LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN.ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.vi
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CHẤT THẢI Y TẾ.9
1.1. Cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.9
1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về chất thải y tế.23
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về chất thải y tế.27
1.4. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về chất thải y tế.35
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất thải y tế ở Việt Nam.39
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK.44
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.44
2.2. Thực trạng chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.48
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk.55
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk.66
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT
THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK.74
3.1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về quản lý chất thải y tế.74
3.2. Định hướng, mục tiêu quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. .77
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk.81
3.4. Kiến nghị, đề xuất.90
KẾT LUẬN.93
TÀI LIỆU THAM KHẢO.95
109 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa ngân sách. Năm là, nhà đầu tư không chỉ cung ứng vốn,
mà còn chuyển giao các phát minh, các công nghệ mới, cũng như kỹ năng
quản trị tốt. Sáu là, có sự gắn kết chặt chẽ giữa thiết kế, thi công với trách
nhiệm vận hành quản lý công trình trong suốt vòng đời dự án. Do đó, các nhà
đầu tư sẽ phải tính toán để tối ưu hóa ngay từ khâu thiết kế, xây dựng để đảm
bảo việc vận hành cho hiệu quả cao nhất. Bảy là, có sự khai thác tốt hơn các
tài sản trực tiếp và thứ cấp của dự án. Tám là, việc tính toán chi phí đầu tư
trong dự án PPP được tính cho cả vòng đời dự án (bao gồm cả xây dựng và
vận hành). Trong các dự án PPP, mọi rủi ro của dự án được xác định trước.
Điều này giúp giảm chi phí quản lý rủi ro cũng như làm tăng hiệu quả tổng
thể toàn dự án. Hợp tác xử lý chất thải y tế giữa bệnh viện công và công ty tư
nhân không chỉ giúp hai bên trực tiếp hưởng lợi mà còn giúp cộng đồng, bên
thứ ba, gián tiếp hưởng nhiều lợi ích [46], [49].
1.5.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất thải y tế ở thành phố
Đà Nẵng
Thực hiện đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” đến
năm 2020, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã yêu cầu tất cả các cơ sở y
tế phải ký hợp đồng với Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng để thu
gom, vận chuyển và đốt rác tập trung tại Bãi rác. Hiện nay, công ty cổ phần
Môi trường Đô thị Đà Nẵng đã ký hợp đồng với tất cả các bệnh viện từ tuyến
Trung ương đến các trung tâm y tế quận, huyện, bệnh viện tư nhân, cứ 2 ngày
thu gom một lần, sau đó vận chuyển bằng xe đông lạnh lên Bãi rác để đốt.
Việc thu gom, quản lý rác thải y tế được thực hiện theo Thông tư liên
tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Tài nguyên - Môi trường và Bộ
Y tế nên rất chặt chẽ. Nếu chủ nguồn thải (các cơ sở y tế) không tuân thủ phân
loại rác thải nguy hại và rác thải sinh hoạt thì bên thu gom, xử lý cũng sẽ tính
giá thành rác thải nguy hại cao hơn giá thành rác thải sinh hoạt. Ngoài ra, các
phòng khám tư nhân hiện nay cũng buộc phải ký hợp đồng với bên thu gom
để thu gom, xử lý chất thải nguy hại. Tuy lượng chất thải nguy hại tại các cơ
sở này không lớn, nhưng với việc ký hợp đồng bắt buộc như vậy sẽ không để
rác thải nguy hại ra môi trường.
Ngành Y tế Đà Nẵng luôn chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nâng
cao nhận thức về quản lý chất thải y tế cho cán bộ, nhân viên trong và ngoài
ngành. Từ đó, vấn đề chất thải y tế được quản lý chặt chẽ, góp phần tạo nên
môi trường trong sạch, nâng cao chất lượng sống cho người dân. Nội dung
đào tạo, tập huấn chủ yếu về cách phân loại chất thải tại nguồn, cách vận
chuyển, thu gom như thế nào để an toàn, hợp lý; cách xử lý rác thải đúng quy
trình.
Sở Y tế đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trên địa bàn thành
phố tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến các quy định về phân loại, thu gom,
vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế cho các cán bộ y tế tại các cơ sở y tế trên
địa bàn. Thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức, phổ biến thông tin về
quản lý, xử lý chất thải y tế, những tác hại do chất thải y tế gây nên bằng áp
phích, tờ rơi, hình ảnh theo từng nhóm đối tượng khác nhau.
Bên cạnh đó, Sở Y tế đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác thu gom, vận
chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế, các loại chất thải y tế nguy hại khác.
Các bệnh viện trên địa bàn đã tổ chức tốt các việc phân loại, thu gom, vận
chuyển chất thải rắn theo quy định của Bộ Y tế. Tất các các cơ sở khám chữa
bệnh đã hợp đồng với các Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng thực hiện vận
chuyển và xử lý chất thải rắn [44], [46], [49], [51].
1.5.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất thải y tế ở tỉnh Cao
Bằng
Từ tháng 3/2015, Dự án Vie27 do Chính phủ Luxemboug tài trợ đã
triển khai mô hình mới trong xử lý chất thải y tế cho một số tỉnh miền núi. Mô
hình công nghệ “xanh” thay vì sử dụng phương pháp đốt trong các lò cao đã
thực hiện xử lý chất thải rắn bằng lò vi sóng hoặc máy hấp ướt, không gây ô
nhiễm môi trường.
Với dự án này, Cao Bằng là địa phương đầu tiên trong cả nước thực
hiện áp dụng công nghệ không đốt trong xử lý rác thải y tế ở tuyến huyện và
tuyến xã. Giá thành của thiết bị này cũng không quá cao, phù hợp với khả
năng của địa phương. Sở Y tế tỉnh đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét triển khai trang bị thùng chứa đặc chủng cho các trạm y tế tại các xã
trong vùng dự án để phục vụ việc thu gom và chở về điểm xử lý rác không
đốt cụm xã [50].
1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk
Từ thực tiễn quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm
cho tỉnh Đắk Lắk như sau:
Một là, lãnh đạo phải có quyết tâm chính trị và tạo được sự đồng thuận
cao, sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo và sự vào cuộc của các cấp, các ngành là
yếu tố quyết định cho sự hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế.
Hai là, vận dụng linh hoạt chủ trương xã hội hóa của Chính phủ, triển
khai thực hiện mô hình hợp tác công tư (PPP - Public Private Partnership)
trong xử lý chất thải y tế nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề xử lý chất thải y tế.
Ba là, chú trọng nâng cao nhận thức của những đối tượng có liên quan
đến quản lý nhà nước về chất thải y tế. Phải tuyên truyền sâu rộng, nâng cao
nhận thức đến toàn thể cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân góp
phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải y
tế.
Bốn là, huy động nguồn vốn đầu tư để triển khai mô hình công nghệ
“xanh” trong xử lý rác thải y tế ở tuyến huyện và tuyến xã.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 của Luận văn đã khái quát được các nội dung cơ bản về chất
thải y tế, quản lý chất thải y tế để từ đó đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về
chất thải y tế; đồng thời, tập trung nghiên cứu, phân tích các nội dung và
những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về chất thải y tế, kinh nghiệm
quản lý nhà nước về chất thải y tế ở Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm
cho tỉnh Đắk Lắk, làm cơ sở lý luận trong việc phân tích, đánh giá thực trạng
quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ
thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý
từ 107o28'57" đến 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" đến 13o25'06"
độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 - 800m so với mặt nước biển, phía Bắc
giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông, phía
Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp Vương quốc
Campuchia, có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các vùng kinh tế
trọng điểm, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Nam bộ và cả nước.
Hình 2.1: Bản đồ Hành chính tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn trong cả nước, với diện tích tự
nhiên là 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2016 đạt hơn 1,87 triệu
người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc; trong đó, người Kinh
chiếm gần 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng,
chiếm hơn 30% dân số toàn tỉnh, dân số đô thị chiếm 24,4%, còn lại chủ yếu
là dân số nông thôn chiếm 75,6%. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là hơn
142 người/km2, phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu
ở thành phố Buôn Ma Thuột (954 người/km2), thị trấn huyện lỵ, ven các trục
quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Cư Kuin
(khoảng 147 - 367 người/km2). Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là
các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông,
M’Drắk, Ea H'leo, (dưới 100 người/km2). Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân
tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và
miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm gần đây, dân
số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này
đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề
đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.
Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 01 thành phố, 01 thị
xã và 13 huyện), với tổng số 184 đơn vị hành chính cấp xã (gồm có 152 xã,
20 phường và 12 thị trấn). Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống,
mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống
của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai, v.v với những lễ hội cồng chiêng,
đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; Các nhạc cụ lâu đời
nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; Các bản trường ca Tây
Nguyên... là những sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO
công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng,
phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.
Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn,
là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng
xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có
hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.
Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có
khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có
khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Nhìn chung khí hậu khác nhau giữa các dạng địa
hình và giảm dần theo độ cao: vùng dưới 300 m quanh năm nắng nóng, từ 400
- 800 m khí hậu nóng ẩm và trên 800 m khí hậu mát. Khí hậu có 02 mùa rõ
rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập
trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
lượng mưa không đáng kể.
Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk
đó là tài nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó
chủ yếu là nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa,
đất gley, đất đen. Với những đặc điểm về khí hậu - thủy văn và với 3 hệ thống
sông ngòi phân bố tương đối đều trên lãnh thổ (hệ thống sông Srepok; hệ
thống sông Ba, hệ thống sông Đồng Nai) cùng với hàng trăm hồ chứa và 833
con suối có độ dài trên 10 km, đã tạo cho Đắk Lắk một mạng lưới sông hồ
khá dày đặc [20], [52], [54].
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong 9 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có bước phát
triển, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu về cơ bản có mức tăng trưởng khá
so với cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm xã hội ước đạt 26.406 tỷ đồng,
bằng 55,12% kế hoạch, tăng 6,79% so với cùng kỳ 2016; nông, lâm, thủy sản
ước đạt 27,49%; công nghiệp xây dựng ước đạt 22,1%, dịch vụ ước đạt
47,85%. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 16.378 tỷ đồng, bằng
82,76% kế hoạch, tăng 34,99% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt
490 triệu USD, bằng 85,96% kế hoạch tăng 27,3% so với cùng kỳ; Kim ngạch
nhập khẩu ước 37 triệu USD, đạt 308,3% kế hoạch, tăng 320,35 so với cùng
kỳ. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước thực hiện trên 3.541 tỷ đồng, bằng
87,96% dự toán Trung ương giao và bằng 78,69% dự toán Hội đồng nhân dân
tỉnh giao, tăng 27,6% so với cùng kỳ. Công tác đối ngoại, thu hút đầu tư có
nhiều đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm, đã xúc tiến thu hút được 48 dự án
đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 3.033 tỷ đồng, tăng 3 dự án và tăng 2,4 lần
vốn đầu tư so với cùng kỳ 2016; Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây
dựng cơ bản được thực hiện đúng quy định; Công tác hỗ trợ doanh nghiệp
phát triển sản xuất, kinh doanh được chú trọng; Các chính sách an sinh xã hội,
xóa đói giảm nghèo được quan tâm triển khai; chất lượng công tác khám,
chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao; Công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện; Trật tự an toàn xã hội và an
ninh quốc phòng được giữ vững.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn nhiều hạn chế,
khó khăn, đó là: Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp đôi lúc còn chưa thật sự
đồng bộ, chặt chẽ; một số cơ quan, đơn vị chưa kịp thời phản ánh, tham mưu
đề xuất giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh. Công tác cải cách hành
chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính tuy đã có nhiều chuyển biến nhưng
ở một số cơ quan, đơn vị còn thực hiện chưa tốt. Hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Đối với công tác quản lý
đất đai, khai thác tài nguyên và môi trường qua phản ánh của cử tri tình hình
khai thác lâm sản trái phép, phá rừng làm nương rẫy vẫn còn xảy ra ở nhiều
địa phương, hoạt động khai thác khoáng sản, cát, sỏi, đá thiếu kiểm soát đang
từng ngày phá hủy cảnh quan môi trường, gây sạt lở bờ sông, suối, làm xuống
cấp hạ tầng giao thông, gây ô nhiễm môi trường; công tác xử lý rác thải tại
một số nơi chưa tốt, kém hiệu quả gây bức xúc trong nhân dân [44].
Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội như trên chưa tạo ra nhiều điều
kiện thuận lợi về nguồn lực tài chính cho công tác quản lý nhà nước về chất
thải y tế trên địa bàn tỉnh; dân cư đa dạng, mức độ tập trung đông ở đô thị
cũng là những trở ngại cho công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế ở các
cơ sở y tế của tỉnh. Với đặc thù của miền núi, cũng như đặc thù ngành y tế,
nếu áp dụng mô hình xử lý chất thải y tế tập trung cho cả tỉnh sẽ khó khăn bởi
những khó khăn về địa điểm, lựa chọn nhà đầu tư, thủ tục cấp và giao đất....
và đặc biệt vận chuyển chất thải từ các huyện quá xa dẫn tới chi phí vận
chuyển cao, giá thành thu gom, vận chuyển xử lý lớn, khó có thể thực hiện,
chưa kể đến các nguy cơ phát tán mầm bệnh nguy hiểm ra cộng đồng khi thực
hiện vận chuyển quá xa.
2.2. Thực trạng chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Tổng quan về các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.2.1.1. Hệ điều trị
Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay có 24 bệnh viện, gồm:
- 01 Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (BVĐK tỉnh Đắk Lắk);
- 04 Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (Bệnh viện Lao và Bệnh phổi,
Bệnh viện tâm thần Đắk Lắk, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk và
Bệnh viện Mắt Đắk Lắk);
- 01 Bệnh viện đa khoa khu vực (BVĐK khu vực 333);
- 03 Bệnh viện đa khoa tư nhân (BVĐK Thiện Hạnh, Bệnh viện Mắt
Tây Nguyên và BVĐK Cao Nguyên);
- 01 Bệnh viện trực thuộc Đại học Tây Nguyên (Bệnh viện Đại học Tây
Nguyên);
- 14 bệnh viện tuyến huyện/thị xã/thành phố.
Sau năm 2017 sẽ có thêm 03 bệnh viện:
- Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên;
- Bệnh viện Sản Nhi;
- Bệnh viện Ung Bướu.
2.2.1.2. Hệ dự phòng
- Tuyến tỉnh: Có 08 Trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh (Trung tâm
Kiểm nghiệm Dược - Mỹ phẩm, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản,
Trung tâm Da liễu, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe; Trung tâm
phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm giám định Y khoa, Trung tâm phòng
chống Sốt rét - Ký sinh trùng, côn trùng), 01 Trung tâm Y tế dự phòng (Trung
tâm Y tế dự phòng tỉnh), 02 Chi cục (Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình,
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm);
- Tuyến huyện có 15 Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố;
- Tuyến xã có 184 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và 294 cơ sở hành
nghề y tế tư nhân khác (Phòng khám tư nhân) [41].
Phần lớn các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đều có vị trí tương
đối gần so với trung tâm tỉnh (≤ 30 km), địa hình bằng phẳng, giao thông tốt,
thuận lợi cho việc vận chuyển và xử lý chất thải y tế tập trung hoặc theo cụm
bệnh viện. Chỉ có một số bệnh viện do nằm khá xa so với trung tâm tỉnh (≥ 50
km), địa hình gập ghềnh đi lại khó khăn, đường xá chưa được cải thiện nên
khó khăn trong việc xử lý tập trung.
2.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải y tế và thực trạng thu gom, xử
lý chất thải y tế
Nhìn chung, tổng lượng chất thải y tế thải ra từ các cơ sở y tế trên địa
bàn tỉnh (không tính các cơ sở hành nghề y tế tư nhân - phòng khám tư nhân)
tăng hằng năm do tổng số giường bệnh tăng từ năm 2011 đến năm 2016 và
phụ thuộc vào thời điểm dịch bệnh, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Sự gia tăng chất thải y tế theo thời gian trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Số giường bệnh
(giường) 4013 4552 4562 4785 4937 4953
Khối lượng chất thải
rắn y tế nguy hại
(tấn)
303 400 345 360 373 367
Khối lượng chất thải
rắn y tế thông
thường (tấn)
1.372 1.580 1.790 1.894 1.918 1.940
Nước thải y tế (m3) 577.872 700.565 711.124 740.718 769.570 772.071
"Nguồn: Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk”
2.2.2.1. Chất thải rắn y tế
Toàn tỉnh hiện nay có khoảng 234 cơ sở y tế (không tính 294 cơ sở
hành nghề y tế tư nhân - phòng khám tư nhân) với 4.953 giường bệnh. Theo
số liệu tổng hợp của Sở Y tế trung bình 1 ngày các cơ sở y tế trên địa bàn thải
ra khoảng 1.022 kg chất thải rắn nguy hại (trong đó 896 kg chất thải lây
nhiễm, 89 kg chất thải hóa học, 25 kg chất thải phóng xạ, 12 kg bình chứa áp
suất) và 5.400 kg chất thải rắn thông thường (rác sinh hoạt). Mức độ phát sinh
chất thải y tế trung bình cả tỉnh khoảng 1,3 kg/giường bệnh/ngày. Đặc biệt
chú trọng tới lượng chất thải lây nhiễm, đây là lượng chất thải chứa nhiều vi
khuẩn vi rút gây bệnh, nguy cơ cao trong quá trình lan truyền dịch bệnh ra
môi trường xã hội, hiện trên địa bàn tỉnh chủ yếu áp dụng biện pháp xử lý
bằng lò đốt 1 buồng, lò đốt 2 buồng, các lò đốt sử dụng tiềm ẩn nhiều nguy cơ
gây ô nhiễm thứ cấp, tốn nhiên liệu, khó kiểm soátchất lượng khí thải, đặc
biệt các chỉ tiêu Đioxin, Furan là các chất gây quái thai ung thư phát sinh từ
các lò đốt chất thải y tế khi tiêu hủy nhựa halogen hữu cơ.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-
2015, công tác phân loại và thu gom rác thải tại các Bệnh viện và Trung tâm
Y tế ngày càng được hoàn thiện. Công tác này được thực hiện ngay tại các
khoa phòng, nơi phát sinh chất thải, tiến hành phân loại rác thải vào bao bì và
hộp chứa chất thải có màu khác nhau ngay từ khi thu gom để tiện xử lý.
Hầu hết chất thải rắn y tế đều có tính chất độc hại và tính đặc thù khác
với các loại chất thải rắn khác. Chất thải rắn y tế phát sinh từ các hoạt động
chủ yếu sau:
+ Chất thải sinh hoạt: Các chất thải ra từ nhà bếp, các khu nhà hành
chính, các loại bao gói, chất thải rắn sinh hoạt từ bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân.
+ Chất thải chứa các vi trùng gây bệnh: Các phế thải từ phẫu thuật, các
cơ quan nội tạng của người sau khi mổ, xét nghiệm, các gạc bông lẫn máu của
bệnh nhân.
+ Các chất thải đặc biệt: Các chất thải như các chất thải phóng xạ, các
chất thải từ các khoa khám, chữa bệnh.
Rác thải được thu gom hàng ngày, bao bì và hộp chứa được thiết kế
theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, xây dựng kho chứa lưu chất thải gần lò
đốt rác. Với chất thải y tế nguy hại được đốt tiêu hủy tại bệnh viện sau không
quá 48 giờ lưu trữ, rác thải thông thường được thu gom theo hệ thống thu
gom rác thải công cộng.
Để quản lý tốt chất thải y tế tất cả các bệnh viện và Trung tâm Y tế trên
địa bàn tỉnh đã thành lập khoa phòng chống nhiễm khuẩn, ngoài ra công tác
đào tạo kỹ năng quản lý môi trường cho cán bộ, nhân viên y tế được tăng
cường với nhiều hình thức đa dạng.
Việc trang bị và vận hành lò đốt rác thải y tế nguy hại, hấp tiệt trùng
bằng hơi nước được thực hiện hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến
huyện. Các trạm xá tại các xã, phường rác thải y tế vẫn chưa được phân loại,
xử lý mà chỉ đốt hoặc chôn lấp chưa hợp vệ sinh [40], [44].
Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Quyết định số 362/QĐ-
UBND ngày 20/02/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk:
- Công tác thu gom, phân loại chất thải rắn y tế nguy hại: Hầu hết các
cơ sở y tế đã bố trí túi nilon, hộp an toàn và các xô, thùng để phục vụ công tác
thu gom, phân loại. Về cơ bản công tác thu gom, phân loại chất thải y tế trong
đó có chất thải rắn y tế nguy hại đã đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp
luật. Tuy nhiên, việc bố trí túi nilon, hộp an toàn đảm bảo theo quy định còn
chưa đầy đủ hoặc túi nilon, hộp an toàn chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định
của pháp luật, tại một số cơ sở còn có hiện tượng để chất thải có tính nguy hại
không đúng với dụng cụ, thiết bị thu gom theo quy định hoặc có lẫn chất thải
nguy hại với chất thải thông thường/chất thải nguy hại khác loại.
- Năng lực xử lý chất thải rắn y tế nguy hại: 20 bệnh viện công lập trên
địa bàn tỉnh áp dụng mô hình xử lý tại chỗ bằng công nghệ hấp tiệt trùng bằng
hơi nước, lò đốt 2 buồng, lò đốt 1 buồng; trong đó 05 bệnh viện có hệ thống
xử lý bằng lò đốt đã xuống cấp và đang đầu tư hệ thống mới, 12 bệnh viện có
hệ thống xử lý bằng lò đốt đang vận hành; 03 bệnh viện xử lý chất thải bằng
công nghệ hấp tiệt trùng bằng hơi nước [41].
Tuy nhiên, việc xử lý chất thải y tế bằng lò đốt có chi phí xử lý lớn (tốn
nhiên liệu) so với khả năng chi trả của các bệnh viện, đồng thời vẫn mang
nhiều rủi ro gây ô nhiễm (khí thải) ra các khu vực dân cư lân cận và chưa có
biện pháp xử lý tro phát sinh sau quá trình đốt một cách an toàn và đảm bảo
về môi trường; do vậy các đơn vị sau khi đốt vẫn còn lúng túng chưa có giải
pháp xử lý, lượng tro này tồn lưu trong kho ngày càng nhiều, trong khi đó
Công ty dịch vụ môi trường đô thị không thu gom loại chất thải này.
Vấn đề quản lý chất thải y tế tại tuyến xã chưa được quan tâm và thực
hiện. Hầu hết các trạm y tế xã chưa thực hiện xử lý chất thải y tế trước khi xả
thải ra môi trường theo qui định, chất thải rắn y tế được xử lý bằng phương
pháp đốt thủ công và chôn lấp trong khuôn viên trạm y tế.
Khoảng 17% trung tâm y tế dự phòng sử dụng lò đốt thủ công để xử lý
chất thải rắn y tế; số còn lại hợp đồng với các đơn vị có chức năng để xử lý
hoặc tự chôn lấp [55].
Thực tế công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại
của các trạm y tế và các cơ sở y tế khác về xử lý tại hệ thống xử lý chất thải
đã được đầu tư tại các bệnh viện đa khoa trên địa bàn tỉnh khó thực hiện vì
ngành y tế chưa có phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp; lượng chất thải
rắn y tế nguy hại từ các phòng khám tư nhân hầu như không được xử lý một
cách triệt để trước khi đưa ra môi trường gây nên những mối nguy hiểm lớn
cho môi trường; vẫn còn tình trạng chất thải rắn y tế nguy hại từ các phòng
khám tư nhân được thu gom, vận chuyển, tiêu hủy chung với chất thải sinh
hoạt.
2.2.2.2. Nước thải y tế
Hiện nay, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện đang xả ra
khoảng 3.467 m3 nước thải/ngày (chưa bao gồm các trung tâm y tế, trạm y tế)
giả định hệ số phát thải mức trung bình khoảng 0.5 - 0,7 m3/giường bệnh.
Theo dữ liệu khảo sát hàng năm, và các báo cáo của các bệnh viện hệ số xả
thải trung bình khoảng 0,4 - 0,95 m3/giường bệnh, định mức phụ thuộc vào
thời điểm mùa bệnh, quy mô và đặc thù khám chữa bệnh của từng bệnh viện,
từng vùng.
Các cơ sở y tế thuộc hệ y tế dự phòng hiện nay thực hiện xử lý nước
thải sơ bộ bằng bể tự hoại, chưa có hệ thống xử lý nước thải [55].
Thành phần nước thải của các cơ sở y tế tương tự như nước thải đô thị.
Nguy cơ chủ yếu của nước thải y tế là vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là vi sinh
vật gây bệnh đường ruột. Nước thải bệnh viện có thể chứa một lượng nhỏ
dược phẩm như kháng sinh và hóa chất nguy hại.
Các bệnh viện trong tỉnh đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải bằng các
phương pháp: AAO (Anaerobic (kỵ khí) - Anoxic (thiếu khí) - Oxic (hiếu
khí)), sinh học hiếu khí, vi sinh thuần túy, MBR (Membrance Bio Reactor-Bể
lọc sinh học bằng màng), hóa chất keo tụ, hệ thống xử lý nước thải hợp khối
FRP, đệm vi sinh lưu động kết hợp vật liệu lọc và khử trùng. Tuy nhiên, một
số bệnh viện mặc dù đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng do thời gian sử
dụng đã lâu nên hệ thống đã xuống cấp phải sửa chữa nhiều cũng như không
đáp ứng đủ công suất xử lý, gây ô nhiễm môi trường. Chỉ có một số Bệnh
viện thuê các đơn vị xử lý bên ngoài nạo vét và tiêu hủy bùn thải, còn lại bùn
thải từ hệ thống xử lý và bùn thải trên đường cống thoát nước mưa, nước thải
tại các cơ sở y tế chưa được thu gom và tiêu hủy đúng theo quy định đối với
chất thải nguy hại. Bùn ít khi được nạo vét. Nếu được nạo vét, bùn thải được
thu gom và xử lý chung với rác sinh hoạt [39]. Sau khi các cơ quan có thẩm
quyền thanh tra, kiểm tra, phát hiện vi phạm, các cơ sở y tế đã và đang tiến
hành nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
Thời gian trước, hầu hết các Dự án Hỗ trợ quản lý chất thải y tế trên địa
bàn tỉnh bao gồm nước thải và chất thải rắn đều là các nguồn Ngân sách sự
nghiệp môi trường và Trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên các hệ thống đến nay
cơ bản đã xuống cấp, cần phải đầu tư mới. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đang triển
khai Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện bằng nguồn vốn vay Ngân hàng
Thế giới và đã triển khai mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo cụm.
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Ban hành và triển khai thực hiện theo thẩm quyền các văn
bản quy phạm pháp luật, chính sách về quản lý chất thải y tế
Thực hiện các quan điểm, đườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_chat_thai_y_te_tren_dia_ban_tin.pdf