MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài . 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4
3.1. Mục đích . 4
3.2. Nhiệm vụ. 5
4. Đối tượng nghiên cứu . 5
5. Phạm vi nghiên cứu. 5
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 5
6.1. Phương pháp luận . 5
6.2. Phương pháp nghiên cứu . 5
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 6
8. Kết cấu nội dung của luận văn. 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU
SỐ. 8
1.1. Một số khái niệm. 8
1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
các dân tộc thiểu số . 16
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân
tộc thiểu số . 20
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa của một số dân tộc ở Việt Nam. 24
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN. 33
113 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t xây dựng
đời sống văn hóa” tiếp tục đƣợc đẩy mạnh và triển khai rộng khắp; đến năm
2017 có 86,3% số gia đình, 96,2% thôn, khu phố và 98,8% cơ quan, trƣờng học
đƣợc công nhận danh hiệu văn hóa.
Văn hóa truyền thống, nhất là ở vùng đồng bào DTTS đƣợc sƣu tầm, bảo
tồn và phát huy; thành lập đội nghệ nhân cồng chiêng, trống đôi và múa xoang
thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh để quảng bá du lịch văn hóa cộng đồng. Tôn tạo
khu di tích Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Phú Yên. Xây
dựng Bia chiến công tại di tích lịch sử Suối Cối, xã Xuân Quang 1, Nhà bia
tƣởng niệm ghi tên liệt sỹ huyện. Phong trào thể dục, thể thao từng bƣớc đƣợc
triển khai rộng khắp, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện thƣờng
xuyên. Có 04 câu lạc bộ thể dục thể thao đƣợc thành lập và hoạt động có hiệu
quả. Một số cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể dục, thể thao đƣợc đầu tƣ xây
40
dựng theo chủ trƣơng xã hội hóa.
Thành lập Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện và duy trì tốt hệ thống
đài truyền thanh xã. Chất lƣợng truyền thanh, truyền hình ngày đƣợc nâng lên;
kịp thời tuyên truyền, phổ biến các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nƣớc và cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân. Đƣa vào hoạt
động Trang thông tin điện tử huyện Đồng Xuân.
- Công tác giải quyết chính sách xã hội, giảm nghèo:
Các đối tƣợng chính sách, gia đình liệt sĩ, thƣơng bệnh binh, ngƣời có
công với cách mạng đƣợc quan tâm tốt hơn. Tập trung tổng rà soát chính sách
ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng nhƣng chƣa đƣợc hƣởng chế độ
chính sách để giải quyết đúng quy định. Phong trào xã hội hóa “Đền ơn đáp
nghĩa” đƣợc mở rộng trong quần chúng nhân dân, hằng năm huy động nhiều
nguồn vốn để xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ gia đình chính sách (Đảng bộ
huyện Đồng Xuân, 2015).
Công tác an sinh xã hội đƣợc đặc biệt chú trọng, nhất là công tác cứu trợ
xã hội đƣợc triển khai kịp thời, chính xác và đầy đủ. Chính sách bảo hiểm y tế tự
nguyện, khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo đƣợc thực hiện chu đáo. Tuy nhiên,
tỷ lệ hộ nghèo còn cao năm 2015 giảm còn 30% (chỉ tiêu đến 2020 xuống dƣới
15%). Chƣơng trình xóa nhà ở tạm đƣợc thực hiện tốt, đã hỗ trợ xây dựng, sửa
chữa 1.240 căn nhà và triển khai hỗ trợ xây dựng 176 nhà tránh lũ.
Công tác đào tạo nghề cho nông dân, đồng bào DTTS, ngƣời tàn tật đƣợc
quan tâm thông qua thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới. Lao động nông thôn đƣợc đào tạo nghề đạt 72,5% kế hoạch.
2.1.3. Sự tác động đến quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn
Đồng Xuân là huyện miền núi của tỉnh Phú Yên, điều kiện kinh tế - xã hội
còn gặp nhiều khó khăn. Nhƣng trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, cùng sự nỗ lực vƣơn lên của
đồng bào các dân tộc, kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số của huyện đã đạt
41
đƣợc những kết quả tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào đƣợc cải
thiện rõ rệt, kết cấu hạ tầng đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng làm thay đổi bộ mặt
vùng dân tộc và niền núi. Sự nghiệp y tế, giáo dục đƣợc quan tâm đầu tƣ phát
triển; hệ thống chính trị đƣợc tăng cƣờng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội đƣợc đảm bảo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác lãnh đạo nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số còn một số khó khăn, hạn chế nhƣ: Đời
sống của một bộ phận đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn
cao, kết quả giảm nghèo chƣa bền vững. Chất lƣợng nguồn nhân lực còn rất
thấp, năng lực cán bộ cơ sở còn hạn chế, hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số
còn yếu về chất lƣợng; tình trạng thiếu đất sản xuất, nƣớc sinh hoạt vùng đồng
bào dân tộc thiểu số vẫn cồn; kết cấu hạ tầng tuy đƣợc quan tâm đầu tƣ song vẫn
còn thiếu, giao thông đi lại đến nhiều thôn khó khăn; công tác tuyên truyền chủ
trƣơng, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc có mặt còn
hạn chế...Những hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
nhƣ: điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất và đời sống, xuất phát
điểm thấp, trình độ dân trí không đồng đều, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu
chƣa đảm bảo, tập quán canh tác lạc hậu; nguồn lực đầu tƣ cho vùng đồng bào
dân tộc chƣa đủ để bứt phá vƣơn lên...Từ những yếu tố trên gây tác động đến
việc QLNN về văn hóa nói chung và đặc biệt là văn hóa vùng đồng bào DTTS
số nói riêng.
2.2. Tình hình các dân tộc và đặc điểm văn hóa các dân tộc thiểu số
huyện Đồng Xuân
2.2.1. Tình hình các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đồng Xuân
Dân tộc thiểu số huyện Đồng Xuân có 10.116 ngƣời chiếm tỉ lệ 16,82%
dân số toàn huyện; có 17 dân tộc cùng nhau sinh sống và công tác, dân tộc Kinh
có 50.019 ngƣời chiếm tỉ lệ 83,17%, Chăm có 7.931 ngƣời chiếm tỉ lệ 13,18%,
Ba na có 1.944 ngƣời chiếm tỉ lệ 3,23%, các DTTS khác có 241 ngƣời chiếm tỉ
lệ 0,4%. Đồng bào các DTTS sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm nghiệp,
42
cuộc sống bình yên và gắn bó với núi rừng, có truyền thống yêu nƣớc, đoàn kết
từ bao đời nay, một lòng, một dạ sắt son nghe theo Đảng và Bác Hồ trong đấu
tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mặc dù có sự phát triển, tiến bộ đáng kể, nhƣng vùng đồng bào DTTS
huyện Đồng Xuân vẫn còn rất khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao so với mặt bằng
chung của tỉnh và cả nƣớc, kết quả giảm nghèo hàng năm đạt thấp và chƣa bền
vững. Kết cấu hạ tầng chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm. Thu
nhập bình quân đầu ngƣời thấp. Kết quả công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao
dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền
thống tốt đẹp của đồng bào DTTS còn hạn chế. Năng lực của đội ngũ cán bộ cở
sở tuy có đƣợc nâng lên, nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình
hình mới. An ninh trật tự, an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS vẫn còn tiềm ẩn
những yếu tố phức tạp.
2.2.2. Đặc điểm văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Đồng Xuân
2.2.2.1. Đặc điểm đời sống văn hóa dân tộc Chăm Hroi
Ngƣời Chăm Hroi huyện Đồng Xuân là tộc ngƣời nói hệ ngôn ngữ
Malayo – Polynesien cùng hệ ngữ với ngƣời Chàm, Chu Ru, Êđê, dân số có
7.931 ngƣời. Nguồn sống chính dựa vào canh tác lúa nƣơng, một phần lúa nƣớc,
chăn nuôi gia súc và sản xuất thủ công. Đến nay, đời sống kinh tế của ngƣời
Chăm Hroi ở huyện Đồng Xuân vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Ngƣời Chăm Hroi sống theo chế độ mẫu hệ, con gái đƣợc thừa kế tài sản.
Nhà ở: Nhà ở của ngƣời Chăm Hroi ở huyện Đồng Xuân là nhà sàn. Nhà
thƣờng có diện tích nhỏ, trung bình khoảng 30m2. Khi làm nhà, ngƣời ta thƣờng
chọn hƣớng Nam hoặc Tây Nam cửa chính đặt theo hƣớng mặt của ngôi nhà, đối
diện cửa chính là cửa phụ, hai bên hông có các cửa sổ. Cũng giống nhƣ nhiều
tộc ngƣời khác trên đất nƣớc ta, hiện nay ngƣời Chăm Hroi cũng xây dựng
những ngôi nhà khang trang, hiện đại và các nhà ở gần trục đƣờng giao thông
đều quay mặt ra hƣớng đƣờng đi.
43
Trang phục: Ngƣời Chăm Hroi ở huyện Đồng Xuân có trang phục riêng
dệt bằng thổ cẩm. Con trai áo màu trắng, bên ngoài mặc áo “ghon”, màu đen,
ngắn tay, xẻ nách 2 bên, áo không có nút mà chỉ cột 2 dây màu đỏ trƣớc ngực,
hai bên khuy áo có viền lai màu đỏ và màu trắng. Trong những ngày lễ hội, họ
cuốn thêm chiếc khăn hoặc một dải vải màu đỏ trên đầu. Phụ nữ mặc chiếc áo
hô, màu trắng nhƣ kiểu áo dài, quấn ên. Ngày nay bộ y phục của ngƣời Chăm
Hroi đã có rất nhiều thay đổi. Khi ở nhà hoặc đi rẫy, đi xa, đàn ông, phụ nữ
thƣờng ăn mặc áo sơ mi, quần tây phổ thông. Bộ y phục cổ truyền chỉ dùng
trong các lễ hội, song chỉ còn những ngƣời già, ngƣời lớn tuổi mặc.
Trang sức: Ngƣời Chăm Hroi không chỉ làm đẹp mình bằng việc trang trí
các hoa văn trên y phục, đeo cắm đồ trang sức trên đầu, trên cổ mà họ còn rất
thích trang sức trên những bộ phận khác của cơ thể.Đồ trang sức của ngƣời
Chăm Hroi gồm có: vòng đeo cổ (kiềng), vòng đeo tay (lon) vòng đeo chân
(nhƣ) và bông tai. Chất liệu để làm đồ trang sức là bằng bạc hoặc bằng đồng.
Những đứa trẻ con Chăm Hroi dù trai hay gái, khi tròn mộtnăm tuổi, cha mẹ đeo
cho những chiếc vòng cổ, vòng tay, vòng chân bằng đồng, nhằm trừ ma tà và
các loại Yàng ác.
Đám cƣới: (Pa roốp - nhum Pruôi) của ngƣời Chăm Hroi đƣợc thực hiện
theo hai bƣớc. Bƣớc một gia đình nhà trai phải họp bàn với già làng, rồi tổ chức
cử đại diện sang nhà gái gặp mặt, đặt vấn đề hôn lễ với nhà gái. Lễ vật cho lần
này gồm có gạo, trầu cau, một chiếc vòng bằng đồng và một chiếc khăn dài.
Bƣớc hai tổ chức hôn lễ. Ngày diễn ra hôn lễ, ngƣời ta tổ chức đánh cồng chiêng
và múa hát vui vẻ để chúc mừng cô dâu chú rể. Sau hôn lễ các chú rể phải theo
về sống bên nhà vợ.
Tục tang ma: Ngƣời Chăm Hroi, cơ bản đƣợc thực hiện theo hai bƣớc là
lễ tang (A tau zail) và lễ Bỏ mả (Pơ thi a tâu) còn gọi là lễ chia của cho ngƣời
chết. Lễ tang thực hiện ngay sau khi có chết,lúc này gia đình phải nhờ tới già
làng, trƣởng thôn tập trung dân làng tới giúp chặt gỗ để dựng nhà mồ, đẽo
tƣợng, đào huyệt. Sau khi chôn cất, những gia đình có điều kiện thì tổ chức cúng
44
cơm và thắp đèn, duy trì việc nuôi ma trong vòng một tháng. Lễ tang thƣờng tổ
chức trong vòng một ngày. Trong lễ, ngƣời ta thực hiện việc chia của, gồm có
nồi xoong, bát đĩa, gạo, muối và các vật dụng khác thƣờng ngày cho ngƣời đã
khuất. Ngoài các thủ tục làm ma của thầy cúng, còn tổ chức đánh cồng chiêng.
Lễ Bỏ mả không quy định cụ thể phải tổ chức vào thời gian nào, mà căn cứ vào
lúc nào làm xong nhà mồ.
Các lễ hội cộng đồng của ngƣời Chăm Hroi ở huyện Đồng Xuân nhƣ lễ
Đâm trâu (còn gọi là lễ Xoay trâu - cúng Yàng), lễ Mừng sức khỏe, lễ Cúng
Thần đất, lễ Mừng lúa mới, lễ Cúng cầu mùa,... Trong các nghi lễ trên, lễ Đâm
trâu là nghi lễ có ý nghĩa bao quát hơn cả. Bƣớc đầu của buổi lễ chính là việc dắt
trâu buộc vào cột cây nêu. Sau đó năm vị thầy cúng làm lễ báo với Yàng và mời
Yàng về dự lễ. Ngay chiều và đêm hôm đó, dân làng tổ chức Xoay trâu (dắt trâu
đi quanh cây nêu) và tổ chức đánh trống đôi- cồng ba - chiêng năm, múa hát và
uống rƣợu cần rất vui vẻ. Đến khoảng 10h sáng hôm sau, ngƣời ta tiến hành đƣa
trâu lên đâm để hiến tế Yàng. Sau khi đâm trâu, ngƣời ta làm thịt trâu, riêng đầu
trâu để lại làm lễ Rƣớc đầu trâu và xoay cột nhƣ khi con trâu vẫn còn sống.
Cho tới thời điểm này, các nghi lễ lớn đƣợc tổ chức hàng năm khắp các
thôn, làng của ngƣời Chăm Hroi. Đây luôn là những ngày hội văn hóa thực sự
quan trọng đối với đời sống tinh thần họ.
Về văn học – nghệ thuật:
Truyện kể, thơ ca:Rất phong phú về nội dung và đa dạng về thể loại nhƣ:
Thần thoại – truyền thuyết, đấu tranh xã hội, kể về các loài vật, tình yêu đôi lứa,
tiêu biểu nhƣ các truyện: Ngày và đêm, cái trống thần, sự tích chiếc nhà sàn,
dòng họ Xâu Doan, M Tao và Y Rít, Thỏ và Cọp, truyện nàng Rum, Khuôn H
Vuông,
Trƣờng ca: Trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của mình ngƣời Chăm Hroi
cũng dùng loại này một cách phổ biến. Theo kết quả sƣu tầm số lƣợng trƣờng ca
ngƣời Chăm Hroi vẫn còn lƣu giữ trên 20 trƣờng ca, tiêu biểu nhƣ: Tiếng cồng
ông bà Hơ bia-lơ đă, Chi Liêu, Chi Lơ Kok, Pong Mƣng đi săn, Chi Plơng, Chi
45
Lơ pang, Chi Jông, Anh em lạc nhau, Chi Tơm,Trong đó có các trƣờng ca đã
đƣợc sƣu tầm và xuất bản: Tiếng còng ông bà Hơ bia-lơ đă, Chi Liêu, Chi Lơ
Kok,
Dân ca: Nội dung của những bài hát này chủ yếu là những lời tự sự, đối
đáp về tình yêu hay những câu chuyện kể về cuộc sống của cha ông họ khi xƣa.
Tiêu biểu các thể loại nhƣ: Hát ru, hát đối đáp giữa nam với nam, hát đối đáp
giữa nam với nữ, hát khan,
Ngoài các hình thức hát trên, trƣớc đây ngƣời Chăm Hroi còn nhiều hình
thức hát khác nữa, nhƣ hát ru con, hát trong nghi lễ mừng lúa mới, và những bài
hát trong các nghi lễ tín ngƣỡng khác nhƣng đến nay đã bị thất truyền.
Múa dân gian (Xoang): Múa của ngƣời Chăm Hroi cơ bản là: Múa Tống
quái (Xoang chi ruts giau truts) là điệu múa đƣợc trình diễn trong các lễ hội và
nghi lễ tín ngƣỡng với mục đích là xua đuổi tà ma ra khỏi nghi lễ và bản làng.
Múa Tống quái do một ngƣời đàn ông múa chính và một ngƣời đàn ông khác
cầm chiếc que ngắn đập xuống đất theo nhịp của trống và cồng. Nhạc đệm cho
múa là 3 chiếc cồng, do 3 nam thanh niên đánh. Ngƣời múa chính vẽ lên trên
mặt mình những nét hình ma quái (chủ yếu là màu đen). Khi múa, ngƣời múa
chính đeo chiếc trống ngang bụng, rồi chuyển động những bƣớc chân rất phức
tạp, nét mặt biểu hiện sinh động. Họ vừa múa vừa đánh trống với các kỹ thuật
vê, vuốt trên mặt trống rất nhanh để tạo ra những âm hình tiết tấu rất phức tạp và
độc đáo. Múa Tống quái thực sự tạo ra những riêng biệt và hấp dẫn.
Múa trong lễ hội Đâm trâu: Đây là điệu múa không có tên gọi riêng
nhƣng nó đƣợc múa trong suốt quá trình nghi lễ. Khi múa, ngƣời múa thƣờng
xếp hàng và đi ngay sau dàn Cồng ba - Chiêng năm - Trống đôi. Tất cả những
ngƣời múa là nữ giới, số lƣợng tham gia múa không căn cứ, nhƣng thông thƣờng
là khoảng từ 8 - 12 ngƣời, chủ yếu là những ngƣời trẻ tuổi.
Do sống cận cƣ trong một thời gian khá dài và đan xen văn hóa với nhau
nên các điệu Xoang của ngƣời Chăm Hroi và Ba na rất giống nhau.
46
Nhạc cụ dân gian: Ngƣời Chăm Hroi ở huyện Đồng Xuân hiện nay còn
bảo tồn đƣợc nhiều nhạc cụ thuộc các họ: màng rung, tự thân vang, hơi và dây,
tiêu biểu nhƣ:
Chiêng A rap: Có từ 12-18 chiếc dùng trong các lễ hội Đâm trâu xoay cột,
bỏ mả (loại Chiêng này đƣợc tiếp thu từ ngƣời Gia Rai, tỉnh Gia Lai) đến nay
vẫn còn sử dụng.
Chiêng năm: Gồm 5 chiếc chỉ đánh khi có đám tiệc, giao lƣu và những lễ
cúng quan trọng nhƣ: cúng ông bà, đâm trâu xoay cột, cúng pơgru, lễ mừng lúa
mới và vào các dịp lễ hội,
Cồng ba: Gồm 3 chiếc đƣợc đánh khi buôn làng có ngƣời chết và phục vụ
lễ tang, đâm trâu, mừng lúa mới và các dịp lễ hội.
Trống đôi: Nhạc cụ này đƣợc dùng khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt
văn hóa của ngƣời Chăm Hroi. Nó là nhạc cụ đi liền với dàn Cồng ba và Chiêng
năm để chơi trong các nghi lễ tín ngƣỡng của buôn làng. Khi chơi Trống, ngƣời
ta kích âm bằng đôi bàn tay. Đặc biệt cách dùng bốn đầu ngón tay để vê, vuốt
trên bề mặt trống nhằm tạo ra các âm sắc và tiết tấu phức tạp, đây là sáng tạo
đặc biệt của ngƣời Chăm Hroi. Khi trình diễn cặp nhạc cụ này ngƣời ta còn thực
hiện các động tác múa rất độc đáo. Cồng ba- Chiêng năm - Trống đôi là bộ nhạc
cụ quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa của ngƣời Chăm Hroi. Ngoài ba
loại nhạc cụ này, ngƣời Chăm Hroi còn có các nhạc cụ bằng kim loại khác nhƣ
Bạt (còn gọi là Xập xẻng) làm bằng nhôm, đƣờng kính khoảng từ 18 - 20cm;
Lục lạc là các quả chuông nhỏ đƣợc xâu lại với nhau thành một bộ. Bạt và Lục
lạc là những nhạc cụ luôn tham gia hòa tấu cùng Cồng, Chiêng, Trống giúp cho
bản hòa tấu thêm sinh động.
Ngoài ra nhạc cụ thƣờng dung hàng ngày của ngƣời Chăm Hroi còn có:
Sáo trúc, Đinh đong, Đinh goong, Kèn môi, Tù và, Đàn bầu,
2.2.2.2. Đặc điểm đời sống văn hóa người Ba na ở huyện Đồng Xuân
Ngƣời Ba na huyện Đồng Xuân là tộc ngƣời có ngôn ngữ thuộc nhóm
Môn - Khơ me, ngữ hệ Nam Á, dân số có 1.944 ngƣời. Nguồn sống chính dựa
47
vào canh tác lúa nƣơng, một phần lúa nƣớc, chăn nuôi gia súc và sản xuất thủ
công. Đến nay đời sống kinh tế của ngƣời Ba na ở huyện Đồng Xuân vẫn còn
gặp nhiều khó khăn.
Ngƣời Ba na ở huyện Đồng Xuân sống theo chế độ song hệ, nam nữ bình
đẳng, ngƣời con út sẽ đƣợc thừa hƣởng gia tài của bố mẹ.
Hiện nay, đồng bào ở đây có các dòng họ: So, La O, La Lan, Mang, Kpa.
Nhà của ngƣời Ba na là nhà sàn. Hầu hết các ngôi nhà sàn của ngƣời Ba na kiến
trúc kiểu dáng gần với hình vuông. Nhà có một cầu thang đi lên đặt chính giữa
phía trƣớc cửa nhà. Trong nhà không có ban thờ. Ngƣời ta đóng một chiếc bàn
thờ bằng gỗ đặt trên một đoạn tre cao khoảng 1m dựng ngoài sân làm nơi thờ
các Yàng, thờ các vị thần quanh nhà và cũng là nơi để mời gọi tổ tiên về trong
những dịp lễ tết.
Làng nào của ngƣời Ba na cũng có một ngôi nhà để sinh hoạt cộng đồng
gọi là nhà Rông. Trong nhà Rông, ngƣời ta để các vật linh của làng nhƣ
Cồng,Chiêng, Trống, ché, đầu trâu và các vật dụng dùng để sinh hoạt cung cho
cả thôn, làng. Nhà Rông là trái tim của buôn làng, là nơi tổ chức nhiều sinh hoạt
văn hóa tín ngƣỡng cộng đồng. Hiện nay, những gia đình có điều kiện kinh tế
ngƣời ta xây dựng những ngôi nhà kiên cố, hiện đại nhƣ nhà xây mái bằng theo
kiến trúc nhà của ngƣời Kinh, nhà sàn chỉ còn lại nhỏ ở phía sau hoặc bên hông.
Những ngôi nhà này đang dần đƣợc thay thế cho các ngôi nhà truyền thống
trƣớc đây của đồng bào.
Trang phục: Trang phục của ngƣời Ba na may bằng vải dệt thổ cẩm. Nam
giới đóng khố, khoác tấm choàng chéo qua vai xuống nách phải. Đầu quấn khăn
thổ cẩm. Trang phục nữ đƣợc thiết kế dƣới dạng váy áo rời. Váy dài cuốn bằng
một miếng vải liền. Áo cổ tròn có hai loại, một loại cộc tay và một loại dài tay.
Ngày nay, ngƣời Ba na ít mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt hàng
ngày. Thay vào đó, ngƣời ta mặc những bộ trang phục phổ thông giống ngƣời
Kinh hiện đại và tiện dụng.Trang phục truyền thống chỉ mặc khi có lễ hội và
sinh hoạt cộng đồng.
48
Cƣới hỏi: Ngƣời Ba na thƣờng tổ chức theo ba bƣớc. Bƣớc một nhà trai
mang sang nhà gái lễ vật gồm một ché rƣợu và một con gà để dạm hỏi. Bƣớc thứ
hai đƣợc tổ chức sau dạm hỏi. Bƣớc này, ba ngƣời đại diện nhà trai mang sang
nhà gái một chiếc vòng bằng đồng. Lễ vật này để đeo vào tay cô gái và khi ấy cô
gái chính thức đã trở thành vợ. Bƣớc thứ ba là lễ cƣới. Lễ cƣới đƣợc tiến hành
cả bên nhà gái và nhà trai. Sau lễ cƣới chú rể phải chuyển sang ở hẳn bên nhà
gái.
Ma chay: Ngƣời Ba na thông thƣờng tiến hành theo hai bƣớc. Bƣớc một
là lễ tang và bƣớc hai là lễ Bỏ mả. Lễ tang đƣợc tổ chức ngay sau khi chết. Chôn
cất đƣợc một thời gian, ngƣời ta tổ chức lễ Bỏ mả cho ngƣời chết. Lễ Bỏ mả
chính là lễ chia của và lễ khánh thành nhà mồ cho ngƣời chết.
Lễ hội: Ngƣời Ba na quan niệm thế giới đa thần, vạn vật hữu linh. Hàng
năm, họ thƣờng tổ chức nhiều nghi lễ lớn, nhƣ lễ Đâm trâu, lễ hội Tết đổ đầu (ăn
cơm mới), lễ cúng cho ngƣời ốm, lễ bỏ mả v.v... Trong các nghi lễ đó, lễ Đâm
trâu đƣợc coi là nghi lễ quan trọng và lớn nhất của đồng bào. Lễ Đâm trâu
không tổ chức định kỳ hàng năm, mà thƣờng diễn ra khi buôn làng đƣợc mùa
nƣơng rẫy. Lễ thƣờng diễn ra trong vòng ba ngày. Những ngày đó, cùng với các
bƣớc lễ quan trọng là hiến tế trâu cho Yàng, đồng bào thƣờng tổ chức uống rƣợu
cần và đánh cồng chiêng vui vẻ. Ngƣời ta tổ chức nghi lễ này là để tạ ơn các
Yàng đã phù hộ, che chở cho họ, đồng thời cầu mong Yàng và các thần linh phù
hộ cho họ những điều may mắn trong cuộc sống.
Nhìn chung, mặc dù đời sống kinh tế của ngƣời Ba na ở huyện Đồng
Xuân, tỉnh Phú Yên còn gặp nhiều khó khăn, song đồng bào còn đang lƣu giữ
đƣợc nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống khá độc đáo. Trong nhiều
hình thức văn hóa dân gian cổ truyền còn lƣu giữ đƣợc tới ngày nay, âm nhạc
đƣợc coi là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sinh hoạt
văn hóa của đồng bào.
Văn học dân gian: Văn học dân gian của ngƣời Ba na khá phong phú với
nhiều chủ đề phản ánh đời sống kinh tế tự nhiên, có nhiều loại dân ca tiêu biểu,
49
biểu hiện nhiều hình tƣợng, ngôn ngữ tự nhiên nhƣ: Cúng ma, tình yêu, cƣới hỏi,
tình bạn, hát ru,Tiêu biểu nhƣ: hát trƣờng ca, hát kể chuyện, hát ru con, hát
đối đáp,
Nhạc cụ dân gian: Hiện nay, trong kho tàng âm nhạc dân gian của ngƣời
Ba na còn có đủ nhạc cụ thuộc các họ: dây, tự thân vang, màng rung và hơi.
Trống đôi: Thuộc họ màng rung, kích âm bằng cách sử dụng trực tiếp
lòng bàn tay đánh trên bề mặt trống. Ngƣời đánh trống đôi phải là nam, có sức
khỏe tốt. Bởi trong quá trình đánh trống họ còn phải biểu diễn các động tác múa
rất phức tạp và phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa các động tác của cơ
thể với đôi bàn tay. Trong lễ hội, thông thƣờng trống đôi phải đi trƣớc đội cồng
chiêng. Tuy nhiên cũng có khi ngƣời ta tách một chiếc đi trƣớc và một chiếc đi
sau cùng. Trống đôi có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt văn hóa
truyền thống và các lễ hội của nguời Ba na trên địa bàn huyện Đồng Xuân.
Cồng ba: Cồng ba là tên gọi bộ 3 chiếc chiêng núm có đƣờng kính lần
lƣợt là: 53cm, 43cm và 31cm. Khi đánh Cồng ba ngƣời ta đánh buông nhiều hơn
là đánh chặn âm nhằm tạo ra âm thanh vang lên một cách tự nhiên.
Chiêng năm: Là tên gọi 5 chiếc Chiêng bằng có đƣờng kính lần lƣợt là:
37cm, 34cm, 32cm, 30cm, 28,5cm. Khi đánh Chiêng năm, ngƣời đánh luồn bàn
tay vào phần dây buộc của Chiêng,bốn ngón tay đặt phía mặt ngoài Chiêng,
ngón tay cái phía trong Chiêng, lúc này dây đeo Chiêng sẽ nằm giữa ngón cái và
bốn ngón còn lại. Khi diễn tấu, Chiêng nằm ở vị trí ngang ngực, phần khuỷu tay
gấp lại để đánh. Để cho ra những âm thanh vang - ngắt, nhịp nhàng, ngƣời chơi
phải biết kết hợp nhuần nhuyễn tay dùi với tay chặn âm trên mặt Chiêng. Cồng
ba - Chiêng năm là bộ Cồng Chiêng rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn
hóa và có mặt hầu hết trong các lễ hội truyền thống của ngƣời Ba na.
Lục lạc, Xập xẻng: Là hai nhạc cụ thuộc họ tự thân vang. Lục lạc gồm
nhiều quả chuông đồng có kích thƣớc nhỏ đính chặt vào một băng vải thổ cẩm.
Khi chơi, ngƣời ta cầm hai đầu băng vải giật thả để tạo âm thanh, tạo nhịp điệu.
Xập xẻng gồm hai đĩa nhôm hình tròn, lòng chảo, đƣờng kính mỗi đĩa khoảng
50
18cm. Khi chơi, ngƣời ta đập hai đĩa vào nhau theo các âm hình tiết tấu định
sẵn. Lục lạc và Xập xẻng thƣờng đi với nhau thành một cặp và thƣờng đƣợc
dùng để hòa tấu cùng với Cồng ba - Chiêng năm - Trống đôi mà không chơi độc
lập.
Sáo ngang: Có cấu tạo gần giống với chiếc sáo ngang của ngƣời Kinh
(Việt).
Đinh goong: Là nhạc cụ thuộc họ dây, chi gảy. Đinh goong có năm dây,
các dây lên không theo thứ tự từ trầm tới cao, từ phải sang trái, mà đƣợc sắp xếp
theo quy định riêng. Đinh goong có thể sử dụng đệm cho hát, hoặc độc tấu.
Nhạc cụ này không quy định chặt chẽ đối với ngƣời sử dụng, nhƣng thông
thƣờng do nam giới sử dụng là chủ yếu. Đinh goong không đƣợc sử dụng trong
tang ma.
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đồng Xuân
Huyện Đồng Xuân năm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Yên, cách trung tâm
thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên 45 km, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên 20 km,
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 70 km, huyện có tuyến đƣờng sắt Bắc –
Nam; Quốc lộ 19C và tuyến đƣờng Phú Yên – Gia Lai nối với các tỉnh Tây
Nguyên. Do vậy, Huyện có vị trí chiến lƣợc quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc
phòng – an ninh không chỉ đối với Phú Yên mà đối với cả các tỉnh lân cận và
Tây Nguyên. Hiện nay, dân số của huyện có hơn 60 ngàn ngƣời gồm cộng đồng
17 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó có 10.116 ngƣời đồng bào dân tộc
thiểu số chiếm tỉ lệ 16,82% dân số. Quá trình cộng cƣ, giao lƣu tiếp xúc văn hóa
giữa các dân tộc anh em đã tạo nên văn hóa nhiều màu sắc, đa dạng. Đặc biệt là
nét văn hóa truyền thống của các DTTS, tiêu biểu là nghệ thuật trình diễn
“Trống đôi – Cồng ba – Chiêng năm” của dân tộc Ba na thôn Xí Thoại, xã Xuân
Lãnh đã đƣợc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi
vật thể cấp Quốc gia tại Quyết định số 3465/QĐ-BVHTTDL ngày 13/10/2015 của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật
51
thể Quốc gia. Đó là niềm tự hào và vinh dự lớn của đồng bào dân tộc Ba na nói
riêng và đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đồng Xuân nói chung.
2.3.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số
Trong những năm qua, cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế - xã hội,
công tác bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc luôn đƣợc Đảng bộ huyện
quan tâm đặc biệt. Quán triệt và nhận thức sâu sắc các quan điểm “văn hóa là
nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”,
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đồng Xuân lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020
xác định: Đầu tƣ phát triển văn hóa tƣơng xứng với tăng trƣởng kinh tế. Bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử - văn hóa, danh
thắng và các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc,
Để thực hiện mục tiêu trên, Đảng bộ, chính quyền huyện đã đề ra những
chủ trƣơng chính, chính sách, chƣơng trình, giải pháp về công tác bảo tồn và
phát triển văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện cụ thể nhƣ: Quyết định số
774/QĐ-UBND của UBND huyện Đồng Xuân về việc phê duyệt đề án phát
triển văn hóa – du lịch thôn Xí Thoại và Hà Rai, xã Xuân Lãnh. Huyện ủy ban
hành Chƣơng trình hành động số 08-CTr/HU ngày 03/8/2016, UBND huyện ban
hành Kế hoạch số 927/KH-UBND ngày 04/10/2016 về thực h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_bao_ton_va_phat_huy_gia_tri_van.pdf