Luận văn Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu một, tỉnh Bình Dương

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT

THẢI RẮN SINH HOẠT . 8

1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt. 8

1.2. Tổng quan quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt. 11

1.3. Kinh nghiệm ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với

thành phố Thủ Dầu Một trong quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh

hoạt . 30

1.3.1. Kinh nghiệm ở tỉnh Hải Dương . 30

1.3.2. Kinh nghiệm ở thành phố Hồ Chí Minh . 31

1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Thủ Dầu Một. 32

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 . 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI

RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,

TỈNH BÌNH DƯƠNG . 35

2.1. Tình hình quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 35

2.1.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn

sinh hoạt . 35

2.1.2. Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chất thải rắn

sinh hoạt . 38

pdf99 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu một, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt Trong quá trình triển khai thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được xem là khâu quan trọng nhằm giúp cho người dân hiểu rõ hơn về quyền cũng như nghĩa vụ trong việc chấp hành thực hiện các chủ trương, chính sách, các quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, từ đó làm chuyển biến nhận thức của người dân, có hành vi xử sự phù hợp, có ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật. Vì lẽ đó công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được UBND thành phố quan tâm ở cả nội dung và hình thức phổ biến, truyền tải pháp luật, thông tin pháp lý. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện như: tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh, tuyên truyền miệng, tình huống pháp luật, tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng tủ sách pháp luật tại phường; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền pháp luật lồng ghép trong các cuộc họp dân ở khu phố; thực hiện phát thông báo thời gian, địa điểm thải, bỏ chất thải rắn sinh hoạt; vận động các hộ dân trên các tuyến đường chính và tuyến đường hẻm ký cam kết thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt đúng thời gian, địa điểm quy định, lắp đặt bảng thông báo thời gian, địa điểm thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt và bảng cấm đổ chất thải rắn sinh hoạt.được triển khai thực hiện đến cán bộ, công chức, 36 viên chức, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn thành phố. Nội dung tuyên truyền về các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt như: Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014; Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình; Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 16/6/2016 ban hành Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương; Quyết định số 7852/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 ban hành Quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Mộtđể nhân dân trên địa bàn thành phố nắm được các quy định trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt để thực hiện tốt. Hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Năm 2018 Năm 2019 Phát trên hệ thống đài truyền thanh thành phố và phường 62,25 giờ 63,4 giờ Tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp Ban điều hành khu phố 28 cuộc với 1.301 lượt người tham dự 39 cuộc với 1.808 lượt người tham dự Thực hiện phát thông báo thời gian, địa điểm thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt 13.628 thông báo 403 thông báo 37 Vận động hộ dân ký cam kết thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt đúng thời gian, địa điểm quy định 6.823 hộ dân 758 hộ dân Bảng 1 [8, tr.2] UBND các phường thành lập và tổ chức tập huấn cho các Tổ Tự quản bảo vệ môi trường ở các khu phố. Các thành viên trong Tổ thực hiện việc tuyên truyền, vận động các hộ dân trong khu phố cùng thực hiện công tác bảo vệ môi trường (trong đó có việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt như đăng ký hợp đồng thu gom và đóng phí đầy đủ, bỏ chất thải rắn sinh hoạt đúng nơi và đúng thời gian quy định). Ở cấp thành phố việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt được giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố thực hiện. Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố phối hợp cùng Phòng Tư pháp, Phòng Văn hóa thông tin, Đài truyền thanh, UBMTTQVN và các đoàn thể của thành phố để thực hiện. Ở cấp phường việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt được giao cho bộ phận Môi trường thực hiện. Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt bộ phận Môi trường phối hợp cùng Tư pháp, Văn hóa thông tin, Đài truyền thanh, UBMTTQVN và các đoàn thể, Ban điều hành các khu phố, Tổ Tự quản bảo vệ môi trường để thực hiện. UBND thành phố phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương thực hiện việc tổ chức tập huấn cho đội ngũ trực tiếp làm công tác tuyên truyền, phố biển, giáo dục pháp luật về chất thải rắn sinh hoạt. 38 2.1.2. Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt Dựa trên các văn bản pháp luật quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, UBND thành phố Thủ Dầu Một đã ra Quyết định số 7582/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. Quy chế này gồm 07 chương và 26 điều. Nó quy định về quản lý chất thải rắn bao gồm: chất thải rắn sinh hoạt; chất thải rắn công nghiệp thông thường; chất thải rắn từ hoạt động xây dựng và bùn thải; không quy định về quản lý chất thải nguy hại và chất thải y tế. Đối tượng áp dụng của Quy chế là các cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. UBND thành phố chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các phường tổ chức thực hiện các nội dung của Quy chế trong công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ thường xuyên phối hợp trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn theo quy định của pháp luật để đảm bảo công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện thường xuyên, liên tục, thống nhất, đúng thẩm quyền, phát huy hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn. Đồng thời Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các phường tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành Quy chế và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các chủ nguồn thải và các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, nếu có hành vi vi phạm các quy định thì tùy tính chất, mức độ sai phạm sẽ bị nhắc nhở; cảnh cáo; xử phạt vi phạm hành chính; truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 39 2.1.3. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thủ Dầu Một Trước đây công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt được UBND thành phố Thủ Dầu Một giao cho Phòng Quản lý đô thị thực hiện. Từ ngày 01/01/2017 thì công tác này được chuyển sang Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Về cơ cấu tổ chức bộ máy của Phòng Tài nguyên và Môi trường gồm có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Tổ Đất đai và Tổ Môi trường. Căn cứ Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 của UBND thành phố Thủ Dầu Một về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng tài nguyên và môi trường có một số chức năng nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc quản lý về môi trường (trong đó có quản lý chất thải rắn sinh hoạt) như sau: Chức năng: Phòng Tài nguyên và Môi trường có chức năng tham mưu giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về môi trường. Nhiệm vụ và quyền hạn: Trình UBND thành phố Thủ Dầu Một ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực môi trường. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; theo dõi thi hành pháp luật về môi trường. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; lập 40 báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về môi trường. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân công của UBND thành phố Thủ Dầu Một. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường. Giúp UBND thành phố Thủ Dầu Một quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Thủ Dầu Một. Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về môi trường đối với công chức chuyên môn về môi trường thuộc UBND cấp phường. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND thành phố Thủ Dầu Một. Giúp UBND thành phố Thủ Dầu Một quản lý các nguồn tài chính và các dịch vụ công trong lĩnh vực môi trường theo quy định của pháp luật. [11, tr.3] Về trình độ chuyên môn thì đội ngũ nhân lực của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố được đào tạo các chuyên ngành như: quản lý đất đai, quản lý môi trường, kỹ thuật môi trường, khoa học môi trường, luật. UBND các phường thuộc thành phố Thủ Dầu Một 41 Tất cả UBND 14 phường thuộc thành phố Thủ Dầu Một đều có một công chức phụ trách công tác quản lý nhà nước về môi trường (trong đó có chất thải rắn sinh hoạt). Phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp cùng Phòng Nội vụ tham mưu UBND thành phố chấp thuận để UBND các phường ký hợp đồng thêm với một nhân viên phụ trách công tác quản lý nhà nước về môi trường. Đội ngũ nhân lực phụ trách công tác quản lý nhà nước về môi trường của UBND 14 phường được đào tạo về trình độ chuyên môn ở các chuyên ngành như: quản lý môi trường, kỹ thuật môi trường, khoa học môi trường, luật. 2.1.4. Quản lý nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 2.1.4.1. Quản lý nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt UBND thành phố Thủ Dầu Một đã ban hành Quyết định số 1359/QĐ- UBND ngày 01/6/2018 về Chương trình triển khai thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn phường Hiệp An giai đoạn 2018 - 2019, giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UBND phường Hiệp An tổ chức triển khai thực hiện từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của thành phố Thủ Dầu Một. Trong giai đoạn thí điểm, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt chia làm hai nhóm sau: Chất thải thực phẩm và rác làm vườn (chất thải hữu cơ) là chất thải dễ phân hủy trong môi trường như: thức ăn thừa; rau, củ, quả; xác động thực vật; vỏ trứng, vỏ sò, bã trà, bã cà phê, xương cá, thịt; cành cây, lá cây,được lưu trữ trong túi tự hủy, thùng (gắn nhãn bằng chữ in hoa “CHẤT THẢI THỰC PHẨM” ở trên nắp thùng và thân thùng) chứa chất thải rắn sinh hoạt màu xanh. Chất thải còn lại bao gồm tất cả các thành phần chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt của con người như: vỏ lon; chai nhựa; giấy carton; thủy tinh; 42 cao su; gỗ vụn; quần áo cũ; vải vụn; giày dép cũ; tóc; tã; gốm sứ bể; tàn thuốc; gạch cát đá, được lưu trữ trong túi tự hủy, thùng (gắn nhãn bằng chữ in hoa “CHẤT THẢI CÒN LẠI” ở trên nắp thùng và thân thùng) chứa chất thải rắn sinh hoạt màu cam. Việc thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Hiệp An bao gồm công tác chuẩn bị, tiến hành triển khai và kiểm tra, giám sát. * Công tác chuẩn bị: Thứ nhất là thống kê các chủ nguồn thải phát sinh chất thải rắn sinh hoạt: UBND phường Hiệp An tiến hành thống kê tất cả các chủ nguồn thải phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Thứ hai là tuyên truyền, phổ biến: Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, Quỹ Bảo vệ Môi trường tỉnh Bình Dương, UBND phường Hiệp An tổ chức tập huấn, tuyên truyền tại UBND phường Hiệp An và đi tham quan thực tế quy trình tiếp nhận, xử lý chất thải trên Xí nghiệp xử lý chất thải chánh Phú Hòa cho các Trưởng, Phó Ban điều hành các khu phố, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn phân loại, phát sổ tay, tờ rơi, túi, thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt cho toàn thể hộ gia đình, kinh doanh nhà trọ (dưới 10 phòng) trên địa bàn phường Hiệp An; tuyên truyền, hướng dẫn cho các hộ kinh doanh nhà trọ (trên 10 phòng), cơ sở sản xuất, kinh doanh, đơn vị dân lập, công lập trên toàn bộ địa bàn phường Hiệp An. Tổ chức treo băng rôn dọc trên các tuyến đường chính và đầu đường tuyến hẽm, đường ĐX trên địa bàn phường Hiệp An. Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND thành phố tổ chức Lễ phát động ra quân thực hiện Chương trình triển khai thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn phường Hiệp An nhằm nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành, hình thành thói quen phân loại chất thải rắn 43 sinh hoạt tại nguồn. Đồng thời, UBND phường Hiệp An đã chỉ đạo Đài Truyền thanh, cán bộ phường, tổ chức hội đoàn thể tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và phát động toàn thể nhân dân trên địa bàn phường Hiệp An tích cực tham gia, thực hiện Chương trình triển khai thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Thứ ba là mua sắm trang thiết bị: Phòng Tài nguyên và Môi trường đã liên hệ với nhà thầu Chương trình triển khai thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn để mua sắm, trang bị túi tự huỷ, thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt cho các chủ nguồn thải trên địa bàn phường Hiệp An. Các đối tượng khác do UBND phường Hiệp An lên kế hoạch tổ chức vận động và ký cam kết tự trang bị thùng tương ứng để thực hiện Chương trình. Đồng thời, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức in ấn sách hướng dẫn với sổ tay, tờ rơi và băng rôn để phát cho chủ nguồn thải trên địa bàn phường. Thứ tư là chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển: UBND phường Hiệp An đã chỉ đạo Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập trang bị hai loại xe lôi thu gom (xe thu gom chất thải thực phẩm có thùng xe được sơn màu xanh và ghi chữ “Xe thu gom chất thải thực phẩm” và xe thu gom chất thải còn lại có thùng xe được sơn màu vàng và ghi chữ “Xe thu gom chất thải còn lại” ) và nhân công (trong đó bao gồm nhân công thu gom, vận chuyển và nhân công phân loại thứ cấp tại điểm giao nhận). Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Bình Dương trang bị 02 xe ép chất thải rắn sinh hoạt chuyên dụng (01 xe thu gom chất thải thực phẩm có ghi dòng chữ “Xe thu gom chất thải thực phẩm” và 01 xe thu gom chất thải còn lại có ghi dòng chữ “Xe thu gom chất thải còn lại”). * Công tác triển khai: 44 Chương trình triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn phường Hiệp An, giai đoạn 2018 - 2019 được đồng loạt triển khai phân loại kể từ ngày 09/03/2019 trên toàn địa bàn phường Hiệp An. Về công tác thu gom, vận chuyển: quy định thời gian thải bỏ và thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên các tuyến đường chính và các tuyến đường hẻm, ĐX. Toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập phường Hiệp An thu gom và thực hiện trao tay với Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Bình Dương tại điểm đã thống nhất để vận chuyển lên Xí nghiệp xử lý chất thải Chánh Phú Hòa, trong đó có sự phân chia về thời gian và khu phố để tiến hành thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại. * Công tác kiểm tra, giám sát: Phòng Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Tổ Giám sát với thành phần tham gia là nhân viên phòng, hàng ngày cử hai nhân viên tổ chức theo dõi, giám sát quá trình triển khai thực hiện phân loại và thường xuyên hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển của Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập. Đồng thời, Phòng đã cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ từng Tổ Tuyên truyền của phường Hiệp An để tuyên truyền, thông báo, hướng dẫn đến từng hộ gia đình, chủ nguồn thải và phối hợp UBND phường Hiệp An thực hiện các nội dung như sau: Đối với hộ dân: tổ chức hướng dẫn các Tổ Tuyên truyền do UBND phường Hiệp An thành lập và đề nghị UBND phường chỉ đạo Tổ Tuyên truyền trực tiếp đi đến từng hộ dân, chủ nguồn thải trên tất cả tuyến đường để thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn, vận động (bao gồm tuyến đường chính, đường ĐX và các tuyến hẻm trên địa bàn phường) và thực hiện việc tuyên truyền liên tục. Đối với hộ kinh doanh nhà trọ: tổ chức tuyên truyền, vận động đến từng chủ nguồn thải kinh doanh nhà trọ không được hỗ trợ thùng chứa chất 45 thải rắn sinh hoạt nhằm đề nghị các chủ nguồn thải trang bị đầy đủ các thiết bị lưu chứa và hướng dẫn cụ thể đến từng phòng trọ để thực hiện đúng theo quy cách. Đến nay, số lượng đơn vị tự trang bị thùng chứa, thiết bị lưu chứa phù hợp đạt khoảng 90% hộ kinh doanh nhà trọ trên địa bàn phường. Hiện nay, Tổ Giám Sát vẫn tiếp tục phối hợp Tổ Tuyên truyền phường tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn và đề nghị chủ nhà trọ còn lại thực hiện trang bị thiết bị lưu chứa và phân loại đúng theo quy định. Đối với cơ sở, công ty sản xuất, kinh doanh: tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho tất cả các cơ sở, công ty sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn và đề nghị các cơ sở, công ty thực hiện nghiêm chỉnh Chương trình phân loại, bố trí các trang thiết bị và thực hiện phân loại tại đơn vị. Hiện nay, Tổ Tuyên truyền của phường Hiệp An đang tiếp tục theo dõi, giám sát việc thực hiện phân loại, trang bị các thiết bị thực hiện đối với các cơ sở. 46 Sơ đồ 3 Sơ đồ 1 [14, tr.7] 2.1.4.2. Quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt * Tổ chức rà soát, lập danh sách thống kê số lượng các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn để làm cơ sở quản lý. Hiện nay trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một có ba mô hình thu gom, vận chuyển như sau: Chất thải thực phẩm Chất thải còn lại Điểm tập kết Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Bình Dương thu gom Tổ Giám sát Xí nghiệp xử lý chất thải Chánh Phú Hòa Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập phường Hiệp An thu gom Hộ gia đình, chợ, trường học, cơ sở y tế, phòng trọ và cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ...trên địa bàn phường Hiệp An Tổ Tuyên truyền 47 Mô hình Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập do UBND phường thành lập và quản lý. Mô hình tổ chức, cá nhân thu gom do UBND phường ký hợp đồng. Mô hình thu gom do UBND thành phố đặt hàng với Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Bình Dương thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đối với các tuyến đường do thành phố quản lý. Hiện nay tỷ lệ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên các tuyến đường chính đạt 100% và các tuyến hẻm, đường ĐX đạt 99,77%. * Quản lý các điểm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hiện nay trên địa bàn thành phố có một trạm ép chất thải rắn sinh hoạt kín, bốn điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt, ba điểm giao nhận chất thải rắn sinh hoạt thực hiện theo hình thức trao tay. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập, đơn vị do UBND phường ký hợp đồng thu gom, vận chuyển về trạm ép chất thải rắn sinh hoạt kín Phú Hòa và Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Bình Dương vận chuyển về Xí nghiệp xử lý chất thải để xử lý hợp vệ sinh. * Quản lý về thiết bị lưu giữ và phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Trên địa bàn thành phố có trang bị thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt trên các tuyến đường chính. Một số phường có trang bị thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn từ sự hỗ trợ của thành phố; một số phường thì chất thải rắn sinh hoạt được các chủ nguồn thải lưu giữ trong thùng chứa tự trang bị, bao, túi...trước khi chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển đi đến nơi xử lý. Theo Quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một thì phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo về mặt số lượng và kỹ thuật, trang thiết bị. Trên cơ sở đó Phòng Tài 48 nguyên và Môi trường đã làm việc và yêu cầu các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố phải có lộ trình tăng số lượng và chuyển đổi phương tiện cho phù hợp với Quy chế để chất thải rắn sinh hoạt được thu gom triệt để cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển. * Xoá bỏ các điểm tập kết, điểm giao nhận không hợp lý, đan xen trong khu dân cư và xử lý các điểm tồn đọng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Hiện nay Phòng Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện phương thức “chất thải rắn sinh hoạt trao tay” và đưa toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt về điểm tập kết, trạm ép chất thải rắn sinh hoạt kín Phú Hòa và Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Bình Dương vận chuyển về Xí nghiệp xử lý chất thải để xử lý hợp vệ sinh, đảm bảo từng bước xoá bỏ các điểm giao nhận chất thải rắn sinh hoạt trong khu đô thị gây mất mỹ quan, đảm bảo vệ sinh môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp cùng UBND các phường thường xuyên theo dõi, giám sát các điểm giao nhận đã di dời, tránh trường hợp các điểm giao nhận phát sinh trở lại trong khu dân cư. Đối với các điểm thường xuyên tồn đọng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố đã có yêu cầu UBND các phường thường xuyên kiểm tra, phối hợp cùng đơn vị thu gom, vận chuyển có biện pháp để không tồn đọng chất thải rắn sinh hoạt. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh (tủ, bàn, ghế, nệm): Phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Bình Dương, UBND các phường xác định tần suất thu gom (định kỳ 02 ngày/tháng), địa điểm thải bỏ của từng phường và đề nghị UBND các phường thông báo cho người dân, chủ nguồn thải biết và thực hiện. 49 * Tổ chức sắp xếp thời gian, tần xuất thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên các tuyến đường chính và các tuyến đường của phường UBND thành phố Thủ Dầu Một đã ra Quyết định số 7581/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 ban hành Quy định về thời gian thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. Các chủ nguồn thải trên các tuyến đường chính phải thải, bỏ chất thải rắn sinh hoạt đúng theo thời gian và địa điểm theo quy định. Trường hợp qua thời gian thu gom, vận chuyển mà chủ nguồn thải không mang chất thải rắn sinh hoạt ra thì phải lưu giữ lại và tiến hành đem chất thải rắn sinh hoạt ra đúng thời gian và địa điểm vào ngày hôm sau. Trường hợp chủ nguồn thải không có điều kiện chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị thu gom, vận chuyển thì UBND phường lập danh sách và phối hợp với Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập, đơn vị do UBND phường ký hợp đồng để tiến hành thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Các tuyến đường chính được Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Bình Dương thu gom 100%, tần suất thu gom 01 ngày/lần bằng xe chuyên dụng, đảm bảo toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đểu được thu gom kịp thời, không để tồn đọng, phát sinh mùi hôi gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. UBND các phường đã ban hành quy định về thời gian, tần suất thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các tuyến hẻm, đường ĐX trên địa bàn phường. Một số phường tổ chức gắn bảng thông báo cho người dân biết và thực hiện. Tần suất thu gom tại các tuyến hẻm, đường ĐX từ 01 đến 02 ngày/lần. 2.1.5. Quản lý nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 2.1.5.1. Quản lý nhà nước về phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 50 Hiện nay việc thu phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố đối với các chủ nguồn thải được áp dụng theo Quyết định số 64/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND tỉnh Bình Dương về việc quy định mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong đó có phân định các đối tượng chủ nguồn thải phát sinh chất thải rắn sinh hoạt gồm: Hộ gia đình; hộ kinh doanh nhỏ lẻ; trụ sở làm việc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, công an, quân đội; trường học, nhà trẻ; bệnh viện, bến xe, bến tàu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm nộp phí vệ sinh theo quy định do UBND tỉnh ban hành theo nguyên tắc đảm bảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_chat_thai_ran_sinh_hoat_tren_di.pdf
Tài liệu liên quan