Luận văn Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk

MỞ ĐẦU.1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC

THANH NIÊN.9

1.1. Thanh niên và công tác thanh niên. 9

1.1.1. Thanh niên và vai trò của thanh niên .9

1.1.2. Công tác thanh niên .14

1.2. Quản lý nhà nước về công tác thanh niên .17

1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của quản lý nhà nước về công tác thanh niên .17

1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên .22

1.2.3. Vị trí, vai trò của quản lý nhà nước về công tác thanh niên 28

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên . 29

1.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,

chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác

thanh niên .29

1.3.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về phát triển thanh niên 30

1.3.3. Xây dựng, kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức làm quản lý nhà

nước về công tác thanh niên .31

1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong việc

thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên 33

1.3.5. Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về công tác thanh niên 35

1.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên38

1.4.1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên 39

1.4.2. Tác động của kinh tế - xã hội .39

1.4.3. Năng lực quản trị của Nhà nước .40

1.4.4. Vai trò của xã hội đối với thanh niên 42

1.4.5. Sự tham gia của thanh niên .42

1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thanh niên của một số địa phương . 43

pdf117 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thức, chậm được triển khai, chưa phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn xã còn trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên, chưa nhạy bén trong công tác tham mưu, đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện các chương trình phát triển thanh niên ở địa phương. Công tác đoàn kết tập hợp thanh niên trên địa bàn huyện chưa có tính chiều sâu, chưa mang tính bền vững. Một bộ phận thanh niên thiếu ý thức chấp hành pháp luật, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội, tỷ lệ thanh niên phạm pháp vẫn còn khá cao. Nguyên nhân của những hạn chế, đó là : Một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa đi sâu sát trong công tác chỉ đạo các 46 cơ quan, đơn vị, địa phương lồng ghép chỉ tiêu phát triển thanh niên vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực, địa phương. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên còn khá mới, do đó đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ chưa có kinh nghiệm, còn lúng túng trong việc tham mưu, đề xuất, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch, chương trình liên quan đến thanh niên. Các chương trình, kế hoạch đồng hành cùng thanh niên trong lập thân, lập nghiệp chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của thanh niên [60, tr.3]. 1.5.2. Tại huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên Huyện Sông Hinh là huyện miền núi nằm phía tây nam tỉnh Phú Yên, dân số khoảng 48.000 người, có gần 50% dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Êđê. Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng huyện Sông Hinh luôn quan tâm, chăm lo đến thanh niên và công tác thanh niên, cụ thể là: Một là, công tác triển khai phổ biến, tổ chức thực hiện các văn bản, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên: Cấp ủy Đảng luôn coi quản lý nhà nước về thanh niên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Các chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên được phổ biến, triển khai sâu rộng đến xã, thị trấn. Để thực hiện tốt công tác thanh niên và chức năng quản lý nhà nước về thanh niên, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo UBND xã, thị trấn và các cơ quan chuyên môn thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2015-2017. Công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết số 25-NQ/TW cũng được quan tâm triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức như: Tổ chức hội nghị lồng ghép trong các đợt tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh niên; thường xuyên tổ chức giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng rèn luyện kỹ năng sống cho thanh niên và thực hiện lối sống lành mạnh thông qua các loại hình như diễn đàn, trao đổi, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đối với công tác thanh niên gắn với tình hình thực tế tại 47 địa phương, cụ thể hóa các chỉ tiêu về phát triển thanh niên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện... Hai là, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, đạo đức, tư tưởng, lối sống văn minh cho thanh niên: Bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống và sức khỏe cho thanh niên luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong huyện đặc biệt quan tâm triển khai dưới nhiều hình thức như tổ chức cho thanh niên học tập, quán triệt nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước. Thông qua Ban chấp hành Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thanh niên ở các địa phương, đơn vị tổ chức các hoạt động như về nguồn, hội thi, tọa đàm, thăm và tặng quà các gia đình chính sách, chăm sóc nghĩa... Cấp ủy, lãnh đạo các cấp ủy xã, thị trấn luôn chú trọng bồi dưỡng, phát triển lực lượng đoàn viên thanh niên tại các cơ quan, đơn vị; phân công thành viên trong cấp ủy theo dõi lãnh đạo công tác thanh niên; quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của đòan viên thanh niên; tạo mọi điều kiện để đoàn viên thanh niên tại cơ quan, đơn vị tham gia học tập nghị quyết, tham gia các hoạt động trong phong trào thanh niên; theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo lực lượng thanh niên trong việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng bộ, chi bộ. Việc bồi dưỡng đạo đức, tư tưởng, lối sống văn minh cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay là một việc làm hết sức quan trọng, giúp thanh niên cho một nền tư tưởng vững chắc, hiểu được các chủ trương của Đảng, chính sách phát triển thanh niên, hiểu được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên. Ba là, nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, trình độ khoa học – công nghệ cho thanh niên, giải quyết việc làm cho thanh niên: Việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, trình độ khoa học công nghệ cho thanh niên luôn là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Hàng năm UBND huyện đều ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức nhất là các 48 cán bộ trẻ trong toàn huyện. Các cấp chính quyền và các ban, ngành ở đại phương đã tạo mọi điều kiện để thanh niên tham gia phong trào học tập, ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn. Phối hợp với Đoàn thanh niên và các ban ngành có liên quan mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn, hội thảo về các hoạt động chuyên đề phù hợp với từng địa phương, hướng dẫn thanh niên ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, ngân hàng chính sách xã hội huyện đã hỗ trợ cho đoàn viên thanh niên vay vốn để sản xuất kinh doanh, lập thân lập nghiệp. Hoạt động trên đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên, giúp thanh niên vượt lên làm giàu chính đáng. Thực hiện tốt công tác nâng cao trình độ chuyên môn, giải quyết việc làm cho thanh niên sẽ động viên, kích lệ sự sáng tạo của thanh niên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Bốn là, công tác tuyên truyền pháp luật, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong thanh niên: Công tác tuyên truyền pháp luật, xây dựng các mô hình đấu tranh phòng chống tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm, đảm bảo mọi điều kiện để thanh niên được tiếp cận với các kênh thông tin tuyên truyền giáo dục pháp luật. Hàng năm, phòng cảnh sát phòng chống tệ nạn xã hội phối hợp với Đoàn Thanh niên huyện tổ chức tuyên truyền, tập huấn về phòng chống ma túy, phòng chống tệ nạn mại dâm, Công tác quản lý, giáo dục người nghiện ma túy, gái mại dâm tại trung tâm và cộng đồng luôn được quan tâm thường xuyên. Hầu hết các xã, thị trấn, các trường học trên địa bàn đều xây dựng câu lạc bộ, đội hình thanh niên tình nguyện, đội hình thanh niên xung kích an ninh, thanh niên tự quản tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông và sẵn sàng tham gia các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, vì an sinh xã hội tại các địa phương thu hút hàng trăm lượt thanh niên tham gia. Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên hệ thống đài phát 49 thanh, truyền hình huyện Sông Hinh đạt hiệu quả và chất lượng ngày càng cao, kịp thời chuyển tải lượng thông tin pháp luật nói chung và phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội nói riêng cho toàn thể nhân dân và thanh niên có điều kiện nắm bắt, theo dõi vận dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn có những hạn chế, tồn tại như: Các văn bản có liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên ở một số cấp ủy Đảng, ban ngành ở huyện chưa đồng bộ, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng có nội dung chưa thể hiện sự quyết tâm cao; công tác quản lý nhà nước về thanh niên ở nhiều đơn vị còn hạn chế, vì đa số cán bộ công chức làm quản lý nhà nước về công tác thanh niên mới được tiếp cận và chưa có kinh nghiệm trong quản lý thanh niên [59, tr.2-4]. 50 Tiểu kết chương 1 Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng kế thừa và phát huy những thành tựu của cha anh đi trước. Với sự nhanh nhẹn hoạt bát của mình, họ sẽ dễ dàng thích ứng với mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, góp sức trẻ của mình vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Quản lý nhà nước về thanh niên là sự tác động có tổ chức, mang tính quyền lực nhà nước, là hoạt động lập pháp, lập quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước nhằm thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên thành chính sách, pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, các hoạt động của tổ chức và hành vi của công dân liên quan đến thanh niên; là hoạt động điều hành của Nhà nước trong việc tổ chức và phối hợp các cơ quan, các tổ chức trong công tác thanh niên; đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách pháp luật đã đươc cấp có phẩm quyền ban hành nhằm đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Trong chương này luận văn cũng đã hệ thống lại cơ sở khoa học của QLNN về thanh niên và công tác thanh niên. Đề cập đến chủ thể QLNN về công tác thanh niên; phân tích các nội dung QLNN về công tác thanh niên; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Đây là cơ sở cho những phân tích đánh giá thực trạng QLNN về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Krông Păk từ năm 2014 đến 2018. 51 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮK, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Tình hình thanh niên trên địa bàn huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk Huyện Krông Pắk là một huyện miền núi, nằm ở phía đông tỉnh Đắk Lắk, dọc hai bên quốc lộ 26, từ km 12 đến km 50, trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 30 km, tổng diện tích 62.581 ha. Tính đến năm 2018, huyện Krông Păk có dân số trung bình toàn huyện có 228.739 người, có 23 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 34,7%, đồng bào có đạo chiếm 23,2% trên tổng dân số. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 15 xã và 01 thị trấn. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện có tổng số 25 Đoàn cơ sở; 10 chi Đoàn trực thuộc; tổng số Đoàn viên toàn huyện là 9.320 đoàn viên, Đoàn viên trong các dân tộc là 2.456 đoàn viên. Hội LHTN Việt Nam huyện có 23 cơ sở Hội với 284 Chi hội thôn, buôn, tổ dân phố; tổng số hội viên toàn huyện là 10.730, hội viên trong các dân tộc là 2.302, hội viên trong các tôn giáo là 362 hội viên. Thanh niên huyện Krông Pắk có hơn 25.446 thanh niên, chiếm 11% dân số. Trong đó, thanh niên nông thôn có 15.869 người (chiếm 58,4%); thanh niên công nhân, công chức viên chức có 1.196 người (chiếm 4,7%); thanh niên đô thị có 879 người (chiếm 3,5%); thanh niên lực lượng vũ trang có 110 người (chiếm 0,43%); thanh niên là học sinh có 7.392 người (chiếm 29,05%); thanh niên các dân tộc thiểu số có 9.015 người (chiếm 35,4%); thanh niên tín đồ các tôn giáo có 4.623 người (chiếm 16,75 %). 52 Bảng 2.1 Dân số thanh niên từ năm 2014 đến năm 2018 Năm Dân số toàn huyện Tổng số Thanh niên Dân số thanh niên Nam thanh niên Nữ thanh niên Thanh niên nông thôn Thanh niên thành thị 2014 225.964 18.033 10.973 7.060 9.870 706 2015 226.700 18.500 11.130 7.370 9.870 706 2016 227.200 22.810 11.763 11.047 13.123 803 2017 228.000 23.965 12.525 11.940 13.438 833 2018 228.736 25.446 12.763 12.683 15.869 879 [Nguồn: Số liệu thống kê thanh niên hàng năm của huyện đoàn Krông Pắk] Qua bảng 2.1, cho thấy dân số thanh niên trên địa huyện Krông Pắk có xu hướng tăng. Tổng số thanh niên, nam thanh niên, nữ thanh niên, thanh niên nông thôn, thanh niên thành thị đều tăng. Nhìn chung, số lượng nam thanh niên nhiều hơn số lượng nữ thanh niên, số lượng thanh niên nông thôn nhiều hơn số lượng thanh niên thành thị. Thanh niên công chức, viên chức không tăng nhiều và ổn định do yêu cầu tinh giản biên chế và nhu cầu hiện đại hóa nền hành chính. Song tính chuyên nghiệp và năng động của đội ngũ thanh niên công chức sẽ cao hơn trước, đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Thanh niên trong các lực lượng vũ trang vẫn là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, có trình độ và kỹ thuật ngày càng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; thanh niên dân tộc thiểu số, tôn giáo chiếm tỷ lệ thấp nhưng đa số chưa có việc làm ổn định phù hợp với trình độ, năng lực. Theo số liệu trên, cho thấy thanh niên là lực lượng lao động 53 chủ yếu, nguồn lực phát triển xã hội, giữ vai trò to lớn trong sự nghiệp đổi mới đất nước và bảo vệ tổ quốc. Tình hình dân số thanh niên ngày càng tăng có ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện, đặt ra nhiều vấn đề như chăm sóc sức khỏe cho thanh niên, giáo dục pháp luật, nơi vui chơi giải trí, nhu cầu việc làm cho thanh niên Ở huyện Krông Pắk, thanh niên trong độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi ở chiếm đa số. Đây là lứa tuổi đã hoàn thiện đầy đủ về thể chất, về mặt tâm sinh lý, nhân cách, về cơ bản đã hoàn thành xong quá trình học tập, có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nhất định. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên chưa có việc làm ổn định ở trong độ tuổi này vẫn còn khá cao. Thanh niên trong độ tuổi này là nguồn lực chính, có chất lượng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Do đó, việc quản lý, sử dụng và phát triển có hiệu quả nguồn lực này là việc làm cần thiết để tạo mọi điều kiện cho thanh niên đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Bảng 2. 2 Dân số thanh niên huyện Krông Păk theo nhóm tuổi Năm Dân số thanh niên (người) Dân số thanh niên theo nhóm tuổi (người) Nhóm tuổi 16-19 Nhóm tuổi 20-24 Nhóm tuổi 25-30 2014 18.033 3.256 5.692 9.055 2015 18.500 3.046 6.372 9.082 2016 22.810 3.947 6.961 10.342 2017 22.965 5.630 7.174 11.161 2018 25.446 6.282 7.864 11.300 [Nguồn: Phòng Thống kê huyện Krông Pắk] Qua bảng số liệu 2.2, cho thấy đây là nguồn nhân lực trẻ dồi dào, năng động, sáng tạo là lợi thế lớn của địa phương. Tuy nhiên, việc định 54 hướng nghề nghiệp cho thanh niên hiện đang là một khó khăn lớn đối với chính quyền huyện Krông Pắk, đặc biệt là định hướng nghề nghiệp cho thanh niên từ 16-19 tuổi là việc làm rất khó, đòi hỏi phải có sự khéo léo, phải làm sao để định hướng cho thanh niên hiểu được, ý thức được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; tạo lập và xây dựng một môi trường sống, học tập và làm việc tích cực; tạo động lực thúc đẩy để thanh niên không ngừng học tập, rèn luyện tư tưởng, bản lĩnh cá nhân, trau dồi kiến thức, kỹ năng sống. Hiện nay, thanh niên được sống, học tập, lao động trong môi trường hòa bình; được thừa hưởng những thành quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, được cống hiến và trưởng thành trong sự ổn định về chính trị, sự phát triển vững chắc của kinh tế - xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; được gia đình và xã hội dành cho nhiều cơ hội học tập để có trình độ văn hóa, chuyên môn cao hơn thế hệ thanh niên đi trước. Điều kiện thuận lợi này đã giúp thanh niên hăng hái tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tự tin hội nhập quốc tế... 55 Bảng 2. 3 Trình độ học vấn của thanh niên huyện Krông Păk giai đoạn 2014 – 2018 [Nguồn: Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Pắk] Qua bảng số liệu 2.3, có thể thấy tỷ lệ thanh niên chưa tốt nghiệp tiểu học ngày càng giảm, tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông có xu hướng ngày càng tăng, nhất là trung học phổ thông. Điều này cho thấy, trình độ học vấn của thanh niên huyện Krông Pắk ngày càng được nâng cao Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Số người % S ố người % S ố người % S ố người % S ố người % Tổng số 18.033 100 18.500 100 22.810 100 23.965 100 25.446 100 Chưa đi học 168 0.93 153 0.83 141 0.62 130 0.54 120 0.47 Chưa tốt nghiệp TH 396 2.19 397 2.14 485 2.12 379 1.58 259 1.03 Tốt nghiệp TH 3.420 18.96 2.920 15.78 3.220 14.12 2.820 11.77 2.860 11.25 Tốt nghiệp THCS 10.173 56.41 10.849 58.64 11.749 51.51 12.709 53.03 13.498 53.05 THPT trở lên 3.813 21.14 4.181 22.6 7.215 31.63 8.094 33.77 8.707 34.22 56 cả về số lượng và chất lượng so với trước đây, số thanh niên tốt nghiệp trung học cơ sở năm 2014 là 10.173 người, chiếm 56.41% đến năm 2018 là 13.498 người, chiếm 53.05%. Số thanh niên tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2014 là 3.813 người, chiếm 21.14 % đến năm 2018 là 8.707 người, chiếm 34.22%. Giải quyết việc làm cho thanh niên là một trong các vấn đề được quan tâm nhiều nhất, đây không chỉ là khó khăn của riêng huyện Krông Păk mà là khó khăn chung của cả nước. Vì số lượng thanh niên ngày càng tăng nên tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên vẫn còn nhiều. Việc định hướng nghề nghiệp cho thanh niên đang còn nhiều bất cập, chất lượng lao động thanh niên chưa cao. Khả năng hội nhập của thanh niên còn nhiều hạn chế, nhất là trình độ ngoại ngữ, tin học... Vẫn còn bộ phận thanh niên nông thôn chưa có việc làm ổn định, việc giải quyết việc làm cho lực lượng thanh niên nông thôn là một khó khăn lớn đối với huyện trong giai đoạn hiện nay. Năm 2018, huyện Krông Pắk có 25.446 thanh niên, trong đó thanh niên trong độ tuổi thiếu việc làm và thất nghiệp chiếm khoảng 50%. Trong những năm qua, việc hướng nghiệp và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn luôn được các cơ quan, tổ chức ở địa phương quan tâm, chỉ đạo huyện đoàn phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và xã hội, trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, trung tâm dạy nghề huyện để tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, dạy nghề cho thanh niên. Trong năm 2018, toàn huyện có 270 ĐVTN được tư vấn, giới thiệu việc làm; giải quyết việc làm cho 142 ĐVTN và xuất khẩu lao động cho 50 thanh niên; mở các lớp dạy nghề trồng nấm, nấu ăn, vi tính văn phòng, chăn nuôi, sửa chữa xe máy... cho hơn 140 thanh niên nông thôn. Bên cạnh đó, huyện đoàn còn tạo điều kiện cho các thanh niên tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội huyện, được tham gia các lớp tập huấn và chuyển giao kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất kinh doanh lập thân, lập nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện nay, toàn huyện có 86 tổ tiết kiệm và vay 57 vốn, tổng số dư nợ là 67.888 triệu đồng. Tuy nhiên, vẫn chưa giải quyết tốt nhu cầu việc làm của thanh niên vì trên địa bàn huyện Krông Pắk. Đây cũng là nguyên nhân đẫn đến tình trạng thanh niên nông thôn ngày càng di chuyển ra thành phố lớn để tìm kiếm việc làm ổn định hơn. Xác định thanh niên có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là lực lượng xung kích cách mạng bảo vệ an ninh tổ quốc. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện để thanh niên phát huy tốt nhất vai trò của mình. Đại đa số thanh niên trên địa bàn huyện có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, sống có lý tưởng, hoài bão; phát huy truyền thống cách mạng, yêu nước, tự hào dân tộc; thường xuyên tu dưỡng và cố gắng trong công tác chuyên môn và phong trào, luôn có chí tiến thủ và nâng cao trình độ nhằm đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Luôn ra sức phấn đấu lao động, học tập, rèn luyện về mọi mặt, có tư duy năng động, sáng tạo, lạc quan, tự tin, có ý chí khắc phục khó khăn vươn lên lập thân, lập nghiệp với khát vọng cống hiến; sống nhân ái, sẻ chia, tương thân, tương ái, vì cộng đồng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, trên các lĩnh vực đời sống xã hội, các đối tượng thanh niên có sự phân hóa ngày càng rõ nét hơn về học vấn, mức sống, điều kiện tiếp cận thông tin và mức độ hưởng thụ văn hóa; tác động của cơ chế thị trường đã làm cho một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tình trạng tội phạm ngày càng trẻ hóa và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp hơn trước. Thanh niên vi phạm pháp luật gia tăng một cách nhanh chóng, mức độ ngày càng nghiêm trọng của các vụ phạm pháp hình sự do thanh niên gây ra, hậu quả của các vụ án có ảnh hưởng rất lớn đối với gia đình, xã hội và chính bản thân thanh thiếu niên. 58 Bảng 2.4 Số vụ thanh niên (từ 16-30 tuổi) phạm pháp hình sự từ năm 2014-2018 trên địa bàn huyện Krông Pắk [Nguồn: Công an huyện Krông Pắk] Qua bảng 2.4 cho thấy, số vụ vi phạm pháp luật hình sự trên địa bàn huyện Krông Pắk có chiều hướng gia tăng so với trước đây. Đặc biệt là từ năm 2016 đến 2018 số thanh niên vi phạm pháp luật có xu hướng tăng mạnh từ 43 người lên đến 47 người. Số liệu trên đây, có thể chưa phản ánh đầy đủ tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên trên địa bàn huyện Krông Păk, song cũng phần nào cho thấy cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn tình trạng phạm tội ở thanh niên. Nhìn chung, thanh niên trên địa bàn huyện Krông Pắk có thái độ tích cực đối với cuộc sống, đối với đất nước, mong muốn được tham gia và đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước và trong tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước và xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương có nhiều khởi sắc, đây cũng là một lợi thế để thanh niên huyện Krông Pắk có cơ hội được học tập, nâng cao trình độ, được hướng dẫn kỹ thuật dạy nghề và giải quyết phần nào nhu cầu việc làm, tăng thêm thu nhập cho thanh niên. Việc tạo ra những Năm Nội dung 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng số vụ phạm pháp hình sự 50 52 55 58 60 Tổng số vụ phạm pháp hình sự do thanh niên thực hiện 32 37 36 37 38 Số thanh niên vi phạm pháp luật hình sự 44 41 43 45 47 59 cơ chế, môi trường và chính sách phù hợp hay việc mở rộng sự tham gia của thanh niên vào các hình thức quản lý xã hội, chương trình phát triển kinh tế -xã hội khác nhau sẽ thúc đẩy năng lực sáng tạo của thanh niên một cách hợp lý để thanh niên đóng góp một phần công sức của mình vào sự phát triển chung của xã hội. 2.2. Tình hình quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên Căn cứ vào Luật thanh niên năm 2005, Nghị định 120/2007/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều Luật thanh niên; chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; các văn bản, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của trung ương nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Đảng ủy, UBND huyện Krông Pắk đã cụ thể hóa ban hành các văn bản, chính sách riêng phù hợp với tình hình của địa phương nhằm phát huy vai trò của thanh niên trong tình hình mới đảm bảo đúng với các quy định của pháp luật hướng đến việc chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ thành người có ích, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian qua, tỉnh ủy, UBND và các sở, ban ngành tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Krông Pắk nói riêng đã quan tâm ban hành, cụ thể hóa việc thực hiện các chương trình, đề án, chính sách của trung ương cũng như việc triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án chính sách về giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, các chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe cho thanh niên, các chính sách đối với thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, thanh niên hoàn lương và các chính sách về xây dựng, tổ chức Đoàn thanh niên, công tác QLNN về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Krông Pắk, cụ thể như: - Quyết định số 1126/QĐ-UBND, ngày 28/5/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về kế hoạch phát triển thanh niên tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2020. 60 - Quyết định số 2228/QĐ-UBND, ngày 2/10/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về Chương trình phát triển thanh niên tỉnh giai đoạn 2012 - 2020. Trong đó, xác định rõ mục tiêu tổng quát đó là: Xây dựng thế hệ thanh niên tỉnh Đắk Lắk phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức cách mạng, có ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có trình độ có học vấn, nghề nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vươn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học và công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực trẻ, có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc [51, tr.2]. - Công văn số 32

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_cong_tac_thanh_nien_tren_dia_ba.pdf
Tài liệu liên quan