MỞ ĐẦU .1
Chương 1 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật
trong lực lương Công an nhân dân.15
1.1. Một số khái niệm liên quan.15
1.1.1. Khái niệm quản lý .15
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước .19
1.1.3. Khái niệm trang bị kỹ thuật.22
1.1.4. Khái niệm chất lượng trang bị kỹ thuật .23
1.1.5. Khái niệm quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật.24
1.1.6. Khái niệm Công an nhân dân .25
1.2. Quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật.26
1.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ và vai trò của quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ
thuật .29
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về chất lượng trang bị
kỹ thuật.34
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật.38
1.4. Kinh nghiệm thực tế quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật trên thế
giới.44
Tiểu kết Chương 1.49
Chương 2 Thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật trong
lực lượng Công an nhân dân .50
2.1 Tình hình chung của chất lượng trang bị kỹ thuật trong lực lượng Công an nhân
dân .50
2.2. Phân tích thực trạng quản lí nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật trong lực
lượng Công an nhân dân .72
2.2.1. Xây dựng và thực hiện thể chế quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ
thuật trong lực lượng Công an nhân dân.72
129 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật trong lực lượng công an nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yêu cầu xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đề cao, phát huy mạnh mẽ trách
nhiệm, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh, tự lực, tự cường trong
nghiên cứu, phát triển sản xuất các loại sản phẩm công nghiệp quốc phòng, an
ninh; cái gì có thể làm được ta cần cố gắng làm cho bằng được và thật tốt.
- Nghị quyết số 09-NQ/ĐUCA, ngày 17/8/2017 của Đảng ủy Công an
Trung ương về phát triển công nghiệp an ninh đáp ứng yêu cầu công tác,
chiến đấu và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới xác
định rõ: "Tập trung nghiên cứu, đề xuất về cơ chế chính sách đặc thù để xây
dựng công nghiệp an ninh nhanh và bền vững. Xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh cho công nghiệp an ninh phát triển
đúng mục tiêu, định hướng, trước mắt xây dựng trình Chính phủ ban hành
Nghị định về phát triển công nghiệp an ninh".
Ngoài ra, còn nhiều văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chỉ
đạo về cơ chế, chính sách, mục tiêu, định hướng phát triển chất lượng trang bị
kỹ thuật cũng như phê duyệt các đề án, dự án đầu tư phát triển công nghiệp an
ninh đầu tư về trang bị kỹ thuật trong lực lượng Công an nhân dân, trong đó
có: (1) Ngày 20/11/2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt giai đoạn 1 Đề
án: "Đầu tư nghiên cứu, sản xuất thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và
công cụ hỗ trợ phục vụ công tác, chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân
giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến 2030". (2) Ngày 20/2/2017, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 241/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ
54
đạo Nhà nước về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.
- Tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 73, ngày 15/01/2018 tại Hà
Nội, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo 08 nhiệm vụ trọng tâm cho
năm 2018 của lực lượng Công an nhân dân, trong đó có nhiệm vụ: "Rà soát,
cơ cấu lại và quản lý chặt chẽ, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
trong Công an, chú trọng phát triển công nghiệp an ninh". Tại Hội nghị Công
an toàn quốc lần thứ 74, Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước tiếp tục chỉ đạo cần
quan tâm đến xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh.
- Trước khi Luật Công an nhân dân năm 2018 ban hành, các quy định
liên quan đến quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật trong Công an
nhân dân thông qua các sản phẩm công nghiệp an ninh đã có một số văn bản
pháp lý đề cập song không đầy đủ, nội dung chủ yếu quy định về công tác
quản lý, sử dụng, chưa có những quy định cụ thể về đầu tư, kiến tạo hệ thống,
quy hoạch, kế hoạch, về sản phẩm
- Thực tế, quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật trong Công
an nhân dân đã có từ sớm, đã hình thành hệ thống: tổng cục đo lường, các
viện nghiên cứu chiến lược, ... hiện đang tích cực triển khai Đề án “Đẩy mạnh
phát triển chất lượng trang bị kỹ thuật tại các khu công nghiệp quốc phòng, an
ninh đáp ứng yêu cầu bảo vệ đất nước trong tình hình mới” đến năm 2025,
Nhà nước đã và đang đầu tư cho các dự án đầu tư, phát triển công nghiệp an
ninh (gần 10 ngàn tỷ đồng). Đồng thời, Nhà nước cho phép và khuyến khích
tăng cường liên doanh, liên kết đầu tư, chuyển giao công nghệ phát triển chất
lượng trang bị kỹ thuật công nghiệp an ninh với các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước có năng lực và đủ điều kiện vì vậy, cần phải có một văn bản
pháp lý chuyên ngành điều chỉnh lĩnh vực này để công nghiệp an ninh phát
triển đúng hướng, được quản lý thống nhất bởi Chính phủ và các cấp, các
ngành với một lộ trình cụ thể, hợp lý, hiệu quả.
55
- Để đảm bảo tính đồng bộ, không trùng lắp, chồng chéo giữa Nghị định
hướng dẫn chi tiết Luật Công an nhân dân 2018 về quản lý nhà nước về chất
lượng trang bị kỹ thuật với hệ thống pháp luật hiện hành, quy định có liên
quan trực tiếp, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, không phát sinh thủ
tục hành chính. Một số văn bản cụ thể như sau:
- Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ: Pháp lệnh
có phạm vi điều chỉnh là quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ
trợ. Nội dung luật có quy định " Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa
vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được thực hiện trong các cơ sở, doanh
nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; trường hợp cơ sở, doanh nghiệp
thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không đảm bảo việc nghiên cứu, sản xuất,
sửa chữa thì có thể thực hiện theo phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng tại
các cơ sở, doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ"
Theo đó, Phạm vi điều chỉnh của Luật không bao gồm trang thiết bị,
phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ công tác, chiến đấu của Công an nhân
dân và các lực lượng thực thi pháp luật khác. Trong đó, về vũ khí, vật liệu nổ,
công cụ hỗ trợ, Luật cũng chỉ dừng lại ở trách nhiệm quản lý nhà nước, trách
nhiệm của người sử dụng; những cơ sở được nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa.
Chưa có quy định về đầu tư, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, nguồn lực, hợp
tác liên danh, liên kết để đầu tư, tạo lập, quản lý.. các cơ sở này. Đây cũng là
khoảng trống (phạm vi điều chỉnh và nội dung của quy định) cần bổ sung
trong hệ thống pháp luật.
Theo đó, nhiệm vụ chính của công nghiệp quốc phòng là hình thành
các cơ sở công nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc
phòng với danh mục sản phẩm chủ yếu phục vụ cho các nhiệm vụ quân sự
với đặc thù riêng, không trùng lắp với danh mục sản phẩm, dịch vụ được
sản xuất từ công nghiệp an ninh, phục vụ cho công tác, chiến đấu của lực
lượng Công an nhân dân và các lực lượng thực thi pháp luật khác. Đồng
56
thời, công nghiệp an ninh được xác định gắn kết chặt chẽ với công nghiệp
quốc phòng, kế thừa và tận dụng những năng lực chế tạo, sản xuất của
nhau, những gì công nghiệp quốc phòng đã làm được và đáp ứng đủ yêu
cầu thì công nghiệp an ninh không làm nữa.
Luật Cơ yếu, quy định: " Nhà nước độc quyền sản xuất và cung cấp sản
phẩm mật mã cho các cơ quan, tổ chức để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước;
Ban Cơ yếu Chính phủ xây dựng kế hoạch, tổ chức sản xuất, cung cấp sản
phẩm mật mã và trực tiếp quản lý các cơ sở sản xuất mật mã để bảo vệ thông
tin bí mật nhà nước".
Như vậy, sản phẩm quy định trong Luật Cơ yếu là sản phẩm mật mã, một
loại sản phẩm đặc thù chuyên ngành cơ yếu, không trùng lặp với các chủng loại
do công nghiệp an ninh nghiên cứu, sản xuất phục vụ cho các mặt công tác,
chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân và các lực lượng thực thi pháp luật
với nhiều nhóm, loại trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng khác nhau.
Nghị định 165/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ về quy
định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiên, thiết bị kỹ thuật
nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn
giao thông và bảo vệ môi trường, có phạm vi điều chỉnh: quy định việc mua
sắm, trang bị, quản lý, sử dụng kết quả thu thập được và danh mục các
phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm
hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội
địa, hàng hải, hàng không dân dụng và bảo vệ môi trường.
Phạm vi điều chỉnh chỉ quy định việc việc mua sắm, trang bị, quản lý,
sử dụng, không quy định về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất. Danh mục các
phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được quy định tại Nghị định này cũng
thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp an ninh phục vụ công tác, chiến đấu
của lực lượng Công an và các lực lượng thực thi pháp luật khác.
57
Nghị định số 96/2016/NĐ-CP, ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định
điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện quy định:
a) Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an mới
được kinh doanh: Súng bắn sơn (không bao gồm cơ sở kinh doanh cung ứng
dịch vụ sử dụng súng bắn sơn); quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang,
vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng
cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị
đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.
b) Chỉ cơ sở kinh doanh ngoài Quân đội, Công an được cơ quan có
thẩm quyền của Quân đội hoặc Công an theo quy định của Bộ Quốc phòng,
Bộ Công an có văn bản chấp thuận hoặc có hợp đồng theo quy định của pháp
luật mới được kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ
khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng cho
Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc
chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.
d) Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an mới
được kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động.
Như vậy, trước khi Luật Công an nhân dân năm 2018 được ban hành,
chưa có một quy định pháp luật nào quy định trực tiếp về công nghiệp an
ninh, một số văn bản pháp lý có đề cập đến các sản phẩm công nghiệp an ninh
song chủ yếu quy định về công tác quản lý, sử dụng, chưa có những quy định
cụ thể về đầu tư, kiến tạo hệ thống, quy hoạch, kế hoạch, về sản phẩm.
Hiện nay Bộ Công an đang hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia phát triển công
nghiệp an ninh tạo nâng cao chất lượng trang bị kỹ thuật trong Công an, đồng
thời xây dựng cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý
nhà nước đối với lĩnh vực này; thực hiện mục tiêu phát triển quản lí nhà nước
58
về chất lượng trang bị kỹ thuật trong công an nhân dân bền vững, tiên tiến,
hiện đại nhằm chủ động đảm bảo hậu cần, kỹ thuật phục vụ công tác, chiến
đấu của lực lượng Công an trong mọi tình huống;
Kế thừa và tiếp thu những quy định tại các văn bản quy phạm pháp
luật do Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Công Thương ban hành có liên quan tương tác với chủ đề
phát triển quản lí nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật đã được thực tế
triển khai cho thấy là phù hợp, ổn định và đạt nhiều tính ứng dụng;
Nghị định được ban hành mới, hướng dẫn thi hành một Điều Luật mới,
vì vậy có nhiều nội dung mang tính khung pháp lý, Chính phủ giao Bộ Công an
có quy định chi tiết để triển khai Nghị định. Bên cạnh đó, một số vấn đề cụ thể
thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Nghị định giao Bộ
Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan lập phương án trình Chính phủ,
Thủ tướng quyết định và tổ chức thực hiện như: Danh mục sản phẩm quản lí
nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật chuyên dụng; Quy hoạch, kế hoạch
xây dựng và phát triển quản lí nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật trong
Công an nhân dân; Danh mục vật tư, thiết bị nhập khẩu phục vụ quản lí nhà
nước về chất lượng trang bị kỹ thuật; đặt hàng trang bị kỹ thuật công nghiệp an
ninh; chương trình, đề án, dự án nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ
cho phát triển chất lượng trang bị kỹ thuật trong công nghiệp an ninh.
Ngoài việc thực hiện và phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ
Công an đã giao chức năng quản lí nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật
cho cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công an trong việc quản
lý, sử dụng thiết bị kỹ thuật, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và chế độ kiểm
tra, thống kê, báo cáo được quy định tại Khoản 2 Điều 22 Thông tư
16/2018/TT-BCA hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và
công cụ hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành với nội dung: Xây dựng
tiêu chuẩn, định mức, danh mục trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công
59
cụ hỗ trợ cho từng lực lượng trong Công an nhân dân; Thực hiện trang bị, cấp
phát vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trong Công an nhân dân
theo quy định; Mua sắm, nhập khẩu, xuất khẩu các loại vũ khí, vật liệu nổ
quân dụng, công cụ hỗ trợ trong Công an nhân dân theo thẩm quyền; Nghiên
cứu, sản xuất, nhập khẩu các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ để trang bị cho các
đơn vị trong Công an nhân dân; Phối hợp kiểm tra, huấn luyện về công tác
quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trong Công an
nhân dân.
Các thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ trong lực lượng Công an nhân dân
Thiết bị là tổ hợp nhiều chi tiết tạo thành, có nguyên lý hoạt động
nhất định.
Các phương tiện, thiết bị được trang bị kỹ thuật nghiệp vụ được đưa vào
sử dụng trong lực lượng Công an nhân dân như: hệ thống thông tin liên lạc-cơ
yếu, mạng lưới Công nghệ tin học, Máy đo tốc độ có ghi hình ảnh; Cân kiểm
tra tải trọng xe cơ giới: Phương tiện đo hàm lượng bụi trong không khí;
Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở; Phương tiện đo nồng độ khí thải
xe cơ giới; Phương tiện đo độ ồn; Phương tiện đo độ rung động; Thiết bị ghi
đo bức xạ; Thiết bị đo áp lực hơi của lốp xe cơ giới; Thiết bị đo chiều cao hoa
lốp xe cơ giới; Thiết bị đo hiệu quả phanh xe cơ giới; Thiết bị đo âm lượng;
Thiết bị đo cường độ ánh sáng; Thiết bị đo độ rơ góc của vô lăng lái xe cơ
giới; Thước thủy bình; Thước đo chiều cao đầu đấm móc nối; Thước đo giang
cách bánh xe trên một trục; Thước đo đường kính bánh xe; Thước đo gờ lợi,
chiều dày đai bánh xe; Đồng hồ bấm giây; Thiết bị đo tải trọng trục bánh toa
xe; Thiết bị đo độ sâu của nước; Thiết bị đo nhanh khí; Thiết bị đo nhanh
nước; Thiết bị đo sóng vi ba; Thiết bị đo phóng xạ; Thiết bị đo điện từ trường;
Thiết bị đo vi khí hậu; Thiết bị đo lưu tốc dòng. Thiết bị ghi âm và ghi hình;
Thiết bị định vị vệ tinh; Thiết bị đánh dấu hóa chất; Thiết bị trích xuất dữ liệu
thông tin từ thiết bị giám sát hành trình; Thiết bị phát hiện giấy tờ, tài liệu giả;
60
Thiết bị phân tích khí; Thiết bị phân tích nước và chất lỏng; Thiết bị phân tích
đất; Thiết bị phân tích chất rắn; Thiết bị phân tích các yếu tố vi sinh vật; Thiết
bị thu mẫu môi trường; Thiết bị bảo quản mẫu môi trường; Trạm kiểm định
môi trường di động; Thiết bị trắc địa; Thiết bị quan trắc tự động khí thải, nước
thải; Phương tiện đo độ rọi; Phương tiện đo tiêu cự kính mắt;...
Vũ khí, công cụ hỗ trợ được hiểu gồm các chủng loại như sau:
Theo quy định tại Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu và công
cụ hỗ trợ năm 2017 và khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu hỗ và công cụ hỗ trợ năm 2019.
Vũ khí được hiểu là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương
tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính
mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí
quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính
năng, tác dụng tương tự.
Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn
kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ
trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành
công vụ, bao gồm:
Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng
trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy
phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe
tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa:
Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi.
Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được
chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo,
mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
61
Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công
nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm: Súng trường
hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể
thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này; Vũ
khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.
Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí được chế tạo, sản xuất
thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà
sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức
khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng,
súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.
Công cụ hỗ trợ gồm: Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su,
hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các
loại đạn sử dụng cho các loại súng này; Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi
ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay,
quả nổ; Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám,
bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ
chống đạn; Động vật nghiệp vụ.
Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong Công an nhân dân: Bộ trưởng
Bộ Công an quyết định trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
cho toàn lực lượng Công an nhân dân; quyết định trang bị vũ khí, vật liệu nổ
quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương mới được
thành lập; Thủ trưởng cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công
an quyết định trang bị bổ sung vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
cho Công an các đơn vị, địa phương sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của
Bộ trưởng Bộ Công an; Giám đốc Công an cấp tỉnh căn cứ loại, số lượng vũ
khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đã được trang bị để quyết định
trang bị cụ thể loại, số lượng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
cho Công an các đơn vị, địa phương thuộc phạm vi quản lý; Trường hợp
62
Công an cấp tỉnh khi có nhu cầu trang bị bổ sung vũ khí thô sơ, công cụ hỗ
trợ bằng nguồn kinh phí của địa phương thì Giám đốc Công an cấp tỉnh phải
có báo cáo gửi cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công an tổng
hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định. Việc được xem xét
sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tùy thuộc vào vị trí chức năng, tính chất, yêu
cầu, nhiệm vụ công tác công việc quy định tại điều 4 Thông tư số:
17/2018/TT-BCA. Đối với đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an; Trại giam,
trại tạm giam; Học viện, trường Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện và
bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân làm công tác đào tạo, huấn luyện;
Công an tỉnh, thành phố cấp Tỉnh theo được xem xét trang bị loại vũ khí,
công cụ hỗ trợ thuộc các loại: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng
trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu, súng đại liên, súng cối, súng
ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân, trực thăng vũ
trang, bom, mìn, lựu đạn, các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, đạn sử dụng
cho các loại súng được trang bị. Đối với Công an xã, phường, thị trấn được
xem xét trang bị loại vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc các loại: súng ngắn, súng
trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, hơi cay, dùi cui điện, bình xịt hơi
cay, găng tay bắt dao, áo giáp, dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại,
khóa số tám, các loại vũ khí thô sơ.
Sự chú trọng việc nâng cao quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ
thuật trong Công an nhân dân đối với hệ thống thông tin, cơ yếu và ứng dụng
tin học của ngành Công an ngoài việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước
còn có tính đặc thù riêng trong việc đảm bảo nguồn thông tin cần bảo vệ,
truyền dẫn, giải mã và mã hóa thông tin là nhiệm vụ quan trọng được Đảng,
Nhà nước, Chính phủ giao cho ngành Công an cụ thể:
- Đối với lĩnh vực thông tin liên lạc có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là
quản lý nhà nước về trang bị kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin liên lạc trong
Công an nhân dân (trong một số đặc thù được quy định đặc thù riêng đối với lực
63
lượng Công an nhân dân). Thông tin liên lạc và Cơ yếu là phương tiện, công cụ
phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về trang bị kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu
chỉ đạo, chỉ huy của các lực lượng Công an nhân dân. Hiện tại, mạng thông tin
liên lạc đã hoàn chỉnh, rộng khắp, chất lượng trang bị kỹ thuật ngày càng hiện
đại, từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ công tác chỉ đạo,
chỉ huy và chiến đấu của lực lượng CAND. Đã trang bị mạng truyền dẫn riêng
của Bộ Công an từ cơ quan Bộ đến công an các đơn vị, địa phương. Mạng
truyền dẫn có vị trí cực kỳ quan trọng đối với công tác công an, là cơ sở nền tảng
để phát triển mạng viễn thông, tin học, cơ yếu, triển khai quản lý nhà nước về
chất lượng trang bị kỹ thuật các hoạt động nghiệp vụ tác chiến kỹ thuật; thực
hiện nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc, chỉ đạo, chỉ huy tác chiến đảm bảo an
ninh, trật tự, đồng thời phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và trường hợp
khẩn cấp khác khi Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương yêu cầu. Mạng
truyền dẫn hiện tại cho phép chuyển tải thông tin nhanh chóng từ hiện trường, cơ
sở về các trung tâm chỉ huy, giúp cho các cấp chỉ huy lãnh đạo nắm bắt thông tin
vụ việc chuẩn xác, đồng thời truyền đạt mệnh lệnh từ trung tâm chỉ huy đến các
đơn vị trực tiếp chiến đấu, giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp nảy sinh, góp
phần đảm bảo an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự an toàn
trật tự xã hội trong phạm vi cả nước; được Chính phủ đầu tư trang bị hệ thống
thông tin hữu tuyến từ cơ quan chỉ huy đầu não đến công an các đơn vị, địa
phương, hình thành mạng thông tin hữu tuyến riêng ngành Công an, kết nối
trong cả nước, đảm bảo thông tin liên lạc thuận tiện, an toàn, tiết kiệm trong lực
lượng CAND phục vụ công tác chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong trường
hợp khẩn cấp. Những năm qua, song song với việc đầu tư chất lượng trang bị kỹ
thuật mạng truyền dẫn và hệ thống điện thoại, mạng thông tin vô tuyến điện
ngành Công an đã được đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và hình thành mạng
thông tin vô tuyến điện toàn ngành theo mô hình ba cấp, đảm bảo nâng cao chất
lượng thông tin liên lạc và dự phòng nóng, phục vụ công tác và chiến đấu; Bộ
64
cũng đã đầu tư, trang bị hệ thống truyền thông tin qua vệ tinh địa tĩnh Vinasat,
đảm bảo truyền thông tin, hình ảnh, tín hiệu từ mọi địa bàn, vùng sâu, vùng xa
về trung tâm thông tin chỉ huy của lực lượng công an các cấp và ngược lại, phục
vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy và chiến đấu của lực lượng Công an. Hiện tại, dự án
đã được triển khai xây dựng các trạm HUB tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh. Trong vài năm tới, khi xây dựng xong hàng ngàn trạm visat, những vùng
sâu, vùng xa, vùng “lõm”, vùng “chết” sóng, sẽ đảm bảo thông tin liên lạc kết
nối về trung tâm nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, chính xác trong mọi tình
huống, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy, công tác và chiến đấu, góp phần quan
trọng vào thực hiện nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó. Thực hiện chức
năng quản lý nhà nước, chấp hành mệnh lệnh của lãnh đạo Bộ Công an trong
việc chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai, nghiên cứu, đề xuất phương
hướng, nhiệm vụ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch quản lý, xây dựng các dự
án đầu tư phát triển trong quản lí nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật
thông tin liên lạc và cơ yếu đồng thời chuẩn hóa quản lí hệ thống cán bộ là
công tác quản lý nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật thông tin toàn ngành;
Tổ chức, lập kế hoạch mua sắm, cấp phát các loại trang bị kỹ thuật thông tin
liên lạc, tác chiến điện tử, mở mạng liên lạc theo quy định đặc thù riêng Chính
phủ giao cho Bộ Công an báo cáo Bộ trưởng trong việc quản lí nhà nước về
chất lượng trang bị kỹ thuật các loại luật mật mã, khóa mã, các loại tài liệu,
trang thiết bị tác chiến điện tử của lực lượng Công an. Tuy nhiên, trong cơ chế
quản lí nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật còn tồn tại nhiều bất cập vì
chưa có sự thống nhất giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và
Truyền thông và Bộ Công an trong việc quản lý nhà nước về chất lượng trang
bị kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin liên lạc trong lực lượng Công an nhân dân
do vâ dẫn đến trang bị không đồng bộ về tính năng kỹ thuật; khó khăn cho
việc quản lí nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật khi trang bị.
- Đối với công tác cơ yếu đã được hình thành sớm cùng với quá trình
65
phát triển lực lượng Công an, là một loại hình thông tin quan trọng được bảo
mật nghiêm ngặt. Những thông tin tối mật, tuyệt mật của Đảng, Nhà nước,
Chính phủ và của Ngành yêu cầu xử lý nhanh, đảm bảo thời gian tính đều được
chuyển tải qua đường thông tin cơ yếu. Xác định rõ tầm quan trọng của thông
tin cơ yếu và bảo mật thông tin, trong những năm qua, lực lượng cơ yếu Công
an nhân dân đã phối hợp chặt chẽ với Ban Cơ yếu Chính phủ, tập trung nghiên
cứu, xây dựng chuẩn hóa các văn bản pháp quy quản lí nhà nước về chất lượng
trang bị kỹ thuật trong lĩnh vực cơ yếu; ứng dụng và phát triển kỹ thuật mật mã
để xây dựng hệ thống quản lí nhà nước về chất lượng trang bị kỹ thuật mật mã
công an tiên tiến hiện đại, đồng bộ, đảm bảo thông tin liên lạc cơ yếu, góp phần
quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, phòng chống
tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của lực lượng công an. Son
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_chat_luong_trang_bi_ky_thuat_tr.pdf