Luận văn Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa bàn tỉnh Nghệ An

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ BẢO VỆ MÔI

TRưỜNG. 7

1.1. Một số khái niệm cơ bản về môi trường . 7

1.1.1. Khái niệm môi trường. 7

1.1.2. Chức năng môi trường . 9

1.1.3. Bảo vệ môi trường. 10

1.2. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. 12

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. 12

1.2.2. Vai trò, sự cần thiết quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. 13

1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường . 16

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường . 17

1.3. Bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững. 19

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở một số địa

phương. 22

1.4.1. Tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh . 23

1.4.2. Bài học cần tham khảo cho Nghệ An trong quản lý nhà nước về bảo vệ

môi trường. 34

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ BẢO VỆ MÔI

TRưỜNG TẠI TỈNH NGHỆ AN. 40

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An. 40

2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 40

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội . 45

2.2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại tỉnh

Nghệ An . 49

2.2.1. Thực trạng bảo vệ môi trường tại tỉnh Nghệ An. 49

pdf113 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10.586,21 8.264,3 9.001,73 8.425,65 8.264,35 Nguồn: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai tỉnh Nghệ An Tài nguyên rừng: Hiện nay, diện tích rừng của tỉnh là khoảng 963.690,99 ha, trong đó rừng phòng hộ là khoảng 301.263,26 ha, rừng đặc dụng chiếm gần 169.479,31 ha, rừng kinh tế trên 492.948,42 ha. Nhìn chung rừng ở đây rất đa dạng, có tiềm năng khai thác và giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lƣợng gỗ còn trên 50 triệu m3; nứa 1.050 triệu cây, trong đó trữ lƣợng rừng gỗ kinh tế gần 8 triệu m3, nứa 415 triệu cây, mét 19 triệu cây. Khả năng khai thác gỗ rừng tự nhiên hàng năm 19 - 20 nghìn m3; gỗ rừng trồng là 55 - 60 nghìn m3; nứa khoảng 40 triệu cây. Ngoài ra còn có các loại lâm sản, song, mây, dƣợc liệu tự nhiên phong phú để phát triển các mặt hàng xuất khẩu. Không những vậy, rừng Nghệ An còn có nhiều loại thú quý khác.[32, tr 5-20]. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Về kinh tế: Nghệ An phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm nội địa bình quân thời kỳ 2016-2020 đạt 9-10%. GDP/ngƣời tính theo USD năm đạt 2.800 - 3.500 USD. Tốc độ tăng trƣởng GTSX công nghiệp - xây dựng đạt 13-14%. Tốc độ tăng trƣởng GTSX nông - lâm nghiệp - thủy sản đạt 4,5- 46 5,0%. Tốc độ tăng trƣởng GTSX dịch vụ đạt 9,0-10,0%. Thời kỳ 2016-2020: Công nghiệp - xây dựng 40 - 41%, dịch vụ 40-41%, nông lâm ngƣ nghiệp 19- 20%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 khoảng 1.000 triệu USD. Phấn đấu mức thu ngân sách trên địa bàn đạt khoảng 18.000 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tƣ: Khoảng 400.000 tỷ đồng giai đoạn 2016-2020. Nếu so với giai đoạn 5 năm 2010 - 2015, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân của tỉnh Nghệ An chỉ đạt 7,59%. Tổng GDP đạt 243.428,1 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2016-2017 cao hơn tốc độ tăng của những năm trƣớc đây. Năm 2016, trong 7,24% mức tăng trƣởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đã đóng góp 1,19 điểm %; khu vực công nghiệp, xây dựng đóng góp 2,38 điểm %; khu vực dịch vụ đóng góp 3,01 điểm % và thuế sản phẩm đóng góp 0,66 điểm %. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,39%, trong đó ngành nông nghiệp tăng 3,84% do sản phẩm trồng trọt năm 2015 tăng ở mức vừa phải nhƣ lƣơng thực tăng 3,71%, rau tăng 3,11%, cộng với ngành chăn nuôi vẫn phát triển khá, sản lƣợng xuất chuồng tăng, sữa bò tăng mạnh do đó giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp có mức tăng vừa. Còn lại 2 ngành lâm nghiệp và thủy sản đều có mức tăng khá, trong đó ngành lâm nghiệp tăng 6,07% do trong kỳ sản lƣợng lâm sản khai thác đều tăng khá so với cùng kỳ năm trƣớc và ngành thủy sản tăng 8,53% do sản lƣợng nuôi trồng và đánh bắt tăng mạnh. Khu vực công nghiệp - xây dựng giá trị tăng thêm 8,66% so với cùng kỳ năm trƣớc, đây là mức tăng cao nhất trong những năm gần đây. Nguyên nhân do ngành công nghiệp Nghệ An đã bắt đầu phục hồi, trong năm có thêm một số sản phẩm mới và các sản phẩm đầu vào của ngành xây dựng đã sản xuất tăng trở lại nhƣ đá xây dựng, gạch, xi măng, tấm lợp kim loại do đó chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2016 tăng 13,31%. Ngành xây dựng, sau nhiều năm các công trình xây dựng bị đình trệ, sản xuất cầm chừng, nay đã bắt đầu 47 tăng trở lại do đó giá trị tăng thêm của ngành này đã tăng 4,46% so với cùng kỳ năm trƣớc, làm cho giá trị tăng thêm của khu vực này đạt khá. Khu vực dịch vụ vẫn tiếp tục phát triển khá do tổng mức bán lẻ, doanh thu vận tải, chi thƣờng xuyên, tăng khá so với cùng kỳ năm trƣớc nên mức tăng của khu vực này đạt 7,45%. Trong đó giá trị tăng thêm của ngành bán buôn, bán lẻ tăng 8,14%; dịch vụ lƣu trú và ăn uống tăng 9,84%; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 6,79%; y tế tăng 20,2%. Từ năm 2016, việc duy trì ổn định và đẩy nhanh tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng đột phá, tăng tốc trên cơ sở phát triển mạnh các chƣơng trình, mục tiêu, công trình trọng điểm đã thể hiện quan điểm chỉ đạo, chủ trƣơng đúng đắn của lãnh đạo tỉnh về phát triển KT-XH; giải quyết đƣợc nhiều vấn đề nhất là tạo nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống dân cƣ góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, trong thời gian qua do tăng cƣờng khai thác, sử dụng tài nguyên để phục vụ mục đích tăng trƣởng kinh tế cũng làm nảy sinh các nguy cơ tiềm ẩn cũng nhƣ gây sức ép tới môi trƣờng nhƣ các ngành công nghiệp KTKS, chế biến lâm sản, công nghiệp thủy điện, xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động này đã tác động trực tiếp đến môi trƣờng nƣớc và hệ sinh thái. Ngoài ra, việc phát triển không đồng bộ, ồ ạt các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch nhất là du lịch sinh thái nhƣng chƣa có bài toán cụ thể về vấn đề BVMT sinh thái. Về xã hội: Phân bố dân số là yếu tố quan trọng của phát triển, theo điểu tra về biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình của Nghệ An thì dân số phân bố không đều và có sự khác biệt rất lớn theo vùng địa lý, kinh tế. 48 Bảng 2.2. Tốc độ gia tăng dân số của tỉnh Nghệ An đến năm 2014 Năm Diện tích (ha) Tổng dân số (ngƣời) Mật độ (ngƣời/km2) Tốc độ gia tăng dân số (%) Toàn tỉnh Thành thị Nông thôn 2010 1.649.182,10 2.928.717 178 0,33% - - 2011 1.648.997,10 2.941.801 178 0,45% 0,2% 2,1% 2012 1.649.085,11 2.958.563 179 0,57% 0,4% 1,7% 2013 1.649.270,55 2.978.705 181 0,68% - 11,6% 2014 1.648.997,18 2.998.847 182 0,68% - - Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Nghệ An năm 2014 Qua bảng thống kê cho thấy, quy mô dân số Nghệ An đã tăng từ 2.928.717 ngƣời năm 2010 lên 2.998.847 ngƣời năm 2014. Tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng gần 1%; nhƣ vậy từ năm 2010 đến năm 2014 quy mô dân số đã tăng hơn 70.130 ngƣời. Quy mô dân số tăng nhƣng diện tích đất tự nhiên không đổi dẫn đến mật độ dân số bình quân có xu hƣớng tăng từ 178 ngƣời/km2 (2010) lên là 182 ngƣời/km2 (2014). Xét về cơ cấu dân số đô thị - nông thôn trong thời gian qua không có sự thay đổi lớn, tỷ lệ này trong năm 2010 là 13,1% : 86,9% và đến 2014 là 15% : 85%, điều này cho thấy tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua là rất chậm, tuy nhiên khi xét với tỷ lệ đô thị hóa bình quân cả nƣớc (14% : 86%) thì tỷ lệ dân cƣ sống ở khu vực thành thị của tỉnh là rất cao. Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên toàn tỉnh đang tạo nên sức ép lớn tới TNTN và môi trƣờng đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, SXCN. Tạo ra các nguồn thải tập trung vƣợt quá khả năng tự phân hủy của môi trƣờng tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu nông nghiệp, công nghiệp. 49 Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, các huyện phát triển công nghiệp và các huyện nông thôn dẫn đến sự di dân từ nông thôn ra thành thị và các KCN ở mọi hình thức. Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn làm cho môi trƣờng khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nƣớc sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cƣ. ONMT không khí, nƣớc tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn. Nghệ An phấn đấu lộ trình đến năm 2020: Hằng năm giảm sinh bình quân từ 0,3-0,4‰; tốc độ tăng dân số tự nhiên hàng năm bình quân 0,8-0,9%. Bảo đảm 30 giƣờng bệnh/ 1 vạn dân, 8,5 bác sỹ/vạn dân; 80% xã phƣờng đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá 83-85% năm 2020; 65% số xã, phƣờng, thị trấn có thiết chế văn hoá, thể thao đạt tiêu chí quốc gia. Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 35-40 ngàn lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65% năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm từ 2,5-3%. [27, tr 2-34]. Đây là những chỉ số đáng mừng trong phát triển KT-XH, BVMT trong chiến lƣợc PTBV ở Nghệ An. 2.2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh Nghệ An 2.2.1. Thực trạng bảo vệ môi trường tại tỉnh Nghệ An Thực trạng môi trường nước: “ Nguyên nhân một phần đƣợc chỉ ra là do ô nhiễm ao hồ, các khu đất trũng bị san lấp, cống hóa nhiều dòng sông, kênh mƣơng, tiêu thoát nƣớc để xây dựng đô thị. Bên cạnh đó, hiện tƣợng này còn do BĐKH.” [33, tr 1-16]. Kết quả khảo sát cho thấy: 50 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt Chất ô nhiễm Tải lƣợng (g/ngƣời/ngày) Tải lƣợng trung bình (g/ngƣời/ngày) TSS 70-145 107,5 BOD5 45-54 49,5 COD 72-102 87 Nguồn: Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) [34] Bảng 2.4. Dự báo tải lƣợng các chất ô nhiễm trong nƣớc thải năm 2020 Chất ô nhiễm Tải lƣợng (tấn/năm) TSS 137.331,3 BOD5 63.236,25 COD 111.142,5 Bảng 2.5. Ƣớc tính nồng độ trung bình một số chất gây ô nhiễm trong nƣớc thải KCN Chất ô nhiễm Nồng độ trung bình (mg/l) TSS 253 BOD5 170 COD 271 Nguồn: Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) [34] Bảng 2.6. Tải lƣợng trung bình các chất ô nhiễm trong nƣớc thải KCN ở Nghệ An tính đến năm 2020 Chất ô nhiễm Tải lƣợng chất ô nhiễm trung bình (tấn/năm) TSS 12.128,3 BOD5 8.687 COD 13.848,1 Nguồn: Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) [34] 51 Tình trạng các KCN, khu chế xuất để xảy ra ONMT còn nặng nề. Nhiều KCN chƣa có điều kiện, nhất là điều kiện kỹ thuật xử lý nƣớc thải đạt chất lƣợng. Vẫn còn hiện tƣợng về mùa khô lƣợng nƣớc tại các khu vực sông cạn kiệt, các nguồn ô nhiễm nhƣ ô nhiễm do thủy điện, các KCN, khu chế xuất đổ về nguồn nƣớc không đƣợc lƣu thông, khả năng làm sạch lòng sông thấp dẫn đến tình trạng ô nhiễm vào mùa khô là rất lớn. Ngƣời dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn có thói quen xả các loại rác thải xuống các dòng sông, kênh mƣơng, ao hồ chƣa qua xử lý. Ngay tại Thành phố Vinh, nƣớc thải sinh hoạt chƣa đƣợc xử lý vẫn đang diễn ra. Trong khi, Điều 71, Luật Tài nguyên nƣớc đã quy định rõ: “UBND cấp tỉnh trong phạm vị nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nƣớc”, “khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nƣớc” [22, tr 42]. Diễn biến ô nhiễm nước biển ven bờ. Qua: “kết quả quan trắc các năm 2015-2016 và kết quả mô phỏng (MIKE)” [38, 15], cho thấy nƣớc biển ven bờ tỉnh Nghệ An tiếp tục bị ô nhiễm bởi hàm lƣợng TSS. Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng khá cao (khoảng > 100 mg/l so với QCVN 10:BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc biển ven bờ là 50 mg/l). Hầu hết tại các cửa sông đều có hàm lƣợng TSS khá cao. Hiện trạng môi trường không khí. Diễn biến nồng độ bụi qua các năm tại một số địa điểm ở Nghệ An nhƣ: Tại cổng v phía Tây Bắc; Tại ngoại vi CCN Nghi Phú, cách CCN 30m về phía Tây Bắc. Qua kết quả phân tích môi trƣờng cho thấy: Nồng độ bụi lơ lửng trong không khí không vƣợt quá quy chuẩn cho phép. Tại các địa điểm nghiên cứu, sự chênh lệch nồng độ bụi qua các năm là không giống nhau song nhìn chung 52 đều có xu hƣớng giảm. Nguồn gây ô nhiễm bụi ở khu vực các huyện đồng bằng và đô thị chủ yếu là do hoạt động của các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất xi măng và hoạt động của các phƣơng tiện giao thông vận tải gây ra. Qua kết quả phân tích cho thấy: Nồng độ khí NO2 có giá trị cao (vƣợt quy chuẩn cho phép 4 lần) tại các khu vực của Nhà máy xi măng Hoàng Mai, khu vực ngoại vi KCN Nam Cấm và CCN Diễn Hồng vƣợt quá quy chuẩn cho phép > 4 lần nơi có lƣu lƣợng dòng xe lớn và gần khu vực sản xuất. Còn 4 địa điểm còn lại đều không vƣợt quá quy chuẩn, dao động trong khoảng 69,5 - 1.603,3 µg/m 3 . Nguồn ô nhiễm không khí chính trong khu vực là các cơ sở công nghiệp với công nghệ sản xuất cũ lạc hậu, chất thải ra môi trƣờng chƣa đƣợc xử lý, tập trung nhiều nhất tại các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, khai thác đá, sản xuất gạch ngói...), công nghiệp hoá chất, giao thông vận tải tập trung chủ yếu ở thành phố Vinh, các khu công nghiệp Vinh, Cửa Lò, Nam Cấm. Tại một số huyện ven biển nhƣ Diễn Châu, Quỳnh Lƣu, Nghi Lộc... nền sản xuất chủ yếu là nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là khí H2S từ các chất hữu cơ thối rữa của bã thải. Môi trƣờng không khí khu vực nông thôn nhìn chung chƣa có dấu hiệu ô nhiễm, trừ một số khu vực có các hoạt động tiểu thủ công nghiệp làng nghề với hình thức hoạt động phân tán, xen kẽ trong dân cƣ. Hiện trạng môi trường đất. Qua kết quả quan trắc cho thấy chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An tại các vị trí quan trắc các chất dinh dƣỡng nhƣ nitơ, phôt pho có hàm lƣợng thấp; các hóa chất bảo vệ thực vật nhƣ Lindan và Aldrin chỉ xuất hiện tại 1 vị trí quan trắc tại bờ sông, xóm 8, xã Hƣng Phú, huyện Hƣng Nguyên, tuy nhiên các chỉ tiêu này đều nằm trong ngƣỡng quy chuẩn cho phép. Các nhà khoa học đã chỉ ra: “Xói mòn đất và suy thoái đất ở các vùng núi cao là do các yếu tố con ngƣời cũng nhƣ các 53 yếu tố sinh địa lý. Các hoạt động canh tác gây xói mòn khí hậu khắc nghiệt làm giảm năng suất nông nghiệp” [4, tr 11]. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh, có một phần diện tích lớn đất sản xuất nông nghiệp nằm xen kẻ với các lâm phần, tập trung ở các huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Tƣơng Dƣơng và Kỳ Sơn. Phần lớn diện tích đất này là do các hộ du canh, du cƣ khai phá và sản xuất, sau một thời gian thì bỏ hoang. Do đó chất lƣợng đất không ổn định và bị thoái hóa dần. Theo đánh giá chất lƣợng đất của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, vùng đất núi Nghệ An nghèo các chất dinh dƣỡng, hàm lƣợng lân tổng số và đạm tổng số ở mức thấp. Do đặc điểm của nền sản xuất du canh, nên khu vực đất trống đồi núi trọc lớn nên quá trình rửa trôi, xói mòn và thoái hoá đất diễn ra nhanh, đất có phản ứng chua hơn. Từ kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng đất đƣợc lấy tại khu vực dân sinh cho thấy hầu nhƣ tất cả các vị trí quan trắc đều có giá trị các chất ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn. Duy nhất tại vị trí quan trắc đƣợc lấy tại khu vực bãi rác Nam Đàn đất có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng do giá trị Cu vƣợt quy chuẩn cho phép mà nguyên nhân chính do nƣớc rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải thấm và ở lại trong đất. [34]. Nhìn chung, qua kết quả phân tích cho thấy chất lƣợng đất ở đây vẫn còn khá tốt, chƣa bị ô nhiễm. Tuy có phát hiện độc tố gây hại và kim loại nặng trong đất nhƣng hàm lƣợng của các kim loại nặng nhƣ Cu, Pb, Zn, Cd đều rất thấp và chỉ 1 mẫu có chỉ tiêu vƣợt quy chuẩn cho phép, do đó chƣa ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời cũng nhƣ vật nuôi. Vấn đề nổi cộm đối với môi trƣờng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An là ô nhiễm do tồn dƣ thuốc bảo vệ thực vật từ thời bao cấp để lại, tuy nhiên ô nhiễm này chỉ mang tính chất cục bộ. Hiện trạng môi trường trong khai thác khoáng sản và các khu công nghiệp. Khu vực miền núi phía Tây Nghệ An là nơi tập trung nhiều mỏ khoáng sản nhƣ: Thiếc, vàng, chì... với trữ lƣợng lớn và phân phối trên diện 54 rộng. Những năm vừa qua, tại đây việc KTKS phát triển dƣới nhiều hình thức khác nhau. Công tác BVMT tại các khu vực KTKS và chế biến khoáng sản đang dần đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, “Các tổ chức, cá nhân KTKS vì lợi ích kinh tế trƣớc mắt chỉ chú trọng đầu tƣ cho khai thác (kể cả sử dụng công nghệ lạc hậu) để xuất khẩu thu hồi vốn nhanh, chƣa quan tâm đầu tƣ cho chế biến cần vốn lớn và thời gian dài. Các tổ chức KTKS thƣờng có xu hƣớng tăng cƣờng khai thác vƣợt cả kế hoạch trong giấy phép” [36, tr 131]. Đặc trƣng của KTKS luôn có tác động không nhỏ đến môi trƣờng và con ngƣời; bao gồm xói mòn, sụt đất, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nƣớc ngầm và nƣớc mặt do hóa chất từ chế biến quặng. Trong một số trƣờng hợp, rừng ở vùng lân cận còn bị chặt phá để lấy chỗ chứa chất thải mỏ. Bên cạnh việc hủy hoại môi trƣờng, ô nhiễm do hóa chất cũng ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân địa phƣơng, ở những vùng hoang vu, khai khoáng có thể gây hủy hoại hoặc nhiễu loạn hệ sinh thái và sinh cảnh. Còn ở nơi canh tác thì hủy hoại hoặc nhiễu loạn đất trồng cấy và đồng cỏ, ảnh hƣớng đến sức khỏe con ngƣời. Bảng 2.7. Kết quả phân tích chất lƣợng đất tại khu vực khai thác khoáng sản Chỉ tiêu Ký hiệu mẫu Chì Cadimi Cu Zn QH - Đ03 62,500 0,412 16,800 22,200 QH - Đ01 31,600 0,021 68,900 43,100 HM - Đ02 22,700 0,034 49,600 44,100 QCVN 03:2008/BTNMT 300 10 100 300 Nguồn:Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An 2010 – 2015 55 Những năm vừa qua, việc KTKS đã diễn ra khá sôi động dƣới nhiều hình thức khác nhau, từ khai thác quy mô lớn đến đào đãi tự do. Việc khai thác bừa bãi, thiếu tổ chức với nhiều thành phần kinh tế tham gia đã làm cho môi trƣờng KTKS vốn dễ bị suy thoái do nạn phá rừng lại càng bị ô nhiễm và xuống cấp nghiêm trọng. Mặc dù tỉnh đã có quy hoạch các KCN, Cụm công nghiệp nhƣng số lƣợng các cơ sở sản xuất di chuyển vào khu vực này chƣa nhiều. Hàng năm, Sở TN&MT đã tham mƣu UBND tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT tại KCN. Song quá trình thực hiện chƣa nghiêm túc nhƣ đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng. Điển hình nhƣ trong năm 2016 doanh nghiệp Fomosa đã làm ảnh hƣởng khá nặng nề đến môi trƣờng nƣớc biển khu vực miền Trung, trong đó tỉnh Nghệ An cũng bị ảnh hƣởng nặng nề. Nhận thức về công tác BVMT tại các cơ sở còn thấp, kinh phí đầu tƣ còn nhiều hạn chế. Cùng với sự phát triển KT-XH kéo theo nhiều yếu tố tích cực nhƣ sự phát triển của các khu đô thị, khu thƣơng mại, khu vực dân cƣ thì bên cạnh đó quá trình công nghiệp hóa cũng gây nên áp lực gia tăng dân số cơ học và các vấn đề xã hội khác; tạo áp lực về phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các hoạt động dịch vụ đa dạng kèm theo; gia tăng áp lực về khai thác, sử dụng các nguồn TN&MT gia tăng về chất thải khiến môi trƣờng đất có nguy cơ bị ô nhiễm và suy thoái trong quá trình khai thác và sử dụng. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhìn chung chất thải rắn đang ngày càng gia tăng cả về số lƣợng và chủng loại. Hiện trạng suy thoái đa dạng sinh học. Rừng Nghệ An bị suy thoái các hệ sinh thái và có nhiều biến động lớn trong những năm gần đây. Độ che phủ rừng tăng nhƣng phần lớn diện tích tăng là rừng trồng, nếu tính về giá trị đa dạng sinh học là không cao. Hầu hết các vùng rừng tự nhiên còn lại đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Diện tích rừng nguyên sinh chƣa bị tác động chỉ còn tồn tại trong các vùng rừng nhỏ, rời rạc tại các khu vực núi cao của miền Tây Nghệ An. Đây là mối đe dọa lớn đối với đa dạng sinh học của rừng. 56 Các dịch vụ hệ sinh thái từ rừng ngập mặn tuy cung cấp và hỗ trợ sinh kế cho cƣ dân miền biển nhƣng lại đang biến mất với tốc độ nhanh chóng. Sự gia tăng dân số vùng ven biển là một trong những nguyên nhân làm thu hẹp đáng kể diện tích rừng. Rừng ngập mặn thƣờng chứng tỏ đƣợc sức chống chịu và khả năng phục hồi khi phải đối mặt với những điều kiện môi trƣờng khác nhau. Tuy nhiên, sự tăng nhiệt do BĐKH có thể khiến rừng suy thoái và không có khả năng phục hồi, nhiệt độ cao làm tăng độ bốc hơi và độ mặn trong phù sa ở ven đất liền. Điều này cũng có thể khiến mầm cây trong trong rừng bị chết hoặc giảm tính đa dạng trong các vùng rừng này. Hệ sinh thái biển đang dần bị suy thoái một cách nghiêm trọng. Việc đánh bắt quá độ không quan tâm đến kích cỡ của từng loài, dùng phƣơng pháp tàn phá lớn nhƣ bẫy cá, thả đăng, lƣới, kích điện, chất nổ và cả chất độc nữa đã làm cho sản lƣợng bị suy giảm. Nguyên nhân trƣớc hết là do khai thác quá mức các nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là khai thác bằng các phƣơng pháp hủy diệt. Ngoài ra, các hệ sinh thái biển còn bị đe dọa nặng nề bởi ô nhiễm chất thải, lắng đọng trầm tích và ô nhiễm dầu tràn, phát triển du lịch biển thiếu quy hoạch đồng bộ. Hiện tượng suy thoái loài và nguồn gen. Xu hƣớng quần thể của rất nhiều loài động thực vật đang suy giảm, càng ngày càng có nhiều loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Vƣờn quốc gia Pù Mát là một trong những vùng quan trọng nhất đối với công tác bảo tồn thú ở Việt Nam. Các đợt điều tra đã khẳng định sự tồn tại của 5 loài thú đặc hữu Đông Dƣơng là sao la, thỏ vằn, vƣợn đen má trắng, hung, chà vá chân nâu và mang trƣờng sơn. Các giống cây trồng mới có năng suất cao ngày càng đƣợc đƣa nhiều vào sản xuất và chiếm diện tích ngày càng lớn. Do đó các giống địa phƣơng ngày càng bị thu hẹp diện tích, vì vậy nguồn gen quý của địa phƣơng, đặc biệt là các nguồn gen chống chịu sâu bệnh bị mai một. Trong các loài cây trồng, lúa là cây có nhiều biến động nhất về giống. Số lƣợng các giống lúa nƣơng giảm, một số giống đặc sản bị mất. Tƣơng tự các 57 giống cây ngô, đậu đỗ, cây có củ, chè, đay, cây ăn quả đặc trƣng cũng dần giảm sút, thay vào đó là các giống mới. Bên cạnh đó, các giống vật nuôi truyền thống bị giảm sút nhiều, nhiều giống bị mất hoàn toàn, nhiều giống bị giảm về số lƣợng, nhiều giống gia cầm, thủy cầm bị pha tạp. Biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng. “Theo kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng cho Việt Nam, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng khoảng 2-3 độ C, tổng lƣợng mƣa năm và mƣa mùa tăng, trong khi lƣợng mƣa mùa khô lại giảm; mực nƣớc biển trung bình có thể dâng khoảng 85-105cm”. [6, tr 15]. Các đồng bằng châu thổ và vùng ven biển có thể bị ngập phần lớn diện tích. Nghệ An và các tỉnh Bắc miền Trung nằm trong khu vực thời tiết khắc nghiệt và gánh chịu nhiều thiên tai. Nguy cơ thiên tai do tác động của BĐKH đã ảnh hƣởng đến hầu hết hệ sinh thái và hoạt động KT-XH. Tăng thiệt hại do thiên tai (lũ lụt, hạn hán, bão, ElNino, cháy rừng, sâu bệnh) khắc nghiệt hơn. Tất cả những hiện tƣợng đó đã làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân. Bảng 2.8. Thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ 2010- 2014 Năm Sè c¬n Số ngƣời Nhµ cöa Gia sóc, gia cÇm N«ng nghiÖp (ha) (ngËp/thiÖt h¹i 100%) C«ng tr×nh hƣ háng ThiÖt h¹i B·o Lôt BÞ thƣơng ChÕt Nhµ ngËp Nhµ sËp, tr«i Hư háng Tr©u bß Gµ vÞt (triÖu ®ång) 2010 1 3 88 0 62,472 2 5,450 87,737 178 2,729,000 2011 3 2 6 9 1,683 118 10,861 198,516 1,193 2,811,698 2012 1/9 2 9 9 0 1,650 8 12,018 29,152 78 1,018,800 2013 3/14 3 5 0 22269 6 163 192 97,625 5,542 333 2,790,000 2014 0/5 6 5 7 0 0 53 6,159 182,000 Nguồn: Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An [33] 58 Biến đổi khí hậu cũng tác động đến ngành thủy sản của Nghệ An. Nƣớc mặn lấn sâu vào lục địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nƣớc ngọt. Rừng ngập mặn bị thu hẹp ảnh hƣởng đến hệ sinh thái một số loài thủy sản nƣớc lợ, nƣớc mặn. Khả năng tổng hợp chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dƣỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lƣợng môi trƣờng sống của nhiều loại thủy sản xấu đi. Mực nƣớc biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã sinh vật hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lƣợng bổ sung giảm sút nghiêm trọng. Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy sản bị phân tán, các loài cá nhiệt đới (vốn kém giá trị kinh tế, trừ cá ngừ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới (có giá trị kinh tế cao) giảm đi hoặc mất hẳn. Các loại thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị hủy diệt hoặc làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên. Hậu quả là cá di cƣ đến vùng biển khác (di cƣ thụ động) và giảm khối lƣợng thân của cá. Tác động trực tiếp của BĐKH ảnh hưởng tới sức khỏe con người nhƣ: Cảm nóng, say nắng. Tỷ lệ cơ thể tăng cao trong những khu vực có hoạt động căng thẳng, nóng, ẩm, bí gió. Mất cân bằng về nƣớc và muối dẫn đến hiện tƣợng suy kiệt thƣờng xảy ra trong những khu vực thƣờng bị ảnh hƣởng mạnh của thời tiết khô nóng, đặc biệt ở các vùng thấp, do cơ thể bị mất nƣớc nhanh qua việc ra mồ hôi. BĐKH đã và đang làm xuất hiện nhiều bệnh mới lạ và đã “toàn cầu hóa” nhiều loại bệnh trƣớc đây chỉ xảy ra trong những khu vực địa lý nhỏ. Ở Nghệ An, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1395/QĐ- UBND.ĐC phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH đến năm 2020. Trong đó, chỉ đạo các sở, ngành và các địa phƣơng tập trung tăng cƣờng các công tác: Kiểm soát các nguồn gây ONMT, cơ sở gây ONMT nghiêm trọng; 59 xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình tƣới tiêu thuỷ lợi, ngăn mặn, giữ ngọt, phòng chống thiên tai, tránh trú bão cho tàu thuyền; bảo tồn, phát triển rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển, phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn, tăng cƣờng công tác quản lý, phòng chống cháy rừng; xây dựng phƣơng án, chuẩn bị các nguồn lực ứng phó với các thảm hoạ thiên tai do BĐKH. 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại tỉnh Nghệ An Công tác QLNN về BVMT tại tỉnh Nghệ An từ 2015 đến nay thực sự có ý nghĩa to lớn trong phát triển KT-XH của tỉnh. Có thể nhìn nhận thực trạng công tác QLNN tại tỉnh Nghệ An dƣới những góc độ sau đây: Về cơ cấu tổ chức quản lý BVMT của tỉnh. Hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về BVMT của Nghệ An đƣợc củng cố và hoàn thiện. Tính đến thời điểm hiện t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_bao_ve_moi_truong_tai_dia_ban_t.pdf
Tài liệu liên quan