thiệu hình ảnh của tỉnh đến với cả nƣớc và quốc tế; phản ánh kịp
thời các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, góp phần vào sự phát triển toàn diện của
tỉnh.
Mặt hạn chế trong hoạt động của các cơ quan truyền thông báo chí trung
ƣơng và ngoài tỉnh là:
Một số cơ quan đại diện, phóng viên thƣờng trú tại các địa phƣơng chƣa
quan tâm tuyên truyền các sự kiện, hoạt động của tỉnh; có trƣờng hợp thông tin
chƣa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện, thƣờng trú trên địa
bàn tỉnh. Điển hình nhƣ việc phản ánh một chiều, khai thác quá thiên về yếu tố tác
58
động đến môi trƣờng của dự án khai thác và chế biến bô xít, các dự án phát triển
nông – lâm nghiệp, thủy điện, v.v
Mặt khác, các phóng viên thƣờng trú đa phần không chấp hành chế độ tham
gia giao ban báo chí; không chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động thƣờng
trú. Còn một số phóng viên, cộng tác viên của các cơ quan báo chí hoạt động trên
địa bàn các tỉnh, thành phố không đăng ký với cơ quan chức năng, mà dùng thẻ Nhà
báo hoặc giấy giới thiệu của cơ quan báo chí để hoạt động gây bức xúc ở cơ sở. Một
số phóng viên, cộng tác viên báo chí hoạt động sử dụng thẻ nhà báo đã hết hạn hoặc
giấy giới thiệu của cơ quan báo chí không có thời hạn thực hiện không đúng theo
quy định của pháp luật về báo chí. Cơ quan TTĐC thiếu sự hợp tác với các chủ thể
quản lý hoạt động TTĐC ở địa phƣơng trong việc xử lý các hành vi sai phạm của
phóng viên thuộc quyền quản lý; Cơ quản chủ quản thiếu quan tâm chỉ đạo, xử lý
không nghiêm, thậm chí bao biện cho sai phạm của cơ quan báo chí thuộc quyền.
Ngoài r
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_bao_chi_tren_dia_ban_tinh_dak_n.pdf