Luận văn Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 3

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 5

3.1. Mục đích . 5

3.2. Nhiệm vụ . 5

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài. 6

4.1. Đối tượng nghiên cứu. 6

4.2. Phạm vi nghiên cứu. 6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 6

5.1. Phương pháp luận. 6

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:. 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài . 7

6.1. Đóng góp về lý luận . 7

6.2. Ý nghĩa Thực tiễn. 7

7. Kết cấu của luận văn . 7

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN. 8

1.1. Thanh niên và công tác thanh niên . 8

1.2. Quản lý nhà nước về công tác thanh niên. 15

1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về công tác thanh niên. 32

1.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở một số địa

phương. . 38

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THANH NIÊN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DI LINH,

TỈNH LÂM ĐỒNG. . 43

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên

địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. 43

2.2. Thực trạng thanh niên và công tác thanh niên trên địa bàn huyện Di

Linh, tỉnh Lâm Đồng. . 48

2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện

Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. . 58

2.4. Đánh giá về hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa

bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. 69

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG. 77

pdf116 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông tác phối hợp giữa các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác thanh niên chặt chẽ để có thể tham mưu, đề xuất các văn bản, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên một cách phù hợp, sát với thực tiễn.[39, Tr.9] Đối với huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng ngãi với đặc thù là một huyện đồng bằng ven biển nằm phía nam của tỉnh Quảng Ngãi có 13 xã, thị trấn, 23 km bờ biển với trên 30000 thanh niên từ 16 đến 30 tuổi chiếm 24% dân số của toàn huyện nên việc quản lý nhà nước về thanh niên có nhiều thuận lợi nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn thách thức, từ đó huyện cũng đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý giá trong công tác quản lý nhà nước về thanh niên như: Thường xuyên tạo môi trường cho thanh niên rèn luyện; trưởng thành; khơi dậy và bồi dưỡng truyền thống yêu nước; niềm tự hào dân tộc; tính xung kích cách mạng, tinh thần xung phong tình nguyện, sẵn sàng hi sinh của thanh niên; chăm lo giáo dục đạo đức, lối sống, lịch sử của dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng cho thanh niên; phải hiểu được đặc điểm tâm lý, đánh giá đúng và đặt niềm tin vào sức mạnh to lớn của thanh niên để phát huy vai trò, vị trí của thanh niên trong thời kỳ cách mạng. Đồng thời Đảng uỷ và chính quyền các cấp phải có nội dung, chương trình hành động cụ thể về công tác thanh niên; kịp thời kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá tình hình thanh niên, phát hiện những diễn biến mới trong thanh niên để có chủ trương biện pháp lãnh đạo kịp thời. Thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn các cấp vững mạnh về mọi mặt, đội ngũ cán bộ đoàn ngang tầm nhiệm vụ; có chính sách đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ phù hợp. Cần phải xác định rõ công tác thanh niên là nhiệm vụ và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội chứ không phải của riêng một tổ chức nào. Truyền thống quê hương, đất nước, dòng họ, gia đình, môi trường xã hội, nền tảng tri thức, giáo dục trong nhà trường, tấm gương sáng của thế hệ 41 cha anh, của thầy cô là yếu tố hết sức quan trọng góp phần giáo dục bồi dưỡng phát triển thanh niên.[40,Tr.10] Tuy với các vị trí địa lý có sự khác nhau, nhưng công tác quản lý thanh niên của các địa phương đã mang lại cho huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng nhiều bài học quý báu có thể áp dụng tại địa phương như: - Thường xuyên tạo môi trường cho thanh niên rèn luyện; trưởng thành; khơi dậy và bồi dưỡng truyền thống yêu nước; niềm tự hào dân tộc; - Xác định thật rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên của đơn vị mình trong việc xây dựng va ban hành, tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách, pháp luật đối với thanh niên; phân định rõ ràng giữa nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên với hoạt động phong trào của đoàn thanh niên. - Quan tâm, chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn các cấp vững mạnh về mọi mặt, đội ngũ cán bộ đoàn ngang tầm nhiệm vụ; có chính sách đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ phù hợp. Cần phải xác định rõ công tác thanh niên là nhiệm vụ và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội chứ không phải của riêng một tổ chức nào 42 Tiểu kết chương 1 Thanh niên luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong các giai đoạn lịch sử, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới hiện nay, thanh niên luôn là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình Đảng và Nhà nước ta tiếp tục thể hiện niềm tin son sắc và luôn quan tâm đến thanh niên bằng nhiều hình thức, chủ trương, chính sách như Luật Thanh niên, Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2020 và nhiều chính sách khác như: nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, dạy nghề cho thanh niên, các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tếvừa thể hiện sự quan tâm, tin tưởng của nhà nước vào thanh niên vừa là cơ hội để thanh niên phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành. Trong những năm qua công tác quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên ở Việt Nam đã có nhiều bước tiến rõ rệt, từ chỗ các cấp chính quyền chỉ có trách nhiệm tham gia công tác thanh niên đến chỗ công tác thanh niên là một trong các nhiệm vụ của các cấp chính quyền; từ chỗ các cấp chính quyền chỉ tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất cho Đoàn hoạt động đến chỗ có trách nhiệm thể chế hóa các chủ trương của Đảng thành chính sách, luật pháp liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên, tổ chức bộ máy chăm lo công tác thanh niên, phối hợp với Đoàn Thanh niên, các ngành, đoàn thể và tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cho Đoàn Thanh niên tham gia quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên Đẩy mạnh CNH-HĐH với phát triển nền kinh tế tri thức là cơ hội cũng là thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình như hiện nay. 43 Chương 2. THỰC TRẠNG THANH NIÊN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng 2.1.1. Vị trí địa lý Huyện Di Linh nằm trên cao nguyên Di Linh, ở độ cao 1000 m so với mặt nước biển. Tên Di Linh bắt nguồn từ Djiring. Di Linh là vùng đất Bazan màu mỡ, có tổng diện tích tự nhiên hơn 162.000 ha; trong đó, có 148784,68 ha đất nông nghiệp với 28 dân tộc anh em sinh sống (K’ho, Chu ru, Mạ, Kinh). Di Linh có tiểu vùng thời tiết, khí hậu rất thích hợp đối với các loại cây công nghiệp mà đặc biệt là cây cà phê. Diện tích 1614.63 km2bao gồm 19 xã, thị trấn bao gồm thị trấn Di Linh và 18 xã: Bảo Thuận, Đinh Lạc, Đinh Trang Hoà, Đinh Trang Thượng, Gia Bắc, Gia Hiệp, Gung Ré, Hoà Bắc, Hoà Nam, Hoà Ninh, Hoà Trung, Liên Đầm, Sơn Điền, Tam Bố, Tân Châu, Tân Nghĩa, Tân Thượng. Phía đông giáp với huyện Đức Trọng. Phía tây giáp huyện Bảo Lâm. Phía nam giáp tỉnh Bình Thuận. Phía bắc giáp huyện Lâm Hà. [8,Tr.2] Mạng lưới giao thông nông thôn đã được hình thành và được quy hoạch theo các trục lộ chính như QL 20, 28. Hai tuyến đường hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với kinh tế huyện là QL 20 chạy qua huyện Đức Trọng sang Bảo Lộc, QL28 chạy từ Hàm Thuận Bắc qua Đắc Nông. Nằm ở ví trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên ưu đãi huyện Di Linh được biết đến là khu vực sản xuất và kinh doanh cà phê lớn nhất tỉnh Lâm Đồng đó là ưu điểm để phát triển nghành nông nghiệp công nghệ cao. 44 2.1.2 . Điều kiện tự nhiên và tài nguyên 2.1.2.1. Địa hình Di Linh là vùng cao nguyên trung du, đồi núi lồi lõm bị cắt bởi nhiều thung lũng, có nhiều đèo, Độ dốc trung bình từ 100 đến 200 theo hướng đông tây, độ cao trung bình 1.000m so với mặt biển. Huyện Di Linh có nhiều dạng địa hình khác nhau, nhưng chủ yếu có hai dạng điạ hình cơ bản sau: - Địa hình bình sơn nguyên : Vùng này tương đối bằng phẳng, phân bố ở các QL 20, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp. - Địa hình núi cao: Với các ngọn núi cao như: núi Braian (1.792m), Serlung (1277m), chen giữa là những trảng lớn: Xê Vỏ (Sreboh) Phân bố ở phía nam và tây nam huyện. Những vùng đất bằng có khả năng phát triển nông nghiệp phân bố chủ yếu dọc theo trục đường quốc lộ 20 và tuyến đường liên xã, đường trục xã nên việc khai thác vào sản xuất nông nghiệp củng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên điạ hình cũng tạo ra nhiều vị trí rất thuận lợi cho xây dựng các hồ chứa nước, các công trình thủy lợi nhỏ. [8,Tr.5] 2.1.2.2. Khí hậu: Khí hậu tại Di Linh là khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình khoảng 20,8oC và thường thay đổi theo mùa. Di Linh có hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa lệ thuộc vào gió tây nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều từ tháng 7 đến tháng 9, lượng mưa trung bình 300mm, độ ẩm 90%. Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; về mùa này sương mù dày đặc vào ban đêm và gió lạnh. Di Linh ít chịu ảnh hưởng bão lụt, do đó ít bị thiệt hại về thiên tai, tạo cho Di Linh có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch và sản xuất nông nghiệp. 2.1.2.3. Tài nguyên đất Trải qua các hoạt động địa chất lâu dài, chủ yếu là quá trình phong hóa và chịu ảnh hưởng sâu đậm của các yếu tố như khí hậu, địa hình, hệ thực vật 45 khu vực..., trên bề mặt địa hình Di Linh đã hình thành một lớp phủ thổ nhưỡng với các loại đất khác nhau, mang tính đất đai cao rõ nét. Đất đai khá đa dạng, trong đó hai nhóm đất chính là đất đỏ baxan và đất phù sa. Điều kiện về thổ nhưỡng đã tạo ra những khu vực chuyên canh tự nhiên hết sức lý thú. Mỗi khu vực thổ nhưỡng lại phù hợp với một số giống cây nhất định, điều này đã tạo điều kiện để các nhà đầu tư có vùng nguyên liệu tốt nhất và sản lượng ổn định. 2.1.3. Dân cư và nguồn lao động Theo niên giám thống kê năm 2016 của huyện Di Linh, dân số của huyện là: 159,051 người (chiếm khoảng 12,878% dân số toàn tỉnh). Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên trung bình trong giai đoạn từ 2012 – 2016 là 0,176%/năm. Mật độ dân số trung bình của huyện vào khoảng 99 người/km2 tuy nhiên dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn (khoảng người 131.324 người ). Khu vực thị trấn dân cư thấp hơn rất nhiều (khoảng 27.727 người). Nhìn chung lực lượng lao động của huyện tương đối dồi dào, năm 2016 lao động trong độ tuổi đạt khoảng 90.764 người. Trong đó lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là 62.365 người công nghiệp - xây dựng khoảng 8.538 người và dịch vụ là 4.158 người. 46 Bảng 2.1. Công tác đào tạo nghề lao động huyện Di Linh giai đoạn 2013-2016 Năm Tổng số lao động được đào tạo Tỉ lệ % đạt được so với chỉ tiêu hằng năm Đào tạo trong huyện Đào tạo Ngoài huyện tại các trường TCCN- CĐN Nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia Nguồn vốn khuyến công của tỉnh Đào tạo truyền nghề Đào tạo ngắn hạn 2013 3017 100,56% 350 735 465 759 709 2014 3196 100,3% 491 552 566 896 691 2015 3206 100,06% 420 870 478 906 532 2016 3233 100,15% 468 853 465 943 504 Nguồn: Phòng Lao động thương binh & Xã hội huyện Di Linh Trong giai đoạn từ 2013-2016 số lao động được đào tạo giải quyết việc làm đều đạt từ 100,3% - 100,56%, đây là kết quả của sự nỗ lực của các cấp ngành trong công tác đào tạo việc làm, trong đó có sự chú trọng vào đào tạo các ngành nghề ngắn hạn khi học xong trong thời gian ngắn thì các lao động có thể áp dụng trực tiếp tại công việc mà mình sử dụng. 47 2.1.4. Tổng quan kinh tế - xã hội huyện Di Linh Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu theo phương hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Di Linh năm 2016 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Theo kế hoạch 1 Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất ngành, (giá so sánh 2010) trong đó: 1.1 Ngành Nông lâm thuỷ % 4,5 1.2 Ngành công nghiệp – Xây dựng % 5,4 1.3 Ngành dịch vụ % 5,3 2 Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng 48 3 Thu ngân sách nhà nước tỷ đồng 216,5 4 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 34 5 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,36 6 Tỷ lệ hộ nghèo % 1,5 - 2 7 Tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh % 96 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Di Linh Sau hơn 42 năm giải phóng và phát triển huyện Di Linh đã đạt được các kết quả khả quan, như: tốc độ tăng trưởng đạt kế hoạch đề ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường, bộ mặt đô thị có nhiều chuyển biến, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối khá và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực đã tác động mạnh mẽ tới thu nhập của người dân trên địa bàn huyện những năm vừa qua. 48 Tuy nhiên với địa bàn rộng, là khu vực miền núi nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số bản địa thu nhập còn thấp, trình độ phát triển không đồng đều giữa các khu vực trong địa bàn huyện đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên tại huyện. Bên cạnh đó thì công tác giải quyết việc làm hàng năm còn khá nhỏ so với tổng số thanh niên của huyện nên thanh niên được đào tạo các ngành nghề còn ít việc lao động chỉ dựa vào kinh nghiệm truyền từ đời này sang đời khác 2.2. Thực trạng thanh niên và công tác thanh niên trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. 2.2.1. Về số lượng, cơ cấu, phân bố Huyện Di Linh hiện có 26.556 người trong độ tuổi thanh niên (từ 16 – 30 tuổi), chiếm 16,89% dân số toàn huyện. Mật độ dân cư phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở 18 xã với 22.041 người, chiếm 83 % số thanh niên; trong khi đó tại khu vực thị trấn Di Linh chỉ có 4515 người, chiếm 15,4 % thanh niên. Số thanh niên Nam là 14.075 người chiếm 53%, Số thanh niên Nữ là 12.481 người, chiếm 47%; đặc điểm này yêu cầu các nhà quản lý cần chú trọng quan tâm hơn đến công tác nữ thanh niên, trong thực hiện bình đẳng giới, chính sách việc làm phù hợp theo giới và cả chính sách về hôn nhân gia đình. [9,Tr.1] 49 Bảng 2.3. Số lượng, cơ cấu thanh niên huyện Di Linh giai đoạn 2012- 2016 NĂM TỔNG SỐ Giới tính Khu Vực NAM NỮ NÔNG THÔN ĐÔ THỊ 2012 26402 13465 12937 23234 3168 2013 26457 13229 13228 22224 4233 2014 26501 13251 13250 21996 4505 2015 26534 13798 12736 22023 4511 2016 26556 14075 12481 22041 4515 Nguồn: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Di Linh - Về cơ cấu thanh niên dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo và xã hội. Huyện Di Linh là một địa bàn rộng là khu vực sinh sống của khá nhiều người di cư và các dân tộc của cả nước. tính đến năm 2016. Số thanh niên người đồng bào dân tộc thiểu số cũng chiếm số lượng và tỷ lệ khá lớn trong số lượng thanh niên với 11.422 người, chiếm 43% thanh niên trong đó số thanh niên là người đồng bào gốc tây nguyên là 10.500 người chiếm tỉ lệ 39,5% . Nhìn chung nguồn lao động thanh niên là người dân tộc thiểu số còn yếu về chất lượng, trình độ dân trí còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, đây là chính là một trong những thách thức về các vấn đề về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn. Nhiệm vụ đặt ra là cần khuyến khích và hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh chống các hủ tục, tập quán lạc hậu; Ưu tiên dạy nghề, giải quyết việc làm và cho vay vốn phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, phát huy tính năng động của thanh niên dân tộc thiểu số trong 50 lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo. Bảng 2.4. Số lượng thanh niên người đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2012- 2016 NĂM TỔNG SỐ DÂN TỘC TỔNG SỐ GỐC TÂY NGUYÊN KHÁC 2012 26402 11.995 10.965 1.030 2013 26457 11.455 10.465 1.030 2014 26501 11.188 10.158 1.030 2015 26534 11.266 10.344 922 2016 26556 11.422 10.500 922 Nguồn: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Di Linh Tỷ lệ thanh niên là tín đồ tôn giáo chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng số thanh niên trên địa bàn huyện đây là một cơ hội cũng như một thách thức đặt ra đối với cấp uỷ và chính quyền các cấp vì phải đảm bảo được yêu cầu về đảm bảm khối đại đoàn kết dân tộc vừa phải chăm lo cho thanh niên tôn giáo, phát huy được hết vai trò xung kích trong lực lượng thanh niên. 51 Bảng 2.5. Số lượng, cơ cấu thanh niên dân tộc, tôn giáo huyện Di Linh giai đoạn 2012- 2016 NĂM TỔNG SỐ THANH NIÊN TÔN GIÁO TỔNG SỐ PHẬT THIÊN CHÚA GIÁO TIN LÀNH KHÁC 2012 26402 6.850 2.247 3.341 687 575 2013 26457 6.250 2.247 2.741 680 572 2014 26501 6.343 2.417 3.014 587 157 2015 26534 6.353 1.417 3.975 961 0 2016 26556 6.000 1.417 3.622 836 125 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Di Linh 2.2.2. Về trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật + Về trình độ học vấn phổ thông: Trên địa bàn huyện Di Linh hiện có 84 trường học (MN: 22 trường; TH: 33 trường; THCS: 23 trường; THPT: 06 trường), 01 Trung tâm KTTH hướng nghiệp dạy nghề và 01 Trung tâm dạy nghề, 01 trường PT Dân tộc nội trú. Trong đó: có 29 trường đạt chuẩn quốc gia đây là một điều kiện rất thuận để thanh niên Di Linh được nâng cao trình độ phổ thông. Chính vì vậy Thanh niên Di Linh hiện nay có trình độ học vấn cao hơn trước đặc biệt qua khảo sát hàng năm thì số thanh niên chưa biết chữ, hoặc chưa tốt nghiệp tiểu học là không có. Qua số liệu ở bảng 2.1 cho thấy trình độ học vấn của lực lượng thanh niên ngày càng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, năm sau cao hơn năm trước. Theo đó, tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp các cấp học như trung học cơ sở, trung học phổ thông có xu hướng tăng lên, nhất là thanh niên tốt nghiệp Trung học phổ thông. Cụ thể, năm 2012 số thanh niên tốt nghiệp trung học phổ 52 thông là 9.939 người, chiếm 34,06%, đến năm 2013 con số này là 10.739 người, chiếm 37,4%, Đối với thanh niên tốt nghiệp trung học cơ sở thì năm 2012 có 16560 người chiếm 56,70%, đến năm 2013 con số này là 15.260 người và chiếm tỷ lệ 53,21%. Bảng 2.6. Trình độ học vấn phổ thông của thanh niên huyện Di Linh giai đoạn 2012-2016 NĂM TỔNG SỐ THANH NIÊN HỌC VẤN Chưa đi học Chưa tốt nghiệp Tiểu học Tốt nghiệp Tiểu học Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT 2012 26402 0 0 2376 15049 8977 2013 26457 0 0 2381 15080 8996 2014 26501 0 0 2650 14311 9540 2015 26534 0 0 2653 14594 9287 2016 26556 0 0 2656 14340 9560 Nguồn Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Di Linh + Về trình độ chuyên môn, kỹ thuật: Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực lao động ngày càng cao. Trong những năm qua, huyện Di Linh đã quan tâm đến vấn đề này và có nhiều chương trình đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động nói chung và nguồn nhân lực trẻ nói riêng. Đối với thanh niên theo số liệu thống kê hàng năm số lượng thanh niên qua đào tập có sự tăng trưởng. Số lượng thanh niên có trình độ sơ cấp ngày càng giảm hơn do 53 yêu cầu của xã hội ngày càng đòi hỏi người lao động có trình độ tay nghề cao hơn và có tính chuyên nghiệp hơn. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của lao động huyện Di Linh tăng nhanh trong giai đoạn 2012-2014, theo đó tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật tăng từ 77,9% năm 2010 lên 82,45% năm 2014. Bảng 2.7. Trình độ chuyên môn kĩ thuật của thanh niên huyện Di Linh, giai đoạn 2012-2016 NĂM TỔNG SỐ THANH NIÊN TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN Chưa qua đào tạo Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Trở lên 2012 26402 20462 4536 659 380 365 2013 26457 20372 4450 700 450 485 2014 26501 20141 4197 758 670 735 2015 26534 19900 4433 781 675 745 2016 26556 18589 5804 758 670 735 Nguồn: Phòng Lao động, thương binh, Xã hội huyện Di Linh Như vậy, tổng số thanh niên chưa được đào tạo chuyên môn bình quân chiếm hơn 70% trong tổng số thanh niên tại địa bàn huyện qua từng năm. Bên cạnh đó cơ cấu chuyên ngành đào tạo chưa cân đối so với nhu cầu của địa phương, một số ngành còn thiếu trầm trọng như ngành thợ kỹ thuật bậc cao hoặc một số ngành phù hợp với việc phát triển kinh tế tại địa phương như kỹ sư nông nghiệp v.v Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của đại đa số lao động thanh niên trong các lĩnh vực được hình thành trong quá trình phát triển của ngành, số chất lượng còn hạn chế, do chưa được quy hoạch, đào tạo chính quy; kỹ năng và kỹ thuật lao động chưa tốt, thiếu tính ổn định, chưa gắn với nhu cầu 54 của doanh nghiệp. Số lao động thanh niên có trình độ kỹ thuật cao chủ yếu ở các ngành như: Giáo dục, Y tế, Quản lý nhà nước, Tài chính – Ngân hàng, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở các ngành nghề về du lịch, điện tử, tin học, cơ khí, công nghệ chế biến, điện - điện lạnh - điện công nghiệp Đây là một trong những thử thách chung của huyện trong công tác định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên trong thời gian tới. 2.2.3. Về việc làm của thanh niên Bảng 2.8. Tình trạng việc làm của thanh niên trên địa bàn huyện Di Linh giai đoạn 2012-2016 NĂM TỔNG SỐ THANH NIÊN VIỆC LÀM HSSV Thiếu việc làm, thất nghiệp Trong các cơ quan HCNN Trong các doanh nghiệp Nông nghiệp Nghề tự do 2012 26402 635 780 17130 1058 5821 978 2013 26457 619 712 17507 971 5721 927 2014 26501 602 614 17830 912 5667 876 2015 26534 585 799 17713 857 5756 824 2016 26556 662 739 17464 936 5826 929 Nguồn: Phòng Lao động, thương binh và xã hội huyện Di Linh Theo kết quả thống kê việc làm huyện Di Linh, tỷ lệ thanh niên thiếu việc làm, thất nghiệp trong giai đoạn từ 2012-2016 bình quân là 3%, đồng thời lao động trong các ngành nghề nông nghiệp còn chiếm một tỉ lệ khá cao đến 66%, đây là lực lượng có việc làm theo thời vụ hoặc mức lương không cao hoàn toàn phụ thuộc vào giá cả lên xuống của nông sản và thời gian nông nhàn nhiều. 55 Thực trạng trên đặt ra những yêu cầu cho công tác quản lý nhà nước về hướng nghiệp, lao động - việc làm, cần hoàn thiện hơn các chính sách, pháp luật, hệ thống thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vay vốn khởi nghiệp, xuất khẩu lao động Đánh giá chung về thực trạng thanh niên trên địa bàn huyện Di Linh: Thanh niên có ý thức chính tri ̣đúng đắn, chủ động học tập nâng cao trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; chăm lo phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp; có sức khỏe tốt, năng động, sáng tạo, thể hiện tinh thần trách nhiệm, xung kích của tuổi trẻ trong tham gia bảo vê ̣Tổ quốc, tích cực tham gia các hoạt động xa ̃hội; tiếp cận nhanh với khoa học kỹ thuật, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, nhiều thanh niên đã nhaỵ bén, năng nổ trong lao đôṇg, làm giàu cho bản thân và xa ̃hôị. Bên cạnh đó thì một số thanh niên tại nông thôn hiện có xu hướng học tập các ngôn ngữ như Nhật Bản, Hàn Quốc để tham gia xuất khẩu lao động làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên do địa bàn khá rộng và đặc biệt là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số bản địa nên hiện nay vẫn còn một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, lười lao động đặc biệt là ở tại các khu vực đông người đồng bào dân tộc sinh sống, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc, thiếu ý thức phấn đấu rèn luyện,.. Tình trạng vi phạm pháp luật trong thanh niên những năm gần đây có chiều hướng gia tăng, nhất là vi phạm luật an toàn giao thông, sử dụng các chất ma tuý, gây rối trật tự công cộng. 2.2.4 Thực trạng công tác thanh niên trên địa bàn huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng Trong những năm qua bên cạnh việc tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, xã hội của huyện. Các cấp uỷ Đảng luôn coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên như triển khai: Cuộc vận 56 động “Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”; Nghị quyết số 25 - NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X); Kế hoạch số 38 KH/HU của huyện Di Linh về việc thực hiện công tác “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Tiếp tục triển khai sâu rộng và có hiệu quả việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trọng tâm là việc“Tuổi trẻ Di Linh học tập và làm theo lời Bác”, đưa nội dung này đi vào chiều sâu nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hành động của đoàn viên, thanh niên. Bên cạnh sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Đảng thì các tổ chức chính trị xã hội mà vai trò quan trọng nhất là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện đã thực hiện nhiều nội dung liên quan tới công tác thanh niên tại địa phương. Tổ chức Đoàn bên cạnh nhiệm vụ chính trị là giáo dục bồi dưỡng thanh niên về lý luận chính trị, lý tưởng cộng sản của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, còn phải chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho thanh thiếu niên, có trách nhiệm tạo cơ sở và điều kiện để thanh niên phát huy vai trò xung kích của mình trong phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và tham gia xây dựng quê hương. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Di Linh đến cuối năm 2016 có 7.682 đoàn viên, sinh hoạt tại 46 cơ sở Đoàn. Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện có 9.135 hội viện, 203 chi hội .[9,Tr.1] Trong những năm qua, thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội của Đảng và Nhà nước giao, tổ chức Đoàn và các tổ chức Hội trên địa bàn huyện đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động thiết thực, cụ thể: - Chú trọng bồ dưỡng, hình thành bản lĩnh chính trị, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ kết hợp giữa giáo dục Chính trị, tư tưởng với giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức lối sống, nếp sống cho Đoàn viên thanh niên nhằm xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đoàn viên thanh niên trên địa bàn. 57 - Đoàn đã thể hiện vai trò nòng cốt chính trị trong hoạt động đoàn kết, tập hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_cong_tac_thanh_nien_tren_dia_ba.pdf
Tài liệu liên quan