MỞ ĐẦU .1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ BỒI
DưỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ .8
1.1. Các khái niệm cơ bản.8
1.1.1. Công chức và công chức cấp xã.8
1.1.2. Bồi dưỡng công chức cấp xã.14
1.1.3 Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã.19
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã.22
1.2.1. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng công
chức cấp xã.22
1.2.2. Tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về bồi dưỡng công
chức cấp xã.24
1.2.3. Tổ chức thực hiện các chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã.25
1.2.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà
nước và đội ngũ giảng viên bồi dưỡng công chức cấp xã.27
1.2.5. Hỗ trợ và huy động các nguồn lực tài chính và vật chất đảm bảo hoạt
động bồi dưỡng công chức cấp xã .29
1.2.6. Thanh tra, kiểm tra, tổng kết và đánh giá hoạt động bồi dưỡng công
chức cấp xã.31
1.3. Vai trò quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã .32
1.3.1. Định hướng và điều chỉnh mục tiêu và nội dung bồi dưỡng công chức
cấp xã.32
1.3.2. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã.33
1.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã .33
124 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phố Hà Nội
Huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội với 16 xã, 02 thị trấn thực hiện chức năng
quản lý hành chính nhà nước. Để thực hiện tốt các công việc trong quản lý hành
chính, đội ngũ công chức xã phải có đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng, đáp ứng
yêu cầu đặt ra.
Trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2017, huyện Mê Linh đã có những cố gắng
ban đầu trong công tác bồi dưỡng công chức cấp xã. Vì vậy, đội ngũ công chức cấp
xã đang từng bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng.
2.2.1. Quy mô, cơ cấu công chức cấp xã
Theo báo cáo thống kê của Phòng Nội vụ huyện Mê Linh, tính đến ngày
31/12/2017 thì hiện nay huyện Mê Linh có 212 công chức cấp xã. Số lượng công
chức cấp xã có biến động qua các năm cụ thể được biển hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Số lƣợng, cơ cấu công chức cấp xã, huyện Mê Linh
giai đoạn 2012 - 2017
Số lƣợng CC
cấp xã
Năm 2012 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2017
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
1. Tổng số CC 126 100 152 100 185 100 212 100
2. Phân theo giới tính
- Nam 64 50,8 78 51,3 94 50,8 112 52,8
- Nữ 62 49,2 74 48,6 91 49,2 100 47,2
3. Phân theo độ tuổi
- Dưới 30 tuổi 12 9,5 18 11,8 20 10,8 30 14,2
- Từ 30 – 50 tuổi 66 52,4 75 49,3 96 51,9 107 50,5
- Trên 50 tuổi 48 38,1 59 38,8 69 37,3 75 35,4
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Mê Linh (2017))
49
Theo số liệu của bảng 2.1 ta có thể thấy số lượng công chức xã, huyện Mê
Linh trong 5 năm (giai đoạn từ 2012 đến năm 2017) đang tăng dần qua từng năm.
Năm 2012, huyện Mê Linh có tổng số công chức cấp xã là 126 người, đến năm
2017, số lượng công chức cấp xã đã tăng lên thành 212 người, tăng 86 người, tương
đương tăng 68,2 %. Sự thay đổi này có nhiều lý do, nhưng chủ yếu là do:
Thứ nhất, tuyển thêm công chức cấp xã. Do công việc của cấp xã ngày càng
nhiều, hơn nữa, vai trò của nó ngày càng quan trọng hơn khi là cơ quan hành chính
sâu sát nhất đến đời sống của nhân dân.
Thứ hai, do công chức xã đã đến tuổi nghỉ hưu.
Cơ cấu theo giới tính:
Nhìn chung, cơ cấu giới tính của công chức cấp xã tương đối ổn định, và
không thay đổi nhiều qua các năm. Cơ cấu công chức cấp xã trên địa bàn huyện
hiện nay chủ yếu là nam giới chiếm 52,8%, lực lượng chị em phụ nữ tham gia công
tác chính quyền ngày càng có xu hướng tăng: từ việc chỉ có 62 người năm 2012, tới
năm 2017 lượng nữ giới đã tăng lên 100 người, tương đương gấp 1,5 lần, chiếm
47,2%, trong tổng cơ cấu công chức xã theo giới tính năm 2017 và công việc họ
tham gia chủ yếu là các hoạt động văn phòng hoặc các hoạt động liên quan tới hội
phụ nữ, văn hóa, xã hội. Như vậy, cơ cấu về giới tính công chức xã của huyện Mê
Linh là hợp lý. Số lượng công chức tăng cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo Huyện
đối với công tác cán bộ cơ sở, đặc biệt là đội ngũ nữ công chức trong thời kỳ đổi
mới, thể hiện sự bình đẳng giới.
Cơ cấu theo độ tuổi
Trong cơ quan, việc phân loại công chức theo độ tuổi có ý nghĩa vô cùng
quan trọng, nó đánh giá năng lực làm việc của họ ra sao. Bố trí một đội ngũ công
chức hợp lý theo độ tuổi là một phương thức rất tốt để cán bộ có thể trau dồi, học
hỏi lẫn nhau, mặt khác đó cũng là tiêu chí để xây dựng các chương trình, kế hoạch
sao cho phù hợp với thực tế.
Qua bảng 2.1 cho thấy, độ tuổi của công chức cấp xã trong 5 năm từ 2012
chủ yếu nằm trong khoảng từ 30-50 tuổi, chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 50%), cụ thể
50
năm 2017 là 50,5%, số công chức trong độ tuổi này tăng lên theo từng năm. Cơ cấu
công chức cấp xã theo tuổi của huyện Mê Linh ảnh hưởng rất lớn đến trình độ năng
lực và khả năng hoàn thành công việc. Mặc dù, cơ cấu công chức trong độ tuổi này
có lợi thế là họ có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, kỹ năng sống và có mối quan hệ
quần chúng rộng mở, được nhiều người tín nhiệm và tôn trọng, nhưng họ lại khó có
thể dễ dàng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, khoa học kỹ
thuật. Họ cũng không đủ điều kiện sức khỏe để làm việc, học tập hiệu quả đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của công việc.
Số lượng công chức lớn hơn 50 tuổi chiếm 35,4% (năm 2017) trong cơ cấu,
họ là lực lượng có kinh nghiệm công tác lâu năm, những người đi trước, được dân
tín nhiệm, nắm bắt được những nét truyền thống của địa phương, bởi vậy, ngoài vai
trò là những người thầy, họ còn là đội ngũ tham mưu tích cực cho lực lượng khác.
Trong cơ cấu độ tuổi của công chức xã của Huyện cũng cho thấy công chức
trẻ chiếm tỷ lệ nhỏ: 14,2% (năm 2017), đây là lực lượng quan trọng của mọi tổ
chức, họ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, năng động, sáng tạo, luôn có khát
khao cống hiến, phấn đấu vươn lên trong công việc. Do vậy, trong thời gian tới cần
phải có nhiều chính sách tạo điều kiện, thu hút sinh viên các trường Đại học, cao
đẳng, lực lượng trẻ về làm cống hiến xây dựng quê hương.
2.2.2. Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ công chức cấp xã
Nhìn chung, đội ngũ công chức cấp xã của huyện Mê Linh có mặt bằng trình
độ văn hóa tương đối cao. Theo thống kê số liệu đến năm 2017, có 2/212 công chức
cấp xã có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở, chiếm 0,9%; 210/212 công chức cấp
xã có trình độ văn hóa tốt nghiệp phổ thông trung học, chiếm 99,1%. Số công chức
có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở chủ yếu là những người có độ tuổi trên 50 trở
lên, chuẩn bị nghỉ hưu hưởng chế độ. Toàn huyện không có trường hợp nào công
chức cấp xã có trình độ tốt nghiệp tiểu học.
2.2.2.1. Trình độ đào tạo chuyên môn của công chức cấp xã
Trình độ chuyên môn là cơ sở giúp cho công chức cấp xã có thể nhận thức
nhanh, chính xác chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
51
nước và là điều kiện để họ tiếp thu tri thức mới ứng dụng vào hoạt động công vụ,
đạt hiệu quả cao và nhanh nhất.
Trình độ đào tạo chuyên môn của công chức xã huyện Mê Linh được thể
hiện cụ thể qua bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2. Cơ cấu công chức xã theo trình độ đào tạo chuyên môn
trên địa bàn huyện Mê Linh, giai đoạn 2012 - 2017
Trình độ
đào tạo
Năm
2012 2014 2015 2017
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Sơ cấp 0 0 0 0 0 0 0 0
Trung cấp 61 48,4 64 42,1 54 29,2 33 15,6
Cao đẳng 7 5,6 8 5,3 10 5,4 7 3,3
Đại học 56 44,4 76 50,0 112 60,5 155 73,1
Sau đại học 2 1,6 4 2,6 9 4,9 17 8,0
Tổng cộng 126 100 152 100 185 100 212 100
(Nguồn: Phòng nội vụ huyện Mê Linh (2017))
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng, đội ngũ công chức cấp xã
trên địa bàn huyện Mê Linh ngày càng được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và trình
độ chuyên môn có sự chuyển biến mạnh mẽ qua các năm theo hướng tích cực, số
lượng công chức có trình độ trung cấp và cao đẳng ngày càng giảm, trong khi đó số
lượng công chức có trình độ đại học và sau đại học ngày càng tăng. Điều này được
thể hiện qua bảng 2.2 cụ thể như sau:
Nếu như năm 2012 toàn huyện có 56/126 công chức xã có bằng đại học
(44,4%) thì đến năm 2017, con số này đã tăng lên thành 155/212 người (73,1%), tăng
99 người, tương đương với việc tăng 78,57%. Số công chức cấp xã có trình độ sau đại
học năm 2012 là 2/126 người (1,6%), thì đến năm 2017, số công chức cấp xã có trình
độ sau đại học là 17 người (8%), tăng 15 người, tương đương với việc tăng 11,9%.
52
Như vậy, công chức cấp xã của Huyện Mê Linh có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ khá cao, điều này sẽ là nền tảng giúp cho cơ quan hành chính nhà
nước cấp cơ sở thực hiện tốt hơn vai trò quản lý hành chính của mình. Tuy vậy,
nhìn chung trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức cấp xã của huyện Mê
Linh về cơ bản có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại, nhưng về
lâu dài, nhất là thời kỳ phát triển mới, có nhiều thách thức và thay đổi thì công
chức cấp xã cần nâng cao trình độ chuyên môn của mình hơn nữa, không chỉ để
nâng cao khả năng cho bản thân mà còn tích cực đóng góp vào công việc của
tập thể, góp phần xây dựng kinh tế xã hội, ổn định đời sống của nhân dân.
Ngày nay, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế thì yêu cầu đối với
đội ngũ công chức xã ngày càng cao. Do đó, để nâng cao chất lượng công chức
cấp xã, đáp ứng yêu cầu của nền hành chính hiện đại, có đầy đủ năng lực, phẩm
chất chính trị thì họat động bồi dưỡng cho công chức cấp xã là một yêu cầu cấp
bách và quan trọng.
2.2.2.2. Trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã
Công chức cấp xã là những người gần dân nhất, trực tiếp giải quyết
những vấn đề liên quan đến nhân dân đưa chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời sống. Do vậy, công chức cấp xã
ngoài trình độ chuyên môn, nghiệp vụ họ cần có trình độ lý luận chính trị,
nắm bắt cơ bản đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp
phần nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân. Trong
thời gian qua, huyện Mê Linh đã quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao
trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ công chức xã của huyện. Trình độ lý
luận chính trị của đội ngũ công chức xã, huyện Mê Linh trong 5 năm gần đây
được thể hiện như sau:
53
Bảng 2.3. Số lƣợng công chức xã có trình độ lý luận chính trị,
huyện Mê Linh, giai đoạn 2012 - 2017
Trình độ lí luận
chính trị
Năm
2012 2014 2015 2017
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Chưa qua đào tạo 51 40,5 39 25,7 36 19,5 17 8,0
Sơ cấp 13 10,3 27 17,8 32 17,3 52 24,5
Trung cấp 62 49,2 86 56,5 117 63,2 143 67,5
Cao cấp 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 126 100 152 100 185 100 212 100
(Nguồn: Phòng nội vụ huyện Mê Linh (2017))
Qua kết quả bảng 2.3, ta nhận thấy rằng trình độ lý luận chính trị của đội ngũ
công chức cấp xã, huyện Mê Linh có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tỷ lệ công chức đã
qua bồi dưỡng lý luận chính trị ngày càng cao, trong khi đó tỷ lệ công chức chưa
qua bồi dưỡng lý luận chính trị còn cao nhưng xu hướng ngày một giảm dần. Năm
2012, có 59,5% số công chức cấp xã đã qua các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị.
Đến năm 2017, có 92% số công chức cấp xã đã qua các lớp bồi dưỡng về lý luận
chính trị, trong đó có tới 67,5% số công chức có trình độ trung cấp. Số công chức
chưa qua các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị năm 2012 là 51 người ( 40,5%), con số
này đến năm 2017 đã giảm xuống còn 17 người (8%).
Như vậy, để tất cả số lượng công chức cấp xã có trình độ lý luận chính trị thì
yêu cầu đặt ra cho các cấp, các ngành trong huyện cần tạo điều kiện cũng như quan
tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về lý
luận chính trị. Và chỉ có một nền chính trị vững vàng thì mới có thể thực hiện nhiệm
vụ quản lý nhà nước đạt kết quả cao nhất, làm cho nền công vụ ngày càng hiệu quả,
phục vụ nhân dân được tốt nhất.
2.2.2.3. Trình độ quản lý nhà nước của công chức cấp xã
Công cuộc cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước cũng như các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương phụ thuộc rất
54
lớn vào trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Những
hạn chế về kiến thức quản lý nhà nước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực thi
công vụ của công chức cấp xã. Bởi công chức cấp xã là những người tham mưu,
giúp việc cho chính quyền nhà nước ở cơ sở, do đó nếu công chức không được
trang bị kiến thức về quản lý nhà nước sẽ dẫn đến những hệ lụy trong hoạt động
công vụ như tham mưu giải quyết công việc không đúng thẩm quyền, không
đúng trình tự, thủ tục, thiếu kỹ năng, phương pháp phù hợp với từng công việc
cụ thể. Vì vậy, việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính
nhà nước cho đội ngũ công chức cấp xã có ý nghĩa rất quan trọng và cần được
quan tâm bồi dưỡng. Số lượng công chức cấp xã, huyện Mê Linh có trình độ
quản lý nhà nước được thể hiên như sau:
Bảng 2.4. Trình độ quản lý nhà nƣớc của công chức cấp xã,
huyện Mê Linh, giai đoạn 2012 - 2017
Trình độ
quản lý nhà
nƣớc
Năm
2012 2014 2015 2017
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Chưa qua bồi
dưỡng
104 82,5 108 71,1 88 47,6 50 23,6
Chuyên viên 22 17,5 44 28,9 97 52,4 162 76,4
Chuyên viên
Chính
0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 126 100 152 100 185 100 212 100
(Nguồn: Phòng nội vụ huyện Mê Linh (2017))
Qua bảng tổng hợp 2.4, ta thấy trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ công
chức cấp xã, huyện Mê Linh ở mức thấp, nhưng đang có xu hướng tăng lên theo
từng năm. Năm 2012, số lượng công chức cấp xã chưa qua bồi dưỡng chương trình
chuyên viên là rất lớn có tới 104/126 người, chiếm 82,5 %, đến năm 2017 con số
55
này đã giảm xuống còn là 50/212, chiếm 23,6 %. Trong khi đó, năm 2012 số lượng
công chức có trình độ bồi dưỡng ngạch chuyên viên chỉ có 22/126 (17,5%), đến
năm 2017 số lượng công chức có trình độ bồi dưỡng chuyên viên tăng lên 162/212
người (76,4%).
Như vậy, đội ngũ công chức xã có trình độ quản lý nhà nước ngày càng tăng
sẽ giúp cho hoạt động thực thi công vụ của cấp cơ sở được giải quyết nhanh chóng
và kịp thời. Tuy nhiên, vẫn còn một số công chức cấp xã chưa được bồi dưỡng về
quản lý nhà nước. Điều này đồi hỏi trong thời gian tới huyện Mê Linh cần đẩy
mạnh hơn nữa tới công tác bồi dưỡng tình độ quản lý nhà nước cho công chức cấp
xã, để họ đáp ứng yêu cầu của công việc.
2.2.2.4. Trình độ tin học của công chức cấp xã
Trình độ tin học của công chức cấp xã, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
được thể hiện chi tiết qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.5. Trình độ tin học của công chức cấp xã, huyện Mê Linh
giai đoạn từ năm 2012 - 2017
Trình độ
tin học
Năm
2012 2014 2015 2017
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Trung cấp trở lên 1 0,8 1 0,7 2 1,1 4 1,9
Chứng chỉ A, B, C 72 57,1 125 82,2 165 89,2 197 92,9
Chưa qua đào tạo 53 42,1 26 17,1 18 9,7 11 5,2
Tổng cộng 126 100 152 100 185 100 212 100
(Nguồn: Phòng nội vụ huyện Mê Linh (2017))
Trong hoàn cảnh nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, xu hướng
hội nhập quốc tế, và bùng nổ nền kinh tế tri thức thì công nghệ thông tin ngày càng
khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong mọi mặt của đời sống xã hội,
đặc biệt ở nước ta đang trong quá trình CNH, HDH thì việc trang bị kiến thức tin
56
học đối với công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng lại càng trở lên cần
thiết. Bởi hiện nay, mọi công việc công vụ đều được thực hiện thông qua hệ thống
máy tính và mạng internet. Theo số liệu thống kê, số lượng công chức cấp xã, huyện
Mê Linh có chứng chỉ tin học ngày một gia tăng. Năm 2012, có 73/126 công chức
có chứng chỉ tin học, thì đến năm 2017, con số này tăng lên là 201/212 người,
chiếm 94,8% công chức xã biết sử dụng máy tính và truy cập internet. Tỷ trọng này
khá cao, nhưng con số này chưa đánh giá được thực tế trình độ tin học của công
chức cấp xã. Nhìn chung, công chức cấp xã, huyện Mê Linh chủ yếu có kỹ năng về
sử dụng tin học vào công việc văn phòng với những ứng dụng thông thường, còn kỹ
năng nâng cao về máy tính và phần mềm văn phòng thì không có nhiều công chức
cấp xã biết. Vì vậy, với trình độ tin học như trên, công chức cấp xã cần phải nâng
cao hơn nữa trình độ của mình để phù hợp với yêu cầu mới trong thời kỳ mới, thời
kỳ công nghệ thông tin và hội nhập.
2.2.2.5. Trình độ ngoại ngữ của công chức cấp xã
Bảng 2.6. Trình độ ngoại ngữ của công chức cấp xã, huyện Mê Linh,
giai đoạn 2012 - 2017
Trình độ
ngoại ngữ
Năm
2012 2014 2015 2017
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lƣợng
(Người)
Tỷ
lệ
(%)
Đại học trở lên 0 0 0 0 0 0 0 0
Chứng chỉ A, B, C 45 35,7 84 55,3 153 82,7 198 93,4
Chưa qua đào tạo 81 64,3 68 44,7 35 17,3 14 6,6
Tổng .cộng 126 100 152 100 185 100 212 100
(Nguồn: Phòng nội vụ huyện Mê Linh (2017))
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ thì đội
ngũ công chức cấp xã ngoài kiến thức chuyên môn còn cần phải có tình độ ngoại
ngữ. Theo số liệu thống kê cho thấy, trình độ ngoại ngữ của công chức cấp xã,
57
huyện Mê Linh có chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C khá nhiều và tăng lên theo từng
năm. Năm 2012, có 45/126 công chức xã có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng anh (tương
đương 35,7%), đến năm 2017, con số này đã tăng lên thành 198/212 người (tương
đương 93,4%). Tuy nhiên, vẫn còn số lượng công chức chưa có trình độ ngoại ngữ,
đây là một trở ngại rất lớn trong việc tiếp cận với những kiến thức, kinh nghiệm
quản lý của nước ngoài nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ. Với trình độ
ngoại ngữ như trên công chức cấp xã cần phải nâng cao hơn nữa trình độ ngoại ngữ
để đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.
Như vậy, Mê Linh là huyện có đội ngũ công chức khá đông đảo và có xu
hướng tăng do nhu cầu công việc. Năm 2017, toàn huyện có 401 người trong đó
công chức chuyên môn là 212 người. Công chức cấp xã trên địa bàn huyện chủ yếu
là nam giới, mức độ tham gia của chị em phụ nữ có xu hướng tăng trong tổng cơ
cấu công chức tòa huyện. Lực lượng công chức trẻ dưới 30 tuổi hiện nay trên địa
bàn huyện là không nhiều chủ yếu là công chức trong độ tuổi từ 30 tới 50. Trình độ
đào tạo của đội ngũ công chức ngày càng nâng lên: Trình độ chuyên môn của đội
ngũ công chức xã hiện nay là khá cao, tỷ lệ người có trình độ đại học, cao đẳng là
73,1%, 67,5% công chức xã đã được bồi dưỡng qua trình độ trung cấp lý luận chính
trị trong thời gian qua, đây là kết quả đáng ừng của công tác bồi dưỡng. Tuy nhiên,
vẫn còn tồn tại một bộ phận công chức xã chưa qua các lớp bồi dưỡng, vì vậy trong
thời gian tới cần phải đẩy mạnh công tác bồi dưỡng góp phần nâng cao chất lượng
của đội ngũ cán bộ cơ sở và đáp ứng yêu cầu công việc.
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng công chức cấp xã,
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
2.3.1. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng công chức
cấp xã
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là việc xác định đối với nhu cầu bồi dưỡng
của công chức thì họ phải tham gia vào các khóa bồi dưỡng nào phù hợp để bảo
đảm rằng sau khóa học họ thực hiện công việc tốt hơn. Cần xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng công chức trên cơ sở chiến lược và quy hoạch tổng thể xây dựng đội ngũ
công chức. Từ kế hoạch này, từng đơn vị xây dựng kế hoạch của mình theo hướng
58
mọi kế hoạch phải gắn với nhu cầu thực tiễn của nhiệm vụ. Việc bồi dưỡng phải gắn
với quy hoạch các chức danh công chức tại địa phương. Qua đó UBND huyện đã
chỉ đạo Phòng Nội vụ, chính quyền cơ sở xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức
cấp xã hàng năm bằng cách:
Trên cơ sở tiêu chuẩn hóa và quy hoạch cán bộ cấp cơ sở phải xây dựng kế
hoạch với yêu cầu bồi dưỡng dài hạn và từng năm đối với từng chức danh của địa
phương. Trên cơ sở đó Phòng Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp để hình thành kế
hoạch bồi dưỡng công chức ,pkvà xây dựng quy chế kiểm soát việc sử dụng công
chức sau bồi dưỡng trình UBND huyện xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện.
Từ đó, chỉ đưa cán bộ đi bồi dưỡng đúng quy hoạch, đúng ngành nghề, thời gian đã
được phê duyệt.
Trong kế hoạch bồi dưỡng cần làm rõ số công chức cần bồi dưỡng, số công
chức phải đưa đi bồi dưỡng, phù hợp với từng công chức. Từ đó thực hiện bồi
dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, chuyên môn,
nghiệp vụ và kỹ năng được phân công.
Phòng Nội vụ cân đối các chỉ tiêu và nhu cầu đăng ký của các địa phương,
thuyết minh được các nhu cầu cần thiết phải bồi dưỡng phục vụ cho nâng cao trình
độ chuyên môn, năng lực làm việc cho công chức, nhằm mục đích phát triển kinh tế
xã hội của địa phương và tham mưu cho UBND huyện quyết định số lượng công
chức cử đi bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cần ưu tiên bồi dưỡng và
phân bổ kinh phí.
Công tác hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng là khâu cuối cùng
trong công tác bồi dưỡng, song có ý nghĩa quan trọng đến kết quả của công tác bồi
dưỡng mang lại cũng như đến việc điều chỉnh xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của
những năm tiếp theo.
Công tác bồi dưỡng công chức cấp xã trong thời gian qua tại các cơ sở đào
tạo trong và ngoài huyện vẫn thực hiện chương trình chung thống nhất trong toàn
quốc về lý luận chính trị, chuyện môn nghiệp vụ.
Về khung nội dung chương trình được Phòng Nội vụ và các cơ sở đào tạo
thống nhất trên cơ sở khung quy định cho các loại hình bồi dưỡng và việc sử dụng
59
chương trình, nội dung giảng dạy được áp dụng theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP,
cũng như các đề án về bồi dưỡng công chức cấp xã.
Các nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu để bồi dưỡng công chức được
bảo đảm đúng theo quy định đã được Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ và học
viện Chính trị - hành chính quốc gia phê duyệt; tổ chức thực hiện đầy đủ theo đúng
quy định.
Căn cứ vào tình hình thực tế tại huyện, Thường trực Huyện ủy, Thường trực
UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như phòng nội vụ, Ban
tổ chức Huyện ủy, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện phối hợp với các cơ quan
ngành học cấp trên, các cơ sở đào tạo hàng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đăng
ký chỉ tiêu bồi dưỡng với một số nội dung và chương trình cụ thể trình các Sở, ban
ngành Thành phố phê duyệt. Các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
cho công chức theo chương trình do Sở Nội vụ ban hành. Cụ thể như:
- Các lớp bồi dưỡng theo các chuyên đề;
- Bồi dưỡng kỹ năng quản lý, điều hành; kỹ năng, nghiệp vụ về soạn thảo
văn bản, thủ tục cải cách hành chính, quản lý đầu tư xây dựng, văn thư lưu trữ; quản
lý về văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; kỹ năng giao tiếp, vận động nhân dân,
giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo;
- Bồi dưỡng chương trình quản lý nhà nước; bồi dưỡng chương trình tin học
văn phòng; nghiệp vụ hoạt động, kiến thức phổ biến và giáo dục pháp luật, chính
sách tôn giáo.
Ngoài việc mở các lớp tại huyện, đội ngũ công chức xã còn được tham gia
các lớp bồi dưỡng do thành phố Hà Nội tổ chức.
Nhìn chung, về nội dung, chương trình bồi dưỡng đã đáp ứng được các yêu
cầu thiết yếu để nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ lý luận chính trị quản
lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ công chức cấp xã. Tuy nhiên, có thể
thấy rằng các nội dung còn nặng nề về mục đích chuẩn hóa tiêu chuẩn ngạch công
chức, do đó còn tập trung nhiều vào nội dung đào tạo chứ chưa chú trọng vấn đề bồi
dưỡng tiền công vụ, kỹ năng hành chính. Đây là vấn đề mà trong phương hướng cần
phải chú trọng đến để đáp ứng kịp thời nhu cầu của tình hình cải cách hành chính
hiện nay.
60
2.3.2. Tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về bồi dưỡng công
chức cấp xã
Văn bản quản lý cấp Trung ương
Trong những năm qua, Công tác bồi dưỡng công chức nói chung và công
chức cấp xã nói riêng luôn được quan tâm chú trọng. Chính phủ và Bộ Nội vụ đã
ban hành nhiều văn bản nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về
công tác bồi dưỡng công chức. Công tác bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội đã tổ chức thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các văn bản chỉ
đạo của Trung ương về công tác bồi dưỡng công chức cấp xã như sau:
- Pháp lệnh cán bộ, công chức (1998);
- Luật cán bộ, công chức được kỳ họp thứ tư, quốc hội khóa XII thông qua
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
- Quyết định 874/TTg ngày 20/11/1996 của thủ tướng Chính phủ về công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
- Quyết định số 74/2002/QĐ-TTg ngày 7/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê chuẩn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001-2005;
- Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg, ngày 15/02/2006 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cồn chức giai đoạn 2006- 2010;
- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo,
bồi dưỡng công chức;
- Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015;
- Quyết định số 294/QĐ-BNV ngày 03/4/2012 của Bộ Nội vụ Ban hành kế
hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo quyết định 1956/QĐ-
TTg ngày 27/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2012;
- Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính Quy định
về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Quyết định số 294/QĐ-BNV ngày 03/4/2012 của Bộ Nội vụ Ban hành kế
hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã theo quyết định 1956/QĐ-
TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2012;
61
- Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_boi_duong_cong_chuc_cap_xa_huye.pdf