MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 8
7. Kết cấu của luận văn . 9
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC
VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
1.1. Tổng quan về bảo vệ và phát triển rừng . 10
1.1.1. Khái niệm . 10
1.1.2. Đặc điểm. 12
1.1.3. Nguyên tắc. 12
1.2. Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở cấp huyện . 13
1.2.1. Khái niệm. 13
1.2.2. Sự cần thiết . 14
1.2.3. Nguyên tắc . 16
1.2.4. Nội dung . 18
1.2.5. Bộ máy QLNN về bảo vệ và phát triển rừng . 25
117 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Mức độ tham gia của các chủ thể vào quá trình xây dựng và
tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình BV và PT rừng còn chư nhiều.
2.2.3. Tổ chức điều tra, thống kê, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng
- Năm 2016 thực hiện kiểm kê rừng theo dự án Tổng kiểm kê rừng toàn
quốc giai đoạn 2015-2018 ban hành kèm theo Quyết định số 594/QĐ-TTg, ngày
15/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ. UBND huyện đã căn cứ vào các văn bản
chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp và của
UBND tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan chức năng của tỉnh để triển khai thực
46
hiện và hoàn thành công tác kiểm kê rừng năm 2014 trên địa bàn của huyện đảm
bảo được yêu cầu về tiến độ và chất lượng của công tác kiểm kê rừng.
Kết quả công tác kiểm kê rừng trên địa bàn huyện đã được UBND tỉnh
phê duyệt tại quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 28/01/2015. Cụ thể: trên địa
bàn huyện gồm có 26.739,1 ha đất có rừng ( trong quy hoạch 26.298,7 ha và
ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 440,4 ha), độ che phủ của rừng đạt 62,7%.
- Sau công tác kiểm kê rừng năm 2016, đến năm 2018 các cơ quan chức
năng của tỉnh mới thực hiện việc theo dõi cập nhật diễn biến rừng và đất lâm
nghiệp. Công tác cập nhật diễn biến tài nguyên rừng sau kiểm kê, được sự hỗ trợ
của Chi cục Kiểm lâm tỉnh và dự án FORMIS II. Hạt Kiểm lâm huyện đã tổng
hợp kết quả diễn biến tài nguyên rừng năm 2015 trên địa bàn huyện vào phần
mềm do Tổng cục Lâm nghiệp và dự án FORMIS II cung cấp; tham mưu UBND
huyện lập báo cáo số liệu hiện trạng rừng năm 2018 trên địa bàn của huyện. Kết
quả năm 2018 trên địa bàn huyện có 28.172,07 ha đất có rừng, trong đó diện tích
rừng được tính có độ che phủ là 26.774,1 ha, độ che phủ của rừng trên địa bàn
huyện đạt 62,8% (diễn biến tăng). Nguyên nhân tăng do có gần 100 ha rừng
trồng keo trên địa bàn các xã trong năm 2017 là đất trồng rừng đang trong giai
đoạn chăm sóc và chưa có độ che phủ, đến năm 2018, diện tích rừng trồng này
đã khép tán và được tính vào độ che phủ.
- Việc theo dõi thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng và
báo cáo về công tác này của UBND các xã có rừng còn gặp khó khăn do còn bị
hạn chế về nguồn nhân lực vì vậy chủ yếu là tham gia và phối hợp với cơ quan
kiểm lâm huyện để thực hiện công tác này.
2.2.4. Việc tổ chức giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng
Trong hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thì UBND huyện Cát Tiên đã
chú trọng công tác xã hội hoá hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó chú
trong việc giao, khoán và cho thuê rừng. Hằng năm UBND huyện đều thực hiện
chủ trương giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng.
47
Năm 2017, trên địa bàn có 02 tổ chức ngoài nhà nước (Doanh nghiệp tư
nhân Thắng Lợi 3 và Công ty TNHH MTV Trường Vĩnh Hưng) được thuê đất
thuê rừng thực hiện dự án trồng cây cao su tại một phần tiểu khu 517A –xã Tiên
Hoàng và tiểu khu 517C – xã Đồng Nai Thượng với tổng diện tích là 228,85ha.
Trong đó diện tích được cải tạo để trồng cây cao su 118,73 ha, còn lại là diện
tích xây dựng cơ bản và quản lý bảo vệ rừng có trữ lượng.
Dự án trồng cây Cao su của Công ty TNHH MTV Trường Vĩnh Hưng đã
có quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư và các cơ quan có liên quan đang
hoàn tất các thủ tục hoàn trả tiền bồi thường giá trị tài nguyên rừng, lập thủ tục
thu hồi và giao trả đất lại cho địa phương quản lý sử dụng. Đối với dự án trồng
cây Cao su của DNTN Thắng Lợi 3, chủ đầu tư không thực hiện theo tiến độ
GCNĐT được cấp. Hiện nay đã có quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư và
các cơ quan có liên quan đang hoàn tất các thủ tục thu hồi và giao trả đất lại cho
địa phương quản lý sử dụng.
Năm 2017, giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng: Vườn Quốc gia Cát Tiên
tiếp tục tổ chức giao khoán quản lý bảo vệ tích rừng đặc dụng cho 21 nhóm hộ,
cộng đồng các thôn buôn trên địa bàn xã Tiên Hoàng, Gia Viễn, Phước Cát 2 và
Đồng Nai Thượng quản lý bảo vệ từ nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Diện tích giao khoán đang được rà soát soát lại với tổng diện tích dự kiến để lập
hồ sơ chi trả DVMTR năm 2014 là 20.645,86 ha.
- Giao khoán rừng sản xuất: Hạt kiểm lâm Cát Tiên giao khoán 392,988
ha rừng tự nhiên sản xuất tại một phần tiểu khu 516A, 517A –xã Tiên Hoàng
cho cộng đồng thôn 6 – xã Tiên Hoàng quản lý bảo vệ từ nguồn vốn chi trả dịch
vụ môi trường rừng
Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng
rừng
- Diện tích rừng đặc dụng trên địa bàn huyện là 21.295 được giao cho
Vườn Quốc gia Cát Tiên quản lý bảo vệ.
48
- Diện tích rừng sản xuất:
+ Năm 2017, thực hiện Dự án Bảo vệ rừng và Phát triển nông thôn đã tiến
hành giao đất rừng sản xuất cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn các xã
Tiên Hoàng, Nam Ninh, Mỹ Lâm, Tư Nghĩa và Quảng Ngãi quản lý sử dụng lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp. Tổng diện tích đất lâm nghiệp rừng sản xuất được
giao là 4.254,4739 ha/882 hộ gia đình.
+ Thực hiện chính sách thu hút các doanh nghiệp ngoài nhà nước đầu tư
trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2016 và năm 2017, UBND tỉnh đã
ban hành 02 quyết định thu hồi đất lâm nghiệp và cho doanh nghiệp thuê đất,
thuê rừng để triển khai dự án đầu tư trồng cây cao su, quản lý bảo vệ rừng tại
huyện Cát Tiên (Doanh nghiệp tư nhân Thắng Lợi 3 và công ty TNHH MTV
Trường Vĩnh Hưng). Tổng diện tích thu hồi và đã giao cho 02 doanh nghiệp là
228,854 ha, tại một phần tiểu khu 517A - xã Tiên Hoàng và tiểu khu 517C - xã
Đồng Nai Thượng. Trong đó: Diện tích được cải tạo để trồng cao su là 118,738
ha, diện tích xây dựng cơ bản là 1,589 ha và tổng diện tích rừng phải quản lý
bảo là 108,527 ha.
+ Diện tích rừng sản xuất còn lại khoảng 856,146 ha, tạm thời do Hạt
Kiểm lâm huyện quản lý. Đối với diện tích có rừng 392,738 ha thuộc một phần
tiểu khu 516A và tiểu khu 517A –xã Tiên Hoàng, hàng năm Hạt Kiểm lâm tổ
chức giao khoán QLBVR cho cộng đồng thôn 6 – xã Tiên Hoàng từ nguồn kinh
phí chi trả dịch vụ môi trường rừng hàng năm của Quỹ BV & PTR tỉnh. Phần
diện tích còn lại người dân đã khai phá để trồng cây điều từ năm 2006 trở về
trước, đến nay cây điều đã cho thu hoạch ổn định.
Từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn huyện chỉ có một phần nhỏ diện tích
đất lâm nghiệp được chuyển đổi mục đích từ đất lâm nghiệp sang mục đích khác
như để cấp đất nhà ở, đất sản xuất cho các hộ gia đình người đồng bào dân tộc
tại chỗ thôn 3, thôn 4 – xã Phước Cát 2 (301,23 ha); chuyển đổi làm đường giao
thông Tiên Hoàng – Đồng Nai Thượng (19,65 ha), xây dựng đường giao thông
49
tránh vào khu 393 – xã Tư Nghĩa (0,311 ha), xây dựng hồ chứa nước và mương
thuỷ lợi xã Tư Nghĩa ( 19,04 ha) và hồ chứa nước Đạ Lây ( 20,51 ha) với tổng
diện tích đất lâm nghiệp đã được chuyển đổi mục đích là 360,741 ha.
Tình hình giao khoán rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định 01/CP,
Nghị định 135/2005/NĐ-CP, Nghị định 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ:
Trên địa bàn huyện không có thực hiện khoán rừng và đất lâm nghiệp
theo Nghị định 01/CP ngày 04/01/1995, Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày
08/11/2005, Nghị định 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ, chỉ có
thực hiện giao đất, giao rừng, cho thuê đất để trồng cây cao su và giao khoán
bảo vệ rừng cụ thể như sau:
- Giao đất, giao rừng sản xuất theo Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày
16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ
gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp (nay được
thay thế bằng Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
thi hành Luật Đất đai) cho các hộ gia đình trên địa bàn các xã Tiên Hoàng, Nam
Ninh, Mỹ Lâm, Tư Nghĩa và Quảng Ngãi quản lý, sử dụng lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp (giao năm 2003 theo hợp phần giao đất của Dự án Bảo vệ rừng và
Phát triển nông thôn). Tổng diện tích đất lâm nghiệp sản xuất đã giao là
4.254,4739 ha/884 hộ gia đình.
- Cho các doanh nghiệp thuê đất để cải tạo trồng cây cao su:
Năm 2010 và năm 2011, UBND tỉnh đã ban hành 02 quyết định thu hồi
đất lâm nghiệp và giao cho 02 doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng để triển khai
thực hiện dự án đầu tư trồng cây cao su, quản lý bảo vệ rừng (Doanh nghiệp tư
nhân Thắng Lợi 3 và công ty TNHH MTV Trường Vĩnh Hưng). Tổng diện tích
giao cho 02 doanh nghiệp là 228,854 ha, tại một phần tiểu khu 517A - xã Tiên
Hoàng và tiểu khu 517C - xã Đồng Nai Thượng. Trong đó: Diện tích được cải
tạo để trồng cao su là 118,738 ha, diện tích xây dựng cơ bản là 1,589 ha, diện
50
tích rừng còn lại 108,527 ha có trữ lượng phải quản lý bảo vệ và 02 doanh
nghiệp phải ký hợp đồng thuê rừng theo quy định.
Do các dự án không thực hiện được hạng mục theo như giấy chứng nhận
đầu tư đã được cấp, vì vậy trong năm 2016 và 2017 UBND tỉnh đã ban hành
quyết định thu hồi lại diện tích giao cho 02 doanh nghiệp nói trên để giao lại cho
địa phương quản lý bảo vệ theo quy định.
- Về giao khoán chi trả dịch vụ môi trường rừng: Tổng diện tích giao
24.794,43 ha, tổng kinh phí chi trả 12.276.594.000 đồng (số liệu giao khoán
năm 2017); trong đó:
+ Diện tích đất lâm nghiệp sản xuất giao cấp sổ đỏ cho các hộ gia đình:
Diện tích đủ điều kiện, tiêu chí chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2017 là
3.960 ha/784 hộ gia đình, với nguồn kinh phí chi trả 2.015.848.000 đồng.
+ Diện tích rừng sản xuất do Hạt kiểm lâm giao khoán và tự quản lý: Diện
tích được chi trả năm 2017 là 509,6 ha (giao cho cộng đồng thôn 2-xã Tiên
Hoàng 389,54 ha, diện tích tự quản lý 111,06 ha) với số tiền chi trả 205.284.000
đồng.
+ Diện tích rừng đặc dụng: 20.723,37 ha với tổng số tiền chi trả môi
trường rừng 10.055.462.000 đồng (trong đó: giao khoán 24 cộng đồng 18.849,72
ha với kinh phí 9.326.215.600 đồng; giao khoán cho Công an, Ban chỉ huy quân
sự huyện 1,002,13 ha với kinh phí 465.990.400 đồng; diện tích Vườn tự quản lý
871,52 ha với kinh phí 263.256.000 đồng).
- Tình hình sang nhượng thành quả đầu tư trên diện tích nhận khoán:
Chưa có thống kê và thực hiện
2.2.5. Xây dựng tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác bảo vệ và
phát triển rừng
Để làm cơ sở cho công tác QLNN về BV và PT trên địa bàn thì huyện Cát
Tiên luôn chú trọng hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác này.
51
Hiện nay công tác QLNN về BV và PT rừng trên địa bàn huyện do nhiều chủ thể
khác nhau thực hiện, trong đó UBND huyện chịu trách nhiệm chung.
Sơ đồ bộ máy QLNN về BV và PT rừng trên địa bàn huyện Cát Tiên
Trong đó chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:
*Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp phòng Tư pháp và các ngành liên quan tổ chức hội nghị
quán triệt, triển khai ở cấp huyện; triển khai nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp
luật bảo vệ và phát triển rừng.
UBND huyện
Phụ trách chung
Phòng Tài
nguyên và
Môi trƣờng
Phòng
Tƣ pháp
Thanh tra
huyện
Hạt
Kiểm
lâm
huyện
Uỷ ban nhân
dân các xã,
thị trấn
Phòng
Nông nghiệp
và phát triển
nông thôn
Công an
huyện
52
- Triển khai thực hiện phân định ranh giới và đóng mốc ranh giới quy
hoạch 3 loại rừng ngoài thực địa; cập nhật đầy đủ cơ sở dữ liệu về tài nguyên
rừng, đất lâm nghiệp.
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng và
phát triển rừng; kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm tra,
giám sát thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo phù hợp
với tình hình của địa phương.
- Phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, lực lượng Công an, các cơ quan
liên quan trong đấu tranh, phòng, chống vi phạm về lĩnh vực lâm nghiệp; nắm
chắc tình hình, kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý ngăn chặn hành vi
phá rừng, khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép; rà soát các vụ
việc vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng có dấu hiệu của tội phạm còn tồn
đọng để tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm,
triệt để theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức
pháp luật, cơ chế chính sách về lâm nghiệp, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật cho cán bộ, công chức kiểm lâm, cán bộ, công chức cấp xã.
- Tiếp tục rà soát, bố trí hợp lý các trạm, chốt bảo vệ rừng và lực lượng làm
nhiệm vụ bảo vệ rừng; xây dựng phương án, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động của các trạm, chốt bảo vệ rừng; rà soát và báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân
huyện bổ sung lực lượng tuần rừng đáp ứng yêu cầu bảo vệ rừng tại gốc.
- Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách về
bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện hiệu quả quy hoạch tổng thể bố trí dân cư các
vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, khu rừng đặc dụng trên địa bàn
huyện đến năm 2020 định hướng đến năm 2025.
*Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng
- Tham mưu thực hiện nghiêm quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;
chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã rà soát, xây dựng phương án giao bổ sung đất ở, đất
53
sản xuất theo quy hoạch đã được phê duyệt cho các hộ gia đình, cá nhân còn thiếu
đất sản xuất và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm, triệt để
theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng
đất lâm nghiệp.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã rà soát diện tích đất lâm nghiệp do
các Công ty lâm nghiệp bàn giao cho địa phương quản lý để có phương án cụ thể
giao cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý, sử dụng.
*Phòng Tài chính – Kế hoạch
Chủ trì, phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các
ngành có liên quan tham mưu cân đối và bố trí các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
và các nguồn khác trong kế hoạch ngân sách hàng năm cho công tác quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng trên địa bàn huyện, cấp phát, phân bổ, thanh toán, quyết toán vốn
đầu tư xây dựng công trình lâm sinh, trồng, chăm sóc rừng, vốn hỗ trợ gạo, vốn hỗ
trợ cây giống, vốn sự nghiệp bảo vệ rừng theo đúng quy định hiện hành.
*Công an huyện
- Chủ trì tham mưu tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 48-CT/TW
ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị; triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp
phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp bảo đảm không để hình thành
tụ điểm, đường dây tội phạm khai thác, vận chuyển buôn bán lâm sản trái phép.
- Điều tra, xử lý nghiêm minh, triệt để các vụ án hình sự theo quy định của
Bộ luật Hình sự và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; tăng cường hỗ trợ lực lượng
Kiểm lâm trong đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng.
Ban chỉ huy quân sự huyện
Chủ trì tham mưu và phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương
trình, kế hoạch diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn hằng năm; phối
54
hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong công tác bảo vệ rừng; tăng cường
hỗ trợ lực lượng Kiểm lâm trong đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng.
UBND các xã, thị trấn: Thực hiện QLNN đối với thu hồi và giao trả đất
lại cho địa phương quản lý sử dụng rừng trên địa bàn lãnh thổ quản lý.
- Cấp huyện: UBND huyện, cơ quan chuyên môn là phòng Nông nghiệp
và PTNT. Tham mưu cho UBND huyện QLNN về bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản là Hạt Kiểm lâm huyện. Các phòng Nông nghiệp và PTNT chịu sự chỉ đạo
về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và PTNT. Nhân sự phòng Nông
nghiệp và PTNT huyện chỉ có 01 cán bộ được phân công phụ trách lâm nghiệp,
thậm chí còn kiêm nhiệm một số nhiệm vụ khác.
- Cấp xã: Tham mưu cho UBND xã QLNN về lâm nghiệp là cán bộ Nông
lâm xã và Kiểm lâm địa bàn (Kiểm lâm địa bàn xã thuộc Hạt Kiểm lâm huyện)
Hạt Kiểm lâm cũng đã Tham mưu cho UBND huyện kiện toàn Ban chỉ
huy BVR – PCCCR, Đội 12 của huyện;
Hoạt động của Kiểm lâm địa bàn và Ban lâm nghiệp xã
- Số Kiểm lâm địa bàn: 12 người/12 xã, thị trấn. Trong đó:
+ 08 người/08 xã có rừng, trong đó có 04 người vừa là kiểm lâm địa bàn
vừa là kiểm lâm cơ động còn lại 04 người chỉ quản lý địa bàn.
+ 04 người/04 xã không có rừng, 04 người này làm việc tại văn phòng Hạt
gồm 02 người Bộ phận TTPC và 02 người Bộ phận QLBVR.
- Số Ban lâm nghiệp xã: 08 Ban/08 xã có rừng/79 người.
Kiểm lâm địa bàn và Ban lâm nghiệp xã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ
được giao; tham mưu giúp chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch hoạt
động trên địa bàn và giải quyết những vấn đề liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp;
tăng cường công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân thực hiện Luật
55
Bảo vệ và Phát triển rừng; bám sát cơ sở, nắm bắt thông tin có liên quan đến lĩnh
vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; hướng dẫn các hộ gia đình được giao
đất lâm nghiệp và các cộng đồng dân cư nhận khoán quản lý bảo vệ rừng xây
dựng, thực hiện kế hoạch QLBVR-PCCCR trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp
được giao; hướng dẫn các hộ gia đình lập các thủ tục, hồ sơ cần thiết để đề nghị
cải tạo rừng nghèo kiệt và kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc cải tạo rừng nghèo
kiệt để trồng rừng kinh tế.
Ở cấp huyện, xã duy trì các ban chỉ huy về PCCCR và chống phá rừng
như trước đây.
Tuy nhiên hiện nay đội ngũ nhân sự QLNN về BV và PT rừng trên địa
bàn huyện cũng tồn tại những hạn chế nhất định:
Phần lớn cán bộ lâm nghiệp xã không phải là cán bộ chuyên trách mà là
cán bộ bán chuyên trách phụ trách nông nghiệp, trình độ hạn chế, làm nhiều việc
nên hiệu quả rất hạn chế.
Trong tổ chức bộ máy hiện nay, chỉ có tổ chức Kiểm lâm tương đối ổn
định, bộ máy phân bổ đều từ tỉnh đến xã, trình độ cơ bản đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ, hoạt động có hiệu quả. Cán bộ lâm nghiệp của các cơ quan chuyên
môn từ tỉnh đến huyện, xã, nhìn chung rất mỏng,
Bước đầu mô hình Ban chỉ đạo mới này đã bộc lộ một số bất cập nhất định,
hoạt động lúng túng, kém hiệu quả, không phù hợp với thực tế các địa phương,
thể hiện cụ thể ở một số điểm sau:
- Công tác kiểm tra chống phá rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng là nhiệm
vụ chủ yếu của Kiểm lâm, nhưng Kiểm lâm không là văn phòng thường trực, làm
cho công tác tham mưu của Kiểm lâm và công tác chỉ đạo điều hành của Ban chỉ
đạo gặp khó khăn, thiếu kịp thời.
2.2.6. Tuyên truyền phổ biến và tổ chức bảo vệ và phát triển rừng
56
Để đảm bảo cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện Cát Tiên am hiểu
các quy định pháp luật và thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về BV và PT
rừng thì UBND huyện Cát Tiên và các phòng ban chuyên môn của huyện luôn
chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các quy hoạch, kế hoạch và các văn
bản quy phạm pháp luật. UBND huyện Cát Tiên coi nhiệm vụ tuyên truyền, phổ
biến pháp luật được xem là cầu nối giữa việc đưa chủ trương, chính sách, pháp
luật của Nhà nước đến các cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện. Hoạt động tuyên
truyền, giáo dục pháp luật về BV và PT rừng nhằm xây dựng ý thức pháp luật,
làm cho các cá nhân, tổ chức và cán bộ, công chức quản lý và thực hiện có thói
quen, động cơ tích cực trong việc thực hiện pháp luật.
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng như vậy, những năm qua, chính
quyền huyện Cát Tiên đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để tuyên truyền,
giáo dục ý thức pháp luật về BV và PT rừng cho Cán bộ công chức, viên chức
và cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện đặc biệt là các chủ rừng, những người
tham gia BV và PT rừng. Các hoạt động này một mặt làm cho pháp luật của Nhà
nước đi vào đời sống xã hội, nâng cao nhận thức và hành động phù hợp với pháp
luật, mặt khác làm cho công tác QLNN về BV và PT rừng trên địa bàn huyện đi
vào ổn định và trật tự.
UBND huyện đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình nhằm tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về BV và PT rừng, trong đó tập trung tuyên truyền
các văn bản của Trung ương và Thành phố như Tuyên truyền việc thực hiện
Luật BV và PT rừng, Chiến lược phát triển bền vững đến năm 2020, Chiến lược
tăng trưởng xanh.
UBND huyện xác định đối tượng tuyên truyền, phổ biến ở đây là:
- Những CBCC làm công tác QLNN về BV và PT rừng như Hạt Kiểm lâm
huyện, phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện, UBND cấp xã
- Ban quản lý rừng
57
- Chủ rừng
- Các cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện
Tuỳ từng đối tượng khác nhau mà UBND huyện cũng như hạt Kiểm lâm
huyện, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn định từng nội dung tuyên
truyền khác nhau.
Nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BV và PT rừng trên địa bàn
huyện tập trung chủ yếu vào các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục cho CBCC thực hiện QLNN về trách
nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành pháp luật về BV và PT rừng
Thứ hai, tuyên truyền, phổ biến cho chủ rừng thực hiện đúng các quy định
pháp luật về BV và PT rừng
Thứ ba, tuyên truyền phổ biến cho người dân
Hằng năm thì UBND huyện đều tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện
“Pháp luật về BV và PT rừng” với những chủ đề và nội dung cụ thể, đồng thời
triển khai sâu rộng đến đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện.
Hạt Kiểm lâm huyện, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã
tổ chức công tác tuyên truyền, phát 1.500 tờ rơi.
Bên canh đó, Hạt Kiểm lâm huyện, phòng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn cũng đã phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội tổ chức các lớp tập huấn,
phổ biến giáo dục pháp luật về BV và PT rừng cho các hội viên, đoàn viên,
thanh niên và học sinh trên địa bàn huyện. Tổ chức chiếu các phóng sự, các
thông điệp của việc thực hiện pháp luật về BV và PT rừng tại các buổi chiếu
phim lưu động. Đồng thời tổ chức phát 586 tờ rơi và 10 cuốn sổ tay về thực hiện
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
58
Bảng 2.2: Công tác tuyên truyền của pháp luật về BV và PT rừng
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
Số đợt
tuyên truyền
3 3 4 5 8
Số lượt tham gia 123 150 260 450 1280
Nguồn: UBND huyện Cát Tiên
Việc tổ chức tuyên truyền, vận động với sự tham gia của nhiều lực lượng
đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động
đã tạo ra chuyển biến tích cực cho Cán bộ công chức, các chủ rừng, cá nhân và
tổ chức. Các cuộc tuyên truyền, phổ biến đã nhận được sự ủng hộ đông đảo của
quần chúng nhân dân. Các đối tượng tuyên truyền vận động cũng ngày càng đa
dạng, phong phú. Mỗi đối tượng thì các CQNN, các tổ chức chính trị - xã hội lại
lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp, vì vậy hiệu quả mang lại là
tương đối cao.
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về BV và PT rừng được sử dụng
ngày càng phù hợp, có hiệu quả và không ngừng được đổi mới, phát huy tính sáng
tạo, như: Thông qua hội nghị tập huấn, thi tìm hiểu pháp luật; tổ chức “Ngày BV
và PT rừng”; “Tìm hiểu Luật Bảo vệ và phát triển rừng”; tọa đàm, bồi dưỡng
kiến thức pháp luật; phát tài liệu các văn bản luật; tuyên truyền qua hệ thống loa
truyền thanh cơ sở... Thông qua các hình thức này, nhiều chủ trương, chính sách
pháp luật đã được chuyển tải một cách sinh động tới người dân, kịp thời giải
quyết những băn khoăn, vướng mắc và cả những bức xúc của người dân. Thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-
phích, tranh cổ động; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử;
niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu phố, tổ dân phố.
Kiểm lâm địa bàn luôn bám sát địa bàn, phối hợp với Ban lâm nghiệp xã
và các Trạm Kiểm lâm thuộc Hạt kiểm lâm VQG Cát Tiên đóng trên địa bàn
59
huyện để tuyên truyền vận động người dân không vi phạm Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng, cụ thể như phá rừng làm rẫy; khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ và
lâm sản; săn bắt động vật hoang dã trái phép...v.v.
- Tổ chức tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng bằng xe loa trên địa
bàn huyện với 24 lượt/12 xã, thị trấn; họp tuyên truyền được 10 thôn, bản, vận
động hơn 750 hộ gia đình, cơ sở mộc và trại gây nuôi động vật hoang dã trên địa
bàn huyện ký cam kết thực hiện Luật Bảo vệ & Phát triển rừng - PCCCR.
- Cùng với tổ công tác của huyện tổ chức đối thoại, tuyên truyền, vận
động giải quyết tình hình vi phạm quản lý bảo vệ rừng và cản trở chống người
thi hành công vụ tại khu vực Suối Nhỏ, thôn Phước Thái, xã Phước Cát 2.
Tuy nhiên công tác tuyên truyền vẫn còn nhiều hạn chế nhất định như chưa
huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc mà chủ yếu chỉ do Hạt Kiểm Lâm.
Mức độ tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các cá nhân, tổ chức là có
nhưng chưa nhiều và thường xuyên. Bên cạnh đó một số phường còn chưa xem
trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BV và PT rừng nên còn tiến
hành mang tính hình thức vì vậy hiệu quả mang lại là chưa cao. Ngoài ra một số
nơi việc tiến hành tuyên truyền phổ biến còn mang tính rập khuôn máy móc vì vậy
chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Việc phối hợp giữa các CQNN với các tổ
chức chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền phổ biến chưa thực sự đồng bộ,
thống nhất. Bên cạnh những hạn chế nêu trên, thì một số nơi công tác tuyên truyền
phổ biến cũng diễn ra mang tính rời rạc, thiếu liên kết, thiếu chặt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_bao_ve_va_phat_trien_rung_o_huy.pdf