rang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Bảng chữ viết tắt
Danh mục sơ đồ, các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO
HIỂM Y TẾ CHO TRẺ EM DƯỚI 06 TUỔI
6
1.1. Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi 6
1.2. Quản lý nhà nước về Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi 13
1.3. Các nhân tố tác động đến Quản lý nhà nước về Bảo hiểm y tế
cho trẻ em dưới 06 tuổi
33
1.3.1. Hệ thống thể chế 33
1.3.2. Tổ chức bộ máy QLNN về BHYT . 34
1.3.3. Cơ sở phục vụ cho QLNN về BHYT . 35
1.3.4. Năng lực của công chức, viên chức, ý thức của người dân, thủ
tục hành chính
36
1.3.5. Sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan 36
Tiểu kết Chương 1 37
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO
HIỂM Y TẾ CHOTRẺ EMDƯỚI 06 TUỔI
38
2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội của huyện 38
90 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi trên địa bàn huyện Krông pắc, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh
toán theo quy định.
- Tổ chức Bảo hiểm xã hội căn cứ danh sách số trẻ đã được khám
bệnh, chữa bệnh do cơ sở y tế chuyển đến, có trách nhiệm kiểm tra, xác
minh việc cấp thẻ BHYT cho trẻ. Trường hợp chưa được cấp thẻ thì hướng
dẫn cấp thẻ, sau đó trừ chi phí khám bệnh, chữa bệnh vào nguồn kinh phí
được sử dụng của cơ sở y tế ghi trên thẻ BHYT của trẻ đó. Trường hợp xác
định trẻ đã được cấp thẻ thì trừ vào nguồn kinh phí được sử dụng của cơ sở
y tế nơi trẻ đó đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.
1.2.3.4. Quản lý tài chính BHYT cho TE dưới 06 tuổi
* Quản lý quỹ BHYT
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014 quy định
việc phân bổ và sử dụng Quỹ BHYT như sau:
- 90% số tiền đóng BHYT dành cho khám bệnh, chữa bệnh;
- 10% số tiền đóng BHYT dành cho quỹ dự phòng, chi phí quản lý Quỹ
BHYT, trong đó dành tối thiểu 5% số tiền đóng BHYT cho quỹ dự phòng.
Số tiền tạm thời nhàn rỗi của Quỹ BHYT được sử dụng để đầu tư theo các
hình thức quy định của Luật BHXH. Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam quyết
định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hình thức và cơ cấu đầu tư của Quỹ
BHYT trên cơ sở đề nghị của BHXH Việt Nam.
31
Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số thu BHYT dành cho
khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh trong năm, sau khi
được BHXH Việt Nam thẩm định quyết toán thì phần kinh phí chưa sử dụng hết
được phân bổ theo lộ trình như sau:
Từ ngày Luật này có hiệu lực (01/01/2015) đến hết ngày 31/12/2020 thì 80%
chuyển về quỹ dự phòng, 20% chuyển về địa phương để sử dụng theo thứ tự ưu
tiên sau đây: Hỗ trợ quỹ khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo; hỗ trợ mức đóng
BHYT cho một số nhóm đối tượng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa
phương; mua trang thiết bị y tế phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ y tế; mua
phương tiện vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện.
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày BHXH Việt Nam thẩm định quyết toán,
BHXH Việt Nam phải chuyển 20% phần kinh phí chưa sử dụng hết về cho địa
phương. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày BHXH Việt Nam thẩm định quyết
toán, phần kinh phí chưa sử dụng hết được chuyển về quỹ dự phòng;
Từ ngày 01/01/2021, phần kinh phí chưa sử dụng hết được hạch toán toàn bộ
vào quỹ dự phòng để điều tiết chung.
Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số thu BHYT dành cho
khám bệnh, chữa bệnh nhỏ hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh trong năm, sau khi
thẩm định quyết toán, BHXH Việt Nam có trách nhiệm bổ sung toàn bộ phần kinh
phí chênh lệch này từ nguồn quỹ dự phòng.
* Sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh
Quỹ KCB BHYT được sử dụng để thanh toán chi phí KCB ngoại trú, nội trú
tại nơi đăng ký KCB ban đầu và chi phí KCB của TE dưới 06 tuổi phải chuyển
tuyến, KCB theo yêu cầu riêng và chi phí vận chuyển bệnh nhi.
* Thanh toán giữa cơ quan BHXH với cơ sở KCB
Cơ quan BHXH thanh toán chi phí KCB với cơ sở KCB trên cơ sở hợp đồng
KCB BHYT đối với các trường hợp KCB đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc
32
trong trường hợp cấp cứu, theo hình thức thanh toán theo phí dịch vụ hoặc thanh
toán theo định suất. Cơ sở KCB lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp để ký hợp
đồng với cơ quan BHXH.
* Nguyên tắc và nội dung thanh toán
Thanh toán theo phí dịch vụ là hình thức thanh toán dựa trên chi phí của các
dịch vụ y tế mà TE dưới 06 tuổi sử dụng. Chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao y tế, dịch
truyền được thanh toán theo giá mua vào của cơ sở KCB; chi phí về máu, chế phẩm
máu được thanh toán theo giá quy định. Chi phí các dịch vụ y tế khác dựa trên
Bảng giá viện phí áp dụng tại cơ sở KCB do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy
định về thu viện phí.
* Phương thức thanh toán
- Đối với các cơ sở KCB BHYT (nơi TE dưới 06 tuổi có thẻ BHYT đăng ký
KCB ban đầu) có thực hiện KCB ngoại trú và nội trú: Cơ sở KCB được sử dụng
90% quỹ KCB (tính trên tổng số thẻ đăng ký theo mức phí BHYT bình quân của
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) để chi trả chi phí KCB ngoại trú, nội trú và
chi phí vận chuyển cho bệnh nhi có thẻ BHYT đăng ký KCB tại cơ sở đó và chi phí
KCB tại các cơ sở khác trong trường hợp bệnh nhi được chuyển tuyến, cấp cứu hay
KCB theo yêu cầu riêng.
- Đối với cơ sở KCB BHYT (nơi TE dưới 06 tuổi có thẻ BHYT đăng ký KCB
ban đầu) chỉ thực hiện KCB ngoại trú: Cơ sở KCB được sử dụng 45% quỹ KCB
tính trên tổng số thẻ đăng ký theo mức phí BHYT bình quân của tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương để chi trả chi phí KCB ngoại trú tại cơ sở KCB đã đăng ký;
chi phí KCB ngoại trú tại các cơ sở KCB khác trong các trường hợp bệnh nhi được
chuyển tuyến, cấp cứu, KCB theo yêu cầu riêng và chi phí vận chuyển nếu có
chuyển viện. Phần quỹ KCB còn lại cơ quan BHXH dùng để thanh toán chi phí
KCB nội trú tại cơ sở KCB khác nơi TE dưới 06 tuổi được điều trị nội trú.
1.2.3.5. Thanh kiểm tra hoạt động chi trả BHYT cho TE dưới 06 tuổi
33
Để công tác quản lý tài chính BHYT diễn ra theo đúng quy định của
pháp luật, các bộ phận trong hệ thống tổ chức BM hoạt động một cách nhịp
nhàng và có hiệu quả, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát là không thể thiếu
trong quá trình quản lý. Thông qua thanh tra, kiểm tra và giám sát mà công
tác quản lý mới được thực hiện đầy đủ các chức năng của mình là phát hiện
ra những sai phạm, những thiếu sót, những lệch lạc, những tích cực và cả
những tiêu cực, từ đó có những xử lý kịp thời như động viên, khuyến khích
hay có hình thức xử phạt thỏa đáng, nghiêm minh, bảo đảm thực hiện theo
đúng những quy định.
Chủ thể thực hiện chức năng thanh tra và kiểm tra thuộc Kiểm toán
Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Sở Tài chính và Phòng Kiểm
tra thuộc cơ quan BHXH tỉnh. Chức năng giám sát được giao cho Ủy ban
thường vụ Quốc hội và HĐND các cấp.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát là khâu hết sức quan trọng. Nội dung
kiểm tra giám sát xoay quanh việc thực hiện các chế độ chính sách liên
quan đến lĩnh vực BHYT, công tác thu chi và sử dụng quỹ BHYT đối với
cơ quan BHXH. Công tác kiểm tra nội bộ có vai trò to lớn giúp phát hiện
và tìm ra những vấn đề thiếu sót trong quá trình thực hiện, qua đó điều
chỉnh kịp thời sai sót. Kiểm tra nội bộ cũng chính là phương pháp ngăn
ngừa hiệu quả những sai phạm trong quá trình thực hiện. Để công tác kiểm
tra đạt được hiệu quả cao, phạm vi kiểm tra cần bao gồm cả trước, trong và
sau chứ không chỉ đơn thuần là thao tác hậu kiểm những việc đã xảy ra
trước đó.
1.3. Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế
cho trẻ em dưới 06 tuổi
1.3.1. Hệ thống thể chế
34
Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước phản ánh mức độ “trơn
chu”, chuyên nghiệp hoá của toàn bộ hoạt động BHYT. Các chính sách
càng rõ ràng, càng phù hợp với điều kiện thực tế khách quan bao nhiêu thì
hoạt động BHYT càng chuẩn xác bấy nhiêu. Thực tế đã minh chứng, quốc
gia nào có hệ thống chính sách pháp luật càng rõ ràng, càng minh bạch thì
các hoạt động trong nội tạng của quốc gia đó càng chính xác. Các chính
sách pháp luật của nhà nước nó phản ánh sự ưu tiên đối với một hoạt động
cụ thể. Chính sách BHYT của nhà nước ảnh hưởng đến việc thực hiện quản
lý, tổ chức hoạt động BHYT. Nó thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối
với đời sống trẻ em dưới 06 tuổi nói riêng và tới toàn dân nói chung. Hệ
thống chính sách pháp luật nhà nước về BHYT càng rõ ràng, chi tiết thì
việc thực hiện các hoạt động BHYT càng thiết thực, và BHYT mới thực sự
trở về với đúng bản chất của nó - đảm bảo cuộc sống cho người tham gia.
1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế cho trẻ em
dưới 06 tuổi
BM quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác
QLNN về BHYT cho TE dưới 06 tuổi. Việc tổ chức tốt BM và triển khai
công tác QLNN có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các
Khi nói đến cơ cấu tổ chức BM quản lý, người ta thường đề cập đến
quy mô đội ngũ nhân sự thực thi nhiệm vụ QLNN và mối quan hệ giữa cấp
trên và cấp dưới, giữa cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực với cơ quan quản lý
chung trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Sự thiết lập ấy được thể hiện
trong chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức. Nếu việc quy định chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng
thiếu trách nhiệm hoặc lạm dụng quyền hạn trong thực thi nhiệm vụ. Bên
cạnh đó, nếu đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ yếu kém thì
sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về BHYT cho TE dưới 06 tuổi. Do đó,
35
tổ chức BM và cán bộ, công chức là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu
quả QLNN.
1.3.3. Cơ sở phục vụ cho quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế cho trẻ
em dưới 06 tuổi
- Tài chính BHYT là nguồn tài chính độc lập ngoài NSNN, nếu nền
kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định thì số thu BHYT cũng tăng theo.
Ngược lại, nếu nền kinh tế khủng hoảng và khó khăn kéo theo số thu
BHYT cũng giảm xuống. Sự biến động của nền kinh tế tác động to lớn và
là một nhân tố ảnh hưởng mật thiết đến nguồn thu BHYT từ các nhà máy,
công ty, doanh nghiệp, xí nghiệpQLNN về BHYT cho TE dưới 06 tuổi
đòi hỏi phải có những phương thức và cách thức tác động cũng như công
cụ và cơ chế để điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế kịp thời tùy theo từng thời
kỳ, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước. Có thể nói yếu tố
kinh tế có ảnh hưởng đến QLNN về BHYT cho TE dưới 06 tuổi.
- Chính sách BHYT do Nhà nước tổ chức triển khai thực hiện, mức
thu BHYT do Nhà nước ban hành, chức năng quản lý do cơ quan quản lý
thực hiện. Tuy nhiên, đối tượng bị quản lý là các tầng lớp cư dân trong xã
hội. Do đó, các yếu tố xã hội như tâm lý, tập quán của các tầng lớp dân cư,
truyền thống văn hóa, xã hội của dân tộc, kết cấu giai cấp trong xã hộicó
tác động và ảnh hưởng nhất định đến nội dung của chính sách tài chính
cũng như quá trình tổ chức thực hiện. Người thực hiện chính sách đa số
phải thấy được lợi ích cá nhân trong đó thì họ mới ủng hộ, mới dễ dàng
triển khai. Do đó cơ quan quản lý phải nắm được tâm lý, tập quán, thói
quen của đại bộ phận dân cư trong xã hội để áp dụng phương pháp quản lý
hiệu quả. Có thể nói yếu tố xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến QLNN về
BHYT cho TE dưới 06 tuổi.
36
1.3.4. Năng lực của công chức, viên chức, ý thức của người dân, thủ
tục hành chính
Đội ngũ công chức, viên chức thực hiện công tác quản lý và thực
hiện các chính sách liên quan đến bảo hiểm y tế đóng một vai trò quan
trọng, là một trong những yếu tố cơ bản để tạo hiệu quả chất lượng về bảo
hiểm y tế. Việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ này tác động rất
lớn đến hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
Người dân là chủ thể quan trọng của hoạt động BHYT. Việc có mặt
của người dân mới làm cho hoạt động BHYT trở thành một hoạt động
trong xã hội. Nhận thức của người dân có ảnh hưởng tới việc thực hiện các
văn bản luật về BHYT, việc thực thi các chính sách BHYT. Hoạt động
BHYT là hoạt động điều chỉnh các hành vi của các đối tượng BHYT. Việc
nâng cao nhận thức của người dân đối với hoạt động BHYT, một mặt giúp
cho hoạt động BHYT được thực hiện một cách chôi chảy, mặt khác giúp
cho cơ quan nhà nước nắm bắt được các kiến nghị, phản ánh để có sự tiếp
thu điều chỉnh cho phù hợp với thực tế cuộc sống.
Việc gải quyết tốt thủ tục hành chính liên quan đến bảo hiểm y tế
như: đăng ký khám chữa bệnh ban đầu; thủ tục thanh toán đối với trường
hợp tai nạn giao thông, một số quyền lợi của trẻ em dưới 06 tuổi sẽ nâng
cao chất lượng khám chữa bệnh, cải tiến quy trình thủ tục thực hiện khám,
chữa bệnh, giảm bớt các thủ tục phiền hà, đáp ứng sự hài lòng của người
bệnh BHYT nói chung và trẻ em dưới 06 tuổi nói riêng.
1.3.5. Sự phối hợp giữa các ngành có liên quan
Các tổ chức Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở phải coi
việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo hiểm y tế cho trẻ
em dưới 06 tuổi là một trong những công tác quan trọng của toàn bộ công
tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, quản lý và thực hiện công tác trẻ em. Các
37
cấp uỷ Đảng phải có nghị quyết đúng đắn; chính quyền từ Trung ương đến
cơ sở phải đề ra được những giải pháp cụ thể về việc thực hiện có hiệu quả
công tác tuyên truyền về BHYT cho trẻ em, thực hiện tốt công tác đăng ký,
cấp phát thẻ BHYT cho trẻ em.
Nhà nước phải đầu tư kinh phí thoả đáng cho một số hoạt động
chính của công tác TE. Nhất là công tác khám chữa bệnh cho TE dưới 06
tuổi, vì khi đảm bảo về sức khỏe cho các em thì mới hy vọng các em có
điều kiện phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, đáp ứng được
những yêu cầu về phát triển đất nước trong tương lai.
Các tổ chức xã hội, gia đình và cá nhân phải thực hiện nghiêm túc
các điều luật, chính sách và của Nhà nước quy định về công tác cấp phát,
sử dụng thẻ KCB cho TE dưới 06 tuổi.
Tiểu kết Chương 1
Để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN
về BHYT cho trẻ em dưới 06 tuổi trên địa bàn huyện Krông Pắc, tác giả đã
trình bày khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN
về BHYT cho TE dưới 06 tuổi.
Đối với cơ sở lý luận về BHYT, tác giả trình bày chi tiết khái niệm
về bảo hiểm y tế, tính chất, đồng thời nhấn mạnh vai trò to lớn của BHYT
đối với TE dưới 06 tuổi.
Tiếp theo, tác giả cũng hệ thống kiến thức nội dung QLNN về
BHYT cho TE dưới 06 tuổi gồm có 05 nội dung cơ bản là ban hành các
VBPL về BHYT cho TE dưới 06 tuổi, tổ chức BM và nhân sự thực hiện
BHYT cho TE dưới 06 tuổi, tổ chức các hoạt động cấp phát thẻ và chi trả
BHYT cho TE dưới 06 tuổi, quản lý tài chính BHYT cho TE dưới 06 tuổi
và thanh tra, kiểm tra hoạt động chi trả BHYT cho TE dưới 06 tuổi.
38
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM Y TẾ
CHO TRẺ EM DƯỚI 06 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KRÔNG PẮC
2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội của huyện
Krông Pắc
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Krông Pắc của tỉnh Đắk Lắk là một huyện miền núi có diện
tích tự nhiên 062.581 ha, có 15 xã và 01 thị trấn; 244 thôn, buôn, khối phố.
Dân số trung bình toàn huyện tính đến hết năm 2017 trên 325.000 người,
trong đó từ 0 đến dưới 106 tuổi là 108.000 người, chiếm 33.2% dân số, có
32.940 TE dưới 06 tuổi (chiếm 30,5% trên tổng số TE).huyện Krông Pắc
có 32 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 32% dân
số. Huyện Krông Păc nằm ở phía đông tỉnh Đắk Lắk, dọc hai bên Quốc lộ
26, từ km 12 đến km 50, trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Buôn
Ma Thuột 30 km.
- Phía Bắc giáp các huyện Cư M'gar, thị xã Buôn Hồ;
- Phía Đông giáp huyện Ea Kar;
- Phia Tây giáp thành phố Buôn Ma Thuột.
Huyện Krông Păc được nối liền với trung tâm các huyện trong tỉnh
bởi hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ, rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã
hội, thương mại, dịch vụ, du lịch... Nằm trên trục Quốc lộ 26, cách thành
phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hoà khoảng 160 km, cách sân bay Buôn Ma
Thuột khoảng 30 km, đây chính là điều kiện khá thuận lợi để phát triển
kinh tế - xã hội của huyện; có điều kiện tăng cường các quan hệ hợp tác
đầu tư phát triển.
39
Thị trấn Phước An là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của huyện.
Trung tâm thị trấn Phước An có điểm giao cắt giữa Quốc lộ 26 với Tỉnh lộ
9 nối huyện Krông Păc với huyện Krông Bông.
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Trong những năm qua huyện Krông Pắc thực hiện nhiệm vụ trong
bối cảnh đan xen giữa những thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức.
Các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp và đảm bảo an sinh theo kế hoạch của tỉnh đã có những
kết quả bước đầu, tạo ra điều kiện thuận lợi hơn về nhiều mặt; năng suất,
sản lượng nhiều loại cây trồng chủ lực của tỉnh tăng, giá bán duy trì tương
đối cao, giúp cho người sản xuất giảm bớt khó khăn, góp phần giữ mức
tăng trưởng cho khu vực nông nghiệp và thúc đẩy các hoạt động thương
mại, dịch vụ. Kinh tế nông nghiệp là thế mạnh hàng đầu, giá trị sản xuất
hàng năm trên lĩnh vực này chiếm 52,65% trong tổng GDP của cả huyện.
Trong đó, tập trung sản xuất các ngành hàng chủ lực là trồng cây công
nghiệp. Bình quân giá trị sản xuất trên một đơn vị sản xuất là 120 triệu
đồng/ha/năm và lợi nhuận đạt 70-80 triệu đồng/ha/năm.
Được sự quan tâm, đầu tư từ các chương trình phát triễn kinh tế-xã
hội, kết cấu hạ tầng nông thôn ở các xã đã có sự cải thiện đáng kể: điện-
đường- trường-trạm đã phát triễn rộng khắp đến các trung tâm, cụm xã; các
thiết chế văn hóa được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu của nhân dân; các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án
phát triễn kinh tế-xã hội được triễn khai thực hiện có hiệu quả đến tận các
thôn, buôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc, góp phần phát triển kinh tế, ổn
định về chính trị, đảm bảo an toàn về an ninh trật tự trên địa bàn toàn huyện
thời gian vừa qua.
40
Tuy đã có sự đầu tư đáng kể, nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng phục
vụ kinh tế, xã hội vẫn chưa đủ, chưa đảm bảo nhu cầu phát triễn ngày càng
nhanh của đời sống xã hội, nhất là khu vực nông thôn.
Bên cạnh đó, những khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng và
giá nguyên, nhiên, vật liệu tiếp tục tăng làm cho nhiều doanh nghiệp kinh
doanh thua lỗ, sản xuất đình trệ, thiên tai, dịch bệnh diễn ra ở nhiều nơi gây
thiệt hại lớn tài sản của nhân dân, an ninh trật tự, tranh chấp, khiếu kiện có
nơi, có lúc còn diễn ra phức tạptình hình trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến
sản xuất, đời sống của nhân dân và kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
từng năm của huyện.
Do có những ưu thế về vị trí và tài nguyên nên trong những năm qua
nền kinh tế của huyện phát triển khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước.
Cùng với sự ổn định về kinh tế, các chương trình trên lĩnh vực văn hóa, xã
hội cũng đã được thực hiện có hiệu quả hơn như: xoá đói giảm nghèo, định
canh định cư, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, xây dựng đời sống văn
hoá mới, phổ cập giáo dục... đã có tác động rất lớn đến việc chăm lo sức
khỏe cho nhân dân, trong đó có TE dưới 06 tuổi. Nhịp độ tăng trưởng kinh
tế ổn định, đời sống nhân dân được phát triển về mọi mặt là cơ sở cho việc
vận động và sử dụng các nguồn lực tạo điều kiện thực hiện tốt công tác
QLNN về BHYT cho TE dưới 06 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của TE trong thời gian qua.
2.2. Tổng quan chung về trẻ em huyện Krông Pắc
TE của huyện Krông Pắc tính đến tháng 12 năm 2017 là 108.000
chiếm 33,2% dân số cả huyện. Đây là nguồn nhân lực quan trọng, đồng
thời cũng là những chủ nhân của trong tương lai cần được quan tâm chăm
sóc. Bên cạnh những mặt đã thực hiện tốt thì vẫn còn những vấn đề đặt ra
cần giải quyết: tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi) của TE
41
dưới 5 tuổi vẫn ở mức cao; việc tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng của
TE có hoàn cảnh đặc biệt, TE vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
vẫn còn nhiều rào cản, mặc dù tỉnh nói chung và huyện nói riêng đã có
chính sách trợ giúp cho các em, vẫn còn một bộ phận TE nghèo, TE có
hoàn cảnh đặc biệt chưa tiếp cận được với giáo dục, nhất là nhóm TE
khuyết tật, TE lang thang, lao động kiếm sống, TE nhiễm HIV và gần đây
là nhóm TE bị rối nhiễu tâm trí. Chất lượng giáo dục ở các xã, vùng sâu,
vùng xa còn hạn chế. Tỷ lệ TE từ 3-5 tuổi đến trường mần non, mẫu giáo
còn thấp; tình trạng ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột TE, tình trạng TE vi
phạm pháp luật vẫn chưa có xu hướng giảm gây nên bức xúc trong dư luận xã
hội; các ấn phẩm bạo lực, khiêu dâm TE, sử dụng TE để buôn bán ma túy,
mại dâm vì mục đích thương mại chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tình
trạng tảo hôn vẫn diễn ra phổ biến ở các vùng đồng bào dân tộc và vẫn còn
trên 7% TE chưa được đăng ký khai sinh đúng độ tuổi; tình trạng tai nạn
thương tích TE, bỏ rơi TE và TE bị lây nhiễm HIV đang là những vấn đề đáng
báo động; tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị vẫn diễn ra đối với nhóm TE có
hoàn cảnh đặc biệt, nhất là đối với TE nhiễm HIV, khuyết tật nặng; tình trạng
sân chơi dành cho TE còn thiếu; hầu hết các địa phương trong huyện đều thiếu
điểm vui chơi giải trí và các sinh hoạt văn hóa tinh thần của TE; sự tham gia
của trẻ vào các hoạt động xã hội còn hạn chế, quyền tham gia của TE vẫn còn
mang tính hình thức. Qua khảo sát của ngành Lao động -Thương binh và Xã
hội đến cuối năm 2012 cả tỉnh có 13,16%, ở huyện Krông pắc là 8,5% TE
sống trong tình trạng nghèo, theo cách tiếp cận đa chiều về nghèo TE bao
gồm: nghèo về dinh dưỡng; nghèo về chăm sóc sức khỏe; nghèo về giáo dục;
nghèo nhà ở; nghèo về nước sạch; nghèo về vệ sinh môi trường; nghèo về
vui chơi giải trí và nghèo về bảo trợ xã hội.
42
2.3. Thực trạng Quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế cho trẻ em
dưới 06 tuổi trên địa bàn huyện Krông Pắc từ năm 2012 đến năm 2017
2.3.1. Ban hành các văn bản pháp luật về bảo hiểm y tế cho trẻ em
dưới 06 tuổi
Sự ra đời của Luật BHYT, Luật Trẻ em, Nghị đinh số 56/2017/NĐ-
CP của chính phủ về hướng dẫn chi tiết thực hiện một số điều của Luật Trẻ
em công tác QLNN về BHYT cho TE dưới 06 tuổi đã được tăng cường
trong sự phối hợp tương đối chặt chẽ, đồng bộ và trách nhiệm của các bộ,
ngành, tổ chức đoàn thể; hệ thống các văn bản hướng dẫn đã tạo hành lang
pháp lý cho việc thực hiện các chế độ, chính sách BHYT. Tuy nhiên công
tác chỉ đạo điều hành QLNN về BHYT cho TE dưới 06 tuổi còn có những
vướng mắc, hạn chế nhất định. Một số vấn đề Luật quy định chưa được rõ
ràng và chưa có văn bản hướng dẫn gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, ngày 01/7/2009;
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi số 46/2014/QH13, ngày 01/01/2015 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 25/2008/QH12.
Nghị định 105/2014/NĐ-CP, ngày 01/01/2015 của Chính phủ Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT.
Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC, ngày 01/02/2015 của
liên bộ: Y tế, Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT.
Thông tư 14/2016/TT-BYT, ngày 01/7/2016 của Bộ Y tế Quy định
chi tiết một số điều của Luật BHXH thuộc lĩnh vực y tế.
Quyết định 959/QĐ-BHXH, ngày 01/12/2015 của BHXH Việt Nam
Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
- Căn cứ các văn bản của trung ương, của tỉnh, Hội đồng nhân dân
huyện đã thông quan Nghị quyết chuyên đề số 05/2011/NQ-HĐND, ngày
43
18/3/2011 về công tác TE, trong đó chú trọng nội dung chăm sóc khám
chữa bệnh cho TE dưới 06 tuổi.
- UBND huyện đã ban hành 03 Chỉ thị về tăng cường công tác bảo
vệ, chăm sóc TE, Quyết định số 25/QĐ-UBND, ngày 20/02/2011 phê duyệt
Chương trình hành động vì TE huyện Krông Pắc giai đoạn 2011-2020.
2.3.2. Tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện bảo hiểm y tế cho trẻ em
dưới 06 tuổi
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu hoạt động của bảo hiểm xã hội huyện Krông Pắc
(Nguồn: BHXH huyện Krông Pắc)
Chú thích:
: Quan hệ trực tiếp
: Quan hệ chức năng
2.3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận
Bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ
Bộ phận tiếp
nhận và quản
lý hồ sơ
Bộ phận thu Bộ phận cấp
sổ thẻ
Bộ phận kế
hoạch tài
chính
Bộ phận chế
độ BHXH
Giám đốc
Phó giám đốc
44
- Nhận hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động và người lao động, đại lý
thu BHXH. Hướng dẫn lập hồ sơ, nhận kiểm tra hồ sơ và ghi giấy hẹn. Sau
đó chuyển hồ sơ cho từng bộ phận liên quan để các bộ phận giải quyết.
- Nhận lại hồ sơ từ các bộ phận đã giải quyết (cả hồ sơ không đủ để
giải quyết) chuyển trả cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động, các
hồ sơ còn lại lưu tại cơ quan BHXH.
Bộ phận thu
- Nhận hồ sơ và dữ liệu điện tử do bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ
sơ, bộ phận chế độ BHXH chuyển đến. Kiểm tra, đối chiếu và giải quyết hồ
sơ, cập nhật dữ liệu thu BHXH – BHYT mới phát sinh, hay chốt sổ BHXH
sau đó chuyển trả cho bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ.
Bộ phận cấp sổ thẻ
- Nhận hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động và người lao động do bộ
phận thu chuyển đến, danh sách và hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện, người
tự nguyện tham gia BHYT nộp tiền trực tiếp. Tại BHXH huyện do bộ phận
kế hoạch tài chính chuyển đến kiểm tra đối chiếu với dữ liệu trong chương
trình quản lý thu và dữ liệu của trung tâm thông tin BHXH Việt Nam với
hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động và người lao động.
- Trình Giám đốc ký, phê duyệt tờ khai, danh sách, văn bản đề nghị
và sổ BHXH đến chốt sổ, in thẻ BHXH, sổ BHXH. Khi giải quyết xong
chuyển trả cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Bộ phận kế hoạch tài chính
- Thu tiền – chi tiền: Thu tiền đóng BHXh tự nguyện, BHYT của
người tham gia thông qua đại lý thu, ký đóng dấu xác nhận đã thu tiền trên
bảng danh sách sau đó chuyển cho bộ phận cấp sổ thẻ.
- Nhận chứng từ chuyển tiền đóng BHXH – BHYT, Bảo hiểm tự
nguyện của đơn vị và người tham gia:
45
+ Cập nhật dữ liệu vào chương trình quản lý thu
+ Chi lương cơ quan, chi hoa hồng cho đại lý thu
+ Chi các khoản hoạt động củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_bao_hiem_y_te_cho_tre_em_duoi_0.pdf