MỞ ĐẦU .8
1. Tính cấp thiết của đề tài . 8
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 10
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài . 13
3.1. Mục đích. 13
3.2. Nhiệm vụ. 13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 14
4.1. Đối tượng nghiên cứu . 14
4.2. Phạm vi nghiên cứu. 14
5. Phương pháp nghiên cứu. 15
5.1. Phương pháp luận. 15
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể. 15
6. Ý nghĩa của đề tài. 16
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu . 16
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NưỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG.17
1.1. Những vấn đề chung về rừng và bảo vệ rừng. 17
1.1.1. Tổng quan về rừng . 17
1.1.2. Bảo vệ rừng . 23
1.2. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. 29
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng . 29
1.2.2. Công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ rừng . 30
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. 31
1.2.4. Chủ thể quản lý nhà nước về bảo vệ rừng . 34
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng
. 37
1.3.1. Kinh tế. 37
1.3.2. Pháp luật:. 39
1.3.3. Xã hội . 40
110 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Nhận
thức về trách nhiệm và khả năng điều hành công tác QLBVR của cấp ủy và
chính quyền địa phương đã có sự chuyển biến, tổ chức thực hiện có hiệu quả
rõ rệt. Các cấp ủy Đảng ở địa phương đã vào cuộc và trực tiếp chỉ đạo, triển
khai đồng bộ các biện pháp, qua đó đã ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng vi
phạm QLBVR trên địa bàn.
Đổi mới phương pháp, hình thức, nội dung tuyên truyền pháp luật về
bảo vệ và phát triển rừng; tỉnh Kom Tum chú trọng tuyên truyền trực tiếp đến
người dân những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng người dân tộc thiểu số
sống gần rừng; tăng cường phối hợp có hiệu quả giữa cộng đồng dân cư th n,
làng với chủ rừng, chính quyền xã và Kiểm lâm trong công tác QLBVR.
Thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nhận thức về
bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư đã được nâng lên, góp phần
tăng cường công tác QLBVR ở địa phương.
46
Thực hiện Phương án tổng quan giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Kon
Tum giai đoạn 2009 - 2012, trong giai đoạn 2013 - 2015 đã tiến hành giao đất
giao rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư th n với tổng diện tích rừng
và đất rừng được giao là 27.264,5 ha, trong đó: giao đất giao rừng cho hộ gia
đình 24.413,4 ha/2.458 hộ; giao cho cộng đồng 2.985,7 ha/18 thôn, làng. Việc
kết hợp giao đất giao rừng với triển khai chính sách chi trả dịch vụ m i trường
rừng trên diện tích giao đất giao rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng đã
nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của cộng đồng dân cư sống gần rừng;
do vậy, đây là một trong những giải pháp QLBVR hiệu quả lâu dài cần phát
huy [38].
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có hơn 20 đơn vị chủ rừng là tổ chức, quản
lý hơn 500.000 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, phân bố chủ yếu trên địa
bàn 09 huyện. Trong thời gian qua, lực lượng Kiểm lâm thực hiện phối hợp
với các đơn vị chủ rừng trong thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến công
tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Cử công
chức tham gia các trạm, chốt liên ngành trên lâm phần của chủ rừng. Bên
cạnh một số địa phương, đơn vị để mất rừng một cách đáng tiếc, cũng có
những đơn vị, chủ rừng, chính quyền địa phương đã làm tốt công tác trồng
rừng thay thế, góp phần đáng kể trong việc phủ xanh đồi núi trọc, tăng độ che
phủ của rừng trên địa bàn; trong 5 năm tỉnh Kon Tum đã trồng mới được trên
6.600 ha rừng các loại, đồng thời thử nghiệm trồng thành công 180 ha sâm
Ngọc Linh - loại sâm quý nổi tiếng.
1.5.3. Kinh nghiệm của tỉnh Đăk Nông
Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Nam Tây Nguyên, giáp với nước bạn
Campuchia và là nơi đầu nguồn s ng Đồng Nai và sông Sêrêpốk. Với vị trí
địa lý trọng yếu, vì vậy rừng ở Đắk N ng có vai trò đặc biệt quan trọng trong
47
phòng hộ cho khu vực kinh tế trọng điểm Đ ng Nam bộ, bảo đảm an ninh
m i trường và an ninh quốc phòng quốc gia.
Mặc dù ngành Lâm nghiệp của tỉnh Đắk Nông có vai trò vô cùng quan
trọng, nhưng thực tế các giá trị của nó đang bị suy giảm nghiêm trọng. Độ che
phủ rừng giảm từ 56,7% năm 2004 xuống còn 38,8% vào năm 2016. Từ đó
kéo theo sự suy giảm nghiêm trọng về tính đa dạng sinh học, chức năng
phòng hộ và cung cấp lâm sản của rừng. Ngoài việc diện tích rừng tự nhiên
suy giảm thì công tác phát triển rừng đạt kết quả rất thấp. Đến hết năm 2016
toàn tỉnh chỉ trồng được 42.825 ha rừng.Diện tích rừng suy giảm đã kéo theo
những biến động lớn của các đơn vị quản lý. Năm 2004 toàn tỉnh có 18 lâm
trường quốc doanh và 3 ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ thì đến năm
2017 chỉ còn 5 Công ty TNHH MTV LN; 8 ban quản lý rừng đặc dụng,
phòng hộ; 43 doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng và một số chủ rừng khác. Quy
hoạch 3 loại rừng chất lượng thấp, thường xuyên bị phá vỡ, điều chỉnh; công
tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật chưa nghiêm là những thực
trạng đáng báo động của ngành lâm nghiệp [18].
Để dẫn đến thực trạng như trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước
hết là sự bất cập, thiếu đồng bộ, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn giữa các văn
bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt là những quy định liên quan đến quyền và
nghĩa vụ của một số chủ thể quản lý rừng. Các quy định của pháp luật chưa
làm rõ cơ chế thực hiện các quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại
diện chủ sở hữu đối với rừng tự nhiên và các quyền, nghĩa vụ của các tổ chức,
cá nhân khi được Nhà nước giao, cho thuê rừng tự nhiên. Cơ chế chính sách
hưởng lợi từ rừng còn nhiều bất cập, nên chưa khuyến khích được xã hội
chung tay phát triển vốn rừng. Bên cạnh đó, c ng tác tổ chức quản lý ngành
của lực lượng Kiểm lâm, cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp còn nhiều
bất cập nên chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm được giao. Việc chuyển các
48
lâm trường sang công ty Lâm nghiệp chỉ là “bình mới, rượu cũ”, chưa có sự
thay đổi căn bản về cơ chế quản lý, quản trị doanh nghiệp. Qua thời gian hoạt
động, nhiều công ty Lâm nghiệp bị giải thể hoặc phải chuyển đổi mô hình
hoạt động.
Trong khi rừng đứng trước áp lực của dân di cư tự do, giá cả nông sản
tăng cao nên người dân phá rừng lấy đất sản xuất nông nghiệp thì ngược lại
công tác quản lý nhà nước về Lâm nghiệp, đất đai và dân cư bộc lộ nhiều yếu
kém, bất cập. Nhiều chính sách như khoán theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP;
giao đất, giao rừng; chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cây công nghiệp,
liên doanh liên kết; cho thuê đất, thuê rừng... bị thực hiện một cách “méo
mó“, kh ng hiệu quả. Đáng chú ý, nhiều người (trong đó có những người có
trách nhiệm bảo vệ rừng) lợi dụng sự buông lỏng quản lý và thiếu nghiêm
minh của pháp luật để trục lợi, bảo kê, thậm chí là tham gia phá rừng. Cùng
với đó, sự yếu kém trong quản lý nhà nước, nhất là cấp chính quyền cơ sở, sự
hoạt động thiếu hiệu quả của lực lượng Kiểm lâm và sự buông lỏng, tiếp tay
của một số chủ rừng đã dẫn đến thực trạng rừng bị mất trên quy mô diện tích
lớn, trong thời gian dài.
1.6. Bài học kinh nghiệm
Qua việc phân tích trên có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho
công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Đắk Lắk như sau:
Một là, phải có sự nhận thức đúng của các cấp lãnh đạo, chính quyền
địa phương về vị trí, vai trò của rừng, nghề rừng đối với sự phát triển kinh tế
xã hội. Từ đó có sự chỉ đạo thống nhất trong việc thực hiện các chủ trương,
định hướng phát triển lâm nghiệp tại địa phương.
Hai là, tổ chức triển khai đồng bộ các chính sách, quy hoạch, kế hoạch
trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
49
Ba là, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng và người
dân tích cực tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Bốn là, phải chăm lo đời sống của người dân sống trên địa bàn lâm
nghiệp.
Kết luận Chƣơng 1
Nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo vệ rừng, tôi rút
ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, rừng là một hệ sinh thái có vai trò vô cùng to lớn đối với sự
phát triển của con người, có thể xem rừng như là cái n i nu i dưỡng sự sống.
vai trò của rừng không chỉ quan trọng đối với cộng đồng, từng địa phương
hay từng quốc gia mà nó phải được quan tâm bảo vệ trên phạm vi toàn cầu.
Do đó bảo vệ rừng là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta
phải có cách thức phù hợp để bảo vệ rừng mà trong đó QLNN đóng vai trò
quan trọng, là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ rừng.
Thứ hai, QLNN về bảo vệ rừng phải được điều chỉnh dựa vào sự phù
hợp và xác định rõ nội dung điều chỉnh làm cơ sở để phân tích cơ cấu tổ chức
QLNN hiện nay ở Trung ương, địa phương để đưa ra các đánh giá phù hợp
trong chương 2 và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện trong chương 3
50
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TẠI
TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Tổng quan về phát triển, quản lý và bảo vệ rừng tại tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng
2.1.1.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở Trung tâm cao nguyên Trung bộ, có diện tích tự
nhiên là: 13.125,37 km
2
; dân số gần 1,8 triệu người gồm 47 dân tộc anh em
sinh sống. Các đơn vị hành chính gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, Thị xã
Buôn Hồ và các huyện: Ea H’Leo, Ea Soup, Kr ng Năng, Kr ng Buk, Bu n
Đ n, Cư M’Gar, Ea Kar, M’Đrăk, Kr ng Pak, Kr ng Ana, Kr ng B ng, Lắk,
Cư Kuin. Toạ độ địa lý:
- Từ 12o10’00” đến 13o24’59” Vĩ độ Bắc
- Từ 107o20’03” đến 108o59’43” Kinh độ Đ ng
Vị trí địa lý của tỉnh Đắk Lắk được xác định như sau: phía Bắc giáp
tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk N ng, phía Đ ng
giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà và phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.
Theo báo cáo số 87/BC-UBND ngày 06/6/2016 của UBND tỉnh Đắk
Lắk báo cáo số liệu rừng và đất lâm nghiệp năm 2015 trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk, số liệu tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp đến 31/12/2015 như sau:
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp: 721.786,1 ha; trong đó:
- Diện tích có rừng: 526.534,4 ha, bao gồm:
+ Rừng tự nhiên : 472.179,7 ha.
Rừng gỗ : 457.503,6 ha;
Rừng tre nứa: 4.918,9 ha,
+ Rừng trồng : 54.354,7 ha.
- Đất chưa có rừng: 206.841,7 ha
51
- Độ che phủ rừng: 39,23 %.
Bản đồ 2.1. Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Đắk Lắk
Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk
- Rừng và đất lâm nghiệp phân theo chức năng:
+Trong quy hoạch lâm nghiệp : 677.213,8 ha.
Đất rừng Đặc dụng : 227.821,3 ha;
Đất rừng Phòng hộ : 80.010,3 ha;
Đất rừng Sản xuất : 369.381,2 ha.
+ Ngoài quy hoạch lâm nghiệp : 44.572,3 ha;
52
Bản đồ 2.2. Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Đắk Lắk
Nguồn : Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk
- Rừng tự nhiên phân theo trữ lượng: 457.502,6 ha (không tính rừng
hỗn giao và rừng tre nứa), trong đó:
+Rừng giàu : 99.676,4 ha;
+ Rừng trung bình : 127.459,3 ha;
+ Rừng nghèo : 158.943,3 ha;
+ Rừng nghèo kiệt : 69.544,2 ha;
+ Rừng phục hồi : 1.668,9 ha.
- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo Chủ quản lý
53
Bảng 2.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý
Đơn vị tính: ha
TT
Đơn vị
Tổng
Có rừng Đất chƣa có
rừng QH
cho LN
Tổng Rừng tự
nhiên
Rừng
trồng
1 Ban quản lý
rừng đặc dụng 227.863,8 215.495,0
214.786,0
709,0
12.368,8
2 Ban quản lý
rừng phòng hộ 55.539,9 47.600,4
44.723,0
2,877,4
7.939,5
3 Các Công ty
TNHH MTV
lâm nghiệp 208.173,7 142.615,0
130.791,1
11.823,9
65.558,7
4 Các DN, tổ
chức kinh tế 50.453,7 29.731,3
17.951,5
11.779,8
20.722,4
5 Hộ gia đình,
cá nhân 40.732,5 11.259,8
4.182,7
7.077,1
29.472,7
6 Cộng đồng 12.408,4 7.307,3 6.955,5 351,8 5.101,1
7 Lực lượng vũ
trang 33.273,8 9.394,7
7.833,8
1.560,9
23.879,1
8 Tổ chức khác 5.183,7 2.764,4 2.209,7 554.7 2.419,3
9 UBND cấp xã 88.155,6 48.773,5 42.745,5 6.028,0 39.382,1
Tổng cộng 721.786,1 514.944,4 472.179,7 42.764,7 206.841,7
Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk
- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo đơn vị hành chính
Bảng 2.2. Diện tích và độ che phủ rừng phân theo đơn vị hành chính
TT Tên huyện
Diện tích tự
nhiên
Diện tích
có rừng
Độ che
phủ rừng (%)
1 TP.Buôn Ma Thuột 37.718,0 1.147,9 2,97
2 TX.Buôn Hồ 28.252,0 39,0 0,14
3 Ea H'leo 133.512,0 43.865,4 30,89
4 Ea Súp 176.563,0 88.744,5 48,74
5 Buốn Đ n 141.040,0 107.470,4 76,12
54
TT Tên huyện
Diện tích tự
nhiên
Diện tích
có rừng
Độ che
phủ rừng (%)
6 Cư M'gar 82,.443,0 8.031,9 11,05
7 Krông Buk 35.782,0 193,1 0,53
8 Kr ng Năng 61.479,0 8.424,6 13,68
9 Ea Kar 103.747,0 32.755,0 30,91
10 M'Đrắk 133.628,0 72.234,7 53,10
11 Krông Bông 125.749,0 71.755,9 56,26
12 Krông Pách 62.581,0 2.915,9 2,97
13 Krông Ana 35.609,0 4.335,1 11,05
14 Lắk 125.604,0 83.861,3 65,86
15 Cư Kuin 28,830.0 759,8 1.88
Tổng 1.312.537,0 526.534,4 39,23
Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk
2.1.1.2. Tài nguyên rừng
Đắk Lắk là tỉnh cao nguyên trung bộ có độ che phủ rừng cao và chứa
đựng nhiều khu rừng có gía trị bảo tồn đa dạng sinh học. Với đặc điểm địa
hình, khí hậu đặc thù của vùng cao Tây Nguyên, ở độ cao từ 400 m đến trên
2400 m, và chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Duyên hải miền trung, cùng với
sự đa dạng của thổ nhưỡng đã hình thành nên nhiều hệ sinh thái rừng, kiểu
thảm thực vật, sinh cảnh và cảnh quan, xã hợp thực vật phong phú và tồn tại
nhiều loài động thực vật đặc hữu kh ng chỉ ở Tây Nguyên mà còn ở cấp quốc
gia và toàn cầu. Vì vậy quản lý bảo tồn đa dạng hệ sinh thái rừng và phát triển
bền vững các khu rừng đặc dụng Đắk Lắk có ý nghĩa quan trọng cho phát
triển kinh tế xã hội, bảo vệ m i trường kh ng chỉ cho tỉnh Đắk Lắk mà còn
cho cả khu vực Tây Nguyên và cả nước. Sự đa dạng sinh học của rừng của
tỉnh Đắk Lắk bao gồm:
55
Đa dạng kiểu thảm thực vật rừng: trong 14 kiểu thảm thực vật rừng của
Việt Nam theo Thái Văn Trừng (1978), thì Đắk Lắk có đến 9 kiểu thảm,
chứng tỏ sự đa dạng sinh học, khí hậu, thổ nhưỡng.
Các kiểu rừng, rú kín vùng núi thấp: Kiểu rừng kín thường xanh, mưa
ẩm nhiệt đới; Kiểu rừng kín nửa rụng lá, mưa ẩm nhiệt đới
Các kiểu rừng thưa: Kiểu rừng thưa cây lá rộng, hơi kh nhiệt đới;
Kiểu rừng thưa cây lá kim, hơi kh á nhiệt đới núi thấp
Các kiểu trảng, tru ng: Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao kh nhiệt
đới; Các kiểu rừng kín, vùng cao: Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt
đới núi thấp; Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim, ẩm á nhiệt đới núi
thấp; Kiểu rừng kín cây lá kim, ẩm n đới núi vừa
Các kiểu quần hệ kh lạnh vùng cao: Kiểu quần hệ lạnh vùng cao
Đa dạng sinh cảnh và cảnh quan: Có nhiều sinh cảnh có ý nghĩa sinh
thái và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ. Bao gồm các sinh cảnh núi cao, núi
thấp, hệ thống s ng suối, sinh cảnh đất ngập nước trong rừng, sinh cảnh đồng
cỏ xen cây bụi; cảnh quan có thẩm mỹ cao như các vùng núi cao với hệ thống
rừng che phủ ở Chư Yang Sin, các thác nước trong ở Lăk, Ea S ; các hồ nước
ngọt tự nhiên trong nội địa như hồ Lăk, Ea Tyr ở Nam Ka, các đồng cỏ tại Ea
S , Yok Đ n, các sinh cảnh rừng khộp vào hai mùa kh và mưa ở Y k Đ n
Đa dạng các quần xã ưu hợp thực vật: Sự thay đổi điều kiện khí hậu
theo đai cao, chuyển tiếp vùng địa lý khí hậu và thổ nhưỡng trong từng kiểu
thảm thực vật, đã hình thành những quần xã ưu hợp thực vật đặc hữu bao gồm
các phức hợp, ưu hợp và quần hợp đa dạng. Bao gồm các phức hợp rừng hỗn
giao kh ng có loài ưu thế rõ rệt, đến các ưu hợp 2-5 loài ưu thế và các quần
hợp với độ ưu thế rõ rệt chỉ 1-2 loài.
Đa dạng sinh vật, loài: Nhiều loài thực vật quý hiếm, đặc hữu có ở Đắk
Lắk như Cẩm lai, Trắc, Giáng hương, Cà te/Gõ đỏ, Th ng 5 lá, Th ng lá dẹt,
56
Bách xanh, Pơ mu, Trầm hương, Kim giao,và nhiều loài động vật có giá trị
trong đó có nhiều loài thú lớn có nguy cơ tuyệt chủng như Voi, Bò tót, Hổ,
Bên cạnh đó là sự đa dạng của các nhóm thực vật ngoài gỗ khác như hệ nấm,
địa y, rêu, tre lồ , song mây có giá trị cao về dược liệu, thực phẩm, .
Kết quả tổng hợp đánh giá, cập nhật danh lục động vật, thực vật hoang
dã, từ các khu rừng đặc dụng của toàn tỉnh, ghi nhận riêng động vật có xương
sống thuộc nhóm bốn chân (Tetrapoda) có 618 loài thuộc 104 họ, 32 bộ, thuộc
các lớp Thú, Chim, Bò sát, Ếch nhái. Thực vật có 1825 loài thuộc 187 họ, 61
bộ, ở 11 lớp thuộc 7 ngành là Dây gấm, Dương xỉ, Ngọc lan, Th ng, Th ng
đất, Cỏ Tháp bút và Tuế; trong đó có nhiều loài quý, hiếmvà đặc hữu của
vùng Tây Nguyên có nguy cơ bị đe dọa.
Bảng 2.3. Tổng hợp số bộ, họ và số loài của động vật hoang dã
STT Lớp động vật Số bộ Số họ Số loài
1 Thú 11 29 110
2 Chim 16 53 373
3 Bò sát 3 15 79
4 Ếch nhái 2 7 56
Tổng 32 104 618
Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk
Bảng 2.4. Tổng hợp số lớp, bộ, họ và loài theo các ngành thực vật
TT Ngành Số lớp Số ộ Số họ Số loài
1 Cỏ tháp bút 1 1 1 1
2 Dây gấm 1 1 1 3
3 Dương xỉ 3 7 17 49
4 Ngọc lan 2 45 160 1.747
5 Thông 1 4 5 15
6 Th ng đất 2 2 2 7
7 Tuế 1 1 1 3
Tổng 11 61 187 1.825
Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk
57
Việc đánh giá, điều tra đa dạng sinh học rừng đặc dụng tỉnh Đắk Lắk
cũng đã được tiến hành trên 20 năm, thường bắt đầu với việc điều tra để luận
chứng thành lập từng khu rừng đặc dụng, sau đó định kỳ 5 – 10 năm có điều
tra lặp lại để rà soát luận chứng quy hoạch. C ng tác bảo tồn đa dạng sinh học
còn có sự hỗ trợ của các chương trình dự án quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh
học như dự án BirdLife, Quỹ M i trường toàn cầu (GEF) và nhiều tổ chức,
nhà khoa học trong và ngoài nước (Ross Hughess, 2010) ở VQG Chư Yang
Sin, dự án PARC ở VQG Yok Đ n, dự án VCF ở VQG Yok Đ n, khu bảo tồn
thiên nhiên Nam Ka, Ea S ,đã có những đầu tư để điều tra nghiên cứu khá
sâu về đa dạng sinh vật, phân bố, tập tính của loài,chính vì sự đa dạng sinh
học đó ở tỉnh Đắk Lắk, trong hơn 20 năm qua đã lần lượt thành lập các VQG,
khu bảo tồn thiên nhiên để bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học ở từng hệ sinh
thái rừng.Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 6 ban quản lý rừng đặc dụng;
trong đó ngoài Vườn quốc gia Yok Đ n do Tổng cục Lâm nghiệp quản lý thì
5 Ban quản lý còn lại do tỉnh Đắk Lắk (sở Nông nghiệp và PTNT) trực tiếp
quản lý với diện tích là 227.926,3 ha.
58
Bảng 2.5. Quy m các phân khu chức năng rừng đặc dụng tỉnh Đắk Lắk
T
T
hu ừng đ c ụng
Ph n khu chức năng ha Tổng iện
tích các khu
ừng đ c
ụng ha
Bảo vệ
nghiêm
ng t
Phục hồi
sinh thái
Dịch vụ
hành chính
1 VQG Y k Đ n (trên địa
phận tỉnh Đắk Lắk)
69.072,1 35.501 6.346 110.919,1
2 VQG Chư Yang Sin 53.094,8 5.361,8 839,9 59.296,5
3 Khu BTTN Ea Sô 21.589,3 4197 1.061,9 26.848,2
4 Khu DTTN Nam Ka 10.744,3 9.435,5 289,5 20.469,3
5 Khu rừng BVCQ hồ
Lăk
5.828,7 4.445,5 59,4 10.333,6
6 Khu bảo tồn loài - sinh
cảnh Th ng nước
26,8 29,2 3,6 59,6
Tổng iện tích th o ph n
khu chức năng ha 160.356,0 58.970,0 8.600,3 227.926,3
Tỷ lệ % diện tích 70,3% 25,9% 3,8% 100.0%
Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk
2.1.1.3. Quy hoạch 3 loại rừng
Năm 2007, tỉnh Đắk Lắk thực hiện rà soát 03 loại rừng theo chỉ thị
38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể: Tổng diện tích đất tự nhiên:
1.312.532 ha; trong đó: Diện tích đất có rừng: 580.402,9 ha, bao gồm: Rừng
tự nhiên: 562.148,0 ha và rừng trồng: 18.254,9 ha.
Kết quả kiểm kê rừng năm 2014 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định số 255/QĐ-UBND ngày 27/01/2015 và bàn giao thành quả cho
Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương:
Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.312.537 ha; trong đó: Diện tích đất có
rừng: 528.147 ha, bao gồm: Rừng tự nhiên: 475.909 ha và rừng trồng: 52.238
ha (rừng trồng trên 3 năm tuổi: 20.197 ha; rừng trồng chưa khép tán: 20.658
ha và rừng trồng cây cao su, đặc sản: 11.383 ha).
59
Tổ chức lớp tập huấn phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu điều tra, kiểm kê
rừng, bàn giao thành quả, hồ sơ, số liệu kiểm kê rừng và thực hiện theo dõi
diễn biến tài nguyên rừng cho công chức, viên chức các Hạt Kiểm lâm, Ban
quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Tổ chức bàn giao số liệu, thành quả
kiểm kê cho các đơn vị cơ sở. Phối hợp với Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp,
dự án Phát triển thông tin Quản lý ngành lâm nghiệp giai đoạn II (FORMIS
II) xây dựng chương trình để áp dụng triển khai phần mềm mới về Hệ thống
theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên cơ sở dữ liệu điều tra, kiểm kê
rừng năm 2014.
UBND tỉnh đã phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí thực hiện rà
soát điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng đến 2020 (tại Quyết định số 1860/QĐ-
UBND ngày 17/7/2015), chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương tổ
chức thực hiện hoàn thành trong năm 2015.
2.1.1.4. Diễn biến tài nguyên rừng
Mục tiêu của công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp là xác
định rõ những nguyên nhân thay đổi để làm cơ sở hoạch định các chính sách
quản lý lâm nghiệp, đề ra các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng nhằm phục
vụ định hướng quy hoạch lâm nghiệp, lập kế hoạch chỉ đạo điều hành trong
lĩnh vực lâm nghiệp từ trung ương đến địa phương để phục vụ công tác bảo vệ
rừng và phát triển rừng ; Đồng thời là thông tin phục vụ cho c ng tác giao đất,
giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp, làm căn cứ thực hiện chính sách chi
trả dịch vụ m i trường rừng quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP. Đây
còn là cơ sở cho kế hoạch thực hiện Quy hoạch Bảo vệ & Phát triển rừng giai
đoạn 2011 - 2020 và Quy hoạch Bảo vệ & Phát triển rừng giai đoạn 2011 -
2020 của các tỉnh.
So sánh với số liệu năm 2010 do Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố thì
tổng diện tích đất có rừng năm 2015 giảm so với năm 2010 là 95.544,7 ha;
60
trong đó: rừng tự nhiên giảm 95.674,7 ha; rừng trồng tăng 130 ha; tương ứng
giảm 6,27% độ che phủ rừng. Như vậy, bình quân mỗi năm diện tích rừng
tỉnh Đắk Lắk bị suy giảm gần 16.000 ha [9].
Bảng 2.6. So sánh số liệu rừng và đất lâm nghiệp năm 2010với năm 2015
Đơn vị tính: ha
TT Loại đất, loại rừng Năm 2010 Năm 2015 Tăng + ,
giảm (-)
1 Diện tích có rừng 610.489,1 514.944,4 -95.544,70
1.1 Rừng tự nhiên 567.854,4 472.179,7 -95.674,70
1.2 Rừng trồng từ 3 năm tuổi
trở lên 42.634,7 42.764,7
130,00
2 Độ che phủ rừng (%) 45,50 39,23 -6,27
Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk
Tuy là số liệu diễn biến tài nguyên rừng năm 2015 so sánh với năm
2010, nhưng thực tế những biến động giảm về diện tích rừng không phải chỉ
xảy ra trong giai đoạn 2010-2015 mà là diễn biến tập trung chủ yếu trong giai
đoạn 2006-2014 (8 năm) kể từ khi rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Đắk
Lắk được phê duyệt tại Quyết định số 1030/QĐ-UBND ngày 16/5/2007 của
UBND tỉnh đến thời điểm công bố số liệu kiểm kê rừng năm 2014 của tỉnh
Đắk Lắk. Qua phân tích, việc giảm độ che phủ rừng theo 2 nhóm nguyên
nhân như sau:
- Nhóm các nguyên nhân làm giảm diện tích rừng trên thực tế:
Mất rừng do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang các mục đích
khác (để làm các công trình giao thông, thủy điện, thủy lợi, khai thác khoáng
sản, ĐCĐC,...) theo quy định của Nhà nước. Đây là nguyên nhân mặc dù thực
hiện theo quy định nhưng làm mất rừng nhiều nhất và hầu hết là mất vĩnh
viễn; mặt khác nó làm suy giảm chất lượng rừng nghiêm trọng, do chủ yếu
chuyển đổi rừng ở khu rừng tự nhiên là rừng có chất lượng rừng từ rừng trung
61
bình đến rừng giầu. Đồng thời, trong nhiều trường hợp do chưa tính đúng,
tính đủ giá trị của rừng, các phương án tái đầu tư trồng lại rừng khắc phục sự
cố về m i trường theo quy định thường ít có hiệu quả. Ngoài ra diện tích rừng
giảm còn do dân di cư tự do và dân tại chỗ lấn chiếm, phá rừng để lấy đất sản
xuất; giảm dokhai thác, chặt phá trái pháp luật, do cháy rừng, sâu bệnh hại,...
mặc dù không chiếm tỷ trọng lớn trong các nguyên nhân làm mất rừng, nhưng
tình hình vi phạm quy định của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển
rừng còn gay gắt ở địa phương, gây thiệt hại nghiêm trọng và làm mất tài
nguyên rừng, tạo ra sự bức xúc trong xã hội và công luận. Đối với việc khai
thác trắng rừng trồng theo kế hoạch được duyệt hàng năm tuy diện tích rừng
bị mất chiếm tỷ trọng lớn, nhưng đây chỉ là nguyên nhân mất rừng tạm thời
trong một thời gian, vì sau khi khai thác xong, chủ rừng sẽ tiến hành trồng lại
rừng trên diện tích đã khai thác; do đó việc khai thác rừng trên nguyên tắc
khai thác rừng bền vững, khai thác rừng theo điều chế.
- Nhóm các nguyên nhân không làm giảm diện tích trên thực tế (sai
khác về tiêu chí tính độ che phủ rừng)
Sai khác về phương pháp (tiêu chí các loại rừng) tính độ che phủ.
Trước khi kiểm kê độ che phủ rừng tính gồm 14 loại rừng, theo quy trình
hướng dẫn kỹ thuật kiểm kê rừng năm 2014 thì còn lại 05 loại rừng được
tham gia tính độ che phủ (giảm 9 loại rừng).
Sai số về thống kê do tính toán diện tích, đo đếm trạng thái giữa 02 lần
kiểm kê rừng.
Diện tích quy chuyển rừng tự nhiên sang trồng cao su nhưng chưa đến
tuổi để tính độ che phủ rừng.
2.1.2. Tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại tỉnh Đắk Lắk
2.1.2.1. Các cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ rừng địa phương
62
Hệ thống cơ cấu tổ chức của lực lượng Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk hiện
nay được tổ chức từ tỉnh đến xã, cụ thể:
- Ở tỉnh: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2851/QĐ-UBND ngày
27/10/2015 về thành lập Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk (trên cơ sở sáp nhập Chi
cục Lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm) là tổ chức hành chính, chịu sự chỉ đạo,
quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển n ng th n, giúp Giám đốc Sở tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên
ngành và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn
tỉnh; đồng thời, chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của
Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT. Chi cục Kiểm
lâm tỉnh Đắk Lắk có các phòng chuyên môn: Tổ chức - Xây dựng lực lượng,
Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên, Thanh tra - Pháp chế, Hành
chính - Tổng hợp và 03 Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR. Tổng số biên chế
là 367 người. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk có chức năng, nhiệm vụ sau:
+ Về quản lý rừng: tham mưu ban hành và tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật; quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_bao_ve_rung_tai_tinh_dak_lak.pdf