LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC
THANH NIÊN . 10
1.1. Khái quát về công tác thanh niên . 10
1.2. Khái quát về quản lý nhà nước về công tác thanh niên . 16
1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về công tác thanh niên . 27
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CÔNG TÁC THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG XUÂN,
TỈNH PHÚ YÊN. 33
2.1. Khái quát về huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. 33
2.2.Thực trạng thanh niên trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
. 35
2.3. Thực trạng công tác thanh niên qua hoạt động của Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chính Minh huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. 39
2.4. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên
địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên . 51
2.5. Đánh giá về hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên
địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên . 76
Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CÔNG TÁC THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG XUÂN,
TỈNH PHÚ YÊN. 82
3.1. Mục tiêu quản lý nhà nước về công tác thanh niên của Ủy ban Nhân
dân huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. 82
120 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g
lĩnh vực công tác chuyên môn, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của
cơ quan, đơn vị.
Duy trì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn,
100% cán bộ cơ quan, Đoàn cơ sở có máy tính kết nối Internet sử dụng cho
công việc và duy trì chế độ thông tin báo cáo giữa cấp cơ sở và cấp huyện
thực hiện qua hệ thống thư điện tử.
Năm là, xung kích ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường
Duy trì có hiệu quả cuộc vận động "Thanh niên tham gia xây dựng văn
minh đô thị" và phong trào “Ngày thứ 7 tình nguyêṇ, ngày chủ nhâṭ xanh" taị
tất cả các cơ sở Đoàn trong toàn huyêṇ. Tham gia Lễ Phát động “Tết trồng
cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” hàng năm.
Tổ chức bóc tờ rơi, quảng cáo; tổ chức các đơṭ ra quân doṇ dep̣ vê ̣sinh
môi trường, phát quang buị râṃ, đào các hố rác tâp̣ thể, tuyên truyền người
dân bỏ rác đúng nơi quy định tránh gây ô nhiễm môi trường; trồng hơn
10.000 cây xanh tạo cảnh quan, bóng mát và chống xói mòn taị các khu vưc̣
Nghĩa trang liệt sĩ, trường học, trạm xá, dọc đường khu dân cư, ven bờ sông.
Hàng năm phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường tổ chức Ngày
hội “Thanh niên với môi trường xanh - sạch - đẹp” với các hình thức: ra quân
diễu hành đi bằng xe đạp tuyên truyền bảo vệ môi trường, làm vệ sinh nơi
công cộng, trồng cây xanh, vớt bèo, rong rêu ao hồ, khơi thông dòng chảy
kênh mương, cống rãnh.
Thành lập Đội thanh niên xung kích phòng chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn cấp huyện và cấp xã, thị trấn; tổ chức trực nghiêm túc và sẵn sàng
tham gia công tác phòng chống thiên tai khi có lệnh của cấp trên. Đảm bảo
"Bến đò ngang an toàn", treo biển báo an toàn, phân công lực lượng thanh
46
niên xung kích thường xuyên túc trực, giúp dân và học sinh qua lại tại bến đò,
chuyên chở đúng số lượng người theo quy định, mặc áo phao khi đi đò.
2.3.3. Phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”
Một là, đồng hành với thanh niên trong học tập
Tổ chức vận động đoàn viên, thanh niên, giáo viên, học sinh tham gia
môi trường học đường lành mạnh, chống tiêu cực góp phần thực hiện thành
công cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự
học và sáng tạo”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục”, phong trào sáng tạo trẻ, Olympic học thuật, chương trình
"Khi tôi 18”.
Hai là, đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm
Triển khai Cuộc vận động “Tiếp bước cho em đến trường” và Công trình
“1000 điạ chỉ Tiếp bước cho em đến trường” dưới nhiều hình thức, như: nhận
đỡ đầu, tặng học bổng, quà, đồ chơi, quần áo, xe đạp cho học sinh nghèo, vâṇ
đôṇg hoc̣ sinh bỏ hoc̣ tiếp tục đến trường.
Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án đào taọ nghề cho thanh niên nông
thôn, khảo sát tình hình lao đôṇg taị điạ phương, giới thiêụ thanh niên đăng
ký tham gia 10 lớp đào taọ các nghề: điện dân dụng, may, sửa máy vi tính, lớp
hướng dẫn trồng trọt, chăn nuôi, sửa xe, đan lát... Nhiều đoàn viên thanh niên
từ những kiến thức hoc̣ đươc̣ đa ̃ phát triển sản xuất với nhiều mô hình hay
mang laị hiêụ quả kinh tế cao tiêu biểu như mô hình trồng keo, mô hình chăn
nuôi lợn, bò vỗ béo, làm đồ mỹ nghệ bằng gỗ và đá ...với thu nhâp̣ hàng trăm
triêụ đồng / năm.
Phối hợp Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, Trung tâm giới
thiệu việc làm Thanh niên tỉnh tổ chức các hoaṭ đôṇg tư vấn, giới thiệu việc làm
cho thanh niên; mở các phiên giao dịch việc làm, giúp đoàn viên thanh niên có cơ
47
hội được trao đổi trực tiếp với các chuyên gia, tiếp cận trực tiếp với các nhà tuyển
dụng, mở ra cơ hội thay đổi nhận thức về học nghề, lập nghiệp.
Ký kết với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện ủy thác vay
vốn trong thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển sản xuất, xóa đói
giảm nghèo, giải quyết việc làm cho thanh niên tại địa phương. Tính đến nay
tổng dư nợ ủy thác là gần 7,2 tỷ đồng gồm 08 tổ với 300 hộ vay vốn.
Ba là, đồng hành với thanh niên nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống
văn hóa tinh thần
Các cấp bô ̣ Đoàn – Hội trong toàn huyện đa ̃ tổ chức nhiều hoaṭ đôṇg
khuyến khích đoàn viên thanh niên rèn luyêṇ thân thể, tâp̣ luyêṇ thể thao như:
Tổ chức ngày chaỵ Olympic vì sức khỏe toàn dân, các giải thể thao (Giải Cầu
Lông cán bộ Đoàn, Giải Bóng đá Thanh niên "Cúp Nhà máy Sắn Đồng
Xuân", Giải Bóng chuyền nam, nữ..), Hội thao thanh niên các cấp ...
Thường xuyên các hôị thi, hôị diêñ, liên hoan văn nghê ̣ theo chủ đề
mừng Đảng mừng Xuân, Đêm thơ nhạc truyền thống, tuyên truyền ca khúc
cách maṇg, tuyên truyền về biển đảo, chào mừng đaị hôị Đảng các cấp; Hội
thi Gia đình trẻ, Hội thi ca khúc cách mạng ....
Áp dụng mô hình múa dân vũ, nhảy khiêu vũ, đồng diêñ semaphore...
vào nội dung sinh hoaṭ của Đoàn - Hôị; tham gia biểu diễn tại các sự kiện lớn
do Đoàn - Hội các cấp tổ chức.
Bốn là, đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội
Tổ chức các hoạt động sinh hoạt giao lưu, bổ trợ kiến thức và rèn luyện
kỹ năng cho thanh niên như "Hội thi Rung chuông vàng", Diễn đàn kỹ năng
sống, Diễn đàn Phòng chống bạo lực học đường ...
Hàng năm, tổ chức tập huấn các lớp kỹ năng, nghiêp̣ vu ̣Đoàn – Hôị bên
caṇh viêc̣ tâp̣ huấn các bài hoc̣ lý luâṇ của Đoàn.
48
Thành lập và phát triển quy mô của Đôị Cộng tác viên Sức Trẻ Đồng
Xuân, thường xuyên tổ chức sinh hoaṭ ky ̃năng câu lạc bộ đội nhóm vào tối
thứ 6 hàng tuần, tham gia các hoạt động cấp huyện, tỉnh, phát hiện và bồi
dưỡng kỹ năng công tác Đoàn – Hội chủ chốt cơ sở.
Vận động thanh thiếu nhi tham gia khóa huấn luyện “Học kỳ trong Quân
đội”, "Học làm người ích", qua đó giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về
nghĩa vụ quân sự của công dân, trang bị kỹ năng, kiến thức thực hành xã hội
cách ứng xử, thói quen có ích, phương pháp học tập, kỹ năng giao tiếp,
Teambuiding, dân vũ ...
2.3.4. Công tác xây dựng Đoàn, tập hợp thanh niên, Đoàn tham gia
xây dựng Đảng
Một là, nâng cao chất lượng đoàn viên
Các cấp bô ̣Đoàn tích cưc̣ mở rôṇg măṭ trâṇ đoàn kết, tâp̣ hơp̣ thanh niên,
đa ̃ kết nap̣ đươc̣ 4.756 đoàn viên mới, đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo quy
định. Hướng dẫn đăng ký thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên của
Trung ương Đoàn, góp phần nâng cao về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
chuyên môn nghiệp vụ, sức khỏe và kỹ năng của đoàn viên, thanh niên; cụ thể
hoá nội dung thực hiện cuộc vận động ‘4 xây - 3 chống’, cuộc vận động ‘xây
dựng phong cách cán bộ Đoàn và xây dựng các giá trị mẫu hình thanh niên
giai đoạn 2013 – 2017’.
Hai là, nâng cao chất lượng chi Đoàn, Đoàn cơ sở
Tập trung đổi mới phương thức sinh hoạt chi Đoàn theo hướng thiết
thực, hiệu quả, sáng tạo tránh hành chính hóa hoạt động của Đoàn. Đảm bảo
sinh hoạt chi Đoàn, Đoàn cơ sở theo đúng điều lệ. Kịp thời củng cố, kiện toàn
các chức danh chủ chốt của cơ sở Đoàn. Nâng cao vai trò trách nhiệm của tổ
chức Đoàn tại địa phương đơn vị. Triển khai thực hiện việc áp dụng các mô
hình mới trong sinh hoạt Đoàn qua các hình thức như: tổ chức kết nghĩa giữa
49
các Đoàn cơ sở, chi Đoàn cơ sở; sinh hoạt ghép, sinh hoạt ngoài trời, sinh
hoạt luân phiên...
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính
trị trong tình hình mới
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bổ sung, kiện toàn các chức danh Ủy
viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ, Thường trực Đoàn từ cấp
huyện đến cơ sở, đảm bảo đủ trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ theo đúng điều
lệ và Quy chế cán bộ Đoàn.
Hàng năm tổ chức nhiều lớp tập huấn về lý luận chính trị, nghiệp vụ
công tác Đoàn - Hội với nhiều nội dung phong phú đa dạng, phù hợp với thực
tiễn công tác.
Bốn là, công tác mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên
Công tác mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên được chú trọng
tổ chức sôi nổi, phong phú tiêu biểu như: các hoạt động xã hội tình nguyện vì
cộng đồng, đồng diễn dân vũ, cờ semaphore, ngày hội thanh niên, kỷ niệm
ngày truyền thống ...
Nhiều Câu lạc bộ, Đội, nhóm theo sở thích của thanh niên được thành
lập và đi vào hoạt động có hiệu quả như Đội Cộng tác viên Sức trẻ, Đội
truyên truyền ca khúc cách mạng, Câu lạc bộ nhảy Hip-Hop, khiêu vũ, võ
thuật... thu hút hơn 400 hội viên, thanh niên tham gia.
Năm là, công tác kiểm tra, giám sát
Hàng năm, từ cấp huyện đến cơ sở đã tổ chức tốt công tác kiểm tra định
kỳ, chuyên đề và chỉ đạo cơ sở thực hiện công tác kiểm tra theo tháng, quý,
đợt hoạt động hoặc các vấn đề cần chấn chỉnh, nắm bắt tốt hơn diễn biến tình
hình cơ sở. Ủy ban Kiểm tra của Đoàn cũng đã tích cực tham mưu cho Ban
Thường vụ Huyện Đoàn về nội dung, phương thức kiểm tra. Chỉ đạo, hướng
dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát đối với các cấp bộ Đoàn.
50
Sáu là, công tác tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, đoàn
thể nhân dân
Thường xuyên tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đoàn viên, thanh
niên. Tham mưu cho Đảng trong công tác sơ kết 05 năm, 10 năm thực hiện
Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy
mạnh công nhiệp hóa, hiện đại hóa. Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thanh
niên của Đảng giai đoạn 2015 - 2017.
Thường xuyên tham mưu tổ chức gặp gỡ đối thoại giữa Đoàn thanh niên
với Đảng, qua đó để cán bộ, đoàn viên, thanh niên được trực tiếp lắng nghe,
lĩnh hội và nắm bắt những vấn đề về công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng.
Đặc biệt, đối với công tác giám sát và phản biện xã hội, Đoàn Thanh niên
huyện Đồng Xuân đã tập trung vào giám sát, phản biện một số nội dung,
chuyên đề như việc thực hiện Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chỉ
thị số 42 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa cho thế hệ trẻ
giai đoạn 2015 - 2030”; thực hiện phản biện các văn bản liên quan đến các
chính sách đào tạo, bồi dưỡng thanh thiếu nhi; chế độ chính sách đối với cán
bộ Đoàn; chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và dự
thảo Nghị quyết Hội đồng nhân dân các cấp...; Phối hợp xây dựng Kế hoạch
tiếp tục triển khai thực hiện chương trình phát triển thanh niên huyện Đồng
Xuân đến năm 2020.
Tham mưu cấp ủy đảng lựa chọn cán bộ đoàn ưu tú đưa vào quy hoạch,
đào tạo, bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp, tạo nguồn
cho cán bộ tại các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể.....
51
Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đoàn viên tại địa
phương đơn vị, kết quả có 755 đoàn viên ưu tú được kết nạp đứng vào hàng
ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tỷ lệ đoàn viên ưu tú được kết nạp vào
Đảng trong tổng số đảng viên mới được kết nạp của toàn Đảng bộ huyện trên
75%. Thông qua thực tiễn công tác đoàn, nhiều cán bộ Đoàn đã công hiến
trưởng thành được giới thiệu các chức danh chủ chốt cho cấp ủy Đảng, chính
quyền và đoàn thể các cấp.
2.3.5. Công tác quốc tế thanh niên
Khuyến khích đoàn viên, thanh thiếu nhi học tập ngoại ngữ, tin học; duy trì
và phát huy hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ ngoại ngữ trong trường học.
Tham gia giao lưu thanh niên, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về công
tác thanh niên như : tuyên truyền về ”Năm hữu nghị Việt – Lào 2017”; tham
gia thi tìm hiểu lich sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào; tham gia hoạt động
giao lưu văn hóa giữa Đoàn Thanh niên tỉnh Phú Yên nước CHXHCN Việt
Nam với Đòan Thanh niên Lào Savannakhet nước CHDCND Lào; giới thiệu
đại biểu dự tuyên chương trình giao lưu thanh niên Việt Nam - Ấn Độ; chọn
cử đại biểu phụ trách thiếu nhi đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Nhật Bản;
chọn cử đại biểu tham dự Diễn đàn xu thế thanh niên toàn cầu năm 2017 –
Sáng kiến thanh niên về phát triển bền vững tại Đài Loan (Trung Quốc) v.v...
2.4. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên
trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
2.4.1. Về ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công
tác thanh niên
Căn cứ các quy định Luật Thanh niên năm 2005, Nghị định số
120/2007/NĐ-CP về hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thanh niên;
Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 được Chính
52
phủ phê duyệt tại Quyết định số 2474/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011; Nghị quyết
số 45/Q-CP, ngày 11/9/2009 của Chính phủ và Chương trình hành động số
31-CTr/TU, ngày 21/10/2008 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường lãnh
đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa; Nghị quyết số 153/2010/NQ-HĐND, ngày 16/7/2010 của Hội
đồng Nhân dân tỉnh, Kế hoạch số 113/KH-UBND, ngày 29/9/2014 về tuyển
chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền
núi giai đoạn 2013 - 2020 và Quyết định số 1641/QĐ-UBND, ngày
10/10/2014 về việc phê duyệt danh sách các xã và vị trí công chức được bố trí
trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn
2013 - 2020 (gọi tắc là Đề án 500) của Ủy ban Nhân dân tỉnh; Quyết định số
1109/2010/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc ban
hành quy định về chính sách thu hút trí thức trẻ về công tác ở cấp xã và Nghị
quyết 113/2014/NQ-HĐND, ngày 25/7/2014 về chính sách thu hút trí thức trẻ
về công tác ở Ủy ban Nhân dân cấp xã để tạo nguồn cán bộ làm công tác quản
lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Quyết
định số 874/QĐ-UBND, ngày 21/6/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc
ban hành Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Phú Yên đến năm 2020; Kế
hoạch số 34/KH-UBND, ngày 17/4/2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc
Thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Phú Yên đến năm 2020
(giai đoạn 2013 – 2015); Chương trình hành động số 31-CTr/TU, ngày
21/10/2008 của Tỉnh ủy về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt,
triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25/7/2008 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác thanh niên thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Kế
hoạch số 25/KH-UBND, ngày 02/3/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc
53
Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Phú Yên
đến năm 2020 (giai đoạn 2016 – 2020); Công văn số 4595/UBND-KGVX,
ngày 22/8/2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch phát
triển thanh niên tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2016 – 2020; ... Ủy ban Nhân dân
huyện đã kịp thời chỉ đạo việc cụ thể hóa, ban hành các văn bản quy phạm
phát luật về thanh niên bám sát, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa
phương đúng theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cấp huyện như: ban
hành Quyết định số 1643/QĐ-UBND, ngày 24/9/2012 của Ủy ban Nhân dân
huyện Đồng Xuân về Chương trình phát triển thanh niên huyện Đồng Xuân
đến năm 2020 nhằm tăng cường giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của thanh niên; phát huy vai trò, sức mạnh to lớn
của thanh niên, lực lượng đi đầu trong phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương;
Chương trình phối hợp số 106-CTPH/PNV-ĐTN, ngày 17/10/2012 của Phòng
Nội vụ huyện và Ban Thường vụ Huyện Đoàn về việc triển khai các hoạt
động về công tác thanh niên huyện Đồng Xuân, giai đoạn 2012 – 2016 nhằm
phát huy tinh thần đoàn kết của tuổi trẻ trong lao động, học tập, sáng tạo, tình
nguyện vì cuộc sống cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội,
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện. Công văn số 325/UBND, ngày 11/5/2015 của Ủy ban
Nhân dân huyện về việc tổ chức cho đội viên trí thức trẻ Đề án 500 đi thực tế
để tập sự tại xã, đối với các đội viên Đề án 500 đã trúng tuyển; Kế hoạch số
16-KH/ĐTN, ngày 20/3/2016 của Ban Thường vụ Huyện Đoàn về việc thực
hiện Chương trình phát triển thanh niên huyện Đồng Xuân giai đoạn 2016 –
2020; ...
Kết quả khảo sát về ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về thanh niên đạt mức “tốt” chiếm tỷ lệ 100 %. Thể hiện qua biểu
đồ sau:
54
Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát về ban hành và tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên
(Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9 năm 2017)
Đồng thời, kết quả khảo sát việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến
lược phát triển thanh niên đạt mức ‘tốt” chiếm tỷ lệ 92,5 %, mức “phù hợp”
chiếm tỷ lệ 7,2 %. Thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát về xây dựng và tổ chức thực hiện chiến
lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên
(Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9 năm 2017)
55
2.4.1.1. Chính sách, pháp luật đối với thanh niên trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo
Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên trong lĩnh cực
giáo dục và đào tạo được bổ sung và phát triển trong Luật giáo dục năm 2005
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục bao gồm:
Thứ nhất, đảm bảo quyền được học tập và bình đẳng về cơ hội học tập
của thanh niên. Theo đó, học tập là quyền và nghĩa vụ của thanh niên, thanh
niên không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia
đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập, thanh
niên là đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng,
trợ cấp học tập; chính sách đối với thanh niên người tàn tật, khuyết tật; chính
sách đối với người học là thanh niên phát triển về năng khiếu.
Thứ hai, đảm bảo hầu hết thanh niên đạt trình độ trung học cơ sở trước
khi hết 18 tuổi, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực địa phương,
bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ ba, về xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ cho đối
tượng học viên chủ yếu là thanh niên từ 15 tuổi trở lên lồng ghép thông qua
các hoạt động xóa mù chữ do Đoàn – Hội tổ chức như : chiến dịch tình
nguyện ‘Mùa hè xanh”, “Kỳ nghỉ hồng”, ...
Thứ tư, về chính sách giáo dục phát triển năng khiếu của thanh, thiếu
niên. Thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGD-BNV-BTC, ngày
27/3/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện Nghị định
61/2006/NĐ-CP, ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà
giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Ủy ban nhân dân huyện quan tâm,
khuyến khích các giáo viên, chủ yếu là các giáo viên trong lứa tuổi thanh niên
có trình độ về công tác tại các trường chuyên biệt và các trường ở vùng sâu,
56
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn, tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo để phát triển giáo
dục thanh niên ở những vùng này.
Thứ năm, về chính sách đối với thanh niên là người dân tộc thiểu số,
Đồng Xuân là huyện miền núi nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
Huyện có hơn 200 học sinh là con em đồn bào dân tộc thiểu số đang học tập
tại 03 trường THPT trên địa bàn huyện. Các em được hưởng chính sách hỗ trợ
khoảng 400 triệu đồng/năm. Các chế độ miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí
học tập đối với các em cũng được thực hiện đầy đủ. Bên canh đó, trên địa bàn
huyện có 28 thanh niên ưu tú là người dân tộc thiểu số được cử tuyển vào các
trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước để tạo nguồn cán bộ, quản lý, lãnh đạo.
Thứ sáu, về chính sách đối với thanh niên là người tàn tật, khuyết tật,
trong thời gian qua, Ủy ban Nhân dân huyện chỉ đạo, quán triệu việc đảm bảo
quyền lợi được học tập của thanh niên là người tàn tật khuyết tật bình đẳng
như những đối tượng khác, được xét cấp học bổng, trợ cấp và miễn, giảm học
phí, cấp sách giáo khoa, học phẩm cần thiết, được tạo điều kiện và môi trường
thuận lợi để thanh niên là người tàn tật, khuyết tật phục hồi chức năng, học
văn hóa, học nghề, hòa nhận với cộng đồng ... theo Nghị định số 75/2006/NĐ-
CP, ngày 02/8/2006 của Chính phủ.
Thứ bảy, về chính sách ưu đãi tín dụng đối với thanh niên, Ủy ban Nhân
dân huyện chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính xách xã hội huyện thực hiện
chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền để thanh
niên là học sinh, sinh viên thuộc gia đình có thu nhập thấp trang trải chi phí
học tập.
Thứ tám, về chính sách học bổng, trợ cấp xã hội và miễn giảm học phí
cho thanh niên là học sinh, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Lao động –
thương binh và xã hội huyện thực hiện chính sách học bổng, trợ cấp xã hội và
57
miễn giảm học phí đối tượng được hưởng chính sách xã hội, thanh niên là
người dân tộc thiểu số, mồ côi, hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn như trợ
cấp, miễn, giảm học phí, xét cấp học bổng.
2.4.1.2. Chính sách pháp luật trong lĩnh vực dạy nghề và việc làm
Thực hiện Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH, ngày 21/9/2011 của Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về thành lập, cho phép thành
lập, chia tách, sát nhập, giải thể trường Cao đẳng nghề, trường trung cấp nhế
và trung tâm nghề, tháng 1/2015, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên
quyết định thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề tại 7/9
huyện thị tỉnh Phú Yên, gồm các huyện Đồng Hòa, Tây Hòa, Sông Hinh, Phú
Hòa, Tuy An, Đồng Xuân và thị xã Sông Cầu trên cơ sở hợp nhất Trung tâm
dạy nghề và Trung tâm giáo dục thường xuyên – hướng nghiệp. Theo đó,
Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề chịu sự chỉ đạo, quản lý trực
tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban Nhân dân huyện, thị xã,
đồng thời chịu sự hướng dẫn chuyên môn và nghiệp vụ của Sở Giáo dục và
Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề Đồng Xuân có nhiệm vụ
tổ chức đào tạo nhân lực có kiến thức, kỷ thuật tham gia sản xuất, hoạt động
dịch vụ với trình độ Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên (dưới 3 tháng); tổ
chức dạy nghề, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho người lao động; tổ
chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên; tổ chức các hoạt
động dạy và học, kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ, chứng nhận đào tạo
theo quy định của pháp luật; liên kết với các trường Trung cấp chuyên nghiệp,
cơ sở giáo dục Đại học và các trường Dạy nghề để đào tạo chương trình giáo
dục thường xuyên, kết hợp lấy bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp hoặc
Trung cấp nghề.
58
Trong những năm qua, việc thực hiện các chính sách, pháp luật về việc
làm cho thanh niên đạt những kết quả sau:
Triển khai đồng bộ các dự án cho vay ưu đãi lãi xuất thấp đối với thanh
niên, thanh niên yếu thế, thanh niên là người dân tộc có nhu cầu vay vốn kinh
doanh, trang trại, sản xuất lồng ghép với chương trình tô nhóm giúp nhau làm
kinh tế của thanh niên, phụ nữ, nông dân.
Ủy ban Nhân dân huyện đã quan tâm giải quyết việc làm cho thanh niên,
đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, thu hút nhiều dự án đầu tư cho thanh niên
để tạo việc làm góp phần tăng cường đầu tư vào chương trình mục tiêu quốc
gia như xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, có chính sách, cơ chế
thích hợp hỗ trợ lao động, nhất là lao động ở những vùng khó khăn, con em
hộ nghèo, con em các đối tượng chính sách được vay vốn.
Chỉ đạo các ban, ngành phối hợp với Đoàn Thanh niên cấp huyện thường
xuyên chỉ đạo Đoàn cơ sở các xã, thị trấn triển khai thực hiện các mô hình
đào tạo nghề cho lao động nông thôn và bộ đội xuất ngũ; phối hợp với các
ngành chức năng tư vấn, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên;
hướng dẫn thanh niên vay vốn sản xuất, đến thời điểm hiện nay tổng dư nợ
của tổ chức Đoàn có trên 02 tỷ đồng / 06 tổ vay vốn, giải quyết việc làm cho
hơn 200 hộ thanh niên đã lập gia đình. Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn trên địa
bàn huyện cũng tổ chức cho thanh niên địa phương tham gia các hoạt động hỗ
trợ nhau phát triển kinh tế thông qua các hình thức góp vốn xoay vòng, hỗ trợ
cây, con giống
Trong quá trình triển khai thực hiện, các cấp, các ngành đã thể hiện việc
cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động, đặc
biệt là các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, vay vốn, giải quyết việc
làm (hàng năm tổ chức tư vấn và giới thiệu việc làm cho thanh niên, cử cán
bộ tham gia tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ mới; khai thác được
59
hơn 06 tỷ đồng cho trên 500 lượt thanh niên vay vốn từ nguồn vốn ủy thác;
giải quyết cho 756 sinh viên được vay vốn để học tập sau giáo dục phổ thông,
tổng số tiền đã giải ngân là 18 tỷ 548 triệu đồng. Thành lập 08 tổ vay vốn
thanh niên. Qua đó, giúp thanh niên vươn lên làm giàu chính đáng, tạo môi
trường thuận lợi cho thanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_cong_tac_thanh_nien_tren_dia_ba.pdf