Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM

Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH . 10

1.1. Tổng quan về bảo hiểm y tế hộ gia đình . 10

1.1.1. Một số khái niệm.10

1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm y tế.16

1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước bảo hiểm y tế và sự cần thiết của phát triển

bảo hiểm y tế hộ gia đình.18

1.2. Quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế hộ gia đình . 22

1.2.1. Quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế. 22

1.2.2. Nội dung phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình.23

1.2.3. Phát triển về chất lượng.26

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình.29

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế hộ gia

đình. 31

1.3.1. Điều kiện tự nhiên.31

1.3.2. Điều kiện xã hội - văn hóa .32

1.3.3. Điều kiện kinh tế .33

1.3.4. Vai trò của hệ thống chính trị.34

1.3.5. Công tác truyền thông.35

1.3.6. Hệ thống tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế.35

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế của một số nước và bài

học kinh nghiệm rút ra cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình . 36

1.4.1. Nhật Bản.37

1.4.2. Hàn Quốc.38

pdf117 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, vì đối tượng của quỹ thường có thu nhập thấp và không ổn định. Quỹ BHYT của người làm công ăn lương, đây là đối tượng có thu nhập thường xuyên và ổn định. Luật BHYT Nhật Bản quy định bệnh nhân BHYT phải thực hiện trách nhiệm cùng chi trả. Quy định này nhằm tăng thêm chi phí cho quỹ BHYT 38 đồng thời hạn chế sự lạm dụng quỹ từ phía người thụ hưởng. Mức cùng chi trả phụ thuộc vào đối tượng hoặc nhóm đối tượng, cụ thể: người lao động tự do trả 30%, công chức trả 20%, người lao động hưởng lương trả 10% chi phí KCB. 1.4.2. Hàn Quốc Hàn Quốc, nước thành công nhất ở khu vực châu Á trong thực hiện BHYT toàn dân trong một thời gian tương đối ngắn. Nếu tính từ khi có Luật BHYT năm 1963 (đến nay đã nhiều lần sửa đổi) cho đến khi đạt được BHYT toàn dân năm 1989 thì mất 26 năm vì trong 14 năm đầu tiên là dựa trên cơ sở tự nguyện. Đến năm 1977, Hàn Quốc ban hành Luật BHYT bắt buộc và sau 12 năm (đến năm 1989) thì đạt được mục tiêu bao phủ toàn dân. Luật BHYT Hàn Quốc quy định chế độ cùng chi trả khi đi KCB. Mức cùng chi trả là 20% đối với điều trị nội trú; từ 40 - 55% đối với KCB ngoại trú. Quyền lợi BHYT bị hạn chế đối với phần lớn các dịch vụ kỹ thuật mới, chi phí cao như chụp cắt lớp, siêu âm, liệu pháp hoá học điều trị ung thư. Đối với các loại dịch vụ này, bệnh nhân phải tự trả theo giá thị trường. Luật BHYT Hàn Quốc rất coi trọng việc kiểm duyệt chi phí KCB, quyết định tính hợp lý của các dịch vụ y tế nhằm ngăn chặn những thanh toán bất hợp lý và kiểm soát những chỉ định không cần thiết hoặc vượt quá mức quy định, xác định mức thanh toán hợp lý với cơ sở KCB. Luật BHYT Hàn Quốc giao quyền kiểm duyệt chi phí KCB cho cơ quan giám định BHYT. Cơ quan này thực hiện đánh giá các dịch vụ đã cung cấp cho bệnh nhân thông qua việc so sánh dịch vụ y tế do cơ sở KCB đã thực hiện với các chuẩn mực, quy định hoặc hướng dẫn để xác định xem nhà cung cấp dịch vụ đã thực hiện được ở mức tối ưu và với phương pháp hiệu quả chi phí tốt nhất chưa. Cơ sở để kiểm tra, bao gồm các chuẩn KCB đã được quy trong luật, các chuẩn để tính giá dịch vụ y tế, giá thuốc theo thông báo của Bộ Y tế và Phúc lợi. 39 1.4.3. Thái Lan Thái Lan bắt đầu triển khai BHYT toàn dân từ năm 1996, đến năm 2001 chương trình BHYT toàn dân được thực hiện thành công. Hệ thống BHYT Thái Lan được coi là một trong những hệ thống BHYT phức tạp trong khu vực. Để quản lý BHYT có sự tham gia của bốn Bộ. Bộ Tài chính thực hiện BHYT cho công chức, viên chức và công nhân làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước. Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội thực hiện BHYT thông qua cơ quan BHXH cho công nhân làm việc trong các đơn vị ngoài quốc doanh. Bộ Y tế thực hiện BHYT cho người nghèo và BHYT tự nguyện. Bộ Thương mại thực hiện bảo hiểm tai nạn giao thông. Việc quản lý phân tán quỹ BHYT gây ra khó khăn cho việc điều tiết quỹ khi cần thiết, đôi khi còn gây ra sự mất công bằng giữa những người tham gia BHYT. Quyền lợi BHYT bao gồm: chăm sóc sức khoẻ ban đầu, KCB ngoại trú và điều trị nội trú. Phương thức thanh toán theo phí dịch vụ. Mức đóng bằng 4,5% lương, trong đó Nhà nước đóng 1/3, chủ sử dụng đóng 1/3, người lao động đóng 1/3. Phương thức thanh toán chi phí KCB giữa cơ quan BHXH và Bệnh viện là khoán định suất. BHYT toàn dân bao gồm toàn bộ dân số còn lại, khoảng 46 triệu người. Chương trình này được thực hiện theo nguyên tắc mỗi người được cấp một thẻ BHYT. Quyền lợi BHYT được hưởng là những dịch vụ KCB cơ bản và tối thiểu, các chi phí đặc biệt người bệnh tự trả. Cơ quan BHYT ký hợp đồng KCB với các Bệnh viện cả công lẫn tư với phương thức thanh toán là khoán định suất đối với khu vực ngoại trú bằng 55% quỹ và theo nhóm chẩn đoán đối với khu vực nội trú bằng 45% quỹ. Như vậy, từ năm 2015 trở đi các đối tượng đều bắt buộc phải tham gia BHYT và cơ bản các đối tượng này đã tham gia đầy đủ, chỉ còn lại đối tượng chưa tham gia nhiều nhất là hộ gia đình, chính vì vậy để đẩy nhanh tiến độ 40 bao phủ BHYT toàn dân mà Luật BHYT đã quy định rất rõ là khi người dân tham gia BHYT thì phải tham gia toàn bộ 100% các thành viên trong hộ. Khi tất cả các hộ gia đình đều tham gia BHYT thì mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân đã thành công. Chính vì vậy nghiên cứu về BHYT hộ gia đình sẽ có trị để bổ sung vào cơ sở lý luận khi triển khai thực hiện BHYT nói chung và BHYT hộ gia đình nói riêng. Bên cạnh những lợi ích thiết thực mà người tham gia BHYT theo hộ gia đình có thể được nhận, tham gia BHYT theo hộ gia đình đồng thời thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân và gia đình đối với xã hội, bảo đảm tính nhân văn, tương trợ cộng đồng, nguyên tắc chia sẻ rủi ro ngay từ trong gia đình. Trước khi Luật Sửa đổi, bổ sung Luật BHYT có hiệu lực, BHYT tự nguyện vẫn còn được triển khai, hiện tượng “lựa chọn ngược” diễn ra khá phổ biến, nhiều người dân khi có nhu cầu sử dụng đến dịch vụ y tế mới mua thẻ BHYT, hay các gia đình thường chỉ mua thẻ BHYT cho những thành viên có nguy cơ ốm đau, bệnh tật cao nhất. Điều này một mặt đã làm “méo mó” bản chất nhân văn vốn có trong BHYT cũng như không phù hợp với mục đích tạo nên một kênh tích lũy cho sức khỏe (khi khỏe mua BHYT để dành cho lúc ốm đau, bệnh tật, người khỏe mạnh chia sẻ với người ốm yếu hơn) của chính sách BHYT. Mặt khác, đó chính là một trong những nguyên nhân làm tăng thêm gánh nặng cho Quỹ BHYT, gây khó khăn cho việc cân đối tài chính, đảm bảo thu – chi. Do vậy, quy định nghĩa vụ tham gia BHYT đối với toàn bộ thành viên hộ gia đình sẽ là một đảm bảo pháp lý để mỗi người dân, mỗi hộ gia đình xác định được động cơ đúng đắn hơn khi tham gia BHYT, thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội, mà trước hết là trách nhiệm với chính những người thân trong cùng một hộ gia đình. Tham gia BHYT theo hộ gia đình là nghĩa vụ, nhưng điều này mang lại rất nhiều quyền lợi cho người dân theo quy định của pháp luật. Hơn thế nữa, tham gia BHYT nói chung, tham gia theo nhóm hộ gia đình nói riêng thể hiện tinh thần tương thân tương ái tốt đẹp giữa các thành viên xã hội. 41 Tiểu kết chương 1 Chương 1 của luận văn đề cập đến những vấn đề: Hệ thống hóa luận cứ khoa học về BHYT, BHYT hộ gia đình. Từ đó phân tích về nội dung, đặc điểm, vai trò của BHYT hộ gia đình với công tác an sinh xã hội. Hệ thống hóa có kế thừa, bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với BHYT hộ gia đình. Theo đó, luận văn đã nêu ra một số điểm khoa học như sau: - Đề xuất khái niệm về QLNN đối với BHYT, nêu ra đặc điểm, vai trò của QLNN đối với BHYT hộ gia đình. - Nêu được sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với BHYT hộ gia đình. - Đưa ra được mục tiêu, yêu cầu, phương thức và công cụ quản lý nhà nước đối với BHYT hộ gia đình. - Hệ thống có tính kế thừa, bổ sung và hoàn thiện các nội dung QLNN đối với BHYT hộ gia đình. - Tổng kết kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về BHYT, như QLNN đối với BHYT hộ gia đình, từ đó có rút ra được một số bài học có thể vận dụng vào thực tiễn của Quảng Bình trong quá trình hoàn thiện QLNN đối với BHYT hộ gia đình. 42 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình, tổ chức Bảo hiểm xã hội 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên Tỉnh Quảng Bình có lịch sử 410 năm hình thành và phát triển, nằm ở Bắc Trung Bộ với diện tích tự nhiên 8.065km2, dân số năm 2016 có 879.695 người. Nằm ở trung điểm đất nước, toạ độ địa lý ở phần đất liền là: • Điểm cực Bắc: 18005’ 12" vĩ độ Bắc • Điểm cực Nam: 17005’ 02" vĩ độ Bắc • Điểm cực Đông: 106059’ 37" kinh độ Đông • Điểm cực Tây: 105036’ 55" kinh độ Đông Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hơi, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào, có Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển, qua đó mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại dịch vụ, du lịch, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, xây dựng Quảng Bình trở thành một trong những trung tâm kinh tế của miền Trung. Hơn nữa, tỉnh Quảng Bình lại nằm liền kề Hành lang kinh tế Đông - Tây đi qua 4 nước: Việt Nam - Lào - Thái Lan - Myanmar đây là điều kiện thuận lợi cho sự liên kết kinh tế giữa tỉnh Quảng Bình với các tỉnh và các nước lân cận, mở rộng thị trường kinh doanh và dịch vụ, phát triển thành địa 43 điểm tích tụ và phân luồng hàng hoá, dịch vụ giữa Quảng Bình với các tỉnh phía Bắc Trung Bộ, kinh tế đông tây. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Dân cư phân bố không đều, 86,83% sống ở vùng nông thôn và 14,4% sống ở thành thị. Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 421.328 người, chiếm khoảng 49,28% dân số. Quảng Bình là khu vực chuyển tiếp của văn hoá các miền trên cả hai chiều Bắc – Nam và Đông – Tây, đồng thời cũng là nơi tạo hoá để lại nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, mở ra khả năng phong phú cho phát triển nhiều loại hình du lịch như tham quan, thám hiểm, nghỉ ngơi, nghiên cứu du lịch sinh thái. Quảng Bình có bốn khu danh thắng nổi tiếng là Đèo Ngang, Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ và Phong Nha. Bờ biển có một số bãi tắm và điểm nghỉ ngơi giải trí kỳ thú như Cửa Nhật Lệ, cảng Giang, vịnh Hòn La, bãi tắm Đá Nhảy, di tích Bàu Tró. Đặc biệt Quảng Bình có vùng Karst trẻ Phong Nha - Kẻ Bàng – Him Nậm Nô rộng lớn (khoảng 200 nghìn ha) và là điển hình không chỉ của Việt Nam mà còn của cả thế giới. Vùng Karst này có trên 300 hang động lớn nhỏ, được mệnh danh là “vương quốc hang động”. Hệ thống động Phong Nha được đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với bốn điểm nhất (dòng sông ngầm dài và sâu nhất – 13.969 m, cửa hang cao và rộng nhất, có những bờ cát rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất). Vào tháng 7/2003, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Quảng Bình có 140 di tích đã được kiểm kê, đánh giá, trong số đó nổi bật nhất là quần thể di tích và danh thắng thành phố Đồng Hới gồm luỹ Đào Duy Từ và Quảng Bình Quan; di tích 44 lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng làng Ho (tuyến đường mòn lịch sử Hồ Chí Minh). Quảng Bình có nhiều mỏ nguyên liệu trữ lượng lớn phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng như đá vôi, cát trắng, cao lanh, đá xây dựng, sành sứ, đất sét 2.1.1.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng Về giao thông vận tải: Đến năm 2010: 100% xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã. Toàn tỉnh có 4.655 km đường bộ, trong đó có 736 km đường quốc lộ, 335 km đường tỉnh lộ, 923 km đường huyện và 2.661 km đường liên thôn, liên xã, trong đó có gần 300 km đã được rãi nhựa. Có 160 km đường sắt đi suốt chiều dài của tỉnh với 17ga. Có 116 km bờ biển, 364 km đường sông. Đã khôi phục, nâng cấp cảng Gianh cho tàu 1.000 tấn vào được với năng lực bốc xếp 100.000 tấn/năm, đã đưa cảng Hòn La vào hoạt động với tàu 1 vạn tấn vận chuyển hàng hóa ra vào cảng, đang chuẩn bị địa điểm để chuyển cảng Nhật Lệ ra ngoài trung tâm thành phố. Sân bay Đồng Hới đã được đưa vào sử dụng với năng lực 500.000 hành khách/năm. Phương tiện vận tải đến nay đã có 200 xe khách/4.846 chỗ ngồi, 4.460 xe vận tải đường bộ, 1.840 phương tiện vận tải đường thủy, 25 tuyến vận tải hành khách cố định ngoại tỉnh, 32 tuyến vận tải hành khách nội tỉnh, 2 tuyến vận tải hành khách quốc tế. Trong nông nghiệp: Đã đầu tư xây dựng 01 nhà máy chế biến hạt giống lúa kỹ thuật với công suất 1.500 tấn/năm đang hoạt động với 03 trại sản xuất giống kỹ thuật để cung cấp hạt giống cho toàn tỉnh. Về thuỷ sản: Toàn tỉnh có 4.521 tàu đánh cá lớn nhỏ với tổng công suất 159.337 CV và hơn 1.597 thuyền đánh cá thủ công, trong đó có 180 tàu đánh cá khơi với công suất bình quân mỗi chiếc trên 45CV. Cảng cá sông Gianh và 45 cảng cá Nhật Lệ đã đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả, nhằm thu hút lượng cá đánh bắt và chế biến phục vụ xuất khẩu. Thương mại và du lịch: Hệ thống chợ được phát triển, đến năm 2010 toàn tỉnh đã có 123 chợ, 4 trung tâm thương mại, tập trung ở Đồng Hới. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ có 238 cơ sở với 2766 phòng và 5.470 giường. Đã và đang đầu tư xây dựng khu du lịch Phong Nha là nơi được đánh giá là “Đông Dương Đệ Nhất động”. Có 2 khu xăng dầu tại cảng Gianh với công suất 8-10.000m3 với hệ thống cửa hàng vật tư, xăng dầu từ tỉnh xuống tận khu dân cư tập trung, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất. Về văn hoá xã hội: Đến năm 2010 có trên 100% số xã có trạm y tế, trong đó có 70% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; mỗi huyện có 01 bệnh viện và 2 - 3 phòng khám đa khoa; 100% số xã có trường tiểu học, 95% số xã có trường THCS, mỗi huyện có từ 2 - 3 trường THPT, 01 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. Ở tỉnh có có 1 trường Đại học, 2 trường THCN, 2 trường trung cấp nghề, 1 Đài Phát thanh - Truyền hình có công suất 5KW, có 8 trạm phát lại truyền hình và 7 đài phát thanh ở các huyện, thành phố. 2.1.1.3. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến 2016 a. Các chỉ tiêu kinh tế - Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,5% (kế hoạch cả năm tăng 7,5%, thực hiện cùng kỳ 7,1%); - Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,5% (kế hoạch cả năm tăng 3,0%, thực hiện cùng kỳ 3,9%); - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10% (kế hoạch cả năm tăng 10%, thực hiện cùng kỳ 9,5%); - Giá trị sản xuất dịch vụ tăng 8,7% (kế hoạch cả năm tăng 10%, thực hiện cùng kỳ 8,1 %); 46 - Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, thuỷ sản chiếm 20,6%; công nghiệp - xây dựng chiếm 36,8%; dịch vụ chiếm 42,6% (kế hoạch 20,5% - 36,8% - 42,7%); - Sản lượng lương thực đạt 29,9 vạn tấn, tăng 9,2% so cùng kỳ, vượt 8,7% KH (kế hoạch 27,5 vạn tấn, thực hiện cùng kỳ 27,4 vạn tấn); - Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 2.360 tỷ đồng, đạt 107,2% KH (dự toán cả năm 2.200 tỷ đồng, thực hiện cùng kỳ 2.108 tỷ đồng); - GDP bình quân đầu người đạt 25,2 triệu đồng (kế hoạch 25 triệu đồng); b. Các chỉ tiêu xã hội - Giải quyết việc làm cho 3,33 vạn lao động, đạt 104,1 % KH, bằng 106,1% so với cùng kỳ (KH cả năm 3,2 vạn lao động; thực hiện cùng kỳ 3,14 vạn lao động); - Tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,5% so với năm 2013 (kế hoạch giảm 3,5%); - Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế: 75,5% (KH 75%); - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 0,8% (KH giảm 1,5%); - Tỷ lệ phổ cập THCS đạt 99,4% xã, phường thị trấn (KH đạt 99,4%). - Tỷ lệ lao động qua đào tạo 56,1%; trong đó, lao động qua đào tạo nghề đạt 33,1% (kế hoạch: 56%; trong đó qua đào tạo nghề 33%); c. Các chỉ tiêu về môi trường - Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch 92,1% (kế hoạch 92%); - Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 80,3% (KH 80%); - Tỷ lệ che phủ rừng 67,8% (kế hoạch 70%). Hoạt động du lịch có bước phát triển mạnh và đột phá về số lượng. Năm 2015 số lượt khách du lịch đến Quảng Bình đạt 2,716 triệu lượt khách, tăng 97,5% so cùng kỳ 2014, doanh thu du lịch đạt 1.622 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm 2014. 47 2.1.2. Tình hình phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh 2.1.2.1. Thực trạng bao phủ bảo hiểm y tế trên tổng dân số Tính đến 31/12/2016, tổng số người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 776.773 người, tăng 67.961 người so với năm 2015, tương ứng tăng 6,94% và đạt tỷ lệ bao phủ dân số là 88,3%. Bảng 2.1. Tình hình tham gia BHYT so với dân số năm 2013-2016 ĐVT: người Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Số đối tượng tham gia BHYT 611.238 605.006 710.218 776.773 2 Dân số 863.350 868.714 872.925 879.695 3 Bao phủ về dân số tham gia BHYT 70,80% 69,64% 81,36% 88,30% (Nguồn: Niên giám thống kê và BHXH tỉnh Quảng Bình) Độ bao phủ dân số về BHYT năm 2015, 2016 tăng mạnh, bình quân 02 năm tăng trên 9%. Số liệu trên cho thấy, người tham gia BHYT tăng tương đối đều đặn, nguyên nhân chủ yếu là do Luật BHYT sửa dổi, bổ sung có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 được triển khai kịp thời, việc triển khai áp dụng về trách nhiệm tham gia BHYT đã được thực hiện đúng đối tượng, đúng thời điểm theo quy định, Chính phủ triển khai mở rộng các chính sách về hỗ trợ BHYT cho các nhóm đối tượng như người có công, hộ nghèo, cận nghèo, người sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Bảng 2.2. Tình hình tham gia BHYT theo nhóm đối tượng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2016 48 Đơn vị tính: Người T T Chỉ số Đối tượng đích ĐT tham gia BHYT Tỷ lệ % có BHYT ĐT chưa tham gia BHYT Tỷ lệ % chưa có BHYT I Đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT 762.768 713.194 93,50 49.574 6,50 1 Người lao động và người sử dụng lao động đóng 79.022 65.926 83,43 13.096 16,57 1.1 Hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể 32.206 32.206 100,00 0 0,00 1.2 Doanh nghiệp, trong đó: 46.816 33.720 72,03 13.096 27,97 - Doanh nghiệp nhà nước 7.821 7.039 90,00 782 10,00 - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 134 120 89,55 14 10,45 - Doanh nghiệp tư nhân 31.223 20.451 65,50 10.772 34,50 1.3 - Cơ quan, Tổ chức khác 7.638 6.110 79,99 1.528 20,01 2 Tổ chức BHXH đóng 41.853 41.853 100,00 0 0,00 2.1 Hưu trí, trợ cấp BHXH 37.258 37.258 100,00 0 0,00 2.2 Trợ cấp thất nghiệp 1.063 1.063 100,00 0 0,00 49 2.3 Đối tượng khác 3.532 3.532 100,00 0 0,00 3 Người sử dụng lao động đóng 465.957 465.740 99,95 217 0,05 3.1 Cán bộ xã hưởng trợ cấp từ NSNN 372 372 100,00 0 0,00 3.2 Người có công với cách mạng 32.942 32.942 100,00 0 0,00 3.3 Cựu chiến binh 6.350 6.350 100,00 0 0,00 3.4 Đại biểu quốc hội, HĐND 746 746 100,00 0 0,00 3.5 Bảo trợ xã hội 20.933 20.933 100,00 0 0,00 3.6 Người nghèo; người DTTS vùng KK;người sống ở vùng ĐBKK 255.775 255.775 100,00 0 0,00 3.7 Thân nhân Quân đội, Công an, Cơ yếu 15.477 15.477 100,00 0 0,00 3.8 Trẻ em dưới 6 tuổi 108.735 108.518 99,80 217 0,20 3.9 Đối tượng khác 24.627 24.627 100,00 0 0,00 4 NSNN hỗ trợ 175.936 139.675 79,39 36.261 20,61 4.1 Cận nghèo 50.849 50.849 100,00 0 0,00 50 4.2 Học sinh, sinh viên 91.487 88.742 97,00 2.745 3,00 4.3 Đối tượng khác 33.600 84 0,25 33.516 99,75 II Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình 116.927 63.579 54,37 53.348 45,63 Tổng số 879.695 776.773 88,30 102.922 11,70 ( Nguồn BHXH tỉnh Quảng Bình) Luật BHYT hiện nay đang quy định có 25 đối tượng và được xếp thành 5 nhóm theo trách nhiệm đóng BHYT. Kết quả thực hiện BHYT năm 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình của từng nhóm theo trách nhiệm đóng cho thấy: - Nhóm 1, do người lao động và người sử dụng lao động đóng đạt tỷ lệ 83,43%, trong đó đối tượng hành chính sự nghiệp có tỷ lệ tham gia đạt 100%, đối tượng doanh nghiệp 72,03%; - Nhóm 2, do quỹ BHXH đóng đạt tỷ lệ 100% - Nhóm 3, do NSNN đóng có tỷ lệ 99,95%. Chỉ duy nhất đối tượng Trẻ em dưới 6 tuổi chưa đạt 100%, điều này có liên quan đến cách thức tổ chức thực hiện và cơ chế phối hợp của các cơ quan liên quan trong thực hiện BHYT đối với đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý. - Nhóm 4, được NSNN hỗ trợ một phần mức đóng đạt 79,39%, trong đó đối tượng cận nghèo đạt 100% và học sinh, sinh viên đạt 97%. - Nhóm 5, tham gia BHYT hộ gia đình, đối tượng này phải tự đóng toàn bộ mức đóng BHYT, bao gồm nông dân, thân nhân người lao độngđạt tỷ lệ 54,37%, đây là nhóm có tỷ lệ tham gia đạt thấp nhất. Như vậy năm 2016, toàn tỉnh Quảng Bình có 102.922 người chưa tham gia BHYT, tương ứng 11,7% dân số, trong đó: 51 + Nhóm đối tượng có trách nhiệm phải tham gia (nhóm 1, 2, 3, 4) là 49.574 người, tương ứng 48,17% người chưa tham gia, chủ yếu là đối tượng người lao động làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân 13.096 người, đối tượng người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình 33.516 người. + Nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình (nhóm 5) là 63.579 người, tương ứng 51,83% người chưa tham gia. Năm 2016 đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình có bước phát triển vượt bậc so với năm 2015, tăng 21.146 người, tương ứng tăng 49,8% so với năm 2015. Trong số các đối tượng tham gia BHYT năm 2016, thì đối tượng chiếm số lượng và tỷ trọng lớn nhất là nhóm đối tượng do NSNN đóng, hỗ trợ đóng, cụ thể: + Ngân sách nhà nước đóng chiếm 60%; + Ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng chiếm 18%; + Người lao động và người sử dụng lao động đóng chiếm 8,5%; + Quỹ bảo hiểm xã hội đóng chiếm 5,4%; + Người tham gia BHYT hộ gia đình đóng chiếm 8,1%. Tuy nhiên thực tế tăng trưởng về độ bao phủ dân số về BHYT cũng chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế kéo dài, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập người lao động giảm, việc làm tăng không đáng kể, do vậy làm giảm tốc độ tăng số lượng lao động và nguồn thu nhập của lao động chính quy tham gia BHYT. Bên cạnh đó cũng không thể không nói tới một nhân tố khác đó là các doanh nghiệp, tổ chức do quá khó khăn về tài chính cũng đã tìm cách thỏa thuận với người lao động trong khi xác lập hợp đồng lao động để tránh nghĩa vụ đóng BHYT cho người lao động. 52 Đặc biệt, nhóm đối tượng hộ nghèo và cận nghèo giảm cả về số lượng và tỷ trọng trong khi các chính sách của nhà nước mở rộng đối tượng này, cho thấy tổng số hộ nghèo cần được hỗ trợ bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang có xu hướng giảm, đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển BHYT toàn dân. Trong số các đối tượng chưa tham gia BHYT năm 2016 là 102.922 người, chiếm 11,7% dân số thì tập trung vào một số nhóm đối tượng cụ thể như sau: + Nhóm đối tượng được NSNN hỗ trợ đóng có khoảng 36.261 người, chiếm 35,23%; + Nhóm đối tượng người lao động và người sử dụng lao động đóng có khoảng 13.096 người, chiếm 12,72%; + Nhóm đối tượng người tham gia BHYT hộ gia đình đóng có khoảng 53.348 chiếm 51,83%. 53 Hình 2.1: Thực trạng bao phủ BHYT về dân số tỉnh Quảng Bình 611.238 605.006 710.218 776.773 863.350 868.714 872.925 879.695 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 1.000.000 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 D ân s ố Số ĐT tham gia BHYT Dân số (Nguồn: BHXH tỉnh Quảng Bình) 2.1.2.2. Thực trạng bao phủ bảo hiểm y tế theo địa bàn hành chính (huyện/thị xã/thành phố) Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 06 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố được chia thành 03 khu vực tương đối; khu vực thành thị gồm các phường thuộc thành phố Đồng Hới với thành phần dân cư chủ yếu là kinh doanh thương mại, lao động chính thức trong các doanh nghiệp, khu vực đồng bằng nông thôn gồm 05 huyện, 01 thị xã với thành phần dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và lao động tự do, khu vực miền núi gồm 02 huyện. Độ bao phủ BHYT trên địa bàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư, ngành nghề...., Cụ thể: 54 Bảng 2.3. Số người tham gia BHYT theo từng địa phương ST T Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số người % so với dân số Số người % so với dân số Số người % so với dân số Số người % so với dân số 1 TP Đồng Hới 92.263 80,30 95.521 82,40 101.713 87,01 110.813 93,41 2 Minh Hóa 48.528 100,00 48.761 99,09 49.763 100,00 50.398 100,00 3 Tuyên Hóa 68.480 87,41 63.568 81,06 75.793 96,24 78.263 98,01 4 Quảng Trạch 139.013 66,43 71.583 67,87 98.389 92,82 104.130 97,66 5 Bố Trạch 111.423 61,35 111.378 61,03 130.192 71,07 146.151 79,47 6 Quảng Ninh 64.026 71,89 63.545 71,03 69.198 76,97 77.588 85,63 7 Lệ Thủy 87.505 61,72 90.235 63,44 110.940 77,73 123.399 86,20 8 TX Ba Đồn 60.415 57,57 74.230 70,23 86.031 80,76 Tổng cộng 611.238 70,79 605.006 69,69 710.218 81,36 776.773 88,30 (Nguồn: BHXH tỉnh Quảng Bình) • Ghi chú: Thị xã Ba Đồn được thành lập từ năm 2014 Qua báo cáo số liệu bảng trên cho thấy bao phủ về dân số BHYT giữa các địa bàn của tỉnh Quảng Bình có sự khác biệt giữa các khu vực. Trong khu vực miền núi gồm 02 huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa độ bao phủ BHYT rất cao, huyện Minh Hóa 100% do chính sách nhà nước hỗ trợ mức đóng 100% đối với các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch cũng đạt gần 100%. Khu vực thành thị như thành phố 55 Đồng Hới dân cư tập trung có độ bao phủ cao hơn, đạt trên 93%. Khu vực nông thôn, đồng bằng có dân số ít, tỷ lệ b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_bao_hiem_y_te_ho_gia_dinh_tren.pdf
Tài liệu liên quan